Phong tục tập quán và văn hóa tín ngưỡng Campuchia

Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan và nằm giữa các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào. Quốc gia này có 2.572 km đường biên giới, trong đó với Việt Nam là 1.228 km, với Thái Lan là 803 km và với Lào là 541 km, cùng với 443 km đường bờ biển. Campuchia có diện tích 181.040 km². Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới; điểm cực nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10° vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình vuông, phía bắc giáp Thái Lan và Lào, phía đông và đông nam giáp Việt Nam, còn phía tây nam và tây là vịnh Thái Lan và Thái Lan. Phần lớn diện tích Campuchia là các đồng bằng gợn sóng và gần như nằm ở trung tâm. Sông Mê Kông, chảy từ bắc đến nam đất nước và là con sông dài thứ 12 trên thế giới.

pptx37 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phong tục tập quán và văn hóa tín ngưỡng Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM Thành viên nhóm:PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG CAMPUCHIA1. Khái quát về vị trí địa lý và lịch sử đất nước Campuchia2. Đôi nét về văn hóa Campuchia Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan và nằm giữa các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào. Quốc gia này có 2.572 km đường biên giới, trong đó với Việt Nam là 1.228 km, với Thái Lan là 803 km và với Lào là 541 km, cùng với 443 km đường bờ biển. Campuchia có diện tích 181.040 km². Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới; điểm cực nam của Campuchia chỉ nằm khoảng trên 10° vĩ Bắc. Lãnh thổ Campuchia có hình vuông, phía bắc giáp Thái Lan và Lào, phía đông và đông nam giáp Việt Nam, còn phía tây nam và tây là vịnh Thái Lan và Thái Lan. Phần lớn diện tích Campuchia là các đồng bằng gợn sóng và gần như nằm ở trung tâm. Sông Mê Kông, chảy từ bắc đến nam đất nước và là con sông dài thứ 12 trên thế giới.1. Lịch sử Người dân Campuchia, từ cụ già cho đến những em nhỏ, đều có một niềm tự hào vô bờ bến mỗi khi nhắc đến lịch sử của dân tộc. Những người Campuchia đầu tiên xuất hiện và định cư ở đây vào khoảng những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, trải qua các cuộc binh biến các triều đại thay nhau cai quản đất nước cho đến ngày nay. Nhưng Campuchia phát triển hùng mạnh nhất vào khoảng thế kỷ thứ IX cho đến thế kỷ XIII, chính giai đoạn này đã viết lên những trang sử hào hùng nhất của dân tộc Campuchia với “nền văn minh Khmer”, với Angkor Wat, quần thể Angkor – di sản thế giới và hàng loạt những kỳ tích khác tạo nên một huyền thoại bất tử Angkor. Chính những huyền thoại ấy đã tạo sức mạnh cho nhân dân Campuchia chiến đấu và chiến thắng biết cuộc nội chiến lẫn ngoại chiến và giành độc lập dân tộc. Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo. Nền văn hóa và văn minh Ấn Độ bao gồm cả nghệ thuật và ngôn ngữ đã vươn đến lục địa Đông Nam Á khoảng vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người ta cho rằng, những nhà buôn đi bằng đường biển đã mang phong tục và văn hóa Ấn Độ đến các cảng dọc theo Vịnh Thái Lan và vùng Thái Bình Dương khi họ buôn bán với Trung Quốc. Quốc gia đầu tiên hấp thụ nền văn hóa và văn minh này là Phù Nam. Vào những thời điểm nhất định, Cao Miên cũng hấp thụ các yếu tố của văn hóa Java, Trung Hoa, Lào và Thái Lan. Đa số dân Campuchia (gần 90%) là người Khmer và một tỷ lệ lớn hơn thế nói tiếng Khmer. Các ngôn ngữ khác được sử dụng ở Campuchia có: tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Việt và tiếng Anh (đang ngày càng trở nên phổ biến). Campuchia có 90% dân số theo Phật giáo Thượng toạ bộ, và phần đa số còn lại theo Hồi giáo, thuyết vô thần, hoặc thuyết vật linh.2. Tín ngưỡng Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.* Những đóng góp của Phật giáo đối với đất nước Campuchia Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nỗ lực không mệt mỏi trong hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á, điển hình như đất nước Campuchia đã tôn Phật giáo lên địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí đóng góp phần lựa chọn cả những con người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp. . . . Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp, Angkor.v.v Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước Campuchia nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.* Kiến Trúc Chùa Chiền Văn hóa Campuchia Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Campuchia nó cũng giống như cơm ăn và nước uống vậy. Chính vì vậy tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia; điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác. Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Chính sự pha trộn hòa quyện 2 tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”.3. Giao tiếp - Người Campuchia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác giữa người với người. - Cách chào hỏi truyền thống là cuối người cùng với động tác chắp tay trước ngực (tương tự như động tác đặt tay khi cầu nguyện của Phật giáo). - Một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện sẽ cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn. - Đối với người ngoại quốc, người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay, tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách chào truyền thống đối với khách. - Nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở nước này rất đơn giản: đáp lại tất cả những lời chào mình nhận được. - Ở Campuchia, để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường thêm từ "Lok" đối với đàn ông và "Lok Srey" đối với phụ nữ trước họ hoặc họ và tên đầy đủ.3. Văn hóa tặng quà - Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul Chnam). - Không giống các nền văn hóa khác, người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật và sinh nhật không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất nhiều người ở thế hệ trước thường không nhớ chính xác ngày sinh của mình. - Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món quà nhỏ. - Tránh tặng dao. - Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc. - Nên dùng cả hai tay khi trao quà. - Không được mở quà ngay sau khi nhận.4. Ẩm thực Campuchia là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên thế giới để cho những ai có tình yêu dành cho ẩm thực Phương Đông ghé thăm. Cũng như tôn giáo, ẩm thực Campuchia tiếp thu và chịu ảnh hưởng nhiều phong cách ẩm thực của các nước láng giềng đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Bất cứ món ăn nào, nấu theo cách nào thì cũng rất nhiều gia vị (giống các món ăn của Ấn Độ) và béo (giống đồ ăn Trung Hoa). Nhưng trên hết văn hóa ẩm thực Campuchia vẫn tạo cho mình những nét độc đáo riêng, những ấn tượng riêng và cũng đủ làm hài lòng những thực khách sành ăn nhất. Có một “Biển Hồ” mênh mông tôm cá, một bờ biển dài vô số hải sản quý hiếm và dường như không bao giờ cạn kiệt. Đó là lý do vì sao những món ăn truyền thống của người Campuchia đa số được làm từ cá và các loại hải sản khác. Từ cá nướng, cá hấp, cá kho cho đến những món mắm thơm ngon, nổi tiếng chinh phục biết bao nhiêu “tâm hồn ăn uống” của du khách quốc tế khi đến nơi đây. Với hệ thống những khách sạn, nhà hàng, quán ăn có mặt khắp mọi nơi ở bến xe, ở trên đường đi và ở xung quanh những địa điểm du lịch. Bạn chắc chắn sẽ không thể kiềm chế khi đi ngang qua món con cá lóc cuốn trong bẹ chuối và đang nướng trên bếp than hồng mùi cá chín thơm lừng sẵn sàng chinh phục bất cứ thực khách khó tính nhất. Bạn cũng sẽ không khỏi bị cuốn hút bởi những món côn trùng như: kiến, cào cào, bọ cạp những con kiến chiên giòn béo ngậy nếu không thử chắc chắn sẽ phí nửa cuộc hành trình đó. Ngoài ra còn rất nhiều nhiều món ăn khác nữa rất mới lạ nhưng cũng cực kỳ thơm ngon.+ Cơm Lam Có lẽ cơm Lam cũng không xa lạ với người Việt Nam chúng ta nhưng lại càng không phải xa lạ với người dân Campuchia; nhưng món cơm Lam của người Campuchia thì lại khác đấy. Đây là một món ăn đặc sản và cũng được nấu vào những dịp đặc biệt như lễ hội, tiệc tùng. Quy trình làm món cơm Lam của người Campuchia rất công phu và tỉ mỉ, chọn loại gạo nếp cực kỳ thơm ngon, bỏ vào các ống lứa còn tươi (những cây lứa này không già quá mà cũng không được non quá) sau đó nướng trên các bếp than rực hồng cho đến khi nào ngửi thấy mùi thơm là chín và có thể thưởng thức ngay.+ Các món côn trùng Ẩm thực CampuchiaCôn trùng là món ăn mà có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất và cũng khó ăn nhất của các du khách quốc tế đặc biệt là du khách Việt Nam. Nhưng đó lại là món ăn ngon nhất, được ưa thích nhất của người dân Campuchia. Các loại côn trùng từ kiến, nhện, bò cạp đủ loại đều trở thành nguồn cảm hứng của những món ăn đầy chất dinh dưỡng. Hãy ăn thử món “trứng chiên trứng kiến” chắc chắn bạn sẽ kêu thêm một dĩa nữa sau khi ăn xong, món nhện chiên giòn, béo ngậy chắc chắn sẽ chinh phục khẩu vị của du khách tới đất nước này.+ Các món nướng Món ăn của người Campuchia được chế biến rất đa dạng nhưng nướng vẫn là nguồn cảm hứng chủ đạo cho các món ăn. Bạn sẽ gặp những món nướng ở mọi nơi, quán ăn, nhà hàng nào bạn cũng có thể thất một bếp than hồng rực lửa để ngay ngoài cửa. Đừng quên thưởng thức các món hải sản nướng thơm ngon đầy chất dinh dưỡng, các món thịt rừng tẩm đầy gia vị nướng cũng đầy hấp dẫn, nhưng cũng phải một lần thưởng thức qua món cà cuống nướng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Nhà hàng xuất hiện ở khắp nơi trong các thành phố, được thiết kế theo kiểu truyền thống hoặc đơn giản không cầu kỳ nhưng cũng rất sạch sẽ và thoáng mát. 5. Văn hóa ăn uống - Cách ứng xử tại bàn ăn của người Campuchia khá trang trọng - Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh; - Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ để tránh phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự; - Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên; - Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.6. Âm nhạc Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách giống Thái Lan và Lào tương tự nhau. 3 trong 5 nhạc cụ trong dàn ngũ âm : đàn Khhim, đàn krapeu (còn gọi là đàn takhe), trống Skor Sampho (Campuchia): Trống hai mặt. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc bò, với dây căng xung quanh. Âm thanh của trống được chỉnh bằng cách bôi hỗn hợp bột ...7.Lễ hội Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar - những nước có nền văn minh nông nghiệp. Lễ năm mới (Chôn Chơ Nan Thơ Mây) là lễ hội quan trọng nhất được diễn ra vào những ngày trăng khuyết (13, 14, 15 tháng 3 âm lịch của Người Việt). Lễ hội lấy ruộng tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng. Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư. Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng. Quốc khánh Campuchia được tổ chức vào ngày 9 tháng 11 hàng năm kỉ niệm ngày chiến thắng thực dân Pháp vào năm 1953 Lễ Noel dành riêng cho đồng bào Công Giáo ở Campuchia. Mặc dù là một nước Phật Giáo nhưng lễ này ở Campuchia cũng được tổ chức khá rầm rộ. Lễ hội đua ghe - hay lễ hội Bon Om Thook (còn gọi là Lễ hội nước) tại Campuchia bắt nguồn từ rất lâu trong lịch sử nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ hội được tổ chức vào đúng lúc nước sông Mê Kông bắt đầu chu kỳ cạn của nó. Có rất nhiều nơi tổ chức lễ hội đua ghe nhưng tập trung đông nhất là lễ hội tổ chức tại thủ đô Phnom Penh trên sông Tonle Sap (có nghĩa là sông ngọt) ngay phía trước mặt Cung điện Hoàng Gia Campuchia. Đây cũng chính là thời điểm duy nhất trong năm Tonle Sap có hiện tượng đổi dòng chảy của nó. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 11 đến 13 tháng 11 dương lịch). Lễ hội Té Nước Chol Chnam Thmay của người Campuchia cũng diễn ra cùng một thời điểm với Lào, từ ngày 13-15 tháng 4 hàng năm. Lễ hội Té Nước là dịp để người dân Campuchia hướng về Đức Phật và mừng năm mới. Trong những ngày này, khắp nơi đều trang trí đèn hoa rực rỡ, nhất là những ngôi chùa, những con đường dẫn đến Hoàng Cung. Ngày đầu năm, người dân Campuchia mặc đồ đẹp, lên chùa lễ phật và làm lễ dâng cơm cho các nhà sư trong chùa để thể hiện sự tôn kính và cầu bình an cho cả gia đình. Các phật tử còn làm lễ té nước lên tượng Phật và các vị sư sãi cao niên trong chùa bằng nước thơm để tỏ lòng tôn kính. Sau đó, mọi người từ người già đến trẻ nhỏ vui vẻ té nước vào nhau thay cho lời chúc tốt lành dịp đầu năm. Người Campuchia cũng tổ chức nhiều trò chơi dân gian, ca hát và cùng nhau múa vũ điệu Apsara truyền thống ở các phum sóc. Giống như người Lào, Campuchia cũng có tục lệ đắp núi cát. Họ đắp cát thành 8 hoặc 4 ngọn núi nhỏ ở các hướng và 1 ngọn núi lớn ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ để cầu mưa thuận gió hòa, cầu hạnh phúc cho mọi người. Ở một số vùng, người dân Campuchia còn thay thế cát bằng gạo, bánh hoặc trái cây.8. Thể thao Ngành thể thao Campuchia đã và đang phát triển trong vòng hơn 30 năm qua. Bóng đá phổ biến như một môn thể thao đặc biệt. Các môn võ thuật Bokator, Pradal Serey (Khmer kick boxing) và môn đấu vật Khmer truyền thống được chơi rộng rãi trên cả nước.9. Văn học Nổi tiếng nhất là thể loại trường ca Riêm Kê là thể loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ. Tác phẩm được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế kỉ và không ngừng được bổ sung để trở thành quốc bảo của nền văn học Campuchia.9. Múa Khmer - Với hơn 90% người dân Campuchia theo đạo Phật vì vậy lễ hội và chùa chiền với người dân Campuchia diễn ra rất nhiều. Những điệu nhảy, điệu múa những bài ca trong các dịp lễ hội cũng mang hơi thở và linh hồn của Phật giáo. Nhưng trong các lễ hội của đạo Hindu có vẻ phong phú hơn về các điệu nhảy, và các bài nhạc như dàn nhạc cổ “Pin Peat” với đầy đủ nhạc cụ chủ yếu làm từ tre, lứa, gỗ Nghệ thuật múa cổ xưa ca ngợi đấng tạo hóa của Hindu giáo, nghệ thuật múa cung đình có nguồn gốc từ nhân vật “Apsara” trong truyền thuyết của đạo Hindu Campuchia với hàng chục dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những làn điệu nhảy múa khác nhau chắc chắn du khách sẽ có những bữa tiệc nghệ thuật văn hóa khó quên. - Đến Campuchia, du khách dễ dàng bắt gặp những thiếu nữ xinh đẹp múa điệu apsara bên các ngôi đền cổ, bên các dòng sông hay cung điện tráng lệ. - Tháng 12-1995, điệu múa đã được thế giới ghi nhận tại quần thể đền Angko, như một biểu tượng của tình yêu và hòa bình. - Theo Ấn Độ giáo, Apsara là những tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, cử chỉ thanh thoát, duyên dáng và múa hát điêu luyện, họ là vợ của các nhạc công nơi tiên giới Gandharva, thường đàn ca, múa hát cho các vị thần. Apsara đồng thời là các tì nữ hầu hạ thần Indra vua của các vị thần, hiện thân của chiến tranh, dông bão, mưa gió.* Vũ điệu Apsara Đặc trưng của điệu múa là một vũ nữ Apsara dẫn đầu nhóm vũ nữ trình diễn các động tác tinh tế như những nàng tiên vui chơi giữa khu vườn hồng, nơi mà họ chính là một phần vẻ đẹp của vườn hồng. Những động tác múa rất chậm rãi và tinh tế thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật múa Apsara không giống như hầu hết các điệu múa khác trên thế giới. Apsara du nhập vào Campuchia từ khoảng thế kỷ thứ I, cùng với Ấn Độ giáo và nghệ thuật này phát triển mạnh cùng với kỷ nguyên Angkor. Từ thời kỳ Angkor, Apsara là điệu múa kinh điển chỉ dành cho nhà vua thưởng thức trong các dịp lễ trọng đại, cũng như vinh danh các vị thần. Người ta ước lượng, vào triều đại của vua Jayavarman VII, có đến 3,000 vũ nữ Apsara phục vụ trong triều đình. Một con số rất ấn tượng nếu so sánh với dân số của kinh thành lúc bấy giờ. Múa Apsara ở Campuchia ngoài nguồn gốc Ấn Độ giáo nói trên, tới thế kỷ 13 còn là điệu múa lấy cảm hứng bởi những nghệ thuật chạm khắc Apsara và nghệ thuật điêu khắc Angkor tinh xảo có thể thấy rất nhiều tại các đền đài cổ của người Khmer. Vì thế điệu múa này ngày càng mang dấu ấn Khmer hơn là Ấn Độ. Apsara cũng bị tàn lụi cùng với văn minh Angkor, và đến thế kỷ 15 trở đi hầu như tồn tại rất mờ nhạt. Cho đến gần đây, Apsara được phát triển trở lại từ cuối những năm 1940 nhờ công của hoàng hậu Sisowath Kossamak, cháu gái của bà là công chúa Bopha Devi con gái vua Sihanouk là ngôi sao đầu tiên của nghệ thuật múa Apsara. Các điệu múa Apsara ngày nay được phát triển cho sân khấu hiện đại thường ngắn hơn, phóng khoáng và thoải mái hơn phần lớn những điệu múa kinh điển, tuy nhiên vẫn lưu giữ được sự hoàn hảo trong từng bước di chuyển và vẫn mang đậm dáng vẻ và linh hồn của các điệu múa kinh điển.THE ENDXIN CHÀO VÀ HẸN GẶP CÁC CÔ VÀ BẠN MỘT NGÀY GẦN NHẤT Ở ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA