Đánh giá tổng hợp, phân cấp các loại cảnh quan theo mức ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét, trên cơ sở các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành lũ quét như nhóm các loại đất theo độ thấm nước, độ kháng xói đất và các hệ sinh
thái theo mức độ giảm dòng chảy mặt được xét trong kiểu địa hình (lớp, phụ lớp cảnh quan) và dạng địa mạo (hạng
cảnh quan), nền nhiệt ẩm (hệ, phụ hệ cảnh quan), tương quan nhiệt ẩm (kiểu cảnh quan) là các lớp thông tin để thành
lập bản đồ cảnh quan cho nghiên cứu lũ quét. Kết quả cho thấy, nguy cơ lũ quét ở cấp I, II (thấp và rất thấp) chiếm:
116.760 ha (16,4 %), cấp III (trung bình) chiếm 375.365 ha (52,6 %), cấp IV, V (cao và rất cao) chiếm 221.839 ha
(31,1% diện tích toàn huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp đánh giá, phân loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CẢNH QUAN
THEO MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUY CƠ LŨ QUÉT
Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Nguyễn Thị Thu Hiền1*, Nguyễn Thị Kim Chương2
1Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng,
2Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*Email: hiennguyenlqd77@gmail.com
Tóm tắt: Đánh giá tổng hợp, phân cấp các loại cảnh quan theo mức ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét, trên cơ sở các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành lũ quét như nhóm các loại đất theo độ thấm nước, độ kháng xói đất và các hệ sinh
thái theo mức độ giảm dòng chảy mặt được xét trong kiểu địa hình (lớp, phụ lớp cảnh quan) và dạng địa mạo (hạng
cảnh quan), nền nhiệt ẩm (hệ, phụ hệ cảnh quan), tương quan nhiệt ẩm (kiểu cảnh quan) là các lớp thông tin để thành
lập bản đồ cảnh quan cho nghiên cứu lũ quét. Kết quả cho thấy, nguy cơ lũ quét ở cấp I, II (thấp và rất thấp) chiếm:
116.760 ha (16,4 %), cấp III (trung bình) chiếm 375.365 ha (52,6 %), cấp IV, V (cao và rất cao) chiếm 221.839 ha
(31,1% diện tích toàn huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).
Từ khóa: Lũ quét, huyện miền núi, bản đồ cảnh quan, tai biến môi trường, Quảng Nam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lũ quét là loại thiên tai xảy ra bất thường sau những trận mưa lớn tại các lưu vực sông suối miền núi, nơi
có độ chênh cao địa hình lớn, sườn dốc mạnh. Khi lượng mưa lớn vượt quá mức bão hòa mặt đệm được tích
dồn trên bề mặt sườn lưu vực tạo nên dòng chảy lũ có động năng lớn cuốn theo các vật chất rắn như đất đá, cây
cối, nhà cửa, đó là hiện tượng lũ quét. Lũ quét diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng sức phá hủy môi trường
rất lớn.
Lũ quét diễn ra trong các lưu vực sông, vì thế đơn vị lãnh thổ cơ sở để nghiên cứu các quá trình động lực
phát sinh lũ quét là tiểu lưu vực sông (lưu vực cấp 3 hoặc 4). Động năng hình thành lũ quét là năng lượng dòng
chảy mặt - hệ quả tương tác của 2 quá trình động lực phát sinh lũ quét, đó là quá trình địa mạo động lực và thủy
văn động lực. Năng lượng dòng chảy mặt chịu sự điều tiết của các nhân tố bề mặt cảnh quan là lớp phủ thổ
nhưỡng và lớp phủ thực vật ẩn chứa tác nhân con người và được xét trong hệ thống phân vị cảnh quan trên nền
tảng rắn và nền nhiệt ẩm. Điều này lý giải vì sao phải tiếp cận cảnh quan trong nghiên cứu nguy cơ lũ quét.
Thành lập bản đồ cảnh quan, đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố cảnh quan đến các quá trình động
lực phát sinh lũ quét là cách tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp thể hiện mối liên kết giữa phân tích lưu vực về
động lực phát sinh lũ quét với phân tích cảnh quan về khả năng điều tiết của cảnh quan trong sự hình thành
nguy cơ lũ quét.
