Nghiên cứu văn học nói chung và văn học sử nói riêng luôn phải đặt văn học
trong mối quan hệ với các ngành Khoa học xã hội khác: sử học, triết học, tôn giáo,
chính trị Đặc biệt, nghiên cứu văn học cổ - một phần văn học ra đời khi chưa có
sự phân định rạch ròi giữa các hình thái ý thức xã hội càng phải đặt nó trong tổng
thể nguyên vẹn các tri thức liên ngành. Mỗi sự kiện lịch sử trung đại luôn bao
chứa trong nó những tri thức nhiều mặt của đời sống. Trong giới hạn của bài viết
này, chúng tôi đề cập tới sự kiện năm Mậu Tí, 1288, đời vua Trần Nhân Tông. Sự
kiện này được Đại Việt sử kí toàn thư chép:
“Vua bảo ty Hành khiển giao hảo với Viện Hàn lâm. Lệ cũ, phàm có tuyên ra
lời nói của vua thì viện Hàn lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho ty Hành khiển để
học tập trước, đến khi tuyên đọc thì giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu, vì
là chức hành khiển chỉ dùng cho hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả
phụ, cùng với Hàn lâm phụng chỉ là Đinh Củng Viên vốn không thích nhau. Ngày
tuyên đọc lời nói của vua đã đến rồi mà Củng Viên cố ý không đưa cho bản
thảo.Tòng Giáo đòi nhiều lần cũng không đưa. Ngày hôm ấy sa giá sắp ra ngoài
cung, Củng Viên mới đưa cho bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lời chiếu về việc đại
xá, không hiểu âm nghĩa là gì nên đứng im. Vua gọi Củng Viên đứng đằng sau
nhắc bảo âm nghĩa Tòng Giáo có ý thẹn. Củng Viên chỉ bảo tiếng càng to mà
tiếng đọc của Tòng Giáo lại bé đi, trong triều chỉ nghe thấy tiếng của Củng Viên
thôi. Khi vua trở về trong nội, gọi Tòng Giáo bảo rằng: Củng Viên là người văn
học, ngươi là hoạn quan, sao lại bất hòa nhau đến thế? Ngươi làm lưu thủ Thiên
Trường, tôm đất, quýt vàng tặng biếu đi lại với nhau, có hại gì đâu? Từ đấy Tòng
Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau lại thân mật lắm.”
11 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần
Hoàng Thị Tuyết Mai, Khoa Văn –xã hội,
Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Nghiên cứu văn học nói chung và văn học sử nói riêng luôn phải đặt văn học
trong mối quan hệ với các ngành Khoa học xã hội khác: sử học, triết học, tôn giáo,
chính trịĐặc biệt, nghiên cứu văn học cổ - một phần văn học ra đời khi chưa có
sự phân định rạch ròi giữa các hình thái ý thức xã hội càng phải đặt nó trong tổng
thể nguyên vẹn các tri thức liên ngành. Mỗi sự kiện lịch sử trung đại luôn bao
chứa trong nó những tri thức nhiều mặt của đời sống. Trong giới hạn của bài viết
này, chúng tôi đề cập tới sự kiện năm Mậu Tí, 1288, đời vua Trần Nhân Tông. Sự
kiện này được Đại Việt sử kí toàn thư chép:
“Vua bảo ty Hành khiển giao hảo với Viện Hàn lâm. Lệ cũ, phàm có tuyên ra
lời nói của vua thì viện Hàn lâm đưa trước bản thảo tờ chiếu cho ty Hành khiển để
học tập trước, đến khi tuyên đọc thì giảng cả âm nghĩa cho dân thường dễ hiểu, vì
là chức hành khiển chỉ dùng cho hoạn quan thôi. Bấy giờ Lê Tòng Giáo làm tả
phụ, cùng với Hàn lâm phụng chỉ là Đinh Củng Viên vốn không thích nhau. Ngày
tuyên đọc lời nói của vua đã đến rồi mà Củng Viên cố ý không đưa cho bản
thảo.Tòng Giáo đòi nhiều lần cũng không đưa. Ngày hôm ấy sa giá sắp ra ngoài
cung, Củng Viên mới đưa cho bản thảo. Tòng Giáo tuyên đọc lời chiếu về việc đại
xá, không hiểu âm nghĩa là gì nên đứng im. Vua gọi Củng Viên đứng đằng sau
nhắc bảo âm nghĩa Tòng Giáo có ý thẹn. Củng Viên chỉ bảo tiếng càng to mà
tiếng đọc của Tòng Giáo lại bé đi, trong triều chỉ nghe thấy tiếng của Củng Viên
thôi. Khi vua trở về trong nội, gọi Tòng Giáo bảo rằng: Củng Viên là người văn
học, ngươi là hoạn quan, sao lại bất hòa nhau đến thế? Ngươi làm lưu thủ Thiên
Trường, tôm đất, quýt vàng tặng biếu đi lại với nhau, có hại gì đâu? Từ đấy Tòng
Giáo và Củng Viên giao hảo với nhau lại thân mật lắm.” [3, 316]
Đặt trong lịch sử văn hóa dân tộc, sự kiện trên có ý nghĩa như viên xúc sắc
nhiều mặt và nhiều màu sắc, nhìn từ các góc độ khác nhau chúng ta có thể thấy
được đời sống tinh thần thời Trần với nhiều nét đặc thù.
1. Lối hành xử theo “Lệ” – sự chưa hoàn thiện của vương pháp
Trong Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục
có một số sinh hoạt của triều đình được nhắc đến bắt đầu bằng từ “lệ cũ” “lệ
thường” “thành lệ” “chế độ cũ”, chẳng hạn như việc tiến cống Trung Hoa, việc
nhà vua xem bơi chải, cày ruộng tịch điền, hội thề Đồng Cổ, xử tội đánh
bạc.Chúng ta cùng xem lại một số sự kiện trong chính sử:
“Bơi thuyền thi ở sông Phú Lương, nhà vua ngự điện Hàm Quang để xem. Suốt
đời nhà Lý, việc xem bơi trải trở thành lệ thường” [5, 289]
“Lệ cũ, việc cống sính chưa lần nào đi đủ ba sứ thần; kì này nhà vua dùng Trung
vệ và đại phu Doãn Tử Tư làm đại sứ”[5, 413]
“.Viên tể tướng và trăm quan tiến triều xong rồi, đều phải sửa soan đủ đội ngũ,
nghi trượng, người ngựa đi hộ vệ, kéo ra cửa phía Tây kinh thành, đến đền thờ
thần Đồng Cổ, để uống máu ăn thề; Viên trung thư kiểm chính tuyên đọc thệ thư
rằng: “Người làm tôi phải hết lòng trung với vua, người làm quan phải giữ phẩm
hạnh trong trắng, nếu ai trái lời thề này, xin thần linh làm hại người ấy”. Tuyên
đọc xong, viên tể tướng đóng cửa đền lại, kiểm điểm trăm quan, người nào vắng
mặt phạt năm quan tiền. Việc này là theo thể lệ cũ của triều Lý. Từ năm nay trở đi
năm nào cũng cử hành lễ này. Ngày hôm ấy con trai, con gái kéo nhau ra xem kín
cả hai bên đường, họ nhận thấy đây là việc tốt” [5, 447]
“Chế độ cũ nhà Trần, các quan viên đánh bạc phải xử vào tội nặng. Nguyễn Hưng
cố ý phạm pháp, nên nhà vua bắt đánh bằng trượng cho đến chết”[5, 551]
Các lệ vốn là sản phẩm văn hóa của các nước trong khu vực văn hóa nông
nghiệp, lấy chu kì mùa vụ làm kim chỉ nam cho những hành xử văn hóa của mình.
Cách ứng xử theo lệ có tính “công thức” giống như trong điển chế, nó rất phù hợp
với tư duy hồi cổ của các nước nằm trong khu vực đồng văn: tất thảy các qui
chuẩn của đời sống đều lấy quá khứ làm điểm tựa. Màu sắc cổ kính và chất Đông
phương của nó có giá trị văn hóa khu vực rõ nét. Nó như một minh chứng về sự
tồn tại của một nhà nước có đủ tự tin và bản lĩnh trong hệ thống các nước đồng
văn mà Trung Quốc luôn được coi là “bậc chí tôn” quần tụ các “sao” (nước) chầu
về.
Từ “lệ cũ” và “ phàm” cho thấy hành động này có tính chất lặp đi lặp lại
theo chu kì thời gian nhất định và tồn tại nhiều đời, vừa có tính lịch đại vừa có qui
mô phổ quát. Lệ cũ nghĩa là một việc lặp đi lặp lại ở các đời vua, các triều đại,
một việc quen thuộc và có nề nếp được tất cả mọi người biết đến như những “qui
ước” ngầm. Lệ cũng gợi hơi hướng của quan niệm nhà Phật bao chứa trong nó
những tín hiệu đắp đổi, tuần hoàn. Lệ như sự “ước hẹn” của thiên nhiên và con
người trong vòng quay bất tận của trời đất, vũ trụ. Lệ là cách ứng xử với tạo hóa,
với “thiên mệnh” một cách hợp “đạo” mà con người đã thoát ra khỏi trạng thái
“man di” khôn ngoan xuôi thuận. Hơn thế, một đất nước vốn ngàn năm bị phụ
thuộc nay có chính quyền và ứng xử bằng lệ tức là đã có những kiểm chứng lịch
sử và kinh nghiệm để đủ kiêu hãnh cho sự tồn tại của mình. Cách ứng xử ấy bao
hàm trong nó niềm tự hào về bề dày văn hóa nhất định, những chế ước qui chuẩn
nhất định cho tuyệt đại đa số người dân. Hay nói cách khác, đó là cách của một
nước có văn hiến, hiểu cổ kim sau trước, ít nhiều có truyền thống. Một nước có đủ
cơ sở để tự hào, tự tin về sự hiện hữu của mình bên cạnh ngôi sao tử vi đế tọa:
Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành xử theo lệ là thói quen làm việc ở những giai đoạn mà mà nền
pháp luật còn dựa vào tình và chưa chặt chẽ, đôi khi có phần tùy tiện. Ty hành
khiển và Viện Hàn Lâm vốn là hai “cơ quan” đắc lực giúp việc cho thiên tử. Mối
liên hệ giữa hai tổ chức này đời Trần chưa có qui định chặt chẽ, sợi dây liên kết là
lời vua (vua bảo) và thói quen (lệ cũ), nghĩa là pháp luật vẫn còn lỏng lẻo và sơ
khai. Trong loại quan hệ đặc biệt liên quan đến “quốc thái dân an” của thiên triều
này, lời “tư vấn” của vua Trần Nhân Tông tuyệt nhiên không có hơi hướng quan
phương, có chăng đó là sự chân tình của một bề trên với kẻ dưới, là tư cách của
người có kinh nghiệm ứng xử với kẻ còn “non nớt” hơn mình. Tôm đất (con rươi),
quýt vàng - những sản vật địa phương là chiếc cầu nối cho sự hòa hảo, cũng vậy,
hành xử theo lệ là thói quen lên ngôi nơi quyền lực tối cao của một chính thể hành
chính.
Điều gì làm cho các loại lệ trên có sức sống lâu bền vậy? Phải chăng do tính
chất nửa vời của nhà nước buổi sơ khai và sự chưa hoàn thiện của vương pháp? Sự
nửa vời trong cách ứng xử phản ánh sự chuyển hóa mạnh trong cơ tầng, cấu trúc
cũng như biểu hiện và hành vi văn hóa ghi dấu thời kỳ mà cùng với dân tộc, nền
văn hóa Đại Việt phải vận động và có ý thức đối chọi với nhiều thách thức gay gắt
từ môi trường chính trị và văn hóa khu vực.
2. Thói quen “giảng cả âm nghĩa” chữ Hán – sự diệu vợi của ngôn ngữ vay
mượn
Nhu cầu diễn Nôm các văn bản hành chính quan phương của triều vua Trần
Nhân Tông chứng tỏ chữ Hán dù ở chốn cung đình – nơi tập trung những trí thức
hàng đầu của đất nước cũng không được lĩnh hội một cách tự thân, nó vẫn cần có
một trung gian mới có thể đến được với một bộ phận chức sắc của triều đình. Có
khâu trung gian nghĩa là các quan chức địa phương và dân cũng không nhất thiết
phải biết chữ Hán. Chữ Hán là cái gì xa vời, bí hiểm và “đẳng cấp”. Có nghĩa là,
nó tồn tại đấy, nhưng xa lạ và nhiêu khê, cầu kì và sách vở, nó là một loại hàng rào
không dễ dàng lĩnh hội để hiểu (chứ không phải để luận bàn hay đối thoại). Lê
Tòng Giáo đảm nhận chức Tả phụ nhưng phải lệ thuộc vào Đinh Củng Viên vì
Đinh Củng Viên mới là văn thần, mới có chữ nghĩa. Ngay trong nội bộ triều đình
mà có sự phân hóa rất rõ về mức độ tiếp nhận chữ Hán. Hơn nữa người trực tiếp
làm công việc “trung gian” ngôn ngữ cũng không có ngôn ngữ công cụ: chữ Hán,
có nghĩa là ở triều đình chức này không thể chọn được người giỏi hơn trong đám
quan hoạn? Hay là chí ít là vì lí do gì đó người giỏi hơn phải làm việc khác quan
trọng hơn, cần đến chữ nghĩa hơn? Mối liên hệ giữa Ty hành khiển và Viện Hàn
lâm vốn không có qui định thành văn. Hệ qui chiếu cho hiệu quả công việc là tình
yêu ghét cá nhân (duy tình). Sản vật địa phương là phương tiện hóa giải cho những
khúc mắc công việc và tăng tình hòa hảo. Bấy nhiêu cái “phi lí ” thể hiện một sự
thực lịch sử: vương pháp nơi cung cấm thời Trần chưa hoàn thiện và cần có thời
gian cho những trải nghiệm và kiến tạo thêm nữa.
Thói quen trong sinh hoạt chốn thâm cung nói lên văn hóa và trình độ dân trí
của trí thức thời đại. Thói quen ấy cũng hé lộ những bất cập của mô hình nhà nước
phong kiến tập quyền, hàng ngũ quí tộc tôn thất thật sự có khả năng không nhiều,
hơn nữa lại nắm giữ những trọng trách đặc biệt về mặt quân sự. Hàng ngũ hoạn
quan có thể tin cậy được về lòng trung thành và yên tâm về mặt duy trì dòng giống
tôn thất một cách tuyệt đối nhưng lại là đội ngũ ngu dốt và ít chữ. Những bất cập
này là nguyên nhân thúc đẩy mạnh hơn nhu cầu mở các khoa thi và tuyển các trí
thức nho học cho bộ máy hành chính của triều đình. Nhưng càng mở rộng thi cử
thì chữ Hán lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó, và với những người
không phải sĩ tử (không biết chữ ) trong triều thì lại càng cần phải giảng giải nghĩa
lí. Sự phân tầng trong hàng quan chức cũng đồng nghĩa với sự phân tầng về vốn
liếng chữ Hán. Những người giỏi chữ nghĩa như Đinh Củng Viên được gọi là
người văn học có lẽ không nhiều. Chi tiết ấy đủ giúp chúng ta hình dung chữ Hán
chiếm vai trò như thế nào ở chốn cung đình. Và với dân chúng, tầng lớp lĩnh hội
các chính sách (vốn viết bằng chữ Hán) từ phía triều đình (mà Lê Tòng Giáo là
đầu mối) thì khoảng cách của nó còn diệu vợi hơn rất nhiều. Dù không có thêm
nguồn thông tin nào khác trong chính sử nhắc lại chuyện này, nhưng chi tiết này
đủ cung cấp cho các thế hệ đời sau nhận thức rằng: triều đại của ta xưa dùng chữ
Hán cũng “bán chuyên nghiệp”.
Trong mối quan hệ hai chiều Hán - Việt, Việt - Hán, chủ yếu là văn học Nôm
tiếp thu tiếng Hán, Việt hoá, thuần dưỡng từ Hán để làm phong phú tiếng Việt.
Văn học chữ Hán có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành văn học Việt Nam trung
đại. Hiện tượng song ngữ trong đời sống và sáng tác văn chương là nét riêng, độc
đáo của Việt Nam thời trung đại. Đây cũng là một biểu hiện tất yếu của ý thức yêu
chuộng quốc âm, ý thức dân chủ, nhu cầu dùng tiếng Việt để biểu hiện tình cảm
thực của mình, “dù học tập văn từ của Trung Hoa, mà vẫn nói năng, ca vịnh
không rời với tiếng nói của mình” (Phạm Đình Toái).
Vả chăng, nhu cầu dụng chữ Hán chỉ xuất hiện khi giao dịch với phương Bắc
còn những việc nội bộ vua tôi vẫn “đóng cửa bảo nhau” bằng ngôn ngữ Nam
phương? Khoảng cách giữa chữ Hán và dân chúng vì thế ở tầm rất xa và đại đa số
nhân dân không hiểu được. “Về ngôn ngữ, văn tự sử dụng trong giáo dục khoa cử,
các vua thời Lý Trần đã sử dụng chữ Hán thực chất là một ngoại ngữ” [6, 158].
Sự diệu vợi về ngôn ngữ chữ Hán cũng có nghĩa là nhu cầu dùng ngôn ngữ dân tộc
là một thực tế đương nhiên chốn thâm cung. Hiện tượng song ngữ sẽ kéo theo hiện
tượng mạnh lên của ngôn ngữ dân tộc nhưng, ở Việt Nam, không mất dần vai trò
của ngôn ngữ vay mượn.
Hiện tượng song ngữ này kéo dài suốt thời Lý Trần và các các giai đoạn sau
nữa tạo thế “đồng sàng dị mộng” về ngôn ngữ không được giải quyết triệt để mà
vẫn đeo đẳng lịch sử, tạo nên tâm thế nửa vời của của cả dân tộc. Có lẽ vì thế mà
người Việt mãi không đoạn tuyệt được với những chế ước về văn hóa với Trung
Quốc, cách ứng xử dùng dằng giữa tiếp thu và đoạn tuyệt tạo cho Việt Nam tâm
thế sẵn sàng tiếp nