Sử dụng các phương tiện lời nói, tiếng động và âm nhạc để khởi gợi trí tưởng tượng cuả người nghe, tạo nên bức tranh muôn màu cuả thế giới hiện thực trước mặt họ.
- Viết như bạn đang nói cho một người bạn, nên tạo không khí gần gũi, thân mật và thuyết phục, khác hẳn với ghi chú trước đây thường đặt trước bàn cuả phát thanh viên: Chú ý! bạn đang nói cho hàng triệu người nghe.
- Nên viết ngắn gọn giản dị, cụ thể với vốn từ vựng và phong cách giao tiếp hàng ngày cuả công chúng nghe đài, không dài dòng và nhất là không làm phức tạp vấn đề.
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4480 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp viết cho phát thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát thanh mới
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHO PHÁT THANH
1. VIẾT CHO NGƯỜI NGHE
- Sử dụng các phương tiện lời nói, tiếng động và âm nhạc để khởi gợi trí tưởng tượng cuả người nghe, tạo nên bức tranh muôn màu cuả thế giới hiện thực trước mặt họ.
- Viết như bạn đang nói cho một người bạn, nên tạo không khí gần gũi, thân mật và thuyết phục, khác hẳn với ghi chú trước đây thường đặt trước bàn cuả phát thanh viên: Chú ý! bạn đang nói cho hàng triệu người nghe.
- Nên viết ngắn gọn giản dị, cụ thể với vốn từ vựng và phong cách giao tiếp hàng ngày cuả công chúng nghe đài, không dài dòng và nhất là không làm phức tạp vấn đề.
2. NGUYÊN TẮC VIẾT CHO PHÁT THANH
- Sự giản dị, ngắn gọn: tránh những từ ngữ dài phức tạp sáo rỗng hay pi hội thoại, đơn giản hoá từ ngữ bất cứ chỗ não có thể được, phải luôn luôn giữ cho câu ngắn và đơn giản. Một trong những nguyên tắc vàng được đặc biệt sử dụng trong thời sự và tin tức là “mỗi ý một câu”: câu ngắn, ý rõ. Nên viết câu ngắn gọn nhưng nếu tất cả các câu đều ngắn thì nghe lại có thể cảm thấy đơn điệu, vì vậy, nên viết các câu có độ dài gắn khác nhau, một tác phẩm phát thanh có thể tạo ra tiết tấu bằng cách kết hợp giữa các câu ngắn, câu vừa và câu hơi dài. Muốn đạt được điều đó, cố gắng tuân theo điều gợi ý đơn giản sau: “nghĩ cho hết câu rồi hãy viết” tức là hãy gạch đầu dòng những ý cần thiết trước, dừng bắt đầu viết ngay, sắp xếp lại các chi tiết, dữ kiện trong suy nghĩ rồi hãy đọc thông tin nó lên. Viết ngắn, nói ngắn được coi như một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại cuả loại hình báo nói.
3. NÓNG NỔI, THÂN MẬT
ưu thế lớn nhất cuả phthanh so với báo in là tính nóng hổi, tức thời. Tất cả những thông tin trên sóng cần tạo ra cảm giác là đang xảy ra, vừa mới xảy ra.
Viết cho đài phát thanh không phải để biện thuyết hùng hồn, mà phải thân mật. Tuy nhiên trong các bản tin, cách viết có thể hơi nghiêm chỉnh về hình thức hơn là lối hội thoại thông thường, nhưng cũng không được cứng như lối viết cho báo in. Lời nói chuyện bình thường, đơn giản hàng ngày bao giờ cũng tạo ra sự thân mật, gần gũi với thính giả hơn rất nhiều so với lối viết cầu kỳ trong những tác phẩm viết cho phthan.
3.1. Sử dụng văn nói
“Hãy nói trước khi viết” đó là nguyên tắc chủ yếu của tác phẩm viết cho phthanh. Một bài viết tốt cho phát thanh phải được thể hiện bằng văn nói. Trong văn nói, người ta ưu tiên quy luật ngữ nghĩa rồi mới đến quy luật ngữ pháp. Người ta phải tuỳ theo tính chất cuả nọi dung mà lựa chọn những cách thể hiện phù hợp nhất để thu hút thính giả cuả từng chương trình. Tiếng việt vốn rất phong phú, nên tránh những từ nhiều nghĩa, lời lẽ quanh co miêu tả phức tạp, khó hiểu..
