Trong quá trình phát triển của doanh
nghiệp, nhân lực luôn đóng vai trò then chốt.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề
nhân lực luôn là một bài toán khó, làm thế
nào để doanh nghiệp có đủ nhân lực? làm thế
nào để thu hút được nhân lực có chất lượng?
làm thế nào để giữ chân được người lao động
ở lại với mình? Với bài viết này, qua nghiên
cứu điển hình tại doanh nghiệp tác giả đề xuất
các khuyến nghị nhằm hỗ trợ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi
nghiệp trong công tác phát triển nhân lực
trong giai đoạn hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ: nghiên cứu điển hình tại công ty tnhh hà dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH HÀ DŨNG
Nguyễn Quốc Phóng*
TÓM TẮT
* ThS. GV. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Điện thoại: 0982891809,
Email: Nguyenquocphonghy@gmail.com
Trong quá trình phát triển của doanh
nghiệp, nhân lực luôn đóng vai trò then chốt.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề
nhân lực luôn là một bài toán khó, làm thế
nào để doanh nghiệp có đủ nhân lực? làm thế
nào để thu hút được nhân lực có chất lượng?
làm thế nào để giữ chân được người lao động
ở lại với mình? Với bài viết này, qua nghiên
cứu điển hình tại doanh nghiệp tác giả đề xuất
các khuyến nghị nhằm hỗ trợ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi
nghiệp trong công tác phát triển nhân lực
trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Nhân lực, Phát triển nhân lực,
doanh nghiệp vừa và nhỏ
DEVELOPMENT OF EMPLOYEES IN SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES:
RESEARCH IN HA DUNG CO., LTD
ABSTRACT
Human resources always plays a key
role during the business development
process. Attracting and keeping young skilled
employees is important and often problematic
for today’s businesses. How to attract and
hire the right workers is a major challenge
that small and medium sized enterprises are
facing. In this article, through the case study,
the author proposes some recommendations
for small and medium enterprises and start-
ups in developing human resource in the
current period.
Key words: Human, Human resources
development, Small and medium-sized enterprises.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp khởi nghiệp
vấn đề nhân lực luôn là vấn đề khó khăn bên
cạnh các vấn đề cần quan tâm khác như phát thị
trường, vốn, chi phí, công nghệ. Các doanh
nghiệp SMEs thường khó khăn trong công tác
tuyển dụng đủ về số lượng nhân lực cũng như
chất lượng nhân lực. Với các doanh nghiệp được
thành lập tại các khu vực mà mật độ số lượng
doanh lớn thì vấn đề này càng trở lên phức tạp.
Để giúp các doanh nghiệp SMEs có cách
tiếp cận thu hút và duy trì phát triển nhân lực
của mình trong quá trình phát triển, nhóm tác
giả nghiên cứu thực trạng của doanh nghiệp
điển hình và đưa ra một số giải pháp giúp các
doanh nghiệp ổn định về công tác nhân sự
thông qua việc phân tích cách thức xác định
nguồn tuyển, phương thức đào tạo, phương
pháp giữ chân người lao động.
Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp ...
32
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp duy vật giúp hệ thống hoá
các vấn đề về lý luận về phát triển nhân lực
trong các doanh nghiệp SMEs.
- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp
thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp để đánh
giá về thực trạng phát triển nhân lực trong
doanh nghiệp SMEs tại Công ty TNHH Hà
Dũng, qua đó đề xuất khuyến nghị.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về phát triển nhân lực
3.1.1. Một số khái niệm
Hiện tại, có nhiều học giả như GS Phạm
Minh Hạc, Trần Kim Dung, TS. Bùi Sỹ Lợi,
PGS.TS. Đỗ Minh Cương, PGS.TS. Trần
Xuân Cầu đưa ra khái niệm về nguồn nhân
lực: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người
có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số
lượng và chất lượng nhất định tại một thời
điểm nhất định”.
Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, PGS.
TS. Nguyễn Ngọc Quân, Nhân lực là nguồn
lực của mỗi con người bao gồm thể lực và trí
lực. Nhân lực có thể hiểu là tất cả khả năng
thể lực và trí lực của con người tham gia vào
quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về
thể chất và tinh thần được huy động vào quá
trình lao động.
Như vậy, Phát triển nhân lực là phát triển
nguồn lực của của cán bộ nhân viên trong đơn
vị về thể lực và trí lực giúp họ đáp ứng yêu cầu
công việc của đơn vị ở hiện tại cũng như phù
hợp với sự phát triển của đơn vị trong tương lai.
