Phát triển kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Sơn La

Cụm từ “Kinh tế xanh” (KTX) đã được biết đến sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt, đứng trước những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTX nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, Tỉnh Sơn La đã có những hành động cụ thể và đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sự phát triển KTX của tỉnh. Trong bài viết này, tác giả tổng hợp tóm tắt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển KTX và thực trạng phát triển KTX ở tỉnh Sơn La – Kết quả đạt được và những thách thức trong phát triển KTX để phát triển bền vững, đồng thời bàn tới những giải pháp đề xuất với tỉnh nhà phục phụ cho việc đẩy mạnh và hiệu quả chiến lược phát triển KTX của tỉnh.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH SƠN LA Lương Thị Thủy Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc Email: luongthuy277@utb.edu.vn Tóm tắt: Cụm từ “Kinh tế xanh” (KTX) đã được biết đến sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt, đứng trước những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTX nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, Tỉnh Sơn La đã có những hành động cụ thể và đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sự phát triển KTX của tỉnh. Trong bài viết này, tác giả tổng hợp tóm tắt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển KTX và thực trạng phát triển KTX ở tỉnh Sơn La – Kết quả đạt được và những thách thức trong phát triển KTX để phát triển bền vững, đồng thời bàn tới những giải pháp đề xuất với tỉnh nhà phục phụ cho việc đẩy mạnh và hiệu quả chiến lược phát triển KTX của tỉnh. Từ khóa: Kinh tế xanh, môi trường, hệ sinh thái, phát triển bền vững. 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN “KINH TẾ XANH” Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa nền “kinh tế xanh (KTX)” là: “Nền kinh tế nâng cao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái” [1]. Hay hiểu đơn giản: nền KTX có mức phát thải thấp, sử dụng tài nguyên theo cách có hiệu quả và hướng tới công bằng xã hội. Trong nền KTX, tăng trưởng về thu nhập và việc làm được tạo ra thông qua những khoản đầu tư của các thành phần kinh tế nhằm giảm thiểu phát thải cacbon, giảm ô nhiễm, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học. Đường lối, định hướng phát triển phải hướng vào duy trì, cải thiện nguồn vốn tự nhiên và phục hồi, bởi đây là tài sản kinh tế quan trọng và là nguồn lợi chung của cả cộng đồng. KTX là nền kinh tế lấy con người là trung tâm, trong đó các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, KTX còn khá mới mẻ song bước đầu đã có sự đầu tư vào các công nghệ sản xuất sạch hơn – thân thiện với môi trường hơn, đó là một trong các tiêu chí của nền KTX. Khái niệm KTX không thay thế khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát triển bền vững. Tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích. KTX là một nền kinh tế hay mô hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái. Nền KTX có các hoạt động tạo ra lợi nhuận hoặc các giá trị có ích, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt chú trọng yếu tố văn hóa), đồng thời những hoạt động này phải thân thiện với môi trường. Ba yếu tố : Kinh tế – Xã hội – Môi trường đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn tính về bền vững. Từ đó có thể thấy phát triển KTX có vai trò cốt lõi và quyết định cho sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại nhưng vẫn bảo đảm sự phát triển trong tương lai. Điều này đang trở thành mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó KTX tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Đó chính là sự gìn giữ đảm bảo cho sự phát triển trong tương lai. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở TỈNH SƠN LA 2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển “Kinh tế xanh” Chủ trương phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cập trong nhiều năm qua. Đại hội XII của Đảng đã khẳng định lại chủ trương “phát triển nhanh - bền vững” và phát triển KTX: “Bảo đảm phát triển nhanh, phát triển bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, KTX. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước” [9]. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết Phát triển kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Sơn La 549 tốt vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) cũng là một phần để giải quyết vấn đề xã hội. Nhận thức này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các chủ trương và đường lối của Đảng. Từ nhận thức về tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải tạo môi trường (CTMT), Đảng đã có những chủ trương cơ bản với các nội dung cụ thể: Thứ nhất, Bảo vệ và CTMT phải được gắn kết, lồng ghép và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành và địa phương; Thứ hai, Coi trọng phòng ngừa là chính, kết hợp với CTMT trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, tôn trọng quy luật khách quan của tự nhiên; Thứ ba, Chú trọng huy động các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và CTMT, xem đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; Đề cao vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và xã hội hóa đối với công tác bảo vệ môi trường; Thứ tư, Điều hòa, gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và CTMT trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình này đòi hỏi phải tuân theo các quy luật của thị trường, đồng thời phải bảo đảm được tính công bằng xã hội - đặt quyền lợi của con người là trọng tâm và kết hợp chặt chẽ với bảo vệ bền vững môi trường. