Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi và kết quả điều trị ngắn hạn.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Mô tả tất cả các trường hợp bướu giáp đa nhân 2 thùy được phẫu
thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi tại bệnh viện Bình Dân từ 1/2010 – 9/2011. Tổng số trường hợp là 60
bệnh nhân: 6 nam – 54 nữ. Độ tuổi trung bình là 41,5 (20 – 73 tuổi). 100% chẩn đoán là bướu giáp đa nhân 2
thùy. Tất cả các trường hợp được phẫu thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi. Thời gian phẫu thuật trung
bình 90 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 4 ngày. Hai trường hợp bị khàn tiếng nhẹ và hồi phục sau mổ.
Hai trường hợp tê tay tạm thời sau mổ. Không trường hợp suy giáp hay tái phát sau mổ nào được ghi nhận. Tất
cả bệnh nhân sau mổ đều an toàn, hài lòng về tính thẩm mỹ.
Kết luận: Phẫu thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả,
thẩm mỹ cao. Đây là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp bướu giáp đa nhân 2 thùy có chỉ định phẫu thuật.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi trong điều trị bướu giáp đa nhân 2 thùy tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 105
PHẪU THUẬT CẮT GẦN TRỌN TUYẾN GIÁP QUA NỘI SOI
TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN 2 THÙY
TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Trần Công Quyền*, Nguyễn Văn Việt Thành**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi và kết quả điều trị ngắn hạn.
Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Mô tả tất cả các trường hợp bướu giáp đa nhân 2 thùy được phẫu
thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi tại bệnh viện Bình Dân từ 1/2010 – 9/2011. Tổng số trường hợp là 60
bệnh nhân: 6 nam – 54 nữ. Độ tuổi trung bình là 41,5 (20 – 73 tuổi). 100% chẩn đoán là bướu giáp đa nhân 2
thùy. Tất cả các trường hợp được phẫu thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi. Thời gian phẫu thuật trung
bình 90 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 4 ngày. Hai trường hợp bị khàn tiếng nhẹ và hồi phục sau mổ.
Hai trường hợp tê tay tạm thời sau mổ. Không trường hợp suy giáp hay tái phát sau mổ nào được ghi nhận. Tất
cả bệnh nhân sau mổ đều an toàn, hài lòng về tính thẩm mỹ.
Kết luận: Phẫu thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả,
thẩm mỹ cao. Đây là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp bướu giáp đa nhân 2 thùy có chỉ định phẫu thuật.
Từ khóa: Cắt gần trọn tuyến giáp nội soi.
ABSTRACT
ENDOSCOPIC SUBTOTAL THYROIDECTOMY FOR THE TREATMENT
OF MULTINODULAR AT TWO LOBE GOITER IN BINH DAN HOSPITAL
Tran Cong Quyen, Nguyen Van Viet Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 105 ‐ 112
Objectives: Evaluate efficacy of endoscopic subtotal thyroidectomy and outcome in short‐term.
Methods and Results: Descriptive study, all patients have multinnodular at two lobe goiter treated by
endoscopic subtotal thyroidectomy from 1/2010 to 9/2011 in Binh Dan hospital. There were 60 cases: 5 males –
55 females. Mean age was 41.5 (range 20 to 73). 100% cases are multinodular at two lobe. The mean operating
time was 90 minutes. The mean post operating time was 4 days. There are 2 cases temporary recurrent laryngeal
nerve palsy and 2 cases temporary postoperative tetany. All patients were satisfied with the cosmetic results.
Conclusions: Endoscopic subtotal thyroidectomy is a safe and effective technique. The patient get a cosmetic
benefit. It is the first choice for the treatment of multinodular at two lobe goiter.
Keywords: Endoscopic subtotal thyroidectomy.
MỞ ĐẦU
Bướu tuyến giáp là một bệnh lý phổ biến
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Hằng năm, bệnh viện Bình Dân có
khoảng 1000 trường hợp phẫu thuật điều trị
bệnh lý bướu tuyến giáp(7). Từ năm 1996, trên
thế giới, phẫu thuật tuyến giáp không còn giới
hạn ở kỹ thuật mổ mở truyền thống mà được
phát triển bởi kỹ thuật nội soi với nhiều ưu
điểm như ít xâm lấn, không để lại sẹo xấu gây
mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao
* Khoa Lồng ngực – Mạch máu – Bướu cổ BV Bình Dân
** Bộ môn Ngoại Tổng Quát – Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Lồng ngực – Mạch máu – Bướu cổ BV Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Việt Thành Email: bacsivietthanh@gmail.com ĐT: 0977 903 015
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 106
tiếp của người bệnh. Tại bệnh viện Bình Dân,
phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý bướu
tuyến giáp đã được triển khai từ năm 2004.
Trong thời gian đầu, phẫu thuật nội soi tuyến
giáp chỉ dừng lại ở việc bóc nhân hay cắt thùy
giáp trong các trường hợp u giáp đơn nhân có
kích thước nhỏ. Cho đến nay, chỉ định điều trị
được mở rộng, áp dụng cho bướu giáp đa
nhân 2 thùy và cả các trường hợp cường giáp,
basedow ổn. Bên cạnh việc hoàn thiện về kỹ
thuật mổ, sự hỗ trợ của các dụng cụ phẫu
thuật nội soi hiện đại như dao cắt siêu âm đã
góp phần làm cho phẫu thuật nội soi tuyến
giáp phát triển và gần như trở thành thường
qui. Từ 1/2010 – 9/2011, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá kết quả của phẫu thuật
cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi trong điều
trị ngoại khoa bệnh lý u giáp đa nhân 2 thùy
tại bệnh viện Bình Dân.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật cắt gần trọn
tuyến giáp qua nội soi trong điều trị ngoại khoa
bệnh lý bướu giáp đa nhân 2 thùy.
Đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả cắt ngang
Đối tượng ngiên cứu
Các trường hợp bướu giáp đa nhân 2 thùy
được phẫu thuật nội soi từ 1/2010 – 9/2011 tại
bệnh viện Bình Dân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
‐ Bướu giáp đa nhân có kích thước các nhân
qua khám lâm sàng và siêu âm ≤ 4cm.
‐ Bình giáp trên lâm sàng và cận lâm sàng.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật nội
soi.
‐ Ung thư tuyến giáp đã có chẩn đoán qua
FNA và bướu tái phát.
‐ U giáp thòng dưới xương đòn
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Chuẩn bị trước mổ
Xét nghiệm tiền phẫu, chức năng tuyến giáp
(TSH, T3, T4), siêu âm tuyến giáp, FNA cho các
nhân nghi ngờ ác tính.
Kỹ thuật mổ
Bệnh nhân nằm ngửa, mê nội khí quản,
được kê gối dưới vai để ngữa cổ. Màn hình nội
soi đặt về phía trái của bệnh nhân. Bác sĩ phẫu
thuật đứng bên phải bệnh nhân, người phụ
đứng đối bên. Đặt 2 trocar dài 5mm tại 2 quầng
vú hướng về hõm ức. Đặt trocar 10mm ở đường
nách bên phải của bệnh nhân hướng về hõm ức
và bơm CO2. Ống kính 5mm đặt qua trocar
5mm bên trái. Hai trocar còn lại là kênh thao tác.
Khoang cổ được bóc tách bởi đốt điện đơn cực
và duy trì bằng khí CO2 với áp lực từ 8‐
10mmHg. Sau khi tạo khoang cổ, mở đường cổ
giữa, bộc lộ tuyến giáp. Thùy trái tuyến giáp
được bộc lộ và phẫu tích ra khỏi lớp cơ cổ. Sau
đó, dùng dao cắt siêu âm để cắt gần trọn thùy
trái tuyến giáp. Khi cắt, mặt sau tuyến giáp và
tuyến cận giáp được chừa lại để tránh các biến
chứng: suy giáp, tê tay và tổn thương thần kinh
thanh quản quặt ngược. Thùy phải tuyến giáp
được thực hiện tương tự. Bướu được cho vào
bao nylon và lấy qua ngã đặt trocar 10mm ở
hõm nách phải. Đặt dẫn lưu redon qua trocar
10mm. Băng ép vùng cổ.
Chăm sóc và theo dõi sau mổ
Dẫn lưu sẽ được rút vào ngày thứ 2. Bệnh
nhân được cắt chỉ sau 7 ngày, tái khám sau 1
tháng và 3 tháng.
Kết quả điều trị ngắn hạn được đánh giá
theo 4 mức
Tốt: khi đủ các yếu tố sau: không có biến
chứng, số ngày hậu phẫu ≤ 3 ngày, thẩm mỹ tốt,
không sót hạt giáp.
Khá: có ≤ 2 biến chứng nhưng ở mức độ nhẹ,
số ngày nằm hậu phẫu ≤ 5 ngày, thẩm mỹ tốt,
không sót hạt giáp.
Trung bình: có > 2 biến chứng nhưng ở mức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 107
độ nhẹ hoặc vừa, số ngày nằm hậu phẫu > 5
ngày ± kém thẩm mỹ, không sót hạt giáp.
Không đạt: khi có 1 trong các yếu tố sau: tử
vong, có biến chứng mức độ nặng hoặc phẫu
thuật lại, nằm viện hậu phẫu > 7 ngày, không
thẩm mỹ, sót hạt giáp.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Từ 1/2010 – 9/2011, 60 trường hợp bướu giáp
đa nhân 2 thùy được điều trị bằng phẫu thuật
nội soi cắt gần trọn tuyến giáp và theo dõi sau
mổ 1 – 3 tháng.
Giới tính
Nữ: 54 (90%), nam: 6 (10%)
Tuổi trung bình
41,5 tuổi (20 – 73)
Lý do nhập viện
Đa số trường hợp nhập viện do u vùng cổ to
dần.
Thời gian phát hiện bệnh
Trung bình 42,1 ± 68,6 tuần.
Độ lớn của tuyến giáp
13,3% độ 1, 63,3% độ 2, 23,4% độ 3.
Tính chất của hạt giáp
Mật độ hạt giáp: 86,7% bệnh nhân có hạt
giáp mềm, 13,3% bệnh nhân có hạt giáp chắc.
Di dộng: 100% bệnh nhân bướu đều di động.
Ranh giới: 5% trường hợp ranh giới hạt giáp
không rõ.
Trung bình đường kính lớn nhất của hạt
giáp lớn nhất trên lâm sàng là 2,64 cm ± 0,86 cm,
nhỏ nhất 1 cm, lớn nhất 4 cm.
Siêu âm tuyến giáp
‐ Kích thước hạt giáp lớn nhất: trung bình 2,3
cm ± 0,98 cm, (0,9 – 4,4 cm)
‐ Tính chất hạt giáp trên siêu âm: dạng hỗn
hợp chiếm tỉ lệ cao nhất, 71,7% trường hợp,
13,3% dạng đặc, 15% dạng nang
Chẩn đoán
100% bướu giáp đa nhân 2 thùy
Phương pháp mổ
100% cắt gần trọn tuyến giáp qua nội soi
Giải phẫu bệnh
Trước mổ (FNA): 100% bướu lành tính
Sau mổ: bướu lành 100%
Kỹ thuật cắt gần trọn tuyến giáp qua nội
soi
Thời gian mổ trung bình
92,86 ± 27,18 phút, ngắn nhất: 50 phút, dài
nhất: 170 phút.
Lượng máu mất lúc mổ
Không có trường hợp nào cần truyền máu.
Lượng máu mất trung bình lúc mổ 31,22 ± 46,86
ml, ít nhất: 5 ml, nhiều nhất: 300 ml.
Mô tả đại thể khi phẫu thuật
Tính chất đại thể của mô giáp: 93,3% mô
giáp chắc, 5% mô giáp bở, 1,7% viêm dính
Thần kinh quặt ngược thanh quản được tìm
thấy cả 2 bên trong 86,7% trường hợp, 12,2% chỉ
tìm thấy 1 bên.
Tuyến cận giáp được tìm thấy ít nhất là 1,
nhiều nhất là 4 với phân bố như sau: 1 tuyến
(5%), 2 tuyến (28,3%), 3 tuyến (41,7%), 4 tuyến
(25%).
Dẫn lưu
100% trường hợp và nhận thấy dịch máu
không ra thêm sau 24 giờ. Lượng dịch máu dẫn
lưu trung bình 12,04 ml ± 5,94 ml, ít nhất: 5 ml,
nhiều nhất: 30 ml trong 24 giờ đầu sau mổ.
100% trường hợp dẫn lưu được rút vào ngày
hậu phẫu thứ 2.
Thời gian dùng kháng sinh
Chúng tôi không dùng kháng sinh trong
34% trường hợp, 76% có dùng kháng sinh. Thời
gian trung bình dùng kháng sinh 1,59 ngày ±
0,71 ngày, ít nhất: 1 ngày, dài nhất: 3 ngày.