Phương pháp đánh giá phân loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét nội dung bài báo trình
bày là phương pháp đánh giá cảnh quan về các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét theo tiểu lưu vực. Mục đích
để thành lập bản đồ phân cấp nguy cơ lũ quét theo tiểu lưu vực ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Các nhân tố cảnh quan ảnh hưởng trực tiếp đến động năng dòng chảy mặt sinh lũ quét là lớp phủ thổ nhưỡng
và lớp phủ thực vật. Tuy nhiên, hệ quả ảnh hưởng của 2 nhân tố này đến năng lượng dòng chảy mặt chịu sự chi
phối tổng hợp của các nhân tố cấu thành đơn vị cảnh quan được phân chia trong một hệ thống phân loại cảnh
quan. Nhóm loại đất hoặc nhóm hệ sinh thái cùng cấp về khả năng ảnh hưởng đến dòng chảy mặt sẽ có ảnh hưởng
đến nguy cơ lũ quét khác nhau, còn tùy đơn vị loại cảnh quan đó thuộc kiểu địa hình, dạng địa mạo, kiểu sinh khí
hậu nào. Các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam về cơ bản có sự đồng nhất về điều kiên sinh khí hậu (nền tảng nhiệt
và tương quan nhiệt ẩm với kiểu cảnh quan rừng nhiệt đới mưa ẩm thường xanh - Đai á nhiệt ở độ cao trên 1.000 m
chỉ < 1 % diện tích toàn khu vực). Do vậy, sự phân hóa về kiểu địa hình, dạng địa mạo, các loại đất và các kiểu hệ
sinh thái là các lớp thông tin cần cho sự thành lập bản đồ cảnh quan nghiên cứu lũ quét tại các huyện miền núi tỉnh
Quảng Nam.
Phương pháp đánh giá, phân loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét 145
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Mục tiêu thành lập bản đồ cảnh quan cho nghiên cứu lũ quét quy định việc lựa chọn hệ thống phân loại, các cấp
phân loại, đơn vị cơ sở phân loại, các nhân tố cảnh quan, các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu. Phương pháp thành lập
bản đồ cảnh quan cho nghiên cứu lũ quét tai các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam phải giải quyết các nội dung này.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Hệ thống phân loại
Xây dựng hệ thống phân loại là bước đầu tiên và rất quan trọng trong thành lập bản đồ cảnh quan cho nghiên
cứu nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống phân loại cảnh quan
của các tác giả trong và ngoài nước cũng như xét đến tính cấp thiết cho ứng dụng phục vụ nghiên cứu nguy cơ lũ
quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, tiến hành xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan cho khu vực nghiên
cứu nhằm mang tính gắn kết thực tiễn với khoa học lý luận hiện tại.
Đề xuất hệ thống phân loại với các cấp đơn vị: Theo nền tảng nhiệt ẩm: Hệ cảnh quan → Phụ hệ cảnh quan
→ Kiểu cảnh quan; Theo nền tảng rắn: Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Hạng cảnh quan. Liên kết cột và
hàng ma trận, đơn vị cấp loại cảnh quan có sự đồng nhất về nhóm loại đất (theo cột) và nhóm loại hệ sinh thái
(theo hàng) đồng cấp là đơn vị cơ sở dùng để đánh giá ảnh hưởng của cảnh quan đến nguy cơ lũ quét tại khu vực
nghiên cứu.
2.2.2. Lựa chọn các nhân tố, các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu cho mỗi bậc phân loại cảnh quan
- Lớp và phụ lớp cảnh quan: Kiểu địa hình với đặc trưng về độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối là các tiêu
chí để phân các lớp và phụ lớp cảnh quan.
+ Lớp cảnh quan núi: có độ cao > 500 m, độ cao tương đối > 100 m, chia làm 2 phụ lớp cảnh quan: phụ lớp
cảnh quan núi trung bình có độ cao > 1.000 m và phụ lớp cảnh quan núi thấp ở độ cao 500 - 1.000 m.
