Tướng về hưu là một truyện ngắn. Xét vừa dung lượng là vừa đủ thích hợp cho sự tiếp nhận của người đọc. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những câu đơn ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhưng lại chuyển tải được đầy đủ ý đồ tư tưởng của tác giả. Đặc biệt là giọng điệu lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng bao trùm của tác phẩm nhưng càng đọc thì chính cái giọng điệu lạnh lùng ấy lại là chất keo, thu hút sự chú ý của người đọc đến từng suy nghĩ và hành động của nhân vật. Ẩn trong từng câu chữ là thái độ, là tình cảm, là cái tôi của tác giả với những vấn đề tưởng chừng như đơn giản của cuộc sống. Đó là cách đối xử với một người cha về hưu; Đó là cách cư xử với một người mẹ đã lẫn, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, họ hàng
Một bên là “tướng”, một bên là “về hưu”, đấy là cách bắt chước lối chiết tự từ “Oanh liệt”. Một bên là “Oanh” - một bên là “liệt”. Thời oanh và thời liệt . Và một mạch, tôi đã đọc từ chương I cho đến chương XV, vẫn cố giở xem có còn tiếp không. Đã hết ! Vị tướng đã chết ông hy sinh khi trở lại thăm trận địa, sau hơn một năm rời quân ngũ, về hưu. Nguyễn Huy Thiệp không thể viết thêm được nữa khi “coi đây như nén hương thắp nhớ Người”. Và tôi, cũng như muôn vàn độc giả “đã có lòng đọc” không thể không lặng lẽ nhớ Người, thắp lên trong lòng một nén tâm nhang cho vị tướng của một thời. Ông chính là thế hệ của lớp cha anh đã hy sinh tuổi trẻ, cuộc sống, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình, viết lên trang sử oanh liệt, chiến thắng các đế quốc to, mang lại nền độc lập toàn vẹn, thống nhất của đất nước. Còn giờ đây một thế hệ mới kế tiếp, họ sẽ làm gì trong việc kế thừa và phát triển để thực hiện sứ mệnh của mình, vì một đất nước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh dân chủ và hạnh phúc. Một thời đã đi qua, theo qui luật. Chỉ còn lại những bài học là quí giá, hình như Tướng về hưu muốn nói lên điều ấy.
Trở lại với cách viết của Nguyễn Huy Thiệp, dường như ông không muốn lấy lòng độc giả bằng những ngôn từ bóng bẩy. Những con chữ của ông như từ trong cuộc sống chạy thẳng vào trang sách, thô ráp nhưng đầy ắp chất sống, đầy uy lực khiến người đọc không thể cưỡng nổi. Bình dị, cô đúc như những trang tin thông tấn kiệm chữ, kiệm lời. Chọn lọc như không có sự chọn lọc. Sắp đặt như không có sự sắp đặt. “Độc thoại nội tâm, thời gian đồng hiện” (Đặng Anh Đào - “Khi ông Tướng về hưu xuất hiện”). Một lối kể chuyện cổ điển, mộc mạc theo thứ tự đầu trước đuôi sau và trạng thái tâm lý từng nhân vật đi từ đơn giản đến phức tạp Cuộc sống hiện thực cứ thế chảy vào trang sách như sự vốn có của nó.
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN HỌC
PHÊ BÌNH TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRÊN BÁO CHÍ
ÔNG TƯỚNG KHI VỀ HƯU
Tướng về hưu là một truyện ngắn. Xét vừa dung lượng là vừa đủ thích hợp cho sự tiếp nhận của người đọc. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những câu đơn ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhưng lại chuyển tải được đầy đủ ý đồ tư tưởng của tác giả. Đặc biệt là giọng điệu lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng bao trùm của tác phẩm nhưng càng đọc thì chính cái giọng điệu lạnh lùng ấy lại là chất keo, thu hút sự chú ý của người đọc đến từng suy nghĩ và hành động của nhân vật. Ẩn trong từng câu chữ là thái độ, là tình cảm, là cái tôi của tác giả với những vấn đề tưởng chừng như đơn giản của cuộc sống. Đó là cách đối xử với một người cha về hưu; Đó là cách cư xử với một người mẹ đã lẫn, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, họ hàng…
Một bên là “tướng”, một bên là “về hưu”, đấy là cách bắt chước lối chiết tự từ “Oanh liệt”. Một bên là “Oanh” - một bên là “liệt”. Thời oanh và thời liệt . Và một mạch, tôi đã đọc từ chương I cho đến chương XV, vẫn cố giở xem có còn tiếp không. Đã hết ! Vị tướng đã chết ông hy sinh khi trở lại thăm trận địa, sau hơn một năm rời quân ngũ, về hưu. Nguyễn Huy Thiệp không thể viết thêm được nữa khi “coi đây như nén hương thắp nhớ Người”. Và tôi, cũng như muôn vàn độc giả “đã có lòng đọc” không thể không lặng lẽ nhớ Người, thắp lên trong lòng một nén tâm nhang cho vị tướng của một thời. Ông chính là thế hệ của lớp cha anh đã hy sinh tuổi trẻ, cuộc sống, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của thế hệ mình, viết lên trang sử oanh liệt, chiến thắng các đế quốc to, mang lại nền độc lập toàn vẹn, thống nhất của đất nước. Còn giờ đây một thế hệ mới kế tiếp, họ sẽ làm gì trong việc kế thừa và phát triển để thực hiện sứ mệnh của mình, vì một đất nước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh dân chủ và hạnh phúc. Một thời đã đi qua, theo qui luật. Chỉ còn lại những bài học là quí giá, hình như Tướng về hưu muốn nói lên điều ấy.