Thời gian nằm viện sau mổ
Thời gian trung bình nằm viện sau mổ 3,81
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 108
ngày ± 1,07 ngày, ngắn nhất: 2 ngày, lâu nhất:
7 ngày.
Đau sau mổ
Ở ngày hậu phẫu 2, 93,3% bệnh nhân đau
vừa, chỉ cần dùng giảm đau uống
Tai biến ‐ biến chứng
Tỉ lệ biến chứng chung là 6,6%: 3,3% trường
hợp khàn tiếng hết trong vòng 6 tháng sau mổ,
3,3% trường hợp tê tay chân hết trước khi ra
viện.
Không gặp các biến chứng: chảy máu, phù
nề tụ dịch, tràn khí dưới da, khó thở, nhiễm
trùng vết mổ.
Không trường hợp nào phải chuyển mổ mở
Kết quả điều trị ngắn hạn
100% bệnh nhân được theo dõi. Thời gian
theo dõi trung bình: 8,67 tháng ± 0,65 tháng,
ngắn nhất: 6 tháng, lâu nhất: 12 tháng.
Biến chứng – phình giáp tái phát
‐ Tất cả bệnh nhân được kiểm tra siêu âm cổ
mỗi lần tái khám theo lịch hẹn. Kết quả siêu âm
cho thấy không có trường hợp nào sót hạt giáp
sau mổ.
‐ Không có bệnh nhân nào còn bị biến chứng
sau mổ 6 tháng.
+ Một bệnh nhân khàn tiếng sau mổ, nội soi
thanh quản thấy liệt mở dây thanh trái. Bệnh
nhân được chuyển bệnh viện tai mũi họng điều
trị luyện nói. Sau 6 tháng, bệnh nhân được soi
thanh quản kiểm tra thấy dây thanh âm hoạt
động tốt.
+ Một bệnh nhân bị tụ dịch muộn dưới da cổ
vùng hõm ức, mức độ nhẹ, ở thời điểm 1 tháng
sau mổ, tự khỏi.
+ Ba bệnh nhân bị dị cảm da cổ, hết sau 3
tháng.
+ Hai bệnh nhân có nuốt vướng, hết sau 3
tháng.
‐ Ba bệnh nhân có xét nghiệm TSH, T3, T4 cho
thấy suy giáp, được điều trị bằng kích thích tố
tuyến giáp.
‐ Một bệnh nhân qua siêu âm cổ phát hiện
hạt giáp 1 cm ở thời điểm 9 tháng sau mổ, FNA‐
C kiểm tra cho kết quả mô giáp bình thường.
Bệnh nhân này có xét nghiệm TSH, T3, T4 bình
thường. Chúng tôi cho rằng đây là mô giáp bình
thường còn để lại đang tái sinh.
Điểm hài lòng của bệnh nhân
Điểm hài lòng trung bình của bệnh nhân ở 6
tháng sau mổ 8,67 điểm ± 0,65 điểm, thấp nhất.
Đánh giá kết quả ngắn hạn
Trong nhóm nghiên cứu không có bệnh
nhân nào kết quả không đạt. 93,3% bệnh nhân
đạt thẩm mỹ tốt và không biến chứng: kết quả
tốt (46,7%), kết quả khá (46,7%). 6,6% kết quả
trung bình
BÀN LUẬN
Hiệu quả của phẫu thuật nội soi cắt gần
trọn tuyến giáp
Chúng tôi đã mổ thành công tất cả các
trường hợp (100%) trong nghiên cứu, chưa có tai
biến và biến chứng nặng cũng như chưa có
trường hợp nào cần mổ lại.
Chỉ định phẫu thuật
Chúng tôi chọn chỉ định phẫu thuật: phình
giáp đa hạt có đường kính hạt giáp lớn nhất ≤ 4
cm(8,11), FNA‐C trước mổ lành tính, không tiền
căn phẫu thuật hay chiếu xạ vùng cổ(12,13). Cho
đến nay, các tác giả vẫn chưa thống nhất về chỉ
định cắt tuyến giáp qua nội soi. Nhìn chung, chỉ
định phẫu thuật dựa trên các điểm sau: kích
thước hạt giáp và thể tích tuyến giáp, kết quả
FNA‐C trước mổ, mức độ dính của mô giáp với
các cơ quan lân cận. Chúng tôi cho rằng kích
thước hạt giáp và thể tích tuyến giáp là yếu tố
quan trọng trong chỉ định của phẫu thuật nội soi
cắt tuyến giáp. Thật vậy, phẫu trường của phẫu
thuật nội soi cắt tuyến giáp khá giới hạn.
