Phương pháp luận sử học

Tìm hiểu một bộ môn khoa học, cũng như bất cứ một sự kiện lịch sử nào, bao giờ cũng xem xét theo quan điểm biện chứng mà Lênin đã nêu ra: từ đâu mà có, đã trải qua những giai đoạn phát triển nào để trở thành như ngày nay và tương lai sẽ đi đến đâu. Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức luận đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 8823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp luận sử học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài. Tìm hiểu một bộ môn khoa học, cũng như bất cứ một sự kiện lịch sử nào, bao giờ cũng xem xét theo quan điểm biện chứng mà Lênin đã nêu ra: từ đâu mà có, đã trải qua những giai đoạn phát triển nào để trở thành như ngày nay và tương lai sẽ đi đến đâu. Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức luận… đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề phương pháp luận của các khoa học và của hoạt động con người nói chung được chú ý của đông đảo các nhà khoa học thuộc lĩnh vực triết học, các nghành khoa học xã hội và tự nhiên. Nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong phạm vi sử học nước ta, các vấn đề phương pháp luận cũng được nghiên cứu sâu rộng và thảo luận sôi nổi, đặc biệt từ sau Hội thảo khoa học đầu tiên về phương pháp luận sử học (1966) Mục tiêu và nhiệm vụ. 3.1. Mục tiêu Đề tài nghiên cứu một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử, từ đó làm rõ ý nghĩa của vấn đề đó với việc nghiên cứu lịch sử. Nhiệm vụ Quá trình phát triển phương pháp luận sử học. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử. Phương pháp nghiên cứu. Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa, phân tích từ đó rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC Cùng với sự phát triển của khoa học lịch sử, phương pháp luận sử học cũng trải qua các giai đoạn phát triển và đạt tới đỉnh cao hiện nay của nó là phương pháp luận mácxít. Triết lý lịch sử trước Mác. Khoa học lịch sử xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng chỉ trở thành một khoa học chân chính từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, khi duy vật lịch sử là cơ sở lý luận của phương pháp luận sử học. Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội, tất nhiên nó có tính chất giai cấp rõ rệt, phục vụ cho những mục đích chính trị nhất định. Mỗi thời đại mỗi giai cấp có quan niệm, có cách nhìn khác nhau về nghiên cứu, sưu tầm và giải thích sự kiện lịch sử. Từ trước đến nay các sử gia giải thích lịch sử lòa người đều dựa trên những vấn đề cơ bản, chủ yếu là của triết học đang tranh cãi giữa hai trường phái duy tâm và duy vật, đó là cơ sở phương pháp luận của họ. a. Triết học cổ đại chưa hình thành phương pháp luận của các nghành khoa học, nhưng đã có cơ sở triết học của phương pháp luận. Quan niệm thần học về lịch sử được xác nhận xã hội phát triển theo “mệnh trời”, theo “ý của Thượng đế”. Đó là cơ sở lý luận của sử học phong kiến. Quan niệm này không những không phản ánh khoa học mà còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Nếu nói rằng Thượng đế điều khiển sự phát triển của xã hội, bắt con người hoạt động theo ý muốn của mình thì quả con người chỉ là cái máy, không có trách nhiệm gì với lịch sử. Như vậy thật vô lý! Nếu thừa nhận con người hoạt động theo ý mình, sáng tạo ra lịch sử thì còn đâu là Thượng đế, là định mệnh, còn gì là Tôn giáo. Vì thế giới nghiên cứu sử học phong kiến để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vẫn bám vào quan niệm thần học về lịch sử. b. Triết học thời cận đại với Bêcơn và Đềcactơ đã sử dụng toán học làm mẫu mực để xây dựng một hệ thống phương pháp nguyên tắc lý luận chỉ đạo việc nghiên cứu kho học, nhưng phương pháp luận này cũng như cơ sở triết học của nó mang nặng tính chất máy móc. c. Triết học lịch sử của phái duy tâm cổ điển Đức xem sự phát triển xã hội như quá trình bên trong, hợp quy luật của nó. Song