Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn
vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng
đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không
phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).
Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ
không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị, từ,
câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu
ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận
và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện
tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản.
Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn
ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản
nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một
phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối
liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một
phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên
kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp
thường có phép đối đi kèm .Ngoài ra người ta còn chú ý đến những hiện
tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các
hiện tượng tỉnh lược Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tôi
nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó
không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng
sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới
cảm quan của người đọc.Trong các nhà thơ đã từng biết đến chúng tôi nhận
thấy Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ như thế. Ông đã sử dụng hiện
tượng lặp như một thủ pháp để liên kết văn bản.
Tác giả Hữu Thỉnh là tác giả được giảng dạy trong trường phổ thông nên
việc tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của nhà thơ này này là một
việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức cơ bản
về hiện tượng lặp để sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả.
Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài nghiên
cứu:
113 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4583 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ hữu thỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------------
NGUYỄN THỊ HOA
PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP
TRONG THƠ HỮU THỈNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------------
NGUYỄN THỊ HOA
PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP
TRONG THƠ HỮU THỈNH
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số : 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Văn Tình
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................ 7
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................ 7
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
8. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8
Chƣơng I ........................................................................................... 9
CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................... 9
1.1. Một vài nét về ngữ pháp văn bản (NPVB) ............................................... 9
1.1.1. Khái niệm về văn bản ......................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm li ên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến liên
kết văn bản ..................................................................................................... 9
1.2. Hệ thống các phép liên kết văn bản ........................................................ 11
1.2.1. Phép lặp ............................................................................................. 11
1.2.2. Phép đối ............................................................................................. 16
1.2.3. Phép liên tưởng ................................................................................. 19
1.2.4. Phép tuyến tính .................................................................................. 22
1.2.5. Phép thế ............................................................................................. 24
1.2.6. Phép tỉnh lược ................................................................................... 26
1.2.7. Phép nối ............................................................................................. 28
1.3. Vai trò của phép lặp trong liên kết văn bản thơ ..................................... 29
Chƣơng 2 ......................................................................................... 32
PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ PHÁP TRONG THƠ HỮU
THỈNH ............................................................................................ 32
2.1. Lí thuyết về hiện tượng lặp...................................................................... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2.1.1. Hiện tượng lặp ................................................................................... 32
2.1.2. Phép lặp từ vựng ............................................................................... 34
2.1.3. Phép lặp ngữ pháp ............................................................................. 39
2.2. Đôi nét về ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh ....................................................... 41
2.3. Kết quả khảo sát và thống kê phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong
thơ Hữu Thỉnh ................................................................................................. 44
2.3.1. Kết quả phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh .............................. 44
2.3.2. Kết quả phép lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh ........................... 57
2.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 60
Chƣơng 3 ......................................................................................... 62
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA PHÉP LẶP TỪ VỰNG VÀ LẶP NGỮ
PHÁP TRONG THƠ HỮU THỈNH ................................................... 62
3.1. Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng trong thơ Hữu Thỉnh .............. 62
3.1.1. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị nhận thức ............................. 62
3.1.2. Lặp từ vựng góp phần tạo nên giá trị miêu tả ................................. 72
3.1.3. Lặp từ vựng tạo giá trị biểu cảm ...................................................... 74
3.1.4. Lặp từ vựng góp phần tạo nên nhạc điệu cho thơ ........................... 77
3.1.5. Lặp từ ngữ góp phần tạo nên giá trị liên kết.................................... 79
3.2. Giá trị nghệ thuật của phép lặp ngữ pháp ............................................... 86
3.2.1. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên tính nhạc cho thơ ......................... 86
3.2.2. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị nhận thức ........................... 90
3.2.3. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị miêu tả ............................... 97
3.2.4. Lặp ngữ pháp tạo giá trị biểu cảm.................................................. 100
3.2.5. Lặp ngữ pháp góp phần tạo nên giá trị liên kết ............................. 102
3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 107
PHẦN KẾT LUẬN ................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ học trong suốt quá trình phát triển luôn quan niệm câu là đơn
vị cao nhất, hoàn chỉnh nhất. Nhà ngôn ngữ học Mĩ L. Bloomfield đã từng
đưa ra định nghĩa: “Câu là một kết cấu mà trong phát ngôn đang xét không
phải là bộ phận của một kết cấu lớn hơn nào” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm).