3.2. Diễn đạt rõ ràng
Là điều ưu tiên bậc nhất trong lối viết phthanh. lời nói là công cụ cuả người viết phát thanh và là cái cầu nối với bạn nghe đài. Không được mơ hồ hoặc mập mờ, phải dùng những từ diễn tả những hình ảnh cụ thể, viết phải chính xác, phải giải thích những khái niệm phức tạo và trừu tượng, còn nếu không giải thích được thì tốt nhất là không nên dùng. Nên cẩn thận khi dùng những từ có âm giống nhau, chú ý dấu chính tả, phải thông tin một cách có trình tự lôgic; hãy khéo léo nhắc lại những điều đã nói ở đầu, nếu thính giả không nghe được câu đầu, họ cũng sẽ không phải mò mẫm tìm ra những đầu mối thông tin đố nói về cái gì , xảy ra ở đâu?
3.3. Hấp dẫn ngay từ đầu
- Câu mở đầu là câu quan trọng nhất. Người ta từng nói: được hay mất thính giả là ở ngay câu đầu tiên đó. Hãy dành hết thời gian, tài nghệ vào câu mở đầu đó, lượng thông tin chủ đạo phải được cô đọng trong câu mở đầu. Vì vậy nên viết đơn giản, không phức tạp để gây nhầm lẫn và mất thính giả, không nên bắt đầu bài viết bằng cách cố trả lời hết các câu hỏi 5W.
- Những điều nên làm và không nên làm trong câu mở đầu
Tránh dùng nhiều từ trong câu mở đầu. Nhiều từ quá, khó đọc và người nghe không nhớ hết.
Cẩn thận với câu mở đầu mang tính nghi ván
Tránh đưa những thông tin quan trọng ngay từ những chữ đầu tiên, nhưng cùng dừng để mãi về sau mới nói đến những chi tiết quan trọng.
Không nên đưa vào tai thính giả những từ lạ, tên lạ không quen thuộc.
không bao giờ mở đầu bằng một mệnh đề phụ.
Nên dùng từ “hôm nay” tuy nhiên, một chương trình phthanh nếu có quá nhiều từ đó có thể sẽ trở nên buồn tẻ nên thay thế bằng các từ khác như sáng nay.
Đừng để cho thính giả phải chờ tới cuối câu mở đầu mới biết được chuyện xảy ra ở đâu.
Tránh những câu mở đầu có dùng trích dẫn, phải đưa nguồn dẫn ngay lên đầu, trước câu trích, nếu không, người nghe có thể nghĩ rằng chính ptv đang đưa ra ý kiến riêng cuả mình.
- Những cấu trúc thường gặp
Mô hình hình chóp ngược: có những ưu thế cấu trúc này tự nhiện buộc các ý cuả câu chuyện không thể lộn xộn, người biên tập có thể cắt bớt tin bài từ dưới lên trên cần phải rút ngắn , còn người nghe luôn luôn biết ngay được những thông tin qtrọng nhất ngay từ đàu để quyết định có nên tiếp tục lắng nghe hay không? Ngoài ra còn có cấu trúc hình kim cuơng, đồng hồ cát, con cá
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ PHÁT THANH
1. Ngôn ngữ phthanh là ngôn ngữ nói
(ngôn ngữ âm thanh) đây là một phẩm chất vô cùng quý giá, vì ngôn ngữ nói hướng tới thính giác - một hệ thống tri giác hoàn hảo nhất của con người. Theo các chuyên gia thì dung lượng thông tin mà con người chuyển tải hay tiếp nhận được nhờ thính giác và ngôn ngữ nói lớn gấp 3 lần so với lượng thông tin mà anh ta chuyển tải hay tiếp nhận bằng con đường thị giác- đọc hoặc viết. Ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn từ, còn mang trong mình một thông tin bổ trợ đáng kể khác được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu, qua âm lượng.
2. Ngôn ngữ phthanh thiên về hình thức độc thoại
Độc thoại là sản phẩm ngôn từ cuả một cá nhân trong hoàn cảnh giao tiếp chỉ có anh ta là người nói. Theo nhà ngôn ngữ học L.V. Secba (Nga): đây là hệ thống có tổ chức cao của các ý tưởng được biểu đạt qua ngôn từ, nhằm tác động có chủ đích tới những người xung quanh”. Phần lớn các thể loại của báo phthanh như bình luận phóng sự, phản ánh, câu chuyện phóng viên, điểm tin, tiểu phẩm ..đều mang tính chất độc thoại.