Trở lại với cách viết của Nguyễn Huy Thiệp, dường như ông không muốn lấy lòng độc giả bằng những ngôn từ bóng bẩy. Những con chữ của ông như từ trong cuộc sống chạy thẳng vào trang sách, thô ráp nhưng đầy ắp chất sống, đầy uy lực khiến người đọc không thể cưỡng nổi. Bình dị, cô đúc như những trang tin thông tấn kiệm chữ, kiệm lời. Chọn lọc như không có sự chọn lọc. Sắp đặt như không có sự sắp đặt. “Độc thoại nội tâm, thời gian đồng hiện” (Đặng Anh Đào - “Khi ông Tướng về hưu xuất hiện”). Một lối kể chuyện cổ điển, mộc mạc theo thứ tự đầu trước đuôi sau và trạng thái tâm lý từng nhân vật đi từ đơn giản đến phức tạp… Cuộc sống hiện thực cứ thế chảy vào trang sách như sự vốn có của nó.
Tướng về hưu được viết vào năm 1986, sau hơn 10 năm chiến tranh kết thúc. Xã hội Việt Nam được hiện ra trong một gia đình, ở một làng quê vùng ngoại thành, nơi giáp danh, tranh tối tranh sáng của chốn văn minh thị thành và văn hoá làng quê. Mười sáu nhân vật trong đó có 15 người và một nhóm người làm nghề đô tuỳ, bao gồm từ tuổi học sinh: chị em My, Vy đến tuổi nghỉ hưu: vị tướng- ông Thuấn.
Họ là quân nhân, trí thức, người lao động… với đủ loại tính cách. Đây là một xã hội thu nhỏ, một giọt nước của biển cả!
Xã hội ấy đang chuyển động, ẩn chứa một sự thai nghén, một sự lột xác hoặc một đòi hỏi như thế. Nhưng xgiá trị của một thời bình quân bao cấp, xẻ chia gian khổ… hình như đã làm tròn bổn phận của một thời đánh giặc cứu nước nay cần thay bằng những giá trị mới: Cạnh tranh; khẳng định, bản lĩnh… để thực hiện mục tiêu sống mạnh mẽ hơn, giàu có hơn. Trong xã hội ấy đồng tiền nổi lên như một thế lực, chỉ huy mọi hoạt động, chi phối nhiều quan niệm về những giá trị được coi là chuẩn mực.
Ông Thuấn - nhân văn cho một thời xưa cũ, một điển hình của nhiều trường hợp về hưu trong xã hội. Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp, tôi liên tưởng đến những người bạn của tôi cũng là những quân nhân - và hiểu vì sao họ và ông Tướng đều khiến tôi yêu và nể trọng. Ở họ có cái nhìn và suy nghĩ “Thuần” hơn, “trong” hơn, nghiêm túc hơn, “nhân văn” hơn và đôi khi hơi “ngây ngô” so với cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Tất cả họ đã làm cho dáng dấp của một cơ chế thị trường dần xuất hiện. Sự vô cảm trước những giá trị đạo đức, đạo lý… mà chúng đã từng là chuẩn mực cơ bản của xã hội. Cái giá trị văn hoá đang trở lại theo kiểu “phú quí sinh lễ nghĩa”.
Chuyện nuôi chó và nuôi vẹt; vấn đề trinh nữ trong xã hội. Thế nào là đạo đức và bóc lọt”. Một cô gái dở hơi và những lá thư giới thiệu, trí thức hay lao động chân tay, cuộc sống làng xã hay sự cô đơn… tất cả thức tỉnh người đọc, chúng đang báo hiệu một điều gì đó khi từ miệng một đứa trẻ con lại thốt ra câu: Có phải ngậm miệng ăn tiền không hở bố!”.
Cuối cùng rồi ông Tướng cũng chết. Nhưng cái chết của ông là một sự “Oanh” chứ không phải “liệt” như khi ông “hưu với gia đình”. Chỉ có điều cái chết của ông khiến tôi cảm thấy thật xót xa. Người Việt Nam chúng ta cho dù có tha phương cầu thực ở đâu chăng nữa nhưng khi chết ai cũng muốn được nằm yên nghỉ tại quê hương - tại nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đó cũng là tâm linh của người việt. Cái tâm linh ấy đã nâng lên thành giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Từ khi là cậu bé đến khi trở thành anh bộ đội, thành vị tướng đến cuối cùng Tướng về hưu và chết! Ông đã sống một cuộc đời “Oanh” thì thật “Oanh” nhưng nó “Cô đơn và lạc loài” quá.