3.1.2. Nội dung phát triển nhân lực
y Phát triển số lượng nhân lực
Trong doanh nghiệp thường có 2 nhóm
lao động là lao động sản xuất và lao động quản
trị. Trong lao động sản xuất có lao động sản
xuất trực tiếp (công nhân tạo ra sản phẩm), lao
động sản xuất gián tiếp (tổ trưởng, ca trưởng,
máy trưởng, trưởng ca, trưởng kíp, giám đốc
sản xuất,) và các bộ phận hỗ trợ như cơ
điện, thợ sửa chữa, tạp vụ, lao công.Phát
triển số lượng nhân lực chính là đảm bảo đủ
về mặt quân số hay số người lao động đối với
từng công việc, từng vị trí nhất định trong đơn
vị phù hợp với hiện tại cũng như sự phát triển
của đơn vị trong tương lai.
y Phát triển chất lượng nhân lực
Đối với từng công việc yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ khác nhau như đối với
công nhân cần có kiến thức, kỹ năng về sản
phẩm, về vận hành máy móc, về phương pháp,
quy trình tổ chức sản xuất để nâng cao chất
lượng sản phẩm; đối với lao động gián tiếp lại
cần các kiến thức, kỹ năng về lập kế hoạch, kỹ
năng về tổ chức công việc, quản lý công việc
của bộ phận, giải quyết xung đột, báo cáo.
Như vậy, để phát triển chất lượng nhân lực
thì những đối tượng này cần phải được trang
bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho họ
thông qua tuyển dụng và đào tạo.
y Phát triển về cơ cấu nhân lực
Cơ cấu nhân lực trong doanh nghiệp được
thể hiện ở các yếu tố giới tính, độ tuổi, tuổi
nghề, tỷ lệ lao động gián tiếp so với trực tiếp, tỷ
lệ lao động chính thức với lao động thử việc
3.2. Thực trạng nhân lực trong doanh
nghiệp SMEs: nghiên cứu tại công ty TNHH
Hà Dũng
Theo số liệu thống kê, doanh nghiệp
SMEs đóng góp trên 40% GDP, thu hút trên
50% tổng số lao động, chiếm 17,26% tổng
nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhưng với đặc
điểm các doanh nghiệp SMEs phần lớn đi lên
từ các mô hình sản xuất hộ gia đình, cá thể nhỏ
lẻ, khi có cơ hội làm ăn thì thành lập doanh
nghiệp và họ trở thành giám đốc; một bộ phận
33
khác làm theo con đường “cha truyền con
nối” nên trong quá trình phát triển của mình
nhà quản trị thường ít chú ý đến đến công tác
nhân sự chưa gắn kế hoạch phát triển nhân
lực với chiến lược của công ty. Cũng theo số
liệu thống kê, có đến 85% trong tổng số doanh
nghiệp thực hiện dự báo nhu cầu dựa trên số
lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng
15% là dựa vào sự thay đổi về khoa học, công
nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, quy mô
vốn. Để hiểu thêm về thực trạng công tác
phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp
SMEs tác giả đi nghiên cứu điển hình tại
Công ty TNHH Hà Dũng (Công ty Hà Dũng).
Công ty Hà Dũng là doanh nghiệp SMEs
chuyên sản xuất, cung cấp, xuất nhập khẩu
Bao bì PP, PE, POP... có trụ sở giao dịch và
nhà máy tại Hưng Yên, địa bàn có rất nhiều
công ty, nhà máy, xí nghiệp. Để giải quyết
bài toán nhân lực công ty phải xây dựng cách
riêng cho mình.
- Phát triển số lượng nhân lực: Các
doanh nghiệp SMEs khi tìm địa điểm đặt nhà
máy cần chú ý đến vị trí địa lý của mình, ngoài
các lý do như chi phí vận chuyển, sự thuận lợi
trong giao thương, chính sách địa phương, chi
phí về vốn, mặt bằng.... thì còn có vấn đề liên
quan đến công tác nhân lực. Thực tiễn trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng như các tỉnh Hải
Dương, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai...
việc tuyển dụng lao động phổ thông đối với
các doanh nghiệp SMEs thường khó khăn, do
hiện có nhiều doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
FDI, họ có chính sách thu hút số lượng lớn
người lao động với các chế độ vượt trội về tiền
lương, thưởng, điều kiện làm việc, thời gian
làm việc. Chính vì thế, công tác nhân sự được
đề cập đến đầu tiên là phát triển đủ số lượng
lao động. Với đặc thù các doanh nghiệp SMEs
thường chưa có cán bộ chuyên trách nhân lực
lên việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng và xác
đinh nguồn tuyển dụng có nhiều hạn chế. Tại
Công ty Hà Dũng nguồn tuyển dụng của các
doanh nghiệp được xác định là bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.
