Phát triển tài chính vi mô - giải pháp hữu hiệu cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Để tiến tới mục tiêu xây dựng Việt Nam thành quốc gia theo tôn chỉ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, trước hết chúng ta phải hiện thực hóa được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong cộng đồng xã hội. Có thể tiến hành bằng nhiều giải pháp và một trong những giải pháp được coi là hữu hiệu nhất, đó chính là thông qua việc đẩy mạnh phát triển hoạt động Tài chính vi mô. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, cũng như thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, muốn xử lý tận gốc tình trạng đói nghèo, phải ngăn chặn được đói nghèo mới xuất hiện thêm cũng như tái đói nghèo trở lại. Trong những năm qua hoạt động tài chính vi mô của Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên so với yêu cầu và tiềm năng phát triển, lĩnh vực tài chính vi mô cần có những giải pháp hữu hiệu, nhằm khắc phục những hạn chế về mọi mặt, để có thể phát triển mạnh mẽ hơn cả chiều rộng và chiều sâu, nhằm vươn lên góp phần hoàn thành tốt trọng trách xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. Thông qua nội dung bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một số thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề tài chính vi mô gắn với hoạt động xóa đói giảm nghèo; đồng thời nhận được nhiều ý kiến trao đổi với mục tiêu xây dựng và phát triển hoạt động tài chính vi mô Việt Nam an toàn, bền vững, để có thể đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

pdf13 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển tài chính vi mô - giải pháp hữu hiệu cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ - GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Đỗ Linh Hiệp*, Lê Thị Tuyết Hoa** TÓM TẮT Để tiến tới mục tiêu xây dựng Việt Nam thành quốc gia theo tôn chỉ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, trước hết chúng ta phải hiện thực hóa được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong cộng đồng xã hội. Có thể tiến hành bằng nhiều giải pháp và một trong những giải pháp được coi là hữu hiệu nhất, đó chính là thông qua việc đẩy mạnh phát triển hoạt động Tài chính vi mô. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, cũng như thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, muốn xử lý tận gốc tình trạng đói nghèo, phải ngăn chặn được đói nghèo mới xuất hiện thêm cũng như tái đói nghèo trở lại. Trong những năm qua hoạt động tài chính vi mô của Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên so với yêu cầu và tiềm năng phát triển, lĩnh vực tài chính vi mô cần có những giải pháp hữu hiệu, nhằm khắc phục những hạn chế về mọi mặt, để có thể phát triển mạnh mẽ hơn cả chiều rộng và chiều sâu, nhằm vươn lên góp phần hoàn thành tốt trọng trách xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. Thông qua nội dung bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một số thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề tài chính vi mô gắn với hoạt động xóa đói giảm nghèo; đồng thời nhận được nhiều ý kiến trao đổi với mục tiêu xây dựng và phát triển hoạt động tài chính vi mô Việt Nam an toàn, bền vững, để có thể đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Từ khóa: Tài chính vi mô; xóa đói giảm nghèo, Việt Nam MICROFINANCE DEVELOPMENT - EFFECTIVE SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION IN VIETNAM ABSTRACT Towards the goal of building Vietnam into a country under the principles of a prosperous people, a strong country and an equitable and civilized society, first of all we must realize hunger eradication, sustainable poverty reduction, narrowing the rich-poor gap in the social community. Can proceed with multiple solutions, and one solution is considered the most effective, it is through the development of activities promoting microfinance. The experience of countries in the world, as well as practical Vietnam last time shows, want to handle the root of poverty, must prevent new poverty as well as re-appeared back poverty. * PGS,TS.Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Bình Dương. Email: dlhiep@ktkt.edu.vn ** PGS,TS.Trường ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Email: hoa_letuyet@yahoo.com 55 Phát triển tài chính . . . 