Hay một nhà ngôn ngữ học Nga A.A. Refrmatskij cũng nói: “Trong ngôn ngữ
không còn gì và không thể còn gì nữa ngoài các đơn vị: âm vị, hình vị, từ,
câu”. Nhưng trên thực tế các lí thuyết ngôn ngữ xây dựng trong phạm vi câu
ngày càng bộc lộ những hạn chế, không đáp ứng hết được nhu cầu của lí luận
và thực tiễn. Chính vì thế một bộ môn mới ra đời nghiên cứu những hiện
tượng ngôn ngữ ở lĩnh vực trên câu đó là ngôn ngữ học văn bản.
Ngôn ngữ học văn bản là một bộ môn khá mới mẻ trong khoa học ngôn
ngữ. Trong ngữ pháp văn bản thì tính liên kết được xem là đặc điểm cơ bản
nhất bởi các nhà ngôn ngữ học văn bản cho rằng văn bản không phải là một
phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong một văn bản có một mối
liên hệ chặt chẽ. Bất kì một văn bản nào cũng sử dụng một hoặc hơn một
phương thức liên kết và đôi khi còn lồng ghép, đan xen giữa các phép liên
kết: như sử dụng phép thế để tránh lặp từ vựng, hay như trong lặp ngữ pháp
thường có phép đối đi kèm….Ngoài ra người ta còn chú ý đến những hiện
tượng mang chức năng liên kết như: sử dụng từ nối, song hành cú pháp, các
hiện tượng tỉnh lược…Trong số những phương tiện liến kết câu đó chúng tôi
nhận thấy hiện tượng lặp là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó
không chỉ được các nhà nghiên cứu quan tâm mà các nhà thơ, nhà văn cũng
sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cảm quan của người đọc.Trong các nhà thơ đã từng biết đến chúng tôi nhận
thấy Hữu Thỉnh là một trong những nhà thơ như thế. Ông đã sử dụng hiện
tượng lặp như một thủ pháp để liên kết văn bản.
Tác giả Hữu Thỉnh là tác giả được giảng dạy trong trường phổ thông nên
việc tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của nhà thơ này này là một
việc hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức cơ bản
về hiện tượng lặp để sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả.
Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn tiến hành chọn đề tài nghiên
cứu:
“Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh”
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam mãi đến những năm 70 ngữ pháp văn bản và đặc biệt là hiện
tượng lặp đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu và thừa nhận
chúng như một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt. Trong khi đó trên thế
giới ngữ pháp văn bản được hình thành từ những năm 40-50 của thế kỉ XX
với các tên tuổi như: K. Boot, N. S. Pospelov, Z. S. Haris…
Những tác giả tiêu biểu đã đề cập đến hiện tượng này trong các công
trình nghiên cứu như:
Trần Ngọc Thêm, cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”, NXB
GD, 1999.
Đinh Trọng Lạc, cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt”,
NXB GD, Hà Nội.
Nguyễn Minh Thuyết, cuốn ”Tiếng Việt thực hành”, NXB ĐH QG HN,
2001.
Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu cuốn “Tiếng Việt 10”, NXB GD 2000.
Đinh Trọng Lạc cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, NXB GD 1999.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Diệp Quang Ban cuốn “Văn bản và liên kết trong văn bản”, NXB GD
2006.
Trong các tài liệu hiện có về ngôn ngữ học văn bản khái niệm lặp được
hiểu khá rộng và rất nhiều ý kiến khác nhau. Song tựu trung theo các nhà
ngôn ngữ học Việt Nam, hiện tượng lặp được hiểu thống nhất là: “phép lặp là
một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố
đã có ở chủ ngôn” (Trần Ngọc Thêm).
Dưới cấp độ nghiên cứu khác nhau hiện tượng lặp được gọi tên, phân
loại, và có sự khu biệt ở từng tác giả.
Theo Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu trong Tiếng Việt 10, NXB GD
2000, cũng cho những cách gọi tên khác nhau về hiện tượng lặp, chẳng hạn
như lặp từ ngữ được gọi là điệp ngữ và cũng đưa ra những cách định nghĩa
như sau: “Điệp ngữ là cách lặp từ ngữ trong câu hoặc trong cụm từ nhằm tạo
ra sức biểu cảm hoặc làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói”. Các ông phân
chia lặp dựa trên mặt cấu tạo thành: lặp nối tiếp, lặp cách quãng, lặp đầu –
cuối, lặp cuối - đầu, lặp vòng tròn.
Còn Đinh Trọng Lạc khi xem xét hiện tượng lặp lại là một dạng của
phượng tiện tu từ cú pháp ông cũng gọi lặp là điệp ngữ. Từ đó ông định
nghĩa: “Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh
ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh, hoặc gợi xúc cảm trong lòng người đọc,
người nghe”.
Mặc dù có sự khác nhau trong nội hàm khái niệm, và cách gọi tên song
nhìn chung ba tác giả Đinh Trọng Lạc, Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu đều
đã chỉ ra được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng lặp.
Đến với Trần Ngọc Thêm, ta thấy tác giả đã bắt đầu hệ thống hoá các
phương tiện liên kết của văn bản tương đối chi tiết. Trong cuốn Hệ thống liên
kết văn bản tiếng Việt, tác giả coi hiện tượng lặp là một phương tiện liên kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
văn bản.Vì từ quan niệm này, cho phép các nhà nghiên cứu mở rộng hướng
quan sát để chỉ ra các quy tắc liên kết các phát ngôn thông qua hiện tượng lặp.
Nó đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho những người nghiên cứu ngôn ngữ
học nói chung và nghiên cứu văn bản nói riêng.
Còn trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã
nghiên cứu hiện tượng lặp như một phương thức liên kết văn bản nhưng ông
đề cập nhiều về phương diện lí luận mà chưa thực sự đi sâu vào mặt biểu hiện
của chúng trên văn bản.
Tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ kể trên xét về
phương diện lý luận đều là những thành tựu có giá trị trong công tác giảng
dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Việt nói chung. Song, những công trình nghiên
cứu ấy còn nằm trên bình diện rộng. Nó chưa thể đi vào tìm hiểu hết ý nghĩa
và tác dụng của hiện tượng lặp ở từng tác giả và tác phẩm cụ thể.
Hưu Thỉnh đã góp mặt trên thi đàn văn học Việt Nam với rất nhiều tác
phẩm có giá trị, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Nhưng những
công trình khoa học nghiên cứu, phê bình đã có những đánh giá, phân tích về
mọi mặt như: nội dung, hình thức, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ... Trong sáng tác
của Hữu Thỉnh, chưa có một công trình chuyên biệt nào đề cập đến hiện
tượng lặp được sử dụng như một phương thức liên kết văn bản.
Với tình hình đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu hiện
tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh quả là một công việc khó khăn nhưng
rất bổ ích, lý thú.
Trong luận văn này trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt
được ở mặt lý luận, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu trong những tác phẩm cụ
thể để làm rõ cách sử dụng và giá trị của hiện tượng lặp - một hiện tượng khá
phổ biến trong sáng tác của nhiều tác giả. Tư liệu mà chúng tôi khảo sát cụ
thể là nhà thơ Hữu Thỉnh với các tác phẩm thơ của ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
3. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra các hiện tượng lặp từ vựng, lặp ngữ pháp trong các câu thơ của
Hữu Thỉnh.
- Nghiên cứu giá trị của hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong các câu
thơ của Hữu Thỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng những kiến thức cơ bản của các nhà nghiên cứu đi trước để
tìm hiểu về hiện tượng lặp trong các sáng tác của Hữu Thỉnh.
- Miêu tả cơ chế biểu hiện của hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp
trong thơ Hữu Thỉnh.
- Miêu tả giá trị của hiện tượng lặp trong sáng tác của Hữu Thỉnh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lí luận: Qua việc xem xét hiện tượng lặp sử dụng trong sáng tác
của Hữu Thỉnh chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu
phong cách tác giả qua việc miêu tả một thủ pháp liên kết văn bản.
Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn
các giá trị ngữ nghĩa của thơ Hữu Thỉnh. Giúp cho việc cảm thụ, giảng dạy
thơ trong nhà trường được tốt hơn, sinh động hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Với khuôn khổ của luận văn chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu tất
cả các tập thơ của Hữu Thỉnh. Chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu
tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố”.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
7.1. Phương pháp khảo sát thống kê ngôn ngữ học
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát thống kê hiện tượng lặp
trong sáng tác của Hữu Thỉnh.
Trên cơ sở khảo sát, thống kê sẽ phân loại tư liệu thành các tiểu loại để
miêu tả.
7.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
Từ kết quả thống kê phân loại được chúng tôi tiến hành so sánh đối
chiếu và đưa ra nhận xét về hiện tượng lặp được sử dụng như thế nào trong
sáng tác của Hữu Thỉnh.
7.3. Phương pháp phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích, mô tả làm sáng
tỏ ý nghĩa, giá trị mà hiện tượng lặp mang lại trong văn bản thơ của Hữu
Thỉnh.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương.
- Chương I: Cơ sở lý luận.
- Chuơng II: Phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong thơ Hữu Thỉnh.