3. Ngôn ngữ phthanh luôn mang dấu ấn cá nhân của người nói
Mức độ cuả nó tuỳ thuộc vào từng thể loại, từng tình huống giao tiếp cụ thể. khi người truyền tin là phát thanh viên, dấu ấn cá nhân có vẻ như bị hạn chế tới mức thấp nhất song người ta vẫn nhận thấy thái độ cảm xúc cuả anh ta đối với bài viết thông qua giọng điệu. Còn nếu như người truyền tin là tác giả bài viết (Pv, btv) thì dấu ấn cá nhân rõ nét hơn nhiều.
4. Ngôn ngữ phthanh không có khả năng được minh hoạ bằng hình ảnh
Đây là mặt khác biệt, đồng thời cũng là mặt hạn chế cuả nó so với truyền hình và báo in. Tuy nhiên, ngôn ngữ phthanh đã tìm thấy sự minh hoạ cho mình ở các nguồn khác cũng nằm trong chính thế giới cuả âm thanh. Đó là các băng ghi âm tư liệu, là tiếng động, là âm nhạc và đặc biệt là các đặc tính vật chất, hình tuợng cảu ngon từ cất thành tiếng. Có thể nói, nhà báo phát thanh phải vẽ nên hình ảnh bằng âm thanh. Thực tế cho thấy là các tá phẩm báo phthanh hay, có sức tác động lớn bao giờ cũng có ngôn ngữ hết sức sống động, giàu hình ảnh, có tính trực quan cao, chắp cánh cho sự tưởng tượng cuả người nghe, khiến cho họ có cảm giác như đang được chứng kiến sự việc xảy ra trước mặt mình bên cạnh đó, nó còn phải được trình bày bởi một chất giọng tốt, lên bổng xuống trầm, tăng giảm tốc độ âm thanh một cách hợp lý.
5. Ngôn ngữ phthanh cũng như ngôn ngữ truyền hình có tính hình tuyến
Tính hình tuyến cuả tín hiệu ngôn ngữ, không hể không nói đến quan hệ ngữ đoạn như là hệ quả cuả nó. Theo quan hệ này, các đơn vị ngôn ngữ khi đứng cạnh nhau sẽ quy định lẫn nhau và cho ta những kết hợp gọi là ngữ doạn. Trong Ngôn ngữ phthanh, biểu hiện nổi bật nhất cuả quan hệ ngữ đoạn là việc ngắt đoạn khi nói, khi đọc. Do đó, đây là điều cần được các nhà báo phát thanh đặc biệt quan tâm.
III. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
1. Khái niệm
Là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền cuả cơ quan báo phthanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.
Một đài phthanh thường bao gồm 4 bộ phận chính: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, pviên, kthuật viên, trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo những tác phẩm báo phthanh. các tác phẩm được sắp xếp , bố trí hợp ly giúp thính giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu. Các tác phẩm phthanh sẽ được sửa chữa, biên tập hoàn chỉnh, được xâu chuỗi một cách khéo léo, tạo nên khả năng tiếp nhận đầy đủ, sâu sắc cho người nghe. Quá trình tiếp nhận cuả công chúng gắn liền với chương trình phthanh, người nghe có thể nắm được thông tin thời sự một cách nhanh nhất qua đó nhưng họ lại thức sự tin tưởng và chờ đợi những hướng dân cụ thể qua chương trình chuyên đề 1 cách tỉ mỉ hơn. Như vậy chương trình phthanh thể hiện tính chất lao động tạp thể cuả lao động báo chí, không chỉ cơ quan đài phthanh mà còn cả công chúng nữa.
2. Đặc điểm của chương trình phát thanh
a- Sự mở đầu bằng nhạc hiệu, nhạc chtrình: nhạc hiệu được sử dụng như 1 thông báo chính thức nó giúp ngừơi nghe phân biệt đài phát thanh cuả quốc gia này với quốc gia khác tỉnh này với tỉnh khác, có khả năng tạo nên tâm lý tích cực cho quá trình nghe.
b- Lời xướng cuả phthanh viên: được dùng như 1 thông báo ngắn gọn cho tên của chtrình phthanh. Các đài có cách lựa chọn riêng, lời xướng bao hàm các yếu tố : tên chtrình, địa chỉ cuả đài, tần số phát sóng.
c- Cấu trúc của chương trình phthanh: mỗi chtrình phthanh đều ổn định về cấu trúc. Với chtrình thời sự thường có 3 phần: trang tin, bài tiết mục được phân chia bằng những doạn nhạc cắt. Chtrình chuyên đề thường có 2 phần tiết mục trở lên được phân cách bằng những nhạc cắt. Với các chtrình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể tăng, vì vậy số lượng nhạc cắt cũng tăng lên.
d- Lời kết của chtrình hoặc chào thính giả: thời lượng của chtrình phthanh ổn định và có hạn. Chính vì vậy, khi ph/ánh những vấn đề lớn, các chtrình phthanh thường lựa chọn hình thức bài viết nhiều phần đẻ dùng cho những chtrình kế tiếp nhau. Như vậy, kết thúc buổi phthanh hôm nay là cơ hội để giới thiệu nội dung cuả buổi phthanh sắp tới. Cách chào và hẹn gặp lại tạo sự gắn kết thính giả với chtrình và duy trì sự chú ý của người nghe với vấn đề mà họ quan tâm.
3. Các dạng chương trình phát thanh
Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân dạng các chtrình phthanh. Nếu lấy tiêu chí là lĩnh vực ph/ánh sẽ có: chtrình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng.. Theo tiêu chí lứa tuổi sẽ có: chương trình thiếu nhi, thanh niên, câu lạc bộ người cao tuổi... Phân chia theo giới có: chtrình thanh niên, phụ nữ . Còn theo như cầu thính giả lại có: Câu lạc bộ bạn yêu âm nhạc, clbộ bạn yêu sân khấu. và nếu chia theo tính chất cuả thông tin và năng lực ph/ánh sẽ có chtrình thời sự, chtrình chuyên đề.
3.1. Chương trình thời sự tổng hợp hàng ngày
Kết cấu chtrình thường bao gồm:
Phần tin thời sự (tin trong nước+tin thế giới)
Phóng sự từ hiện trường, từ hậu kỳ
PVấn trực tiếp tại phòng thu, ghi âm
Những thông tin về thời tiết, dân số, tình hình giao thông, giá cả thị trường, giờ tàu xe chạy...
3.2. Chương trình thời sự đặc biệt
Kết cấu chương trình thường bao gồm:
Thông tin tư liệu (có tính chất dạo sóng, cung cấp những tư liệu, bối cảnh, tư liệu cần thiết giúp thính giả hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về sự kiện sắp diễn ra).
Bình luận, khẳng định tầm cỡ, ý nghĩa cuả sự kiện.
Tường thuật trực tiếp đầy đủ sự kiện. Đây là phần nội dung cơ bản cuả chtrình, quyết định sức hấp dẫn của chtrình với người nghe.
Pvấn những nhân chứng hoặc người trực tiếp tham gia sự kiện, giúp người nghe nhận thức về ý thức và tầm quan trọng cũng như thái độ, quan điểm, tình cảm cuả những người có liên quan.
Một số ca khúc minh hoạ làm tăng tính phong phú, hấp dẫn của chtrình.
3.3. Chtrình chuyên đề: thực hiện chức năng thông tin đầy đủ, sâu sắc, có trọng tâm, trọng điểm
4. Tính độc lập và năng lực tác của chtrình phương thanh
4.1. Thời lượng xác định
Thông thường chương trình thời sự tổng hợp cuả đài quốc gia có thời lượng 45hoặc 60 phút (với các đài phthanh tỉnh, thành phố thường ít hơn khoảng 30 phút). Các chtrình chuyên đề thường có thời lượng 15 đến 20 phút. khung thời lượng chtrình trước hết là khuôn khổ cho phép cuả các nhà quản lý, đồng thời đòi hỏi người sản xuất chtrình phải hoạch định nội dung, tổ chức nhân lực và chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra cho mỗi chương trình.
4.2. Nội dung: tuỳ theo dạng chương trình phát thanh, các nhà sản xuất lựa chọn phạm vi phản ánh phù hợp. ví dụ với chtrình phthanh nông thôn, nội dung có khả năng hấp dẫn người nông dân là các chính sách, phương hướng đầu tư phát triển cây trồng vật nuôi và ngành nghề phụ trong nông nghiệp....
4.3. Tính chất đối tượng và thời điểm tác động mỗi loại chương trình phát thanh đều phục vụ trực tiếp bộ phận người nghe cuả mình. Trình độ hiểu biết, vốn tri thức, tâm lý, sở thích, thói quen cuả thính giả sẽ là những yếu tố quan trọng nhằm lựa chọn hình thức thông tin phù hợp. Các chtrình phát thanh muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình tác động còn phải lựa chọn thời điểm tác động. Tuy nhiên các thời điểm: đầu giờ sáng, trưa, tối là những thời điểm có số lượng người nghe đông hơn. Trong khi đó, câu lạc bộ người cao tuổi có thể phát vào 8 hoặc 9 giờ sáng; 3 giờ hoặc 4 giờ chiều nhóm đối tượng này có thời gian nhàn rỗi nhiều hơn; các chtrình thanh niên, thiếu nhi cần tránh khoảng thời gian các em tới lớp hoặc thời gian tự học tại nhà.
4.4 . Phong cách thể hiện và vấn đề cá thể hoá ngưòi nghe dễ dàng nhận ra chtrình mà mình yêu thích hoặc quan tâm. Trước hết họ có thói quen tìm sóng cuả chtrình vào thời điểm thích hợp. Thứ hai, thính giả thường chú ý tới nội dung, phong cách thể hiện cuả chính chương trình phương thanh ấy. Hình thức đưa tin nóng hổi, ngắn gọn có bình luận kịp thời hướng dẫn dư luận, đó là nét tiêu biểu cuả phong cách thể hiện chương trình thời sự. Lựa chọn vấn đề nổi bật có ý nghĩa, thu hút sự quan tâm cuả công chúng, đồng thời phản ánh vấn đề 1 cách sâu sắc, có khả năng chỉ đạo hoạt động thực tiễn sẽ là nét tiêu biểu cuả phong cách thể hiện chương trình chuyên đề.
4.5. Khả năng phối hợp các chương trình phát thanh
Các đài phát thanh quốc gia thường sản xuất và phát sóng nhiều chương trình phát thanh trong ngày, các đài địa phương có số buổi phát thanh ít hơn. Du số lượng nhiều hay ít vẫn có một thực tế là: các chương trình phát thanh không thể là những chương trình độc lập tuyệt đối mà kế tiếp nhau thực chất có mối liên hệ kế thừa, bổ sung cho nhau. Trong thực tế, thính giả có thể nghe nhiều chương trình phát thanh chuyên đề khác nhau để có sự hiểu biết toàn diện hơn. Chính vì vậy, cần chú ý tính nhất quán trong nội dung thông tin cũng như trong quan điểm, thái độ, tránh tình trạng chồng lấn, bỏ sót hoặc mâu thuẫn nhau làm cho thính giả hoang mang và khó khăn trong việc theo dõi chương trình.
MỤC LỤC
I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHO PHÁT THANH 1
1. VIẾT CHO NGƯỜI NGHE 1
2. NGUYÊN TẮC VIẾT CHO PHÁT THANH 1
3. NÓNG NỔI, THÂN MẬT 1
3.1. Sử dụng văn nói 2
3.2. Diễn đạt rõ ràng 2
3.3. Hấp dẫn ngay từ đầu 2
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ PHÁT THANH 3
1. Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói 3
2. Ngôn ngữ phát thanh thiên về hình thức độc thoại 4
3. Ngôn ngữ phát thanh luôn mang dấu ấn cá nhân của người nói 4
4. Ngôn ngữ phát thanh không có khả năng được minh hoạ bằng hình ảnh 4
5. Ngôn ngữ phát thanh cũng như ngôn ngữ truyền hình có tính hình tuyến
III. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 5
1. Khái niệm 5
2. Đặc điểm của chương trình phát thanh 5
3. Các dạng chương trình phát thanh 6
3.1. Chương trình thời sự tổng hợp hàng ngày 6
3.2. Chương trình thời sự đặc biệt 7
4. Tính độc lập và năng lực tác của chương trình phát thanh 7