1. TÀI CHÍNH VI MÔ - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Xóa đói, giảm nghèo: Thành tựu bước đầu và những khó khăn thách thức Đói nghèo là một hiện tượng xã hội khách quan. Xây dựng xã hội dân chủ công bằng văn minh phải đi đôi với việc giảm thiểu mức độ đói nghèo trên mọi phương diện. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân hóa giầu nghèo đã và đang được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Điều đó đã được xác nhận không chỉ thông qua nội dung các văn kiện đại hội Đảng, các chủ trương chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, điều hành Chính phủ mà nó cũng đã được ghi nhận thông qua những số liệu thống kê kết quả hoạt động này, bởi các tổ chức trong nước và quốc tế. Thật vậy, sau 10 năm nỗ lực thực hiện “chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo (2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất trong cả nước (2008-2013)”, đất nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác xóa đói giảm nghèo. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu trong một Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012, được công bố bởi tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank), trong hai thập kỷ qua ở Việt Nam đã có hơn 30 triệu người thoát khỏi đói nghèo. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990, xuống còn 20,7% vào năm 2010. Cũng theo đánh giá gần đây nhất của một tổ chức Quốc tế - Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), thì Việt Nam là một trong số các quốc gia đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (tương đương 32,16 triệu người) ở giai đoạn 1990 – 1992 xuống chỉ còn 9% (tương đương 8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 – 2012 và đã đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1, hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2013, bình quân số hộ nghèo giảm 2% mỗi năm; các huyện In recent years the microfinance activities of Vietnam has made significant contributions to the cause of poverty reduction. In recent years the microfinance activities of Vietnam has made significant contributions to the cause of poverty reduction.However compared to the requirements and potential for development, micro-finance sector should have effective measures in order to overcome the limitations in all aspects, to be able to grow stronger both width and depth in order to strive to fulfill the responsibility for sustainable poverty reduction in Vietnam. Through the content of this article, the writer hopes to provide some useful information around microfinance topics associated with poverty reduction activities;and received many opinions exchanges with the aim of building and developing microfinance operation Vietnam safe, sustainable, to be able to contribute more to the work of poverty reduction in Vietnam. Key words: Microfinance; poverty reduction, Vietnam 56 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nghèo, xã nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa đồng đều và bền vững. Địa bàn các xã nghèo miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 50% trong tổng số hộ nghèo cả nước. Những thành tựu bước đầu đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua cần được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hơn nữa, nếu không nguy cơ tái đói nghèo sẽ có thể lại diễn ra, phá hủy những thành quả đã đạt được từ những cố gắng nỗ lực của toàn xã hội trong thời gian qua. Có thể điểm qua một số khó khăn thách thức chủ yếu mà công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay đang phải đối mặt: Thứ nhất: Nhìn chung tình trạng đói nghèo ở nước ta đã được giải quyết cơ bản, song phần lớn những đối tượng đói nghèo còn lại (khoảng 70% số người nghèo ở thời điểm 2010) hiện đang sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số trong điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội có nhiều khó khăn, với nhiều mặt hạn chế (trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, tài sản, môi trường kinh tế-xã hội). Thứ hai: Tình trạng đói, nghèo quay trở lại diễn ra thường xuyên: Không ít người dân trước đây thuộc đối tượng xóa đói, giảm nghèo, sau thời gian nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ các chương trình xóa đói, giảm nghèo đã vươn lên thoát cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, do những tác động rủi ro khách quan bất thường như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu, làm nẩy sinh những khó khăn mới trong cuộc sống, có thể buộc họ lại trở về trạng thái nghèo đói ban đầu. Hay nói cách khác, họ lại trở về nhóm đối tượng tiềm tàng cần được xóa đói, giảm nghèo và từ đó góp phần tạo nguy cơ tiềm ẩn gia tăng đói, nghèo. Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, “Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao. Bình quân cứ 3 hộ thoát nghèo thì có một hộ tái nghèo, phát sinh nghèo, bao gồm cả số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo do hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, do tách hộ”. Thứ ba: Trải qua một quá trình phấn đấu liên tục, Việt Nam được thế giới công nhận thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này có ý nghĩa chính trị-xã hội rất lớn, song cũng đặt ra những thách thức mới đối với Việt Nam, xuất phát từ lý do nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế cho nước nghèo sẽ không còn được duy trì với mức độ cao và thường xuyên như trước đây. Vì vậy, nguồn lực để chi cho hoạt động xóa đói, giảm nghèo chủ yếu sẽ trông chờ vào nguồn nội lực, từ nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng xã hội; trong đó nguồn lực tài chính từ nhà nước là chủ yếu. Tuy nhiên nguồn lực này vốn đã hạn hẹp, lại luôn trong tình trạng khó khăn: nợ công ngày càng cao, bội chi ngân sách lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm, do vậy sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện tài trợ cho hoạt động này. Thứ tư: Công cụ trực tiếp chủ yếu và cũng là người bạn đồng hành trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chính là các tổ chức tài chính vi mô (TCVM). Trong quá trình hoạt động, hệ thống các tổ chức này (bao gồm cả chính thức và bán chính thức) đã có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó hoạt động TCVM cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém cả trên phương diện quản lý vĩ mô và vi mô cần sớm được nghiên cứu khắc phục, tạo điều kiện cần thiết để hệ thống này có thể tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình, đóng góp tích cực trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam. 57 Phát triển tài chính . . . 1.2. Phát triển tài chính vi mô - Giải pháp hữu hiệu cho xóa đói giảm nghèo bền vững Để tiến tới mục tiêu xây dựng Việt Nam thành quốc gia theo tôn chỉ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, trước hết chúng ta phải hiện thực hóa được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo trong cộng đồng xã hội. Muốn vậy, ngoài sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ của Nhà nước, sự đồng thuận hưởng ứng của cả cộng đồng xã hội, với những động thái khác nhau như: sự nỗ lực vươn lên của bản thân người nghèo, hộ nghèo; sự chia sẻ, đóng góp hỗ trợ tài lực của các tổ chức và cá nhân người giầu, điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là cần có những giải pháp hữu hiệu để một mặt xử lý tận gốc tình trạng đói, nghèo đang tồn tại; hạn chế việc nẩy sinh những trường hợp đói nghèo mới xuất hiện trong cộng đồng và mặt khác ngăn chặn hiện tượng tái đói, nghèo có khả năng xuất hiện trở lại thường xuyên trên diện rộng. Để tìm hiểu vấn đề này ta hãy bắt đầu từ một câu chuyện đơn giản. Trong dân gian người ta thường hay nhắc tới một hình tượng khá lý thú, để nói về cách xử lý khôn khéo trong tình huống, khi muốn hỗ trợ người nào đó vượt qua đói nghèo một cách hiệu quả, bền vững. Đó là hành động mang tính từ thiện, thay vì đưa cho một người nghèo đói con cá để ăn, thì họ lại cho người này cái cần câu cá. Điều này chứa đựng ẩn ý là nếu người nghèo đói có được con cá, họ có thể no trước mắt, nhưng sau khi ăn hết cá, họ lại trở về tình trạng đói như trước. Còn với cái cần câu, cũng tức là họ có được một công cụ để tự tìm kiếm nhiều cá hơn, để tạo ra nguồn sống no đủ lâu dài, không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình Vậy, cơ sở để bàn tới