Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về việc hướng dẫn chế độ kế
toán doanh nghiệp, có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký (22/12/2014) và áp
dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015. Những quy định trái với Thông
tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư
số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
Một trong số các điểm mới nổi bật của Thông tư số 200/2014/TT-BTC so với QĐ số
15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 244/2009/TT-BTC đó là sự thay đổi về các phương pháp
xác định giá trị xuất kho của hàng tồn kho
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp xác định giá vốn của hàng tồn kho theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016
13
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ VỐN CỦA HÀNG TỒN KHO
THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC
Nguyễn Thị Bình1
TÓM TẮT
Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về việc hướng dẫn chế độ kế
toán doanh nghiệp, có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký (22/12/2014) và áp
dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015. Những quy định trái với Thông
tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư
số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
Một trong số các điểm mới nổi bật của Thông tư số 200/2014/TT-BTC so với QĐ số
15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 244/2009/TT-BTC đó là sự thay đổi về các phương pháp
xác định giá trị xuất kho của hàng tồn kho.
Từ khóa: Thông tư 200/TT-BTC, hàng tồn kho
1. MỞ ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản trị hàng tồn kho
là một nội dung quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sản phẩm và
giá vốn của hàng bán. Do vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc xác định trị giá hàng
tồn kho thế nào để đảm bảo độ chính xác cao.
Mỗi phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất
định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tùy thuộc vào đặc điểm của
hàng tồn kho, yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ
tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tùy thuộc vào yêu
cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở
doanh nghiệp [1].
2. NỘI DUNG
2.1. Các phương pháp xác định giá vốn của hàng tồn kho theo chuẩn mực 02 -
Hàng tồn kho
Trong chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, Điều 13 nêu ra 4 phương pháp tính
giá xuất hàng tồn kho như sau:
Phương pháp giá thực tế đích danh: áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt
1 ThS. Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016
14
hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Theo phương pháp này, vật tư, hàng hóa
thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.
Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo
giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc
vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Như vậy,
theo phương pháp này, giá vốn của vật tư, hàng hóa, sản phẩm xuất kho được xác định căn
cứ vào đơn giá bình quân và số lượng xuất kho của từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
Phương pháp nhập trước xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được
mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng
tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu
kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc
gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau xuất trước: áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được
mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn
kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho
được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được
tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho [2].
2.2. Các phương pháp xác định giá trị xuất kho của hàng tồn kho theo Thông tư
200/2014/TT-BTC
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán có thể áp dụng một trong các phương
pháp xác định giá trị của hàng tồn kho như sau:
Phương pháp thực tế đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng
dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ
áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được [1].
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào
thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tuân thủ nguyên tắc phù
hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho
đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh
đúng theo giá trị thực tế của nó.
Phương pháp bình quân gia quyền (được sử dụng phổ biến nhất): Theo phương
pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung
bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc
sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng
nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp [1].
Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của hàng tồn kho đầu kỳ và
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ, theo công thức sau:
Giá thực tế = Số lượng x Đơn giá bình quân
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016
15
Đơn giá bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc sau mỗi lô hàng nhập về, tùy
thuộc vào từng doanh nghiệp, có thể lựa chọn cách tính theo 1 trong 3 phương pháp sau :
Theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
Theo phương pháp này, thì đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong
kỳ. Phương pháp này thích hợp đối với những doanh nghiệp có ít danh điểm hàng tồn kho,
nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều.
Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng, mà kế toán căn cứ vào số lượng, giá
trị của vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ, nhập kho trong kỳ để tính đơn giá bình quân:
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế hàng
tồn kho đầu kỳ
+ Giá trị thực tế hàng nhập kho
trong kỳ
Số lượng hàng
tồn kho đầu kỳ
+
Số lượng hàng nhập
trong kỳ
Tính giá trị vật tư xuất kho theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, và
chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên độ chính xác không cao, việc tính toán
dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương
pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ.
Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Sau mỗi lần nhập kho vật tư, hàng hóa, kế toán phải xác định lại đơn giá bình quân
của từng loại vật tư theo công thức sau:
Đơn giá bình quân
sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế hàng
tồn kho đầu kỳ
+ Giá thực tế hàng
nhập kho lần thứ n
Số lượng hàng
tồn kho đầu kỳ
+ Số lượng hàng nhập kho
lần thứ n
Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp
trên, đáp ứng kịp thời thông tin về giá trị hàng xuất kho ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp
vụ, nhưng việc tính toán phức tạp, tốn nhiều công sức. Do đó, phương pháp này được áp
dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất kho ít.
Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ trước (Bình quân tồn đầu kỳ)
Dựa vào giá trị và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán tính đơn giá bình
quân cuối kỳ trước để tính trị giá xuất kho vật tư.
Đơn giá bình quân
cuối kỳ trước
=
Trị giá thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho cuối kỳ trước
Số lượng vật tư, hàng hóa thực tế tồn kho cuối kỳ trước
Phương pháp nhập trước - xuất trước
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn
kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho
còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016
16
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập
kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính
theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho [1].
Ưu điểm của phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể tính được ngay trị giá vốn
hàng xuất kho từng lần xuất hàng, đảm bảo tính kịp thời của thông tin. Tuy nhiên, nếu
trong điều kiện giá trị của vật tư trên thị trường biến động nhiều, sẽ làm cho doanh thu hiện
tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhiều
loại mặt hàng, tần suất phát sinh liên tục sẽ dẫn đến công việc hạch toán gặp nhiều khó
khăn trong việc kiểm soát đơn giá và số lượng của từng lô hàng nhập trước đó. Như vậy,
phương pháp nhập trước - xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh
điểm hàng tồn kho, số lần nhập kho của mỗi loại hàng tồn kho không nhiều.
Phương pháp giá bán lẻ (đây là phương pháp mới bổ sung theo Thông tư 200/TT-BTC)
Phương pháp này thường được dùng trong các đơn vị bán lẻ, để tính giá trị của hàng
tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự
mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
Giá gốc của hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ
đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng
đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ
sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.
Đối tượng áp dụng phương pháp giá bán lẻ là những đơn vị kinh doanh đặc thù (ví
dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị, cửa hàng bán lẻ hoặc tương tự). Vì đặc điểm của
loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng nhiều, mỗi mặt hàng lại có số lượng
lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn của hàng bán vì chủng loại và
số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Nên các đơn vị
này thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra
giá bán của hàng hóa. Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, đơn vị sẽ xác
định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.
Bỏ phương pháp nhập sau - xuất trước
Thực tế, phương pháp nhập sau - xuất trước hầu như không được áp dụng, nên Thông
tư 200/2014/TT-BTC đã bỏ phương pháp này.
Nguyên nhân: Căn cứ vào hạn sử dụng và đặc điểm vật chất bình thường của hàng tồn
kho, thì các loại sản phẩm nào sản xuất trước thì sẽ phải tiêu thụ trước. Ngoài ra, theo kinh
nghiệm trên thế giới, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát, doanh nghiệp mới
nên sử dụng phương pháp Nhập sau - Xuất trước, do đó phương pháp này không phù hợp
với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Trong chuẩn mực kế toán quốc tế cũng có quy
định riêng đối với nền kinh tế siêu lạm phát, nên các quy định trong Chuẩn mực kế toán
hàng tồn kho cũng như các Chuẩn mực kế toán khác được xây dựng dựa trên điều kiện
kinh tế bình thường. Theo đó, tháng 12/2003, chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho
đã loại bỏ phương pháp Nhập sau - Xuất trước trong tính giá hàng xuất kho. Như vậy việc
bỏ phương pháp Nhập sau - Xuất trước là phù hợp với xu hướng thực tiễn.
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016
17
3. KẾT LUẬN
Để không ngừng tăng cường công tác quản trị hàng tồn kho và hoàn thiện các tiêu
chuẩn kế toán sao cho phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế nước nhà, đồng thời
kế thừa, tiếp thu những ưu điểm của hệ thống kế toán thế giới. Việc điều chỉnh, bổ sung
các phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho là phù hợp, đúng đắn trong quá trình hội nhập
với nền kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.
[2] Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
[3] Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
METHODS TO DETERMINE THE COST OF INVENTORY BY
CIRCULAR 200/2014/TT-BTC
Nguyen Thi Binh
ABSTRACT
Circular 200/2014/TT-BTC issued by the Ministry of Finance to guide the
enterprise accounting system, applied after 45 days from the date of signing December 22,
2014 and applied for the financial year beginning on or after January 1, 2015. Those
provisions which are contrary to this Circular are annulled. This Circular replaces for the
enterprise accounting system issued Decision No. 15/2006/QD-BTC dated March 20,2006
of the Minister of Finance and Circular No. 244/2009/TT-BTC dated December 31,2009 of
the Ministry of Finance.
One of the new points amended of Circular No. 200/2014/TT-BTC compared with
the Decision No 15/2006/QD-BTC and Circular No. 244/2009/TT-BTC which is the
amendment in the methods of determining the cost of inventory.
Keywords: Circular 200/2014/TT-BTC, inventory