Phương pháp nghiên cứu định tính và các kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục

Trong các hoạt động đánh giá nói chung, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nói riêng, phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng để đánh giá các tiêu chí, chỉ số trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, đặc biệt là những tiêu chí mang tính chất định tính.Vì vậy, nghiên cứu định tính là những phương pháp rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. Để giúp cán bộ quản lý và giáo viên hiểu về ba phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản phải sử dụng trong hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non cung cấp tài liệu này để các cấp quản lý và các nhà trường tham khảo

pdf23 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp nghiên cứu định tính và các kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON MODULE 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ CÁC KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) TÀI LIỆU BỔ TRỢ 2 MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................................ 3 B. MỤC TIÊU ....................................................................................................... 4 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 4 D. CÁC HOẠT ĐỘNG ......................................................................................... 5 Hoạt động 1. Nghiên cứu định tính ............................................................... 5 Hoạt động 2. Kỹ thuật phỏng vấn ................................................................. 9 Hoạt động 3. Kỹ thuật quan sát ................................................................... 16 Hoạt động 4. Kỹ thuật thảo luận nhóm ....................................................... 19 3 A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Trong các hoạt động đánh giá nói chung, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nói riêng, phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng để đánh giá các tiêu chí, chỉ số trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, đặc biệt là những tiêu chí mang tính chất định tính.Vì vậy, nghiên cứu định tính là những phương pháp rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường. Để giúp cán bộ quản lý và giáo viên hiểu về ba phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản phải sử dụng trong hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non cung cấp tài liệu này để các cấp quản lý và các nhà trường tham khảo. Nội dung của module: 1. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu định tính, phân biệt được các phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, cách chọn mẫu trong nghiên cứu định tính. 2. Giới thiệu về phương pháp phỏng vấn; cách thực hiện phỏng vấn; những ưu điểm, nhược điểm, những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp phỏng vấn. 3. Giới thiệu về phương pháp quan sát; những ưu điểm, nhược điểm, những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp quan sát và cách sử dụng phương pháp quan sát trong đánh giá ngoài. 4. Giới thiệu về phương pháp thảo luận nhóm; nội dung, phương pháp, hình thức thảo luận nhóm; những ưu điểm, nhược điểm, những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong đánh giá ngoài. Thời gian học tập: 30 tiết (Lý thuyết: 10 tiết; thảo luận, thực hành: 10 tiết; tự nghiên cứu: 10 tiết). Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc, nghiên cứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành. 4 Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non. Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non. B. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu được những vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu định tính; - Phân biệt được phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; - Hiểu được những nội dung cơ bản về kỹ thuật phỏng vấn, kỹ thuật quan sát và kỹ thuật thảo luận nhóm. 2. Về kỹ năng - Biết cách sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, kỹ thuật quan sát và kỹ thuật thảo luận nhóm trong hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non; - Củng cố và phát triển kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng tư duy phản biện. 3. Về thái độ Phát triển ý thức làm việc chủ động, tích cực, sáng tạo. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn tự đánh giá trường mầm non, Hà Nội. 2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội. 3. Nguyễn Đại Dương (2012), “Một số vấn đề về tự đánh giá trường mầm non”, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Đại Dương (2013), “Đánh giá ngoài trường mầm non”, Tạp chí Giáo dục Mầm non, Số 2, Hà Nội. 5 5. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. D. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Nghiên cứu định tính Thảo luận về những nội dung sau: 1. Nghiên cứu định tính là gì? 2. Nguồn gốc của các phương pháp nghiên cứu định tính? 3. Sự khác nhau giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính như thế nào? 4. Cách chọn mẫu trong nghiên cứu định tính như thế nào? Thông tin phản hồi 1. Khái niệm Nghiên cứu là một quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa để có thể áp dụng vào việc giải thích cho một loạt các hiện tượng. Để làm được điều đó người nghiên cứu phải xác định “nguồn” (nơi có thể thu thập được số liệu, tư liệu, dẫn liệu,... thích hợp). Khi nguồn đã được xác định, người nghiên cứu phải lựa chọn phương pháp thu thập cho phép thu được số liệu tốt nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng phương pháp nào lại phụ thuộc vào những thông tin thu thập (số liệu, tư liệu, dẫn liệu,...). Khi thu thập những thông tin định lượng thì cần sử dụng các phương pháp định lượng. Khi cần thu thập những thông tin định tính thì sử dụng các phương pháp định tính. Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả, phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng 6 mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những đặc điểm cơ bản của phương pháp định tính. 2. Nguồn gốc của các phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được phát triển và sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học, một bộ môn của khoa học xã hội. Các nhà nhân chủng học đi đến các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu và sống ở đó một thời gian dài để quan sát người dân, tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của họ. Để có được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học thường sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. 3. Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng là việc sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Một ví dụ điển hình của phương pháp này là điều tra định lượng. Điều tra định lượng cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ để suy ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ, triển khai nhanh chóng và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên, điều tra có một số nhược điểm và cần được sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Những nhược điểm cơ bản nhất là: 7 - Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: Xảy ra khi đối tượng nghiên cứu không hiểu câu hỏi như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ. - Những sai số ngữ cảnh: Câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau. Nghiên cứu định tính cho phép người nghiên cứu hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất. Các phương pháp thu thập thông tin khác nhau đem lại những thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng có thể kết hợp để bổ sung cho nhau. Mối quan hệ đó thể hiện ở những điểm sau đây: - Nghiên cứu định tính có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra. - Nghiên cứu định lượng có thể hỗ trợ cho nghiên cứu định tính bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu. - Nghiên cứu định tính có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các nghiên cứu định lượng. Sự phân biệt định tính và định lượng trong một số trường hợp chỉ có tính tương đối. Đôi khi khó tách biệt rạch ròi đâu là định tính, đâu là định lượng. Hầu hết các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học đều có mặt định tính và mặt định lượng của nó. Ví dụ, các nhà nghiên cứu xã hội học thường xếp quan sát vào nhóm các phương pháp định tính, nhưng quan sát cũng có thể là định lượng chứ không chỉ thuần tuý định tính. Nếu thông tin thu thập từ phương pháp quan sát mà có thể lượng hoá và được phân tích định lượng thì lúc đó phương pháp này sẽ được xếp vào định lượng, còn khi thông tin không được lượng hoá và chỉ được phân tích định tính thì nó sẽ được xếp vào nhóm định tính. 8 Phương pháp bảng hỏi soạn sẵn cũng như vậy, các câu hỏi mở trong bảng hỏi soạn sẵn cũng có thể được dùng để phân tích định tính, trong khi những thông tin từ phỏng vấn sâu lại có thể được sử dụng để phân tích định lượng. Những ai biết sử dụng phần mềm xử lý các thông tin định tính đều biết rằng phần mềm này cho phép thực hiện phép đếm trong các dữ liệu định tính và cho chúng ta đầu ra là một bảng dữ liệu để có thể dùng để xử lý định lượng được. 4. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính Vì không có đủ thời gian và nguồn lực để có thể phỏng vấn hoặc quan sát từng cá nhân trong một tập thể có số lượng lớn, do đó phải tiến hành chọn mẫu đại diện để nghiên cứu. Có hai cách chọn mẫu chủ yếu: 4.1. Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên sẽ bảo đảm kết quả thu được mang tính đại diện có ý nghĩa thống kê cho quần thể nghiên cứu mà từ đó mẫu được rút ra. Mẫu chọn xác suất bao gồm các mẫu ngẫu nhiên đơn, mẫu ngẫu nhiên phân tầng và mẫu chùm: - Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Cho phép khái quát hóa kết quả từ mẫu tới quần thể nghiên cứu mà nó đại diện. - Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hoặc mẫu chùm: Tăng mức độ tin cậy trong việc đưa ra các khái quát hóa cho từng phân nhóm cụ thể hay từng vùng cụ thể. 4.2. Chọn mẫu không ngẫu nhiên hay chọn mẫu có mục đích Chọn mẫu không ngẫu nhiên có thể có tính đại diện về mặt lý thuyết cho quần thể nghiên cứu nếu sử dụng tối đa phạm vi và sự đa dạng của đối tượng nghiên cứu. Khi chọn mẫu theo cách này cần chú ý những vấn đề sau: - Cần chọn đối tượng cung cấp thông tin có tính đại diện cho một số đặc điểm quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu (ví dụ đặc điểm địa lý, nhóm dân tộc, học vấn, tuổi,...). Trong trường hợp này, một số lượng nhỏ đối tượng nghiên cứu được chọn một cách đặc biệt có thể cung cấp một lượng thông tin xác thực và có tính đại diện. 9 - Chọn các trường hợp có thể cung cấp nhiều thông tin cho nghiên cứu sâu. Số lượng và trường hợp cụ thể phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. - Chọn đối lập hay chọn lệch: Tìm hiểu từ các biểu hiện đi lệch một cách khác thường của các hiện tượng ta đang quan tâm. - Chọn với cường độ mạnh: Những trường hợp mà có nhiều đặc điểm của hiện tượng ta đang quan tâm và cung cấp được nhiều thông tin (nhưng không phải là trường hợp quá lệch). - Chọn mẫu với mức độ đa dạng tối đa (chọn có chủ định một khoảng thay đổi rộng của các đặc điểm ta quan tâm): Ghi chép các trường hợp duy nhất hay các sự biến đổi khác nhau mà có thể giúp xác định được các mô hình thông thường, mật độ thông thường khi tiến hành nghiên cứu qua sự thay đổi đó. - Chọn mẫu đồng nhất: Tập trung vào các đối tượng có đặc điểm giống nhau đơn giản cho việc phân tích, giúp đỡ cho việc phỏng vấn nhóm. - Chọn trường hợp điển hình: Làm rõ hay nhấn mạnh cái gì là điển hình, thông thường và trung bình. - Chọn mẫu có mục đích phân tầng (chọn người cung cấp thông tin từ các tiểu nhóm đối tượng): Minh họa các đặc điểm của từng nhóm cụ thể ta quan tâm; hỗ trợ cho việc so sánh. - Chọn trường hợp, địa điểm nghiên cứu, sự kiện, cá nhân giúp nhấn mạnh một lý thuyết nào đó và thu thập thông tin đến mức tối đa khi các nguồn lực hạn chế có thể làm ảnh hưởng đến số lượng địa điểm nghiên cứu hay cỡ mẫu chung. Hoạt động 2. Kỹ thuật phỏng vấn Thảo luận về những nội dung sau: 1. Phỏng vấn là gì? 2. Có mấy loại phỏng vấn? 3. Phỏng vấn có những ưu điểm,nhược điểm gì? 4. Khi phỏng vấn cần lưu ý những vấn đề gì? 5. Thực hiện phỏng vấn sâu như thế nào? Thông tin phản hồi 1. Khái niệm 10 Phỏng vấn là một kỹ thuật thu thập dữ liệu trong đó người hỏi đặt câu hỏi bằng miệng cho người được phỏng vấn và người được phỏng vấn đáp lại bằng miệng (Gliner và Morgan, 2000). 11 2. Các loại phỏng vấn 2.1. Phỏng vấn không cấu trúc Phỏng vấn không cấu trúc là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng kỹ thuật này người phỏng vấn phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Người phỏng vấn có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin. 2.2. Phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn bán cấu trúc là kỹ thuật phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Có thể sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp. Phỏng vấn này được sử dụng để thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn, một chương trình hay một cộng đồng. Trong phỏng vấn bán cấu trúc, người ta thường sử dụng phỏng vấn sâu (trình bày ở mục riêng) để thu thập chính xác đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. 