+ Với nguồn tuyển dụng bên trong: Thực
tiễn công tác thuyên chuyển tại công ty được
thực hiện chủ yếu là các vị trí nhân lực có
trình độ chuyên môn nhất định như kế toán, kế
hoạch, nhân sự, thủ kho, thợ sửa chữa... Công
ty có thể chuyển vị trí công việc nếu trong quá
trình thấy cần phải điểu chỉnh để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Với nguồn tuyển dụng bên ngoài: Đối
tượng này bao gồm các vị trí chuyên môn,
công nhân phổ thông, công nhân kỹ thuật. Với
Công ty Hà Dũng việc tuyển dụng công nhân
kỹ thuật có tay nghề thường rất khó khăn do
hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ đào tạo các
ngành nghề như kéo sợi, dệt, tráng PP, PE lên
doanh nghiệp tuyển dụng về và tự đào tạo.
Với các vị trí cán bộ kỹ thuật cần có thêm các
kỹ năng quản lý như máy trưởng, ca trưởng,
tổ trưởng. Công ty chủ yếu sử dụng các chính
sách thu hút từ bên ngoài đặc biệt là các doanh
nghiệp sản xuất cùng ngành nghề thông qua
chính sách đãi ngộ về lương, thưởng.
- Phát triển chất lượng nhân lực: Với
các doanh nghiệp SMEs công tác phát triển
nhân lực thường rất khó khăn do điều kiện về
tài chính, khả năng bố trí thời gian công việc,
nhân lực, nguồn lực còn hạn chế. Công ty Hà
Dũng phát triển nhân lực được thực hiện thông
qua đào tạo chủ yếu tại công ty. Đây cũng là
cách mà các doanh nghiệp SMEs thường hay
làm do phù hợp với đặc thù của đơn vị. Ngoài
ra còn có lý do khác nữa đó là công nghệ
sản xuất, cách thức bố trí công việc, văn hóa
doanh nghiệp của mỗi đơn vị khác nhau nên
nếu cử đi đào tạo bên ngoài tại cơ sở đào tạo sẽ
không đạt kết quả như mong muốn. Hiện tại,
với công tác đào tạo phát triển nhân lực Công
ty Hà Dũng thực hiện qua 3 giai đoạn:
Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp ...
34
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
y Giai đoạn 1 (sau khi tuyển dụng): đào tạo
nhận thức về nội quy, quy định, chế độ, các
yêu cầu cần thiết đối với công việc và các quy
định khác của công ty;
y Giai đoạn 2 (thực hiện từ 1 đến 3 tháng):
hoạt động đào tạo nghề cho người lao động.
Thông qua kèm cặp, hướng dẫn, chỉ bảo của ca
trưởng, máy trưởng hoặc lao động lành nghề.
y Giai đoạn 3 (sau 3 tháng): Đào tạo
chuyên sâu, tinh thông nghề nghiệp mục đích
giúp người lao động nâng cao năng suất, giảm
hao phí lao động, giảm sai sót trong công việc.
Việc đào tạo này có thể được thực hiện thông
qua các cuộc thi tay nghề, sự hướng dẫn của
Tổ trưởng, QC.
Kết quả đào tạo giúp doanh nghiệp có lực
lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất đồng
thời sẽ sàng lọc người lao động không đáp ứng
yêu cầu công việc thể hiện bảng số 1.