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017, tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, có nêu rõ: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội” [7]; và “Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất” [7]. Mục tiêu chính của Chiến lược là “... Xây dựng mô hình tăng trưởng, phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế hạn chế khí thải cacbon. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực,... Giảm thiểu các tác động và ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Sử dụng có hiệu quả, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, thiên nhiên. Kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện môi trường sống, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học” [7]. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng nêu rõ các nhiệm vụ cho giai đoạn này, trong đó có việc xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam. “Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường và đưa thêm môi trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA)” [7]. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2050” nhằm thực hiện chủ trương về phát triển bền vững, phát triển KTX. Đây là bản chiến lược toàn diện về lĩnh vực phát triển KTX ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện trong nước và bắt kịp với xu hướng chung trên thế giới. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh nêu rõ: “tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu,... Tăng trưởng xanh dựa trên phát triển và sử dụng hiệu quả, tăng cường đầu tư vào bảo tồn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế” [6]. Như vậy, chính sách phát triển KTX là nội dung, biện pháp rất quan trọng thực hiện chủ trương phát triển bền vững mà Đảng ta đã đề ra, nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xanh ở tỉnh Sơn La – Kết quả đạt được và những thách thức trong phát triển kinh tế xanh để phát triển bền vững Đối với tỉnh Sơn La, khái niệm KTX đã không còn là quá mới mẻ, nhưng xét về thành tựu, chúng ta mới đang từng bước đường phát triển KTX. Sơn La hướng tới phát triển kinh tế bền vững, hài hóa với sự xác định 3 chân kiềng cơ sở cho sự phát triển KTX, gắn liền và kiên kết Phát triển kinh tế, Phát triển xã hội với Bảo vệ môi trường. 550 Lương Thị Thủy Hình 1. Mô hình phát triển KTX tại tỉnh Sơn La [4], tác giả tổng hợp Đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành và định hướng phát triển của tỉnh trong những năm gần đây, tập trung nguồn lực cho sự phát triển của ngành Công nghiệp không khói, ngành nông nghiệp sạch. Những ngành này đã đạt được những thành tựu nhất định. Phải kể đến là sự đầu tư và thành tựu về phát triển du lịch của tỉnh cùng với đó chính là sự nổi lên về du lịch của du lịch Mộc Châu, Quỳnh Nhai,... bên cạnh đó là chú trọng, tuyên truyền về nông nghiệp sạch. Nhiều thương hiệu hoa quả, trái cây nông sản an toàn đã dần được thị trường đón nhận. Các huyện đều ra sức cho sự phát triển bền vững này. Điển hình, huyện Mường La xác định trong Nghị quyết ĐH Đảng bộ lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phát triển nông nghiệp xanh gắn với kinh tế du lịch là 1 trong 3 khâu đột phá. Việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” [5], dần chuyển từ sử dụng thuốc BVTV vô cơ, phân bón hóa học sang sử dụng chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ, áp dụng các quy trình, quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) cho các sản phẩm nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu, là một trong những giải pháp trọng tâm. Đây là hướng phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với BVMT của huyện Mường La nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung trong thời gian tới. Tỉnh Sơn La định hướng trở thành trung tâm của vùng Tây Bắc vào năm 2030, Sơn La là tỉnh đầu tiên trong cả nước phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh. Hội nghị cho ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Sơn La lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực; khai thác và phát huy ở mức cao nhất mọi tiềm năng, lợi thế nhất là về vai trò, vị trí; điều kiện tự nhiên và khí hậu; bản sắc văn hóa, con người nhằm phát triển Sơn La xanh, bền vững và bao trùm với 3 trụ cột phát triển: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến và năng lượng sạch; du lịch. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và biên cương của Tổ quốc. Phấn đấu đưa Sơn La trở thành trung tâm của vùng Tây Bắc vào năm 2030. UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1970/QĐ-UBND về kế hoạch và kinh phí ngân sách Nhà nước năm 2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm (2020 - 2022) từ nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT tỉnh Sơn La. Dự kiến, tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường giai đoạn 2020 - 2022 của tỉnh Sơn La là hơn 533 tỷ đồng. Trong đó, năm 2020 là hơn 184 tỷ đồng, thực hiện một số nhiệm vụ môi trường trọng tâm: Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải; tuyên truyền phổ biến pháp luật; đào tạo tập huấn; hỗ trợ thanh, kiểm tra, kiểm tra xác nhận công trình, biện pháp, kiểm soát ô nhiễm môi trường,... Đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; hỗ trợ xử lý, tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xử lý rác thải nhựa tại Thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu; thực hiện các nhiệm vụ về giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,... Thực hiện Quyết định số 2623/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020”, tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tình hình biến đổi khí hậu tác động đến hệ thống đô thị; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng, quy hoạch chung các đô thị; lồng ghép các nội dung về biến đổi khí hậu vào các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành. Công tác BVMT trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, cơ sở có dấu hiệu ô nhiễm, các điểm nóng về môi trường. Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật BVMT của cá nhân, tổ chức có nhiều chuyển biến tích cực. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Phát triển kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở tỉnh Sơn La 551 Tuy nhiên phải nhìn nhận thẳng thắn rằng: Gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ, CTMT luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp. Mặc dù, tỉnh Sơn La đã chú trọng đến bảo vệ môi trường, nhưng hiệu quả mang lại chưa đạt được như mong muốn. Ô nhiễm và suy thoái môi trường vẫn có chiều hướng gia tăng, diện tích rừng và đa dạng sinh học suy giảm, nhất là vốn rừng tự nhiên. Nguyên nhân cơ bản là do việc chú trọng nhiều đến TTKT, mà ít quan tâm đến BVMT. Vì thế, thời gian tới, cần phải giải quyết hài hòa giữa TTKT và BVMT để đảm bảo cuộc sống trong lành cho người dân; Do thói quen, tập quán của người dân địa phương trong canh tác nông nghiệp theo phương thức quảng canh, không tuân thủ quy hoạch sử dụng đất; Tình trạng sử dụng hóa chất diệt cỏ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không tuân thủ quy định, quy trình kỹ thuật, làm suy thoái môi trường đất, nước, phá hủy hệ sinh thái thủy vực. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số cũng tạo ra những tác động không nhỏ tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh. Một khối lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khu dân cư tập trung, bệnh viện thải ra môi trường. Trong khi năng lực quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khoa học - công nghệ còn những bất cập; công tác quản lý, thu gom, phân loại, xử lý, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải chưa đáp ứng được yêu cầu và sức chịu tải của môi trường có hạn. Nhiều nơi rừng vẫn bị xâm hại, gây tổn thất lớn về sinh khối rừng, làm thay đổi, cấu trúc rừng, thành phần các loài, sự đa dạng sinh học, suy giảm khả năng phòng hộ và nhiều chức năng quan trọng khác của rừng. Đặc biệt, tình trạng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (có phép và không phép) của một số cơ sở chưa chú trọng đến công tác BVMT, gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí trong khu vực. Ngoài ra, công tác quản lý, sử dụng nguồn nước chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và chưa đúng với các yêu cầu về BVMT, dẫn đến sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái, mất cân bằng sinh thái. Do đó cần thiết phải giải quyết đồng bộ từ nhận thức, chủ trương và biện pháp thực hiện: Mặc dù, có quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đề xuất nhiệm vụ cụ thể nhưng quá trình triển khai trong thực tiễn vẫn còn là khoảng cách để thực thi hiệu quả TTKT gắn với bảo vệ, CTMT đó là vấn đề nhận thức, luật hóa, phân cấp thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát, Đây là một chuỗi các công việc cần làm, mỗi khâu, công đoạn đòi hỏi phải có biện pháp thực thi hiệu quả và sát với thực tiễn. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH SƠN LA Cần nêu cao hơn nữa vai trò của người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong thực hiện phát triển bền vững kinh tế tỉnh nhà: Thực hiện đẩy mạnh sản xuất trên nền tảng xanh - sạch, Phát triển nhận thức và ý thức bảo vệ xã hội cho người dân, triệt để trong bảo vệ môi trường. Quyết liệt hơn trong việc xử lý các vi phạm và tồn đọng làm ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường. Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân hủy, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa, gần gũi với thiên nhiên. Cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”. Đầu tư cho giáo dục đào tạo, cho phát triển nhân lực kỹ thuật cao nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao tính hiệu quả, hàm lượng khoa học - công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. Phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học. Nhân rộng mô hình xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững. Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”, nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”. Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với. Những tiêu chuẩn môi trường cần được đưa vào danh mục tiêu chuẩn thiết yếu nhất để lựa chọn các ngành nghề khuyến khích đầu tư, công nghệ sản xuất và sản phẩm, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất và xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm. Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm các vùng miền, quốc tế, nhất là các nước đã phát triển về giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa TTKT gắn với bảo vệ và CTMT: Học hỏi kinh nghiệm và đối chiếu với thực tiễn phát triển của Tỉnh để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm thực hiện TTKT gắn với bảo vệ, CTMT đã được tiến hành từ trước tới nay. 552 Lương Thị Thủy Kết luận: Sơn La đã tìm thấy và đang trên con đường phát triển xanh bền vững. Tuy còn rất nhiều thách thức nhưng không thể phủ nhận rằng gần đây tỉnh đã có những bước tiền đáng kể. Sơn La đã xác định được: Chính sách phát triển kinh tế xanh là một nội dung, biện pháp quan trọng thực hiện chủ trương phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm phát triển bền vững tỉnh nhà trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Trần Thị Hương (2019), “Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu”, Tạp chí Lý luận chính trị số 6/2019. [2]. TS. Trần Thanh Lâm (2013), “Kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững và xóa đói, giảm nghèo”. [3]. GS.TS Nguyễn Thế Chinh (2017), “Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường - kinh nghiệm của Việt Nam”, Tạp chí Môi trườ
Tài liệu liên quan