Phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở học viện hải quân hiện nay

Nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ nói chung, người cán bộ chính trị quân đội nói riêng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, xây dựng và rèn luyện quân đội cách mạng. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.” [tr.292-293]. Về trình độ năng lực đối với cán bộ đảng viên ngày nay Đảng ta yêu cầu: “Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng” [tr.300]. Là những người trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT đội ngũ CBCT ở các đơn vị cơ sở có một vai trò hết sức quan trọng. Họ không chỉ là những người truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cho CBCS mà còn phải giáo dục hình thành, phát triển PCNC cho họ trong tương lai. Qua đó thấy rằng việc nâng cao năng lực sư phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở là một yêu cầu quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các tàu Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Hải quân, đội ngũ CTV tàu luôn được xác định là lực lượng nòng cốt, nắm giữ những vị trí trọng yếu trong các đơn vị cơ sở của quân chủng Hải quân, là lực lượng kế cận trực tiếp cho đội ngũ cán bộ chiến thuật và chiến dịch của Đảng. Ngày nay, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng quân đội, Hải quân nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, trước những yêu cầu của Nghị quyết 51 về việc thực hiện cơ chế chính uỷ, chính trị viên đòi hỏi đội ngũ CTV tàu phải nâng cao hơn nữa năng lực toàn diện, trong đó cần chú trọng phát triển NLSP, đây sẽ là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay NL của CTV tàu bên cạnh những mặt mạnh cơ bản, còn bộc lộ không ít những bất cập cần khắc phục như còn lúng túng trong việc tìm ra những phương thức có hiệu quả cho quá trình giáo dục, truyền đạt, hướng dẫn CBCS, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén về chính trị còn hạn chế. Điều đó đã làm cho công tác giáo dục, huấn luyện, quá trình hoạt động CTĐ, CTCT trên tàu chưa đạt được hiệu quả cao, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tàu hải quân.

doc40 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở học viện hải quân hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ cán bộ nói chung, người cán bộ chính trị quân đội nói riêng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức, xây dựng và rèn luyện quân đội cách mạng. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.” [tr.292-293]. Về trình độ năng lực đối với cán bộ đảng viên ngày nay Đảng ta yêu cầu: “Có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng” [tr.300]. Là những người trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT đội ngũ CBCT ở các đơn vị cơ sở có một vai trò hết sức quan trọng. Họ không chỉ là những người truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng cho CBCS mà còn phải giáo dục hình thành, phát triển PCNC cho họ trong tương lai. Qua đó thấy rằng việc nâng cao năng lực sư phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở là một yêu cầu quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các tàu Hải quân nhân dân Việt Nam. Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của bộ đội Hải quân, đội ngũ CTV tàu luôn được xác định là lực lượng nòng cốt, nắm giữ những vị trí trọng yếu trong các đơn vị cơ sở của quân chủng Hải quân, là lực lượng kế cận trực tiếp cho đội ngũ cán bộ chiến thuật và chiến dịch của Đảng. Ngày nay, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng quân đội, Hải quân nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, trước những yêu cầu của Nghị quyết 51 về việc thực hiện cơ chế chính uỷ, chính trị viên đòi hỏi đội ngũ CTV tàu phải nâng cao hơn nữa năng lực toàn diện, trong đó cần chú trọng phát triển NLSP, đây sẽ là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay NL của CTV tàu bên cạnh những mặt mạnh cơ bản, còn bộc lộ không ít những bất cập cần khắc phục như còn lúng túng trong việc tìm ra những phương thức có hiệu quả cho quá trình giáo dục, truyền đạt, hướng dẫn CBCS, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén về chính trị còn hạn chế... Điều đó đã làm cho công tác giáo dục, huấn luyện, quá trình hoạt động CTĐ, CTCT trên tàu chưa đạt được hiệu quả cao, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của các tàu hải quân. Đối với học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở HVHQ hiện nay, đây là đối tượng đào tạo mới, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm hoạt động sư phạm còn hạn chế trong khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rất cao; họ sẽ là những cán bộ chính trị ở các đơn vị cơ sở, lực lượng nòng cốt góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng cao. Tuy nhiên, một số đồng chí sau khi đã được tuyển chọn vẫn không thật sự thiết tha với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành cán bộ chính trị. Quá trình đào tạo, do đặt trọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nên một số NLSP của người giáo viên chưa được giáo dục để phát triển một cách vững chắc. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục kiến thức hoạt động sư phạm cho học viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết. Học viên nặng về chạy theo kết quả học tập, trong khi đó còn coi nhẹ rèn luyện NLSP của mình. Trước những yêu cầu đó việc “Phát triển năng lực sư phạm của chính trị viên tàu hải quân hiện nay” là cần thiết, vì thế tác giả đã chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu có liên quan Việc nghiên cứu năng lực con người trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể được chú ý vào những năm đầu của thế kỷ XIX. F.Gantol với tác phẩm “Sự di truyền của tài năng” Trải qua một thời kỳ dài, vấn đề phát triển năng lực của con người đã được nhiều nhà khoa học, nhiều ngành tập trung nghiên cứu. Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài, tác phẩm nghiên cứu về phát triển năng lực của con người Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu trên góc độ lý thuyết của TLH phát triển, TLH đại cương và có vận dụng vào một số hoạt động cụ thể như: Giáo dục, kinh doanh, lãnh đạo - quản lý... Một số nhà TLHQS cũng tập trung nghiên cứu nâng cao năng lực ở một số dạng hoạt động nhất định như Nguyễn Ngọc Phú, Lê Anh Chiến, Ngô Minh Tuấn, Cao Xuân Trung. Khi đề cập đến vấn đề sư phạm thì chủ yếu được các nhà nghiên cứu thực hiện dưới góc độ khoa học Tâm lý. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực sư phạm, các nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các kỹ năng, quy trình bồi dưỡng giáo viên. Trong quân đội, tác giả Dương Quang Bích nghiên cứu biện pháp “Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội - nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay”. Gần đây, có nhiều đề tài khoa học các cấp đã luận giải những vấn đề cơ bản, chung nhất về bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm cho học viên đào tạo các môn KHXH&NV. Tuy nhiên cho đến nay, nội dung cụ thể chưa được tác giả nào nghiên cứu. Chúng tôi thấy rằng, đi tìm lời giải khoa học đầy đủ cho vấn đề này vẫn đang là đòi hỏi vừa khách quan, vừa cấp thiết đặt ra. Từ các công trình trên cho thấy, việc nghiên cứu, phát triển NLSP của người CTV trong quá trình tiến hành CTĐ, CTCT ở tàu hải quân chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Xuất phát tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu của vấn đề, chúng tôi xác định đề tài là “phát triển năng lực sư phạm cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu ở Học Viện Hải Quân hiện nay” với tư cách là đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ, khách thể và đối tượng nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển NLSP cho học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho đối tượng này. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của năng lực sư phạm. - Đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của người CTV tàu. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực này của CTV tàu hải quân hiện nay. * Khách thể nghiên cứu: Học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu. * Đối tượng nghiên cứu: Năng lực sư phạm của Học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu. 4. Giả thuyết Khoa học Năng lực sư phạm của CTV tàu hải quân là một loại năng lực đặc thù do hoạt động sư phạm quy định. Năng lực đó được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo ở nhà trường và trong chính hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng ở tàu. Nếu làm rõ những yếu tố cấu thành năng lực sư phạm; đặc điểm hoạt động năng lực sư phạm và đánh giá đúng thực trạng năng lực sư phạm  của CTV tàu thì sẽ đưa ra được các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực này cho đội ngũ CTV các tàu hải quân hiện nay. 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu * Cơ sở phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, sự hình thành và phát triển năng lực, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về năng lực nói chung và năng lực của CTV trong quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, các nguyên tắc phương pháp luận của TLH Mác xít như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật, nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc tiếp cận nhân cách. * Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: phân tích, khai thác các tài liệu lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; quan sát, đàm thoại với giáo viên, học viên và cán bộ quản lý; điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến…Cụ thể là: Quan sát hoạt động sư phạm của học viên đào tạo cán bộ chính trị tàu Tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng viên và học viên các lớp đào tạo cán bộ chính trị tàu ở HVHQ hiện nay. Điều tra, trưng cầu ý kiến bằng phiếu với các đối tượng: học viên đang đào tạo tạo cán bộ chính trị tàu, giảng viên ở HVHQ để tìm hiểu và khẳng định tính khách quan của một số nhận định cần thiết. Khi xử lý số liệu tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp và sử dụng phương pháp thống kê toán học để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 CỞ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TÀU Ở HỌC VIỆN HẢI QUÂN 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ. Qua nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, có thể thấy rõ những quan điểm bàn về vấn đề năng lực của con người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng sự phát triển năng lực con người, phụ thuộc vào đặc điểm thời đại họ sống, đặc điểm hoạt động, lao động của mỗi con người. C.Mác đã chỉ rõ: “Sự khác nhau về tài năng tự nhiên của các cá nhân không phải là nguyên nhân mà là kết quả của phân công lao động” [28, tr.167]. Trong môi trường phân công lao động, năng lực con người được hình thành, phát triển. Môi trường phân công lao động càng phong phú thì càng tạo ra sự phát triển năng lực khác nhau của con người trong môi trường đó: “Trao đổi và phân công được thừa nhận là nguyên nhân sinh ra tính muôn vẻ to lớn của những tài năng của con người” [28, tr.174]. C.Mác không những khẳng định sự hình thành, phát triển năng lực con người trong hoạt động, lao động mà còn chỉ rõ sự hình thành, phát triển năng lực phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục con người trong môi trường xã hội lịch sử, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Như vậy theo C.Mác, sự hình thành, phát triển năng lực con người còn bị quy định bởi chế độ xã hội và quan điểm giai cấp thống trị. Nếu xã hội có sự phân công bình đẳng dựa trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất thì tạo ra được các điều kiện đầy đủ cho sự hình thành, phát triển năng lực, nếu xã hội nhiều áp bức, bất công, dựa trên chế độ tư hữu thì sẽ bóp nghẹt, vùi dập sự phát triển năng lực. Bên cạnh đó, C.Mác còn đánh giá cao vai trò của tư chất trong sự hình thành và phát triển năng lực. Ông cho rằng muốn có năng lực con người phải có những tư chất thích hợp, mỗi loại năng lực đòi hỏi phải có những đặc điểm nhất định của cơ thể. Kế thừa những quan điểm của C.Mác về sự hình thành, phát triển năng lực con người, với nhãn quan của một nhà quân sự lỗi lạc, Ph.Ăngghen đã nêu bật quan điểm của mình về con đường hình thành, phát triển năng lực của người sĩ quan chỉ huy quân sự. Theo Ăngghen, người chỉ huy muốn có năng lực giỏi phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất cần có: Tư duy mạch lạc, sáng suốt, trí nhớ nhanh, nhiều, lâu; ngôn ngữ giản dị, rõ ràng; có lòng dũng cảm, có ý chí quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ huy bộ đội, thận trọng, tỉ mỉ, chính xác khi ra quyết định...Đặc biệt, ông nhấn mạnh muốn hình thành và phát triển năng lực người chỉ huy quân sự phải thông qua hoạt động thực tiễn quân sự, nhất là bằng những trận chiến đấu ngoài mặt trận. Kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về hình thành, phát triển năng lực của người chỉ huy vào trong thực tiễn xây dựng quân đội kiểu mới. V.I.Lênin cho rằng muốn đào tạo nhiều chính ủy và chỉ huy hồng quân từ giai cấp công nhân thì phải “đi tìm”, “phát hiện”, những tài năng trong nhân dân, làm “bộc lộ” những tài năng chưa tự thể hiện được. Nghĩa là Lênin rất coi trọng những tiền đề tố chất trong sự hình thành phát triển năng lực. Đối với người chính ủy, chính trị viên trong hồng quân, Người chỉ rõ, phải mang tính giai cấp, giác ngộ chính trị cao, có kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng chuyên môn, am hiểu các đặc điểm hoạt động quân sự, có kinh nghiệm quản lý, chỉ huy, phải là người “mang linh hồn của Đảng trong Hồng quân” Lênin nhấn mạnh: “Bất kỳ công tác nào cũng phải có những đặc tính riêng biệt...muốn quản lý thì phải là người thành thạo về chuyên môn” [23, tr.248]. Về con đường hình thành và phát triển năng lực của người chính ủy, chính trị viên ở đơn vị, V.I.Lênin chỉ rõ, phải tham gia hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng “không phải sinh ra là người ta đã có nghệ thuật quản lý giỏi, mà phải trải qua kinh nghiệm mới có được” [24, tr.216]. Theo Lênin, quá trình hình thành và phát triển năng lực của người cán bộ quân đội nói chung, trong đó có người CTV tàu là sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục đào tạo ở nhà trường của giai cấp vô sản và thực tế lãnh đạo, chỉ huy bộ đội trong chiến tranh. Người viết: “Hồng quân đã bắt đầu thắng, từ trong hàng ngũ của nó, nó đã đào tạo được hàng nghìn sĩ quan đã theo học ở các trường quân sự vô sản mới, đồng thời cũng đã đào tạo được hàng nghìn sĩ quan qua các trường học tàn khốc của chiến tranh” [25, tr.154 -155]. Tóm lại: Quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin về vấn đề năng lực đã tạo ra định hướng trong nghiên cứu, đó là: Sự hình thành và phát triển năng lực con người nói chung, NLSP của người CTV tàu nói riêng được diễn ra trong hoạt động gắn với tổng thể các điều kiện xã hội lịch sử, được quy định bởi môi trường hoạt động, thực tiễn của chiến tranh, của công tác giáo dục đào tạo và tính tích cực hoạt động của cá nhân. Ý nghĩa phương pháp luận của các luận điểm trên là ở chỗ khám phá ra đặc điểm hoạt động và xã hội của năng lực, khẳng định rõ năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động và các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Kế thừa và phát triển tư tưởng phương Đông về đức, tài trong cấu