Khoang cổ được tạo ra có thể tích khoảng 300 –
400 ml. Do vậy, đối với các hạt giáp có kích
thước quá to, bác sĩ phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó
khăn trong thao tác, thậm chí không thể thực
hiện được. Đây là nhược điểm lớn nhất của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 109
phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp và cũng là
điểm mà chúng tôi cho rằng phẫu thuật nội soi
không thể thay thế hoàn toàn phẫu thuật mổ mở
truyền thống. Kích thước hạt giáp và thể tích
tuyến giáp bao nhiêu là vừa còn phụ thuộc vào
tay nghề của từng bác sỹ phẫu thuật và tính chất
của hạt giáp. Hầu hết các nghiên cứu đều cho
thấy phẫu thuật nội soi được chỉ định cho
những hạt giáp không quá 4 cm(8,11), thể tích
tuyến giáp ≤ 50 ml(13). Với kích thước này, bác sĩ
phẫu thuật có thể cắt tuyến giáp một cách dễ
dàng cũng như tìm các cấu trúc quan trọng lân
cận như khí quản, thần kinh quặt ngược thanh
quản, tuyến cận giáp, bó mạch cảnh. Một vài tác
giả báo cáo cắt tuyến giáp qua nội soi trên các
hạt giáp có kích thước lớn hơn(13). Nhưng, các
trường hợp này là nang giáp và được chọc hút
chủ động để giảm kích thước hạt giáp. Về
phương diện tế bào học, chúng tôi chỉ thực hiện
trên các trường hợp có kết quả FNA‐C lành tính.
Do “quãng đường” lấy bệnh phẩm lớn 4 cm qua
lỗ trocar 10 mm ở nách phải của bệnh nhân là
khá dài và chật hẹp, nguy cơ rơi vãi tế bào do
rách túi chứa bệnh phẩm có thể sảy ra. Điều này
là không chấp nhận được trong trường hợp ung
thư giáp. Hiện tại, nhiều tác giả nước ngoài đã
báo cáo cắt tuyến giáp nội soi điều trị ung thư
giáp dạng nhú < 1 cm. Về mức độ dính của mô
giáp với các cấu trúc lân cận, chúng tôi chỉ chọn
những trường hợp bướu di động tốt. Việc này
giúp cho phẫu thuật được an toàn. Chúng tôi
chủ động loại các trường hợp đã có tiền căn
chiếu xạ hay phẫu thuật vùng cổ tương tự như
các tác giả khác (12,13). Khi tuyến giáp dính nhiều
vào các cấu trúc lân cận việc bóc tách sẽ dễ gây
tai biến, biến chứng trong và sau khi mổ hoặc bỏ
sót tổn thương (sót nhân). Hơn nữa, một điều
mà ai cũng dễ nhận ra là việc phẫu thuật nội soi
cho bệnh nhân đã có vết mổ cũ vùng cổ là điều
thực sự không cần thiết.
Tai biến, biến chứng
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân bị
biến chứng là 6,6%. Chúng tôi chưa có bệnh
nhân nào bị biến chứng về tim mạch, tràn khí
trung thất, chảy máu sau mổ. Chưa có trường
hợp nào chuyển mổ mở hay phải mổ lại và
không có tử vong. Kết quả này của chúng tôi
tương đương với kết quả nghiên cứu mổ nội soi
của các tác giả khác và ít hơn so với mổ
mở(15,19,20). Gustus HC. Yeung, năm 2002, tổng kết
900 trường hợp mổ nội soi tuyến giáp từ nhiều
báo cáo cho tỉ lệ biến chứng chung là 0 ‐ 4%(23).
Brian Hung‐Hinlang thực hiện phẫu thuật nội
soi tuyến giáp theo đường ngực nách 2 bên, kết
quả cho thấy biến chứng mổ nội soi tương
đương mổ mở (0). Tỉ lệ chuyển mổ mở theo y văn
là 0 ‐ 12,9%. Riêng báo cáo của Hồ Nam có 2
trường hợp phải mổ mở lại trong 24 giờ đầu để
cầm máu(7). Chúng tôi chưa gặp các biến chứng
phù nề tụ dịch, tràn khí dưới da vùng cổ ngực
hay nhiễm trùng vết mổ. Trong nghiên cứu của
các tác giả khác các biến chứng này cũng ít gặp
và thường nhẹ(2). Chúng tôi gặp 6,6 % trường
hợp biến chứng nhưng lại quan trọng, tuy chỉ
tạm thời: khàn tiếng (3,3%) hết sau 6 tháng và tê
tay chân (3,3%) trong 3 ngày đầu. So với mổ mở
kinh điển thì chúng tôi ít có biến chứng hơn.
Trong mổ mở có nhiều biến chứng là do kích
thước hạt giáp lớn hơn. Theo y văn, tỷ lệ biến
chứng tăng theo kích thước của tổn thương có
trên tuyến giáp, p < 0,05(3,21).
Về tổn thương thần kinh quặt ngược thanh
quản, để tránh biến chứng này, Lahey, năm 1938
đề nghị tìm thần kinh quặt ngược thanh quản
thường quy khi phẫu thuật tuyến giáp. Trong
mổ mở, tỉ lệ liệt thần kinh quặt ngược thanh
quản tạm thời là 5,2 ‐ 14%, liệt vĩnh viễn 0,55 ‐
1,2%(17). Trong mổ nội soi, tỉ lệ liệt thần kinh quặt
ngược thanh quản tạm thời là 3,2 ‐ 8,3%, liệt
vĩnh viễn 0 ‐ 0,65%(2). Nhiều nghiên cứu so sánh
biến chứng tổn thương thần kinh quặt ngược
thanh quản giữa mổ nội soi và mổ mở cho thấy
chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê(18). Do
khàn tiếng là một biến chứng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống và việc làm của bệnh
nhân nên từ 30 năm trước các bác sỹ phẫu thuật
đã nghĩ ra biện pháp theo dõi hoạt động của
thần kinh quặt ngược thanh quản trong lúc mổ
nhưng không thành công. Phương pháp này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 110
được nghiên cứu trở lại 5 ‐ 10 năm nay nhờ tiến
bộ của kỹ thuật giúp tạo nên các dụng cụ thân
thiện hơn với người dùng, tuy vậy vẫn chưa
được phổ biến (18). Theo dõi hoạt động thần kinh
quặt ngược thanh quản lúc mổ tuyến giáp giúp
giảm tỉ lệ liệt vĩnh viễn thần kinh quặt ngược
thanh quản. Nhưng độ chuyên biệt của phương
pháp này để tiên lượng liệt sau mổ không cao và
chỉ có giá trị trong 1 số trường hợp khó phẫu
tích thần kinh. Mổ nội soi giúp nhìn rõ hơn thần
kinh quặt ngược thanh quản cũng như thần
kinh thanh quản trên nhờ camera phóng đại
hình ảnh(4), nhưng không giúp giảm tỉ lệ tổn
thương thần kinh(18). Kiểu mổ nội soi toàn phần
có tỉ lệ biến chứng ít hơn so với kiểu nội soi hỗ
trợ, 3,5% so với 8,6% (p < 0,01) theo nghiên cứu
của Chen Xiao‐dong 2008 (0). Dùng dao siêu âm
lúc mổ tuyến giáp giúp giảm tai biến liệt thần
kinh quặt ngược thanh quản và tổn thương
tuyến phó giáp(1,4,,6,13). Các khuyến cáo đều cho
thấy nên dùng mỗi lần dưới 20 giây và để cách
dây thần kinh 3 mm ngay sau dùng để nhiệt
không làm tổn thương thần kinh.
Về tổn thương tuyến cận giáp sau mổ,
Harness JK., Eung L., năm 1986, nghiên cứu
tổng kết nhiều báo cáo thấy tỉ lệ suy phó giáp
sau mổ mở rất thay đổi khi cắt giáp toàn phần,
từ 1,2% đến 11% tùy kinh nghiệm của tác giả .
Arthur Schwartz, năm 1987, thống kê nhiều
nghiên cứu cho tỉ tệ suy phó giáp vĩnh viễn là
1 ‐ 4%. Ông tự nghiên cứu 183 bệnh nhân lúc
mổ tìm tuyến phó giáp thường quy, giữ toàn
vẹn cuống mạch, ghép lại tuyến phó giáp khi
tổn thương cuống mạch, cắt gần trọn tuyến
giáp thay cho cắt trọn tuyến giáp và thấy tỉ lệ
suy phó giáp là 3,3%. CR. Mc Henry, năm
1994, B. Abboud, năm 2002