sự tất yếu đó không phải ở bản thân lịch sử, mà từ ngoài đưa vào, bắt nguồn từ triết học. Tính chất của quy luật lịch sử theo quan niệm của Kant, Nisso.. như một cái gì tuyện đối không liên quan đến hoạt động thực tế của con người, họ phủ nhận khả năng tác động con người một cách có ý thức vào sự phát triển lịch sử. Điều đó làm cho quá trình lịch sử trở nên hoàn toàn có tính chất “định mệnh”, thần bí. Quan điểm của Hêghen là đỉnh cao nhất của triết lý sử học tư sản, Mác và Ăngghen bài xích chủ nghĩa duy tâm Hêghen, song rất quý trong triết lý lịch sử của ông. Ăngnghen nói rằng cách tư duy của Hêghen khác hẳn với các nhà triết học khác ở chỗ quan điểm lịch sử. Mặc dù hình thức của nó rất trừu tượng và duy tâm, xong nó vạch được sự phát triển hợp quy luật lịch sử thế giới. Hêghen là người đầu tiên đã chỉ ra sự phát triển và mối liên hệ nội tại của lịch sử. Hiện nay chúng ta có thể rút ra trong triết lý lịch sử của Hêghen những quan điểm cơ bản đúng đắn. 2. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và bước ngoặt cách mạng trong phương pháp luận sử học . Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một bước ngoặt vĩ đại, cách mạng trong sự phát triển của khoa học xã hội nói chung và sử học nói riêng. Quan điểm duy vật của Mác được vận dụng vào việc nghiên cứu lịch sử đã hoàn toàn thoát khỏi tư tưởng thần học, duy tâm, siêu hình và dựa vào thực tiễn lịch sử. Duy vật lịch sử không thừa nhận “một lực lượng siêu nhân” nào, một Thượng đế hay ý chí một vĩ nhân nào sáng tạo ra lịch sử. Chính con người tạo ra lịch sử. “lịch sử không làm nên cái gì cả, lịch sử không có cái gì phong phú cả, lịch sử không chiến đấu trong một trận đánh nào cả, không phải lịch sử mà chính bản thân con người, con người thực là những kẻ làm ra tất cả và chiến đấu vì tất cả”. lịch sử “không phải là một cá nhân đặc biệt sử dụng con người làm phương tiên để đạt mục đích riêng của mình. lịch sử không phải là cái gì khác là những hoạt động con nguời theo đuổi mục đích của mình”. Chủ nghĩa Mác đã soi sáng cho việc nghiên cứu lịch sử một cách thực sự khoa học, mở một triển vọng to lớn cho sự phát triển của khoa học lịch sử, phương pháp luận sử học mácxit, phân biệt về nguyên tắc với khoa học lịch sử và triết lý lịch sử tư sản. Phương pháp luận sử học mácxit – lêninnit là một trong những thành tựu to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được kiểm tra trong thực tiễn nghiên cứu và đã có khả năng giúp khoa học lịch sử trở thành một khoa học chân chính để giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tại lịch sử đặt ra. ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ. 1. Đối tượng nghiên cứu của sử học. Vấn đề đối tượng của khoa học lịch sử, tức là khoa học lịch sử nghiên cứu cái gì tưởng như đơn giản; bởi vì ai cũng phải thừa nhận rằng khoa học lịch sử phải nghiên cứu quá khứ của xã hội loài người. Nhưng thực ra vấn đề này rất phức tạp và có những kiến giải, những quan niệm khác nhau, đối địch nhau.Việc xác định đối tượng của khoa học lịch sử, gắn liền với sự phát triển của sử học trên con đường trở thành khoa học thực sự, chân trính và trải qua cuộc đấu tranh giữa các quan niệm khác nhau. a. Quan niệm về đối tượng của sử học trong thời cổ đại, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Việc chuyển từ xã hội không giai cấp sang xã hội có giai cấp đã làm cho quan niệm về lịch sử nói chung về đối tượng sử học nói riêng, mang tính chất giai cấp. Tính giai cấp này cũng biến chuyển cùng với sự phát triển của các giai cấp trên vũ đài lịch sử. Thấm nhuần hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, sử học phong kiến xem hiện tượng lịch sử là kết quả sự can thiệp của sức mạnh của Trời vào đời sống con người, quá trình lịch sử do ý Trời định đoạt. Theo thuyết thiên mệnh này, đối tượng của sử học là vua chúa. Nếu như trung tâm của sử học cổ đại là đời sống chính trị của giai cấp chủ nô thì việc ghi chép về đời sống của các vua chúa, các tầng lớp trên của giai cấp phong kiến, cuộc tranh giành của phong kiến …lại là nội dung chủ yếu trong các cuốn biên niên sử thời trung đại. Trong các tác phẩm sử học thời cổ đại, trung đại khó mà tìm thấy được các tài liệu về tình hình đời sống của nô lệ, nông nô, về các cuộc đấu tranh của họ. b. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đối tượng của sử học. Mác và Ăngghen đã hoàn thành quan niệm duy vật về lịch sử và đã thực sụ làm một cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử. Bởi vì, “việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn, sụ áp dụng và mở rộng chủ nghĩa duy vật một cách triệt để vào lĩnh vực những hiện tượng xã hội đã loại bỏ được hai khuyết điểm cơ bản của những lý luận lịch sử trước kia. Một là, những lý luận lịch sử này giỏi lắm thì cũng chỉ nhìn đến những động cơ tư tưởng trong hoạt động lịch sử của người ta, chứ không tìm xem cái gì phát sinh ra những động cơ ấy, không nắm lấy những quy luật khách quan chi phối sự phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không thấy rằng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc của những quan hệ ấy. Hai là những lý luận trước kia đã bỏ quên chính ngay hành động của quần chúng nhân dân; còn chủ nghĩa duy vật lịch sử thì lần đầu tiên đã giúp chúng ta có thể nghiên cứu với sự chính xác của khoa học tự nhiên những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của điều kiện ấy. Quan niệm duy vật về lịch sử cho chúng ta thấy rằng, lịch sử xã hội bắt đầu khi con người và tập đoàn người lần đầu tiên xuất hiện trên quả đất và cũng từ đó lịch sử xã hội là lịch sử con người. Nội dung của lịch sử xã hội là hoạt động của con người. Nội dung của lịch sử xã hội là hoạt động của con người theo đuổi một mục đích nhất định. Con người là chủ thể của lịch sử.Từ khi xã hội xuất hiện thì cũng bắt đầu sự sáng tạo lịch sử của con người. Sự sáng tạo đó là nội dung của lịch sử. Con người tạo ra mọi giá trị tinh thần và vật chất, đấu tranh, chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đấu tranh chống mọi áp bức bất công trong xã hội. Vì vậy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin nhiều lần chỉ rõ, lịch sử xã hội loài người là lịch sử của quần chúng nhân dân, lịch sử của những phương thức sản xuất kế tiếp nhau và từ khi xã hội phân chia thành giai cấp thì lịch sử còn là lịch sử đấu tranh giai cấp. Xã hội loài người tiến không ngừng theo con đường đi lên thể hiện ở trình độ, tính chất của việc sản xuất, ở những thay đổi các chế độ xã hội, ở sự phát triển khoa học, văn hóa…Con đường đi lên này không phải là con đường thẳng mà là con đường khúc khuỷu, có lúc tạm thời thụt lùi, nhưng nói chung phát triển đi lên không ngừng. Sự phát triển ấy phong phú, phức tạp, toàn diện và tuân theo những quy luật khách quan. Những quan điểm mácxit về lịch sử như vậy đã vạch ra con đường nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, đã khai sinh một nền sử học thật sự khoa học, và đối tượng của nó là lịch sử xã hội loài người được xem là một quá trình thống nhất và bị những quy luật chi phối, mặc dầu quá trình đó cực kỳ phức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn. Vậy đối tượng của khoa học lịch sử, theo quan điểm mácxít không phải là những hiện tượng riêng rẽ về một cá nhân nào, dù là lỗi lạc, không phải là những sự kiện tách rời khỏi sự phát triển chung, hợp quy luật của xã hội loài người. Đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó, nói khác đi là sự chuyển biến cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là sự thể hiện một cách sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của quần chúng nhân dân lao động đối với lịch sử. Trên cơ sở quan niệm mácxít về đối tượng sử học như vậy, chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn một số vấn đề thuộc về phạm vi đối tượng, mà trong thực tế nhiều nhà