trúc nhân cách, Hồ Chí Minh cho rằng đây là hai mặt không thể thiếu ở một con người nói chung và ở người cán bộ cách mạng nói riêng. Người đã lý giải một cách giản dị, nhưng rất sắc sảo, khoa học về mối quan hệ giữa tài và đức: “có tài phải có đức. Có tài không có đức tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp gì được ai” [36, tr.184]. Về vấn đề giáo dục và truyền đạt, Hồ Chí Minh cho rằng: “phải chú ý giáo dục chính trị tư tưởng” [39, tr.492]. Trong đội ngũ cán bộ quân đội, Người rất quan tâm tới người CTV, những người chuyên trách công tác giáo dục cho bộ đội, Người yêu cầu: “Chính trị viên phải nắm chắc con đường chính trị của Đảng, giác ngộ chính trị sâu sắc, nhận thức cách mạng vững vàng, lý luận cách mạng cứng cáp, kinh nghiệm chính trị dồi dào, chính trị viên phải có năng lực đủ mọi mặt nhúng tay vào tất cả mọi việc để do đó mà dìu dắt người khác” [41, tr.57]. Như vậy, tuy không đưa ra khái niệm về năng lực, nhưng nghiên cứu tư tưởng của Người ta thấy rằng Người luôn khẳng định vị trí vai trò quan trọng của năng lực riêng (năng lực chuyên môn) và luôn nhắc nhở khi sử dụng cán bộ phải quan tâm tới năng lực riêng của họ để giao việc cho hợp lý. Trong giáo dục và truyền đạt, Người luôn coi trọng phương pháp nêu gương. Đặc biệt, phương pháp nêu gương của người chính trị viên, theo Hồ Chí Minh đó là: “mô phạm nêu gương, để việc công trên việc tư, vì việc công quên việc tư. Đấy là khẩu hiệu của chính trị viên” [41, tr.59]. Rõ ràng với người chính trị viên, do đặc điểm, yêu cầu của công việc càng đòi hỏi ở họ những yêu cầu rất cao về nhân cách. Trong công tác giáo dục và truyền đạt, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác-Lênin làm gốc. Nhưng tài liệu phải biết lựa chọn, sắp xếp vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có lợi ích gì” [42, tr.49]. Ở đây, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn rất thiết thực và có ý nghĩa với hoạt động giáo dục và truyền đạt của người CTV. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách tài tình sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh điển Mác- Lênin vào luận giải vấn đề năng lực của con người nói chung, năng lực của CBCT nói riêng. Đó không chỉ yêu cầu mà còn là những chỉ dẫn sát thực, sinh động giúp cho việc nghiên cứu, nâng cao năng lực toàn diện của đội ngũ CTV tàu hải quân trong mọi thời kỳ cách mạng. Đảng cộng sản Việt nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, từ khi ra đời đến nay Đảng luôn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo bồi dưỡng, nâng cao năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội. Trong các văn kiện Đại hội Đảng đều nhấn mạnh: việc hình thành, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn gắn chặt với thực tiễn cách mạng, với phong trào cách mạng của quần chúng “phải quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài”, “thông qua quá trình xây dựng kinh tế - xã hội mà đào tạo rèn luyện con người mới” [15, tr.113]. Con đường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là phải kết hợp hài hoà giữa trang bị kiến thức trong nhà trường với hoạt động thực tiễn. Đảng chỉ rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ” [15, tr.134]. Trong mọi giai đoạn cách mạng Đảng ta đều đánh giá cao vai trò đội ngũ cán bộ nói chung, người CTV trong quân đội nói riêng, Đảng khẳng định đó là “khâu then chốt”, là “nhân tố quyết định” trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nước nhà. Đảng khẳng định: “Cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng” [15, tr.132]. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung, nâng cao năng lực của người CTV nói riêng phải do chính bản thân người cán bộ quyết định. Do vậy, Đảng yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải học tập, rèn luyện để có thể phát huy hết tài năng của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện đại hội, đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ những thành quả phát triển” [16, tr.163]. Ngày nay Đảng ta xác định giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chi phối mạnh mẽ tới sự phát triển năng lực toàn diện của con người. Chính vì vậy giáo dục đào tạo được coi “là quốc sách hàng đầu”, là yếu tố cơ bản đảm bảo cho việc phát triển nhanh và bền vững. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực thúc đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ với chấn hưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực quốc sách hàng đầu này” [17, tr.210]. Tóm lại : Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt nam đã vạch ra những tiền đề lý luận cơ bản, quan trọng có giá trị đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành và phát triển năng lực của con người nói chung, năng lực của đội ngũ CTV các cấp trong quân đội nhân dân Việt nam nói riêng đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu năng lực của CTV tàu hải quân phải dựa chắc vào những tiền đề lý luận trên. 1.2. Các khái niệm cơ bản * Phát triển Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù Phát triển thể  hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản
Tài liệu liên quan