2.3. Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống 12 Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thốnglà kỹ thuật phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng kỹ thuật này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. Kỹ thuật này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu. Kỹ thuật này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quanh họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào. 3. Ưu, nhược điểm của kỹ thuật phỏng vấn 3.1. Ưu điểm của phỏng vấn - Do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau nên kỹ thuật phỏng vấn cho phép thu thập được những thông tin về thực tại cũng như các thông tin về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của đối tượng. - Bằng kỹ thuật phỏng vấn, các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn. - Phỏng vấn trực tiếp có tính linh hoạt cao nên có thể thu được nhiều thông tin, thậm chí cả những thông tin qua ngôn ngữ không lời. 3.2. Nhược điểm của phỏng vấn Mặc dù có những ưu điểm vừa nêu, phỏng vấn cũng có bốn nhược điểm: Thông tin thu thập từ phỏng vấn đã được sàng lọc qua lăng kính của người được phỏng vấn; các cuộc phỏng vấn cùng diễn ra ở một địa điểm được quy định thay vì là ở một bối cảnh tự nhiên; sự có mặt của người phỏng vấn có thể làm cho các câu trả lời bị thiên vị; không phải ai cũng đều có khả năng diễn đạt và cảm nhận như nhau. 4. Các điều cần lưu ý khi phỏng vấn Berg (2001) có đưa ra “10 điều răn trong phỏng vấn”: - Thiết lập mối quan hệ tốt với người được phỏng vấn; - Bám chặt mục đích phỏng vấn; 13 - Đặt câu hỏi một cách tự nhiên; - Tập trung lắng nghe và thể hiện sự thông cảm; - Ăn mặc thích hợp; - Phỏng vấn ở một địa điểm thoải mái; - Khuyến khích người được phỏng vấn trả lời nhiều hơn một từ; - Thể hiện sự tôn trọng đối với người được phỏng vấn; - Bày tỏ lòng cảm kích đối với người được phỏng vấn; - Tập dượt nhiều lần. Ngoài ra, khi phỏng vấn cần tránh ba loại câu hỏi sau: - Câu hỏi sử dụng từ cảm xúc: Các cuộc phỏng vấn sử dụng câu hỏi có từ cảm xúc thường dẫn đến những câu trả lời tiêu cực về mặt tình cảm. Ví dụ: từ “tại sao” là từ dễ gây cảm xúc tiêu cực vì nó đặt người được phỏng vấn vào thế phòng thủ, làm cho họ nghĩ rằng câu trả lời trước đó của họ có lẽ đã sai. - Câu hỏi có sử dụng nhiều hơn một ý: Câu hỏi có nhiều hơn một ý là câu hỏi có nhiều hơn một vấn đề đòi hỏi phải có nhiều hơn một câu trả lời với những mức độ khác nhau hoặc trái ngược nhau. - Câu hỏi sử dụng cấu trúc phức hợp: Câu hỏi có cấu trúc phức hợp có thể sẽ là câu hỏi dài, khiến người được phỏng vấn có thể quên đi phần chính yếu của câu hỏi, vì thế làm ảnh hưởng đến mức độ chính xác của thông tin. 5. Cách thực hiện phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là điển hình cho phỏng vấn bán cấu trúc. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về hình thức phỏng vấn này. 5.1. Một số vấn đề về phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu có hạn chế sau đây: - Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa; - Người phỏng vấn cần có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm; - Việc phân tích tốn nhiều thời gian. 14 Nên sử dụng phỏng vấn sâu khi mà: - Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ; - Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số; - Cần tìm hiểu sâu; - Cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số. Người thực hiện phỏng vấn sâu phải nắm rõ vấn đề nghiên cứu; được huấn luyện tốt; có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau. Họ cũng phải là người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác. Trong phỏng vấn sâu thường sử dụng các loại câu hỏi sau: Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Câu hỏi mô tả được sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động. Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào. Câu hỏi đối lập: So sánh các sự kiện và trao
Tài liệu liên quan