một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm thiết thực góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cũng chính là việc đi tìm câu trả lời cụ thể, chính xác cho một câu hỏi tương tự như: Làm thế nào để giúp người nghèo có thể sở hữu những “chiếc cần câu cá”? Người viết muốn dùng biểu tượng được lưu truyền trong dân gian “chiếc cần câu cá” như trên để hình tượng hóa công cụ lao động, công cụ sản xuất giản đơn mà người nghèo cần có, để có thể thoát nghèo bằng chính sức lao động của bản thân. Tuy nhiên trong thực tế, nhu cầu cuộc sống con người không chỉ đơn giản và luôn đơn giản như vậy! Giả sử ngư dân này cần có nhiều cần câu hơn, hoặc có những tấm lưới và thậm chí có thêm chiếc thuyền để đánh bắt được nhiều hải sản hơn, để họ có thể tự tin nói lời từ biệt với sự nghèo khó của bản thân, gia đình và thậm chí đóng góp một phần cho cộng đồng xã hội. Song năng lực tài chính của bản thân lại rất hạn hẹp, do vậy họ không thể tự đáp ứng được những điều mình mong muốn. Để giải quyết khó khăn này họ có thể tìm đến, để giao dịch với một ngân hàng thương mại được không? Về nguyên lý chung thì có, nhưng không chắc nhu cầu của họ sẽ được đáp ứng tại đây, bởi vì còn có quá nhiều điều kiện và lý do khác nhau mà họ, với tư cách người đi vay, không có khả năng đáp ứng được (nào là tư cách pháp nhân, uy tín, năng lực tài chính, nào là phương án đầu tư hiệu quả, khả năng hoàn trả,). Những “rào cản” này không phải ai trong số họ cũng dễ dàng vượt qua.Vậy là để có thể tồn tại họ cần phải tìm phương án giải quyết khác. Một trong những cách khá phổ biến là có thể thông qua quan hệ với một hoạt động tài chính vi mô “ngầm”- đó là hoạt động cho vay nặng lãi (hay tín dụng “đen”) 58 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chẳng hạn. Thực ra trong nhiều tình huống, những người nghèo biết rằng mình hành động như vậy rất mạo hiểm, nhưng cũng đành liều vì trước mắt họ chưa tìm ra con đường nào khác khả dĩ hơn! Có thể nói rằng, các hoạt động tài chính vi mô sơ khai đã hình thành và tồn tại ngay từ khi nền kinh tế hàng hóa –tiền tệ xuất hiện, dựa trên nguyên lý chung: nguyên lý Cung - Cầu. Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày, nếu các nhu cầu tài chính cá nhân vượt quá khả năng tự đáp ứng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của cá thể đó. Tuy nhiên cũng không quá lo lắng điều này, bởi lẽ chúng ta đang sống trong một cộng đồng xã hội, cũng có nghĩa là trong lúc người này đang trong tình trạng tạm thời “thiếu” thì lại có người khác đang tạm thời “thừa”. Vấn đề chỉ là ở chỗ, làm thế nào để tạo ra được cơ chế tài chính thích hợp trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, sao cho “cầu” có thể gặp “cung” một cách thích hợp và hiệu quả nhất mà thôi. Ở giai đoạn sơ khai những hoạt động tài chính này có quy mô nhỏ, rất gần gũi với đời sống hàng ngày của các chủ thể trong cộng đồng xã hội, kể cả về lý do xuất hiện cũng như biện pháp xử lý chúng. Tuy nhiên, một đặc điểm phổ biến là các mô hình tổ chức để đáp ứng nhu cầu tài chính này, trong thời kỳ sơ khai còn mang tính tự phát, với cơ chế hoạt động và khả năng quản lý đơn giản, kém hiệu quả, nguồn tài chính hạn hẹp, cơ sở pháp lý chưa rõ ràng,nên khó có khả năng tồn tại và phát triển bền lâu. Trên phương diện lý thuyết, tồn tại một số quan điểm cho rằng TCVM cũng chỉ mới được biết đến với quan niệm chính thống lần đầu tiên vào thập niên 70, gắn với sự kiện một nhà kinh doanh tài chính - Ông Muhammad Yunus đã đứng ra thành lập ngân hàng Grameen, tại một thị trấn nhỏ vùng ngoại ô Bangladesh. Sẽ không phải là sự kiện mang dấu ấn quan trọng, gắn với sự xuất hiện quan niệm về tài chính vi mô, nếu như ngân hàng của ông Muhammad, cũng như muôn vàn ngân hàng thương mại thời đó, chỉ quan tâm tới mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, chứ không quan tâm đặc biệt tới việc cung cấp những dịch vụ tài chính vì mục tiêu xã hội, nhằm hỗ trợ giúp đỡ đối tượng người nghèo trong cộng đồng xã hội. Đánh giá cao tính nhân văn, xã hội trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; đồng thời với mong muốn mở rộng hoạt động tài chính này trên phạm vi toàn thế giới, năm 2006 Ủy ban Nobel đã trao cho Grameen Bank và nhà sáng lập Muhammad Yunus giải