+ Lớp cảnh quan đồi: có độ cao < 500 m, độ cao tương đối từ 25 - 100 m được chia 2 phụ lớp cảnh quan: Phụ
lớp cảnh quan đồi cao: độ cao 100 - 500 m và phụ lớp cảnh quan đồi thấp < 100 m.
+ Lớp cảnh quan thung lũng và vùng trũng giữa núi.
- Hạng cảnh quan: Nhóm dạng địa hình đồng nhất về phát sinh và quá trình địa mạo ưu thế. Khu vực nghiên
cứu được phân chia ra 4 hạng cảnh quan sau:
+ Hạng cảnh quan địa hình ưu thế do quá trình bóc mòn tổng hợp, bề mặt san bằng.
+ Hạng cảnh quan địa hình ưu thế do quá trình bóc mòn, bề mặt sườn.
+ Hạng cảnh quan địa hình núi lửa.
+ Hạng cảnh quan địa hình ưu thế dòng chảy.
- Loại cảnh quan: tổ hợp nhóm loại đất và kiểu hệ sinh thái.
Các loại đất có đặc tính tương đồng về thành phần cơ giới, về cấu trúc hạt, độ thấm, độ kháng xói được
gộp vào một nhóm cùng ảnh hưởng đến dòng chảy mặt và nguy cơ lũ quét. Khu vực nghiên cứu có 4 nhóm
loại đất sau:
+ Nhóm loại đất có dòng chảy mặt mạnh, nguy cơ lũ quét cao (Fs, Fk, Fe, Ev, E);
+ Nhóm loại đất có dòng chảy mặt tương đối mạnh (Fa, Ha, Hs, Hq);
+ Nhóm loại đất có dòng chảy trung bình (Eq, X, Xa, Fp, D, Pc, Ff);
+ Nhóm loại đất có dòng chảy mặt yếu, độ thấm nước cao (C, Cc, Pbc, Pj, Pg).
Hệ sinh thái được chia làm 5 loại:
1. Hệ sinh thái rừng ít bị tác động;
2. Hệ sinh thái rừng thứ sinh;
3. Hệ sinh thái rừng trồng;
4. Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi;
5. Hệ sinh thái nông nghiệp.
6. Các loại đất khác: Mặt nước, sông hồ, công trình xây dựng, không đánh giá cảnh quan cho lũ quét.
146 Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Chương
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành lập bản đồ cảnh quan
a) Xây dựng bản đồ cảnh quan
Đơn vị nhỏ nhất trong bản đồ cảnh quan là loại cảnh quan thể hiện đầy đủ các thông tin bao gồm cả chiều
đứng và chiều ngang, được cụ thể hóa trên mỗi khoanh vi trên bản đồ cảnh quan. Đây là cơ sở khoa học để đánh
giá khả năng làm tăng hay giảm nguy cơ lũ quét (được thể hiện ở cấp độ ảnh hưởng) và hơn nữa thể hiện được vai
trò của cảnh quan trong phát triển bền vững môi trường. Từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp, làm cơ sở cho
việc giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lũ quét, phân bố dân cư hợp lý, bảo vệ môi trường sống và phát triển kinh tế
- xã hội của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
Để thành lập bản đồ cảnh quan cho nghiên cứu nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, sau khi
xây dựng hệ thống phân loại, cần thành lập Bảng chú giải dạng “ma trận”. Bảng chú giải này sẽ là tài liệu cô đọng
chứa đựng các thông tin về cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan với các cấp của hệ thống phân loại cảnh quan
được xếp vào 2 nhóm là: nền tảng nhiệt - ẩm được sắp xếp theo hàng ngang, còn nền tảng dinh dưỡng và vật chất rắn
được xếp theo cột dọc.
Nền tảng nhiệt - ẩm bao gồm: Hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan được sắp xếp theo chiều ngang
thể hiện chế độ hoàn lưu, đặc điểm khí hậu và kiểu hệ sinh thái nguyên sinh.
Nền tảng vật chất rắn - dinh dưỡng gồm: Lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan và hạng cảnh quan được sắp xếp theo
cột hàng dọc thể hiện đặc điểm cấu trúc hình thái địa hình, địa mạo của lãnh thổ.
Trong hệ thống phân loại cảnh quan cho nghiên cứu nguy cơ lũ quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam,
cấp lớp cảnh quan thể hiện đặc trưng hình thái địa hình của lãnh thổ. Cấp hạng cảnh quan thể hiện đặc điểm của
nền nham thạch và các dấu hiệu địa mạo. Cấp loại cảnh quan phản ánh trạng thái hiện tại của cảnh quan trong loạt
diễn thế sinh thái. Với kết quả số lượng các loại cảnh quan như sau:
Bảng 1. Các đơn vị cảnh quan 9 huyện miền núi
Các đơn vị cảnh quan Các chỉ tiêu
Lớp cảnh
quan Phụ lớp cảnh quan
Số loại cảnh
quan Số khoanh vi
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng 175 37.400 786.066 100
Núi
Núi trung bình, cao > 1.000 m 17 75 84.783 10,8
Núi thấp 500 - 1.000 m 47 3.286 230.092 29,4
Đồi
Đồi cao 100 - 500 m 64 28.140 325.448 41,1
Đồi thấp 25 - 500 m 37 3.484 37.919 4,8
Thung lũng Thung lũng 9 283 74.346 9,6
Đất khác Đất khác 1 2.132 33.478 4,3
(Nguồn: Phân tích và thống kê từ bản đồ cảnh quan)
Phụ lớp cảnh quan đồi cao có 64 loại cảnh quan, có diện tích chiếm (41,4 % diện tích phụ lớp cảnh quan);
Phụ lớp cảnh quan đồi thấp có 37 loại cảnh quan (4,8 % diện tích phụ lớp cảnh quan); Lớp cảnh quan thung
lũng có 9 loại cảnh quan (0,1 % diện tích lớp cảnh quan); Loại cảnh quan khác có diện tích chiếm 4,3% diện
tích lớp cảnh quan.
b) Phân cấp các nhân tố cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến lũ quét
Để đánh giá cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng lũ quét mang tính khả quan cao, cần gắn với lịch sử những trận
lũ quét đã diễn ra điển hình nhất, thời gian nhiều năm. Nhằm phân cấp các nhân tố cảnh quan theo độ nhậy cảm
nguy cơ lũ quét, cho điểm theo nguy cơ thiệt hại về người và giá trị kinh tế - xã hội tại các trận lũ quét, đồng thời
cho điểm phân cấp theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các trận lũ quét. Cấp I: 1 điểm - yếu; Cấp II: 2
điểm - trung bình; Cấp III: 3 điểm - khá mạnh; Cấp IV: 4 điểm - mạnh.
Phương pháp đánh giá, phân loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét 147
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Bước 1: Phân cấp độ nguy hiểm (độ thiệt hại) tại 21 điểm lũ quét: Cấp IV mạnh nhất: 4 điểm; Cấp III khá
mạnh: 3 điểm; Cấp II trung bình: 2 điểm; Cấp I yếu: 1 điểm.
Bước 2: Phân cấp các nhân tố cảnh quan đến nguy cơ lũ quét:
* Kiểu địa hình (phụ lớp cảnh quan):
- Núi trung bình (độ cao > 1.000 m): 4 điểm;
- Núi thấp (500 - 1.000 m): 3 điểm;
- Đồi cao (100 - 500 m): 2 điểm;
- Đồi núi thấp thung lũng, vùng trũng giữa núi (< 100 m): 1 điểm.
* Nhóm dạng địa mạo:
- Địa hình cảnh quan bóc mòn tổng hợp, bề mặt sườn: 4 điểm;
- Hạng cảnh quan địa hình ưu thế dòng chảy: 3 điểm;
- Địa hình ưu thế bóc mòn tổng hợp, bề mặt san bằng: 2 điểm;
- Hạng cảnh quan địa hình núi lửa: 1 điểm.