- Chương III: Giá trị nghệ thuật của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp
trong thơ Hữu Thỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Chƣơng I
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Một vài nét về ngƣ̃ pháp văn bản (NPVB)
1.1.1. Khái niệm về văn bản
* Quan niệm thƣ́ nhất
“Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ , nó là một
thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung , hoàn chỉnh về hình thức . [5,
tr.19].
* Quan niệm thƣ́ hai
“Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi câu được sắp xế p theo hình
tuyến tính và có tổ chức chặt chẽ , trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết của
văn bản . Mỗi đơn vị của văn bản tổ hợp gắn bó với nhau tạo thành một cấu
trúc hoàn chỉnh , nhằm thực hiện một ý đồ giao tiếp c hung”. [Lê A, Đình Cao,
Làm văn, Nxb GD, 1989].
1.1.2. Khái niệm liên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến
liên kết văn bản
1.1.2.1. Khái niệm liên kết văn bản
Liên kết văn bản là một mạng lưới các mối liên hệ và quan hệ giữa các
câu, các đoạn, các phần… trong mỗi văn bản .
1.1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến liên kết văn bản
* Khái niệm chủ ngôn và kết ngôn
Trong hai câu liên kết với nhau , có một câu chứa đựng chỉ ra sự liên kết
của nó v ới câu còn lại - câu đó được gọi là kết ngôn . Câu còn lại có vai trò
độc lập hơn được gọi là chủ ngôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Như vậy chủ ngôn là phát ngôn tiền đề, phát ngôn đứng làm chủ. Còn kết
ngôn là phát ngôn liên kết với các phát ngôn khác. Đó là nói theo quan hệ
giữa hai câu đang xét. Trên thực tế, một kết ngôn này lại có thể là chủ ngôn
của phát ngôn khác.
Ví dụ:
(1)Đánh mắng lắm, nó mụ người đi đấy.(2) Mà mình bắt nó làm vừa vừa
chứ.
(Nam Cao)
Trong ví dụ trên, câu (1) liên kết với câu (2) – câu (1) là chủ ngôn (phát
ngôn đứng làm chủ), còn câu (2) chứa những dấu hiệu liên kết với câu (1) (từ
nối mà và từ nó)- đó là kết ngôn (phát ngôn liên kết).
* Khái niệm yếu tố liên kết , kết tố, chủ tố.
Những yếu tố trực tiếp tham gia thể hiện sự liên kết ở chủ ngôn và kết
ngôn được gọi là các yếu tố liên kết . Yếu tố liên kết ở kết ngôn được gọi là
kết tố, yếu tố liên kết ở chủ ngô n được gọi là chủ tố .
Ví dụ:
“Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chƣa nản chỉ vì có lẽ tôi tin vào
ông cụ”.
(Nam Cao)
Ở ví dụ này yếu tố liên kết là từ “nản” và cụm từ “chƣa nản”. Từ “nản”
là chủ tố còn từ “chƣa nản” là kết tố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
* Khái niệm câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa
Trong hai câu liên kết với nhau nếu câu nào hoàn chỉnh về nội dung , ta
có thể hiểu được nó mà không cần sự hỗ trợ của câu còn lại hoặc ngữ cảnh ,
câu đó là câu tự nghĩa .
Câu hợp nghĩa là câu không độc lập về nghĩa , muốn hiểu được nó ta phải
dựa vào nghĩa của câu khác hoặc ngữ cảnh .
Ví dụ:
(1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. (2) Đó là một truyền thống
quý báu của ta”
(Hồ Chí Minh)
Xét ví dụ trên câu (1) là câu tự nghĩa, câu (2) là câu hợp nghĩa.
1.2. Hệ thống các phép liên kết văn bản
1.2.1. Phép lặp
1.2.1.1. Khái niệm phép lặp
Phép lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết
ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn . [20, tr.87].
1.2.1.2. Phân loại phép lặp
Phép lặp có cả hai yếu tố liên kế t là chủ tố và kết tố được gọi là lặp tố .
Tùy thuộc và tính chất của lặp tố mà phép lặp có thể chia thành 3 dạng sau :
lặp ngữ âm, lặp từ ngữ và lặp ngữ pháp .
* Lặp ngữ âm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Là một dạng thức của phương thức lặp thự c hiện ở việc sử dụng trong kết
ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết , số lượng ấm tiết , khuôn vần , phụ âm
đầu, thanh điệu… ) đã có ở chủ ngôn.
Ví dụ:
“Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng cho mẹ nấu cơm”
(Ca dao)
Trong ví dụ trên , vần “ang” ở âm tiết “bang” được lặp lại ở âm tiết
“sàng”.
- Phân loại lặp