thưởng Nobel Hòa bình “Vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội”. Tiếp theo, các mô hình tổ chức tài chính vi mô tương tự cũng xuất hiện ngày càng nhiều tại các quốc gia trên thế giới như : mô hình SHG (The self – help group) tại Ấn Độ hoặc BRI (Bank Rakyat Indonesia) tại Indonesia, Cũng từ đây, hoạt động TCVM có tổ chức tạo được điểm nhấn hết sức quan trọng, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm tham gia đông đảo, rộng khắp trên toàn cầu, tạo cơ sở cho niềm tin vào khả năng đẩy lùi đói nghèo trên thế giới một cách bền vững. Thực tiễn cho thấy TCVM được đánh giá như một công cụ tác động mạnh mẽ, có hiệu quả tới tình trạng đói nghèo ở nhiều quốc gia trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, các tổ chức TCVM đã giúp cho người nghèo, người có thu nhập thấp vượt qua khó khăn, cải thiện điều kiện cuộc sống của mình. Vào thời điểm năm 2011, qua theo dõi và nghiên cứu thực tế của mình về hoạt động 59 Phát triển tài chính . . . tài chính vi mô gắn với kết quả xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã công bố trên trang Global Findex – cơ sở dữ liệu tài chính toàn cầu – với nội dung thông tin như sau: ở Việt Nam có khoảng 79% người dân không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Hầu hết họ không thể hoặc không được tiếp cận dịch vụ ngân hàng nhưng cần có nhu cầu rất lớn về tiết kiệm và vay mượn. Nhiều khi để giải quyết nhu cầu tài chính của mình họ phải tự xoay sở từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong phần lớn trường hợp, nhiều người nghèo buộc phải vay nặng lãi với lãi suất cao hơn 100%/năm. Rõ ràng mọi nhu cầu tài chính nhỏ lẻ, gắn với việc duy trì cuộc sống, lao động sản xuất thường nhật của người nghèo, người có thu nhập thấp, luôn trông chờ vào mối quan hệ hỗ trợ cần thiết từ những tổ chức tài chính tuy chỉ với quy mô nhỏ, nhưng rất gần gũi thân thiện, đồng cảm và đáng tin cậy- Đó cũng chính là các tổ chức TCVM chính thức, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật ở mỗi quốc gia. Trong nội dung một bản báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 của Ngân hàng thế giới thì tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn 11,1% năm 2012. Đây là con số thực sự ấn tượng, có sự đóng góp không nhỏ của chính sáchTCVM, đưa Việt Nam trở thành một tấm gương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống người dân. Tuy nhiên, với đặc trưng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người nghèo và người có thu nhập thấp tương đối cao, phần lớn người nghèo Việt Nam có nguồn sống chính dựa vào nông lâm nghiệp với điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất lao động thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, và ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính, cho dù chỉ là TCVM, nên nhu cầu cung ứng dịch vụ TCVM cho người nghèo lại càng trở nên vô cùng lớn. TCVM có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội. Mặc dù vốn vay của tổ chức TCVM không lớn như ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những khoản vay này đến được với người nghèo và nghèo nhất vào đúng thời điểm cần thiết nhất, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói, cho dù việc này cần phải có thời gian. Vì vậy, để góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững, nhà nước cần có những biện pháp đồng bộ mạnh mẽ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển hoạt động TCVM cả về số lượng cũng như chất lượng; cả chiều rộng cũng như chiều sâu; tăng cường và duy trì tính ổn định, an toàn, bền vững của hệ thống này trên phạm vi toàn quốc. 2. TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 2.1. Vài nét về qúa trình hình thành và phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam Tại Việt Nam, các hoạt động TCVM không chính thức cũng đã xuất hiện từ lâu dưới các hình thức giản đơn không được tổ chức chính thức như hụi, hội, cho vay nặng lãi, Tuy nhiên, có thể ghi nhận từ cuối những năm 80,90 hoạt động TCVM chính thức mới được triển khai, thông qua nhiều hình thức hoạt động, trong đó chủ yếu là những chương trình hỗ trợ của các Tổ chức phi chính phủ 60 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật quốc tế
Tài liệu liên quan