* Nhóm loại đất:
- Nhóm loại đất có khả năng thấm nước yếu, dòng chảy mặt mạnh, nguy cơ lũ quét cao (Fs, Fk, Fe, Fv):
4 điểm;
- Nhóm các loại đất có khả năng thấm nước tương đối yếu, dòng chảy mặt tương đối mạnh, nguy cơ lũ quét
khá cao (Fa, Ha, Hs, Hq): 3 điểm;
- Nhóm các loại đất có khả năng thấm nước trung bình, có dòng chảy mặt trung bình (Fq, X, Xa, Fp, D, Pc,
Ff): 2 điểm;
- Nhóm các loại đất có dòng chảy mặt yếu (C, Cc, Pcb, Pf, Py): 1 điểm.
*Lớp phủ thực vật:
- Đất nông nghiệp, nương rẫy: 4 điểm.
- Hệ sinh thái đất trống, cây bụi: 3 điểm;
- Hệ sinh thái rừng trồng, thứ sinh: 2 điểm;
- Hệ sinh thái rừng ít bị tác động: 1 điểm.
c) Xác định trọng số cho các nhân tố cảnh quan
Sau khi chọn các dữ liệu đầu vào có vai trò là những nhân tố ảnh hưởng nhất, phát sinh nguy cơ lũ quét, đồng
thời làm tăng hay giảm độ thiệt hại trong tai biến ngoại sinh. Các nhóm nhân tố đã được phân cấp thiệt hại, để
đánh giá mức độ khác nhau cho từng nhân tố. Sử dụng phương pháp phân cấp thứ hạng, tương quan giữa cấp thiệt
hại do lũ quét (căn cứ vào hiện trạng lũ quét) với cấp các nhân tố (địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm thực vật).
Xác định trọng số cho các nhân tố cảnh quan bằng phương pháp hệ số tương quan Spearman (quan hệ giữa các
dấu hiệu định tính). Việc phân tích tương quan giữa các dấu hiệu không có biểu hiện định lượng, rất có ý nghĩa
trong nghiên cứu cảnh quan, đặc biệt đối với nhiều yếu tố ở mức định tính hoặc xếp cấp.
Bảng 2. Tương quan giữa cấp thiệt hại do lũ quét với cấp các nhân tố
Số liệu
điểm lũ
quét
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 ∑∆2
4 4 4 4 4 1 1 3 3 3 4 3 2 4 3 2 2 3 3 3 2
Kiểu
ĐH
(PL
cảnh
quan)
3 3 4 2 3 2 2 4 4 4 1 3 3 1 2 1 2 4 2 2 2
∆ 1 1 0 2 1 -1 -1 -1 -1 -1 3 0 -1 3 1 1 0 -1 1 1 0
148 Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Chương
∆² 1 1 0 4 1 1 1 1 1 4 9 0 1 9 1 1 0 1 1 1 0 39
Nhóm
dạng
ĐM (H
cảnh
quan)
2 4 4 3 2 2 4 2 2 4 2 4 4 2 4 4 4 4 2 2 2
∆ 2 0 0 1 2 0 -3 1 1 0 2 -1 -2 2 -1 -2 -2 -1 1 1 0
∆² 4 0 0 1 4 0 9 1 1 0 4 1 4 4 1 4 4 1 1 1 0 45
Nhóm
loại đất
3 4 4 1 4 4 4 3 4 2 2 2 4 4 3 2 3 4 1 3 4
∆ 1 0 o 3 0 -3 -3 0 0 1 2 1 -2 -3 0 0 -1 -1 2 0 -2
∆² 1 0 0 9 0 9 9 0 0 1 4 1 4 9 0 0 1 1 4 0 4 57
Lớp
phủ TV
2 3 2 2 2 3 3 1 1 1 4 3 1 2 3 1 3 1 4 2 2
∆ 2 1 2 2 2 -2 -2 2 2 2 0 0 2 2 0 1 -1 2 -1 1 0
∆² 4 1 4 4 4 4 4 4 4 4 0 0 4 4 0 1 1 4 1 1 0 53
∑∆2 194
Từ Bảng tương quan ta có:
Kiểu địa hình: ∑∆² = 39; Nhóm dạng địa mạo: ∑∆² = 45;
Nhóm loại đất: ∑∆² = 57; Lớp phủ thực vật: ∑∆² = 53
∑∆² = 194
Cơ sở của phương pháp này là: So sánh các cặp chuỗi thứ hạng giữa mức thiệt hại y (21 điểm theo hiện trạng)
với từng nhân tố gây nguy cơ lũ quét (xi). Hai dãy số có tổng ∆² càng nhỏ, biến động của cặp dấu hiệu đó quanh
đường phương trình tương quan càng nhỏ, có nghĩa là tương quan càng chặt và do đó trọng số càng lớn.
