Đặt vấn đề: Phẫu thuật Miles nội soi hiện nay được áp dụng rộng rãi cho bệnh lý ung thư trực tràng thấp.
Kỹ thuật mổ đơn giản không mất nhiều thời gian vẫn tuân thủ đúng quy tắc phẫu thuật ung thư, có vài nghiên
cứu cho thấy ưu điểm của kỹ thuật này nếu thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ giảm các biến chứng trong
lúc mổ và hậu phẫu trong đó có thể tránh được một số biến chứng của hậu môn nhân tạo (HMNT) nếu áp dụng
kỹ thuật làm HMNT ngoài phúc mạc.
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật Miles nội soi và kết quả làm HMNT ngoài phúc mạc sau
mổ ung thư trực tràng thấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang từ tháng 1/ 2009 đến 12/2010. Xử lý số
liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0.
Kết quả: Có 48/115 bệnh nhân (BN) được làm phẫu thuật Miles nội soi. Trong đó có 2 nhóm, Nhóm I có 32
bệnh nhân làm HMNT trong phúc mạc, nhóm II có 16 bệnh nhân làm HMNT ngoài phúc mạc. Không có sự
khác biệt thống kê về tuổi, giới, giải phẫu bệnh và các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ. Biến chứng: có 3
BN bị nhiễm trùng lỗ nội soi sau mổ xảy ra cả hai nhóm được điều trị kháng sinh khỏi, có 1 BN bị tắc ruột do
thoát vị nội ở nhóm I phải mổ lại giải phóng ruột và đính lại HMNT. 2 BN bị bán tắc ruột do dính (cả 2 nhóm)
sau vài tháng hậu phẫu được điều trị nội không cần phải can thiệp phẫu thuật. Có 1 BN bị thoát vị cạnh HMNT
(nhóm II) ở tháng thứ 6, được mổ khâu hẹp lại lỗ HMNT. 2 BN bị sa niêm mạc HMNT (nhóm I) phải can thiệp
mổ sửa lại HMNT trong đó có một BN phải mổ lại đến 3 lần.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tính khả thi và nên áp dụng cho thì ổ bụng trong phẫu thuật Miles
của bệnh nhân bị ung thư trực tràng thấp và nên kết hợp làm HMNT ngoài phúc mạc để tránh biến chứng sa
niêm mạc hậu môn nhân tạo.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật Miles nội soi ổ bụng trong điều trị ung thư trực tràng thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 86
PHẪU THUẬT MILES NỘI SOI Ổ BỤNG
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP
Đỗ Bá Hùng*, Đinh Hoài Thanh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật Miles nội soi hiện nay được áp dụng rộng rãi cho bệnh lý ung thư trực tràng thấp.
Kỹ thuật mổ đơn giản không mất nhiều thời gian vẫn tuân thủ đúng quy tắc phẫu thuật ung thư, có vài nghiên
cứu cho thấy ưu điểm của kỹ thuật này nếu thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ giảm các biến chứng trong
lúc mổ và hậu phẫu trong đó có thể tránh được một số biến chứng của hậu môn nhân tạo (HMNT) nếu áp dụng
kỹ thuật làm HMNT ngoài phúc mạc.
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phẫu thuật Miles nội soi và kết quả làm HMNT ngoài phúc mạc sau
mổ ung thư trực tràng thấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang từ tháng 1/ 2009 đến 12/2010. Xử lý số
liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0.
Kết quả: Có 48/115 bệnh nhân (BN) được làm phẫu thuật Miles nội soi. Trong đó có 2 nhóm, Nhóm I có 32
bệnh nhân làm HMNT trong phúc mạc, nhóm II có 16 bệnh nhân làm HMNT ngoài phúc mạc. Không có sự
khác biệt thống kê về tuổi, giới, giải phẫu bệnh và các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ. Biến chứng: có 3
BN bị nhiễm trùng lỗ nội soi sau mổ xảy ra cả hai nhóm được điều trị kháng sinh khỏi, có 1 BN bị tắc ruột do
thoát vị nội ở nhóm I phải mổ lại giải phóng ruột và đính lại HMNT. 2 BN bị bán tắc ruột do dính (cả 2 nhóm)
sau vài tháng hậu phẫu được điều trị nội không cần phải can thiệp phẫu thuật. Có 1 BN bị thoát vị cạnh HMNT
(nhóm II) ở tháng thứ 6, được mổ khâu hẹp lại lỗ HMNT. 2 BN bị sa niêm mạc HMNT (nhóm I) phải can thiệp
mổ sửa lại HMNT trong đó có một BN phải mổ lại đến 3 lần.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi ổ bụng có tính khả thi và nên áp dụng cho thì ổ bụng trong phẫu thuật Miles
của bệnh nhân bị ung thư trực tràng thấp và nên kết hợp làm HMNT ngoài phúc mạc để tránh biến chứng sa
niêm mạc hậu môn nhân tạo.
Từ khóa: phẫu thuật Miles, ung thư trực tràng.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC ABDOMINOPERINEAL RESECTION (MILES’ OPERATION)
IN THE TREATMENT OF LOW RECTAL CANCER
Do Ba Hung, Dinh Hoai Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 86 ‐ 90
Background: Laparoscopic abdomino‐perineal resection (laparoscopic Miles procedure) is currently applied
extensively in management of low rectal carcinoma. With its simplicity, non‐consuming time but still
consistency with oncological surgery principles, this technique were proven effective clinically. Some studies has
shown other advantages of the technique as reducing the perioperative complication rate, including complication
of stoma which can avoid some of complications of artificial anul if making with extra peritoneal colostomy
technique .
Objective: Assess the feasibility of Laparoscopic Miles procedure with extra peritoneal colostomy technique
and postoperative results.
Method: Cross‐sectional observational retrospective study from January 2009 to December 2010. Data
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: TS.BS. Đỗ Bá Hùng Email: dobahungdr@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 87
analysis by SPSS version 15.0.
Result: Forty‐eight patients of 115 patients underwent laparoscopic Miles procedure. They are divided into
two groups: thirty‐two patients intraperitoneal colostomy technique (group 1), and sixteen patients extra
peritoneal colostomy technique (group There is no statistical difference in epidemiology aspects as age, sex,
patient’s condition, preoperative clinical and laboratory index between two groups. Complications: In both
groups, there are three cases of infection of insertion site, that are curable by antibiotics. One case of intestine
volvulus in group one required reoperation to free obstruction and re‐create stoma. A few months later, in both
groups, there are two cases of partial bowel obstruction which were medicinally managed and recovered. One
patient in group II got internal hernia beside his stoma after six months postoperatively, that was treated by
narrowing the stoma. Two cases of prolapsed stoma (group I) needed re‐creating stoma, one of them required up
to three operations.
Conclusion: Laparoscopic surgery is technically feasible and should be used in the abdominal portion of the
Miles operation in low rectal cancer management. The technique may include extra peritoneal colostomy to
minimize the complication of prolapsed stoma mucosa.
Keywords: Miles’ operation, rectal cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư trực tràng thấp (UTTT) là một trong
những bệnh thường gặp tỉ lệ mắc bệnh này ngày
càng có xu hướng tăng, đứng hàng đầu trong
ung thư đường tiêu hóa và có tỷ lệ tử vong cao.
Điều trị UTTT thấp chủ yếu là phẫu thuật Miles
(phẫu thuật cắt bỏ trực tràng và khoét tầng sinh
môn lấy hết cơ vòng và mô mỡ xung quanh ống
hậu môn). Hiện nay thường áp dụng phẫu thuật
cắt nội soi ngã bụng – tầng sinh môn
(laparoscopic abdominoperineal resection) kết
hợp với kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo ngoài
phúc mạc với mục đích làm giảm biến chứng
trong và sau mổ và biến chứng của hậu môn
nhân tạo về lâu dài cho bệnh nhân mà vẫn tôn
trọng các nguyên tắc phẫu thuật ung thư. Tuy
nhiên những báo cáo chuyên đề về kết quả phẫu
thuật này còn rất ít cho nên chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tính
khả thi của phẫu thuật Miles nội soi và hiệu quả
của kỹ thuật làm hậu môn nhân tạo ngoài phúc
mạc.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm những BN UTTT Bệnh viện Bình Dân,
được điều trị phẫu thuật, từ tháng 01/2009 đến
tháng 12/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả cắt ngang, không so sánh.
Thu thập số liệu và thống kê bằng phần mềm
SPSS 15.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả phẫu thuật
Trong 2 năm có 48 bệnh nhân trên tổng số
115 bệnh nhân (42%) được làm phẫu thuật Miles
nội soi. Chúng tôi chia làm 2 nhóm, nhóm 1 có
32 BN (làm HMNT trong phúc mạc), nhóm 2 có
16 BN (làm HMNT ngoài phúc mạc).
Giới
Giới Nam Nữ
HMNT trong PM 18 14
Ngoài PM 9 7
Tổng cộng 27 21
Tuổi trung bình
Số trường
hợp
Tuổi trung
bình
Độ lệch
chuẩn
HMNT trong PM 32 56.84 12.741
HMNT ngoài PM 16 59.44 11.448
Tổng cộng 48 57.71 12.265
Triệu chứng trước mổ:
Triệu
chứng
Đau
bụng
Tiêu
máu
Tiêu đàm
nhớt
Phân
dẹt
Sụt
cân
Đau hậu
môn
HMNT trong
PM 7 21 5 4 4 15
HMNT
ngoàiPM 2 14 1 1 6 5
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 88
Giai đoạn ung thư:
Giai đoạn (DUKES) B C D
trong PM 6 BN 22 BN 4 BN
ngoài PM 4 BN 10 BN 2 BN
Cận lâm sàng:
Hồng
cầu
Bạch
cầu Hct Hb
Tiểu
cầu Ure
Creat
inin
HMNT
trong
PM
Trung
bình 4.40 8.72 37.68 12.41
289.4
7 4.78 79.33
Độ
lệch
chuẩn
0.51 3.38 6.28 2.29 114.71 2.05 15.73
HMNT
Ngoài
PM
Trung
bình 4.45 7.73 38.01 12.71
264.3
1 4.54 67.75
Độ
lệch
chuẩn
0.42 1.92 2.87 1.16 55.20 1.07 20.37
Tổng
cộng
Trung
bình 4.42 8.38 37.79 12.51
280.9
1 4.70 75.30
Độ
lệch
chuẩn
0.47 2.99 5.35 1.98 98.60 1.76 18.13
Cận lâm sàng(tt):
AST ALT Protein CA19.9 CEA
HMNT
trong
PM
Trung
bình 23.34 21.32 70.68 330.01 58.31
Độ lệch
chuẩn 10.70 13.25 8.30 1162.28 197.29
HMNT
Ngoài
PM
Trung
bình 20.64 18.64 70.80 10.90 8.66
Độ lệch
chuẩn 7.97 13.01 6.35 10.47 6.69
Tổng
cộng
Trung
bình 22.47 20.45 70.72 221.04 40.99
Độ lệch
chuẩn 9.88 13.079 7.60 949.52 160.03
Thời gian mổ và thời gian điều trị
Thời gian mổ
(phút)
Thời gian điều
trị (ngày)
HMNT
trong phúc
mạc
Số ca 32 32
Trung bình 208.12 15.66
Độ lệch
chuẩn 62.097 4.749
HMNT
ngoài phúc
mạc
Số ca 16 16
Trung bình 221.25 16.94
Độ lệch
chuẩn 53.245 2.792
Tổng cộng
Số ca 48 48
Trung bình 212.50 16.08
Độ lệch
chuẩn 59.053 4.212
Biến chứng
Biến chứng Nhóm ngoài PM
Nhóm
trong PM Tổng
Sa niêm mạc ruột 0 2 2
Nhiễm trùng vết mổ
trocar 2 1 3
Chảy máu miệng HM 0 0 0
Hẹp miệng HM 0 0 0
Bán tắc ruột 1 2 3
Thoát vị cạnh HMNT 1 0 1
Tổng số 4 (25%) 5 (15,6%) 9(18%)
Hình minh họa: Phẫu thuật Miles nội soi/BN ung
thư trực tràng thấp. Nguồn: Chụp tại khoa Ngoại
tổng quát I/BV Bình Dân tp HCM
BÀN LUẬN
Kỹ thuật mổ nội soi phẫu thuật Miles tiến
hành đúng theo quy tắc mổ ung thư ống tiêu
hóa, dễ thao tác bóc tách và thời gian mổ không
kéo dài, không ghi nhận có biến chứng xảy ra
trong phẫu thuật (1,2,4) Phương pháp làm HMNT
ngoài phúc mạc đã được nhiều tác giả nước
ngoài áp dụng (7,8,10). Trong nước cũng có các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 89
công trình nghiên cứu báo cáo (3,5) cho thấy ưu
điểm của phương pháp này có thể tránh được
các biến chứng của một HMNT làm theo
phương pháp cổ điển trong phúc mạc (đính cố
định quai ruột HMNT bằng chỉ trong ổ
bụng).Chỉ định phẫu thuật Miles nội soi khi
bướu còn khu trú chưa xâm lấn cơ quan lân cận
vùng chậu, chúng tôi thường quyết định ngay
sau khi thám sát đánh giá lại giai đoạn của bướu
để quyết định mổ mở hay mổ nội soi.