nghiên cứu, lý luận lịch sử chưa hoàn toàn nhất trí. * Quy luật phát triển xã hội có phải là đối tượng của sử học không?Mối quan hẹ giữa khoa học lịch sử với duy vật lịch sử và các bộ môn khoa học xã hội khác. Chung quanh vấn đề này trong giới sử học và xã hội mácxít có những cuộc tranh luận về: quy luật lịch sử có phải là đối tượng của sử học hay không?. Một số nhà sử học cho rằng việc nghiên cứu và phát hiện quy luật sử học cũng là nhiệm vụ đối tượng sử học. Phản đối quan niệm này một số nhà sử học khác cho rằng: toàn bộ lịch sử của khoa học lịch sử chứng tỏ rằng, những chuyên gia về sử học không hề phát hiện các quy luật kinh tế, xã hội hoặc bất cứ quy luật nào khác của sự phát triển và vận động của các hình thái khác nhau hoặc thuộc phạm vi của đời sống xã hội. Nếu khoa học lịch sử đã đi theo con đường đó thì nó đã lặp lại những điều mà tất cả các nhà khoa học khác đã làm, nghĩa là nó đã không thực hiện chức năng riêng của mình. Cũng như các khoa học xã hội khác,sử học nghiên cứu quá trình lịch sử phát triển theo quy luật, khi nêu những biểu hiện và tác động của các quy luật xã hội trong quá trình này và nêu việc thực hiện các quy luật. Giải quyết vấn đề này, triết học mácxít đã khẳng định, khoa học lịch sử cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác đều nghiên cứu một khách thể là xã hội loài người.Điều này làm cho các bộ môn khoa học xã hội gần gũi nhau. Song mỗi bộ môn khoa học xã hội phải có đối tượng riêng của mình. Nếu đối tượng của mỗi bộ môn khoa học xã hội là một mặt cụ thể, riêng lẻ nào đấy của đời sống xã hội, thì đối tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển xã hội nói chung, là toàn bộ những hiện tượng của đời sống xã hội, là tất cả các mặt của đời sống xã hội trong mối liên hệ và tác động lẫn nhau của chúng. Trong một ý nghĩa nhất định, các bộ môn lịch sử kỹ thuật, lịch sử kinh tế, lịch sử văn học, lịch sử chính trị, lịch sử ngôn ngữ …có thể xem là những bộ phận của khoa học lịch sử. Trong mối quan hệ giữa sử học và các bộ môn khoa học xã hội khác, chúng ta càng đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa sử học và các nghành của khoa học lịch sử. Trong định nghĩa thông thường, thuật ngữ khoa học lịch sử dùng để chỉ khoa học nghiên cứu về quá khứ của xã hội loài người, ngoài lịch sử dân tộc và thế giới còn có lịch sử Đảng, dân tộc học, khảo cổ học…Các bộ môn này giúp rất nhiều cho việc nghiên cứu sử học. Về mối quan hệ giữa lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học chúng ta dễ nhận thấy, song chúng ta lại thường nhẫm lẫn đối tượng của lịch sử dân tộc từ ngày có Đảng với lịch sử Đảng. Vì vậy cần phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai ngành lịch sử này. Lịch sử Đảng là một ngành khoa học lịch sử tổng kết đường lối, chính sách, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, phát hiện quy luật phát triển của cách mạng ở một nước. Đối tượng nghiên cứu chính của lịch sử Đảng là quá trình ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng, đường lối và chính sách của Đảng trong các giai đoạn cách mạng. Tất nhiên sự ra đời và phát triển của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước; đường lối chính sách của Đảng là sự vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ấy, hoặc nói cách khác đó là sự thể hiện chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử Đảng cần phải nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn lịch sử nhất định ở các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng ….Nhưng không nên đồng nhất lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc. lịch sử Đảng nghiên cứu các mặt của lịch sử xã hội là để tìm hiểu bối cảnh lịch sử cụ thể về sự ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng, đồng thời cũng xem xét kết quả thực tiễn về mọi mặt của đường lối, chính sách của Đảng và trên cở sở nghiên cứu đó đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, phát hiện quy luật phát triển của cách mạng. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu về lịch sử dân tộc trực tiếp giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng, và kết quả nghiên cứu về lịch sử Đảng lại soi sáng cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Ở đây, lịch sử duy tâm không đi sâu vào những vấn đề của lịch sử Đảng mà trình bày một cách toàn diện lịch sử phát triển của xã hội từ ngày có Đảng lãnh đạo. *. Mối quan hệ giữa quá khứ – hiện tại và tương lai trong nghiên cứu lịch sử. Những vấn đề thời sự có phải là đối tượng của sử học không? vấn đề mối quan hệ giữa lịch sử, hiện tại và tương lai là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp luận của nhận thức xã hội. Cách giải thích về vấn đề này tùy thuộc vào quan điểm của nhà sử học đối với quy luật của quá trình lịch sử và về những vấn đề khác của phương pháp luận, như vấn đề chức năng xã hội của sử học, tính khách quan, tính đảng của việc nhận thức lịch sử – xã hội, tính chất thời sự của việc nghiên cứu lịch sử, việc tiên đoán một cách khoa học sự phát triển của xã hội. Theo lý luận mácxít về sự phản ánh – cơ sơ của phương pháp luận khoa học – thì khi nói lịch sử là nói về lĩnh vực nhận thức, cần phải phân biệt với hiện thực lịch sử khách quan.lịch sử trong ý nghĩa này làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh đời sống xã hội và đang tồn tại thực. Cũng như vậy mà quá khứ được xem là quá trình xã hội đã xảy ra và là khái niệm về quá trình này, còn hiện tại được xem là quá trình xã hội đang tồn tại, đang tiếp diễn và là khái niệm khoa học về quá trình này. Quá khứ và hiện tại ở đây là những phạm trù có quan hệ với nhau, phản ánh khuynh hướng phát triển và trong một mức nào đó là nội dung của quá trình xã hội. Lênin nhấn mạnh rằng:Hiện tại là một bộ phận cấu thành của lịch sử, cái gì đang diễn ra trước mắt chúng ta với một tốc độ ngày càng to lớn cũng là lịch sử mặt khác, chủ nghĩa Mác lại khẳng định rằng quá trình lịch sử phát triển đi lên không ngừng cho nên cái tương lai nảy sinh từ hiện tại tất yếu sẽ xảy đến và là khái niệm khoa học về quá trình xã hội sẽ xảy ra. Quá khứ, hiện tại, tương lai là ba giai đoạn kế tiếp hợp quy luật của quá trình phát triển của xã hội, nhưng cần phải khẳng định rằng 3 giai đoạn ấy không đồng nhất với nhau. Trước hết, nội dung khách quan của các hiện tượng xã hội ở mỗi thời đại lịch sử “ngay cả trong khuân khổ một thời kỳ của 1 thời đại” rất khác nhau về số lượng và chất lượng.Về mặt nhận thức cần phải chú ý rằng trong kiến thức lịch sử về quá khứ “và ngay trong bản thân quá khứ” cũng có những nhân tố mà bây giờ không có ý nghĩa thực tiễn trực tiếp gì, song có thể có ý nghĩa cấp thiết trong tương lai, trái lại, hiện tại cũng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được những khả nằng mà lịch sử đề ra khi nhấn mạnh nguyên lý về sự thống nhất biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.Lênin đã nêu lên hai vấn đề: thứ nhất,hiện tại không phải là cái gì khác là hiện thực lịch sử đang phát triển cho nên, việc nghiên cứu quá khứ lịch sử từ đỉnh cao của hiện tại giúp cho việc hiểu quá khứ được tập trung hơn, đầy đủ hơn. Thứ hai, tri thức lịch sử quá khứ giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn khuynh hướng phát triển của xã hội trong hiện tại và tương lai. Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã vạch rõ mối quan hệ của ba giai đoạn kế tiếp nhau, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Người viết: Giai đoạn này dính líu với giai đoạn trước và nó gây những mầm mống cho giai đoạn sau.Đồng thời Người vạch rõ sự khác nhau về số lượng và chất lượng của các giai đoạn. Có nhiều sự biến đổi mới sinh ra từ một giai đoạn này đến một giai đoạn khác. Tuy mỗi giai đoạn cũng có những sự biến đổi của nó. Tóm lại, mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai giúp ta hiểu tính chất