Chọn tổng ∆² nhỏ nhất là 1 để so sánh các nhân tố khác, ta có:
Kiểu địa hình: 39/39 = 1; Nhóm dạng địa mạo: 39/45 = 0,866;
Nhóm loại đất: 39/57 = 0,684; Lớp phủ thực vật: 39/53 = 0,735
∑ = 3,285
Tổng trọng số của 4 nhân tố bằng 1. Vậy trọng số của: Địa hình (D1): 0,304; Nhóm dạng địa mạo (DM2):
0,264; Thực vật (TTV4): 0,224; Nhóm loại đất (TN3): 0,208.
Như vậy, địa hình là nhân tố quan trọng nhất trong đánh giá lũ quét, thứ tự tiếp theo: nhóm dạng địa mạo, lớp
phủ thực vật, nhóm loại đất.
d) Đánh giá tổng hợp và phân cấp các loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến lũ quét
Dựa vào điểm đã phân cấp và trọng số của các nhân tố là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cảnh quan
trong nguy cơ phát sinh lũ quét. Tính tổng điểm mỗi đơn vị loại cảnh quan theo công thức:
Điểm đánh giá chung của loại cảnh quan càng cao, loại cảnh quan đó càng có nguy cơ lũ quét cao (cấp nguy
cơ cao) và ngược lại. Mỗi cấp tương ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung. Khoảng điểm ∆D của
các cấp trong trường hợp lấy đều nhau được tính theo công thức:
trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất; Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất; M: số cấp đánh giá;
Phương pháp đánh giá, phân loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét 149
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Dmin = 1,49; Dmax = 3,78; ∆D = (3,78 - 1,49)/ 5 = 0,46
Như vậy, có 5 cấp sau đây: Cấp I (rất thấp): 1,49 - 1,95; Cấp II (thấp): 1,95 - 2,41; Cấp III (trung bình): > 2,41
- 2,87; Cấp IV (cao): 2,87 - 3,33; Cấp V (rất cao): 3,33 - 3,78.
Đánh giá tổng hợp, phân cấp các loại cảnh quan theo mức ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét có kết quả như sau:
Hình 1. Bản đồ cảnh quan phân cấp theo mức ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét
9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Bảng 3. Kết quả phân cấp cảnh quan theo mức ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Cấp Nguy cơ Cự li xếp
cấp
Loại cảnh quan
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Cấp I Rất thấp 1,49 - 1,95
ĐT138 ĐC102 TL170 ĐT138 ĐT132 TL166
10.521 1,5
ĐC106 ĐC107 TL173 ĐC106 ĐT139 ĐT164
ĐC111 ĐC108 ĐC73 ĐC111 ĐC104 ĐC124
ĐC77 ĐT150 ĐC78 ĐC77 ĐT132 TL166
ĐT135 ĐT151 ĐC79 ĐT135 ĐT133 NT29
ĐT136 ĐT163 ĐC81 ĐT136 ĐC103 ĐT137
NT29
Cấp II Thấp 1,95 - 2,41
ĐT160 ĐC80 ĐC99 ĐC71 NT31 ĐC75
106.239 14,9
ĐT161 ĐC120 ĐC100 ĐT147 ĐC95 NT61
150 Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Chương
TL172 ĐC125 ĐT157 ĐT148 ĐC96 ĐC70
ĐC109 ĐC126 ĐT158 TL168 ĐT131 ĐC90
ĐT152 ĐC128 TL171 ĐC76 NT57 NT44
ĐT153 NT26 ĐC105 ĐC116 NT62 ĐC74
ĐT165 ĐC94 NTB5 ĐC121 NT64 ĐT134
ĐC110 NT30 ĐT149 ĐC122 ĐT154 TL174
ĐC69 ĐT129 ĐT162 ĐC127 ĐT155 NT27
ĐT146 ĐT130 ĐC65 NT22 ĐC101 ĐT159
Cấp III Trung bình
2,41 -
2,87
ĐC66 ĐC86 NT46 NT19 NTB1 NT23
375.365 52,6
ĐC67 ĐC91 NT48 NT20 NTB4 NT40
ĐT143 ĐC92 ĐT140 ĐC82 NT36 ĐC119
ĐT144 NT28 ĐT141 ĐC87 ĐT156 NT55
ĐC72 ĐC97 TL167 ĐC88 NT41 NT60
ĐC112 NT53 ĐC68 NT25 NT42 NT18
ĐC117 NT58 ĐT145 ĐC93 NT47 NTB3
ĐC118 NT59 TL169 NT49 ĐT142 ĐC114
ĐC123 NT63 ĐC113 ĐC98 NT45 NT54
NT24 NTB14
Cấp IV Cao 2,87 - 3,33
ĐC115 NTB15 ĐC89 ĐC85 NT32 NTB2
217.759 30,5
ĐC83 NTB16 NT50 NT52 NT37 NT39
ĐC84 NTB12 NT51 NT33 NT38 NTB17
NT21 NTB13 NT56 NT34 NT43 NTB6
Cấp V Rất cao 3,33 - 3,78 NTB9 NTB10 NT35 NTB7 NTB11 NTB8 4.080 0,6
Sau khi phân loại các loại cảnh quan, đánh giá các nhân tố cảnh quan, để phân cấp ảnh hưởng đến nguy cơ lũ
quét ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Cho thấy, một bức tranh toàn diện và tổng thể cho mỗi loại cảnh quan
trong quá trình phát sinh lũ quét. Yếu tố cảnh quan làm tăng hay giảm tiềm năng lũ quét. Tại các huyện miền núi
tỉnh Quảng Nam, nguy cơ lũ quét ở cấp I, II (thấp và rất thấp) chiếm: 116.760 ha (chiếm 16,4 % diện tích toàn
huyện miền núi tỉnh Quảng Nam). Phân bố khắp các huyện, diện tích lớn nhất là ở Nam Giang sau đó là Bắc Trà
My, Hiệp Đức, Nam Giang, Phước Sơn. Cấp III (trung bình) chiếm: 375.365 ha (chiếm 52,6 % diện tích toàn
huyện miền núi tỉnh Quảng Nam), phân bố chủ yếu ở các huyện: Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Giang, Phước
Sơn, Tây Giang. Cấp IV,V (cao và rất cao) chiếm: 221.839 ha (chiếm 31,1 % diện tích toàn huyện miền núi tỉnh
Quảng Nam), phân bố ở các huyện: Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, thuộc 30 loại cảnh quan.
4. KẾT LUẬN
Để thành lập bản đồ cảnh quan các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, các nhân tố được lựa chọn bao gồm: sự
phân hóa về kiểu địa hình, dạng địa mạo, các loại đất và các kiểu hệ sinh thái. Mục tiêu thành lập bản đồ cảnh
quan cho nghiên cứu lũ quét quy định việc lựa chọn hệ thống phân loại, các cấp phân loại, đơn vị cơ sở phân loại,
các nhân tố cảnh quan, các chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu.
Phương pháp đánh giá, phân loại cảnh quan theo mức độ ảnh hưởng đến nguy cơ lũ quét 151
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
Bản đồ cảnh quan các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam bao gồm: Phụ lớp cảnh quan đồi cao có 64 loại cảnh
quan (41,4 % diện tích); Phụ lớp cảnh quan đồi thấp có 37 loại cảnh quan (4,8 % diện tích); Lớp cảnh quan