Kết quả phẫu thuật
Có 48/115 Bệnh nhân bị ung thư trực tràng
được làm phẫu thuật Miles nội soi: Nam nhiều
hơn nữ, tuổi trung bình trên 55 tuổi, triệu chứng
thường gặp là đi tiêu phân máu, giải phẫu bệnh
tất cả đều là Adenocarcinoma, giai đoạn 2 trở
lên và các chỉ số cận lâm sàng trước mổ không
khác biệt đáng kể. Chúng tôi không gặp trường
hợp nào bị biến chứng trong lúc mổ như chảy
máu trước xương thiêng hoặc gây tổn thương
cho cơ quan khác. Không có trường hợp nào
phải chuyển mổ mở (theo nghiên cứu của
Abraham.N.S (6) tập hợp trên 6438 bệnh nhân
phẫu thuật nội soi đại trực tràng có tỉ lệ chuyển
mổ mở là 7,7%). Thời gian mổ trung bình 215
phút, máu mất không đáng kể và thời gian hậu
phẫu trung bình là 16 ngày.
Biến chứng sau mổ
Biến chứng chung có 9/48 BN (18%), chúng
tôi không gặp những biến chứng nặng trong lúc
mổ cũng như trong thời gian hậu phẫu. Thời
gian theo dõi trung bình là 12 tháng, cũng không
ghi nhận trường hợp nào bị ung thư tái phát tại
chỗ. Sau đây là những biến chứng thường gặp:
Nhiễm trùng vết mổ: có 3 bệnh nhân tại lỗ
trocat, dễ lành không để lại di chứng, tuy nhiên
đây là biến chứng có thể tránh được nếu tuân
thủ quy tắc vô trùng và cẩn thận hơn trong thao
tác phẫu thuật.
Tắc và bán tắc ruột: có 3 trường hợp trong
đó phải can thiệp lại một trường hợp HMNT
trong phúc mạc do thoát vị nội, đây là biến
chứng nguy hiểm có thể gây hoại tử ruột nếu
mổ trễ, là biến chứng hay gặp nếu đính quai
ruột không sát vào thành bụng trong phúc mạc
tạo ra lỗ hổng các quai ruột dễ chui qua gây tắc
ruột. 2 bệnh nhân bán tắc ruột do dính sau vài
tháng hậu phẫu, được điều trị nội không cần
phải can thiệp phẫu thuật.
Một trường hợp bị thoát vị cạnh lỗ HMNT
ngoài phúc mạc sau 7 tháng hậu phẫu, được mổ
lại khâu hẹp bớt miệng HMNT. Đây là biến
chứng do lỗi kỹ thuật cắt rộng cân cơ chỗ làm
miệng HMNT tạo thuận lợi cho mạc nối và quai
ruột chui vào lâu ngày gây chèn ép làm nghẹt
miệng HMNT làm phân khó thoát ra ngoài, cần
phải mổ sửa lại miệng HMNT.
Sa niêm mạc HMNT: có 2 trường hợp xảy
ra ở nhóm làm HMNT trong phúc mạc, được
xử trí mổ sửa HMNT (trong đó 1 trường hợp
mổ 3 lần để sửa HMNT) đây là biến chứng
thường gặp ở bệnh nhân được làm HMNT
trong phúc mạc. Niêm mạc hậu môn nhân tạo
sa ra ngoài luôn tiết dịch làm lở loét da bụng
và nghẹt phân... gây khó chịu và khổ sở cho
bệnh nhân. Chúng tôi không gặp biến chứng
này ở nhóm 2. Đây là ưu điểm của phương
pháp làm HMNT ngoài phúc mạc, tuy nhiên
hiện nay một số bác sỹ phẫu thuật chưa công
nhận kỹ thuật này vì lý do chưa có nhiều đề tài
chứng minh ưu điểm của kỹ thuật cũng như
ngại làm kéo dài thêm thời gian mổ...
KẾT LUẬN
Phẫu thuật Miles nội soi có tính an toàn và
dễ thực hiện cho kết quả tốt, không ghi nhận có
biến chứng nặng trong lúc mổ và đảm bảo đúng
quy tắc của phẫu thuật ung thư như lấy trọn
mạc treo trực tràng và hạch vùng... Tuy nhiên
còn vài biến chứng hậu phẫu cần nên tránh như
nhiễm trùng lỗ nội soi, dính ruột sau mổ và đặc
biệt là biến chứng của HMNT như thoát vị nội,
sa niêm mạc hậu môn tạm...
Vì vậy phẫu thuật nội soi ổ bụng có tính khả
thi và nên áp dụng cho thì ổ bụng trong phẫu
thuật Miles của bệnh nhân bị ung thư trực tràng
thấp và nên kết hợp làm HMNT ngoài phúc mạc
để tránh biến chứng sa niêm mạc hậu môn nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 90
tạo, là một biến chứng thường gặp và gây phiền
toái cho bệnh nhân sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abraham NS, Byrne CM, Young JM (2007), “Meta‐analysis of
non‐randomized comparative studies of the hort‐term
outcomes of laparoscopic resection for colorectal cancer”,
ANZ.J.S. 77, pp. 508‐ 516.
2. Igarashi T, Tomizawa N (2010), “A new colostomy method
using a laparoscopy‐assisted Miles operation”, Elsa Vietnam,
2010, P. 117‐118.
3. Lâm Việt Trung, Nguyễn Minh Hải, Võ Tấn Long et al (2005),
“Kết quả sớm của phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả
bụng và tăng sinh môn bằng nội soi ổ bụng trong ung thư trực
tràng hậu môn”, Y học Việt Nam, (319) tr. 34 ‐ 44.
4. Nguyễn Đình Hối (1994), “Hậu môn nhân tạo ngoài phúc mạc:
Các loại hậu môn nhân tạo”, Bệnh học ngoại khoa đường tiêu hoá.
Nhà xuất bản Y Học, tr. 77 ‐ 83
5. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Trung Tín, Đỗ Minh Đại et al
(2006), “Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi
trong điều trị ung thư trực tràng thấp”, Y học Việt Nam (319) tr.
131 – 138.
6. Philip H. G. (1997) “Combined abdominoperineal resection
(Miles Operation)”, Mastery of Surgery. 3 th Edt, vol 2, pp. 1507‐
1515.
7. Shellito P.C. (1998), “Complication of Abdominal Stomas”,
Diseases of colon and rectum, 41:12, pp. 1562‐72.
8. Triệu Triều Dương, Đặng Vĩnh Dũng, Đỗ Ngọc Thể (2006),
“Kết quả của việc điều trị ung thư trực tràng thấp bằng phương
pháp TME và bảo tồn thần kinh chủ động vùng chậu”, Y học
Việt Nam (319), tr. 93 ‐ 99.
9. Văn Tần (2002), “Hậu môn nhân tạo sau phúc mạc, kỹ thuật và
kết quả”. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 6, số 2, tr 105‐119
10. Writtaker M., Goligher J.C. (1976), “A comparison of the results
of extraperitoneal and intraperitoneal techniques for
construction of terminal iliac colostomies”, Dis. Colon Rectum,
May‐Jun ; 19 (4), pp. 342‐344.
Ngày nhận bài báo 27‐02‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12‐04‐2013
Ngày bài báo được đăng: 25–09‐2013