Bảng 1. Báo cáo kết quả tuyển dụng
Từ 01/06 đến 20/12/2017
ĐVT: Người
Bộ phận Kế hoạch tuyển dụng Tuyển dụng thực tế Số nhân viên sau 3 tháng
Kéo sợi 4 6 3
Dệt 14 18 10
Tráng 1 1 0
Thổi 2 3 1
In & hoàn thiện 8 10 8
Tổng 29 38 22
Nguồn: Văn phòng công ty TNHH Hà Dũng
- Phát triển cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân
lực trong các doanh nghiệp SMEs ngoài các
vấn đề như độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên
môn, tỷ lệ lao động lành nghề và lao động
mới thì tỷ lệ lao động theo khu vực cũng là
nhân tố tác động tới biến động về nhân lực
của doanh nghiệp. Với đặc điểm của người lao
động xa quê họ chịu tác động tâm lý, thiếu
ổn định với công việc, doanh nghiệp. Các lao
động này thường hay bỏ việc, muốn làm việc
gần nhà, trong khi doanh nghiệp chưa đáp ứng
điều kiện về thu nhập, mức sống dẫn tới các
khó khăn trong thu hút và giữ chân người lao
động. Cụ thể tại Công ty Hà Dũng việc xây
dựng cơ cấu nhân lực theo biểu 1 có 67% cán
bộ CNV là người địa phương, 34% đến từ các
địa phương khác cũng đã tính đến điều này.
Đó cũng chính là lý do hạn chế số lao động
nhảy việc của công ty trong thời gian vừa qua.
Biểu 1. Cơ cấu nhân lực theo khu vực
Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Hà Dũng
3.4. Một số khuyến nghị
Để doanh nghiệp SMEs luôn chủ động
trong sản xuất đảm bảo đủ về số lương nhân
lực, chất lượng nhân lực không rơi vào tình
35
trạng khi có đơn hàng lại thiếu lao động hoặc
có lao động nhưng chất lượng lao động yếu,
lúc lại thừa lao động, theo tôi doanh nghiệp
cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Một là: Ban lãnh đạo (chủ doanh nghiệp)
phải xác định được vai trò của nhân lực trong
quá trình phát triển của doanh nghiệp; gắn
chiến lược phát triển doanh nghiệp với chiến
lược phát triển nhân lực.
- Hai là: Công tác nhân lực của doanh
nghiệp SMEs không chỉ là việc theo dõi tính
công, tính lương cho người lao động mà đó
còn là quá trình lên kế hoạch tuyển dụng,
xác định nguồn tuyển dụng, xây dựng cơ cấu
tuyển dụng phù hợp, phát triển chất lượng
nhân lực, có biện pháp duy trì và giữ chân
người lao động thông qua các chế độ chính
sách phù hợp.
- Ba là: Phải xây dựng kế hoạch đào tạo,
phương pháp đào tạo, người phụ trách đào
tạo phải phù hợp, kết hợp với việc xây dựng
chương trình đánh giá kết quả hoạt động đào
tạo nhằm điều chỉnh kịp thời giúp người lao
động nhanh chóng hòa nhập với môi trường
mới, công việc mới, quan hệ mới.
- Bốn là: Với các vị trí cán bộ kỹ thuật
như máy trưởng, ca trưởng, tổ trưởng, các
vị trí yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu
theo đặc thù ngành nghề doanh nghiệp. Doanh
nghiệp SMEs có thể sử dụng phương thức
thu hút nhân lực từ các doanh nghiệp khác
cùng ngành thông qua chính sách thu hút như
lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác đáp
ứng kịp thời nhu cầu lao động.
- Năm là: Các trường đại học, trường
nghề cần điều tra nghiên cứu nhu cầu thực
tế về nhân lực của xã hội để thay đổi chương
trình đào tạo giúp sinh viên có thể tiếp cận với
công việc thực tiễn của doanh nghiệp và với
các đặc thù công việc khác nhau.
4. KẾT LUẬN
Công tác nhân lực trong các doanh nghiệp
SMEs tuy là vấn đề không mới trong nghiên
cứu nhưng tiếp cận trên góc độ thực tiễn hoạt
động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Với
các khuyến nghị tác giả đề xuất mong muốn
giúp doanh nghiệp SMEs cũng như các doanh
nghiệp khởi nghiệp vượt qua những khó khăn
ban đầu trong công tác nhân sự. Bài viết cũng
nói lên tầm quan trọng trong công tác nhân
lực tại các doanh nghiệp SMEs rất mong các
cơ quan quản lý, chủ doanh nghiệp qua tâm vì
đó là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Trọng Quân
(2012). Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb.
Kinh tế quốc dân
[2]. Quản trị nhân sự giai đoạn khởi nghiệp, Kỷ
yếu ngày nhân sự Việt Nam 2016, Nxb. Đại
học quốc gia Hà Nội
[3]. Báo cáo theo dõi nhân sự, Công ty TNHH
Hà Dũng,
chi-tiet/newsid/51774/Chat-luong-quan-tri-
nguon-nhan-luc-trong-doanh-nghiep-nho-
va-vua (truy cập ngày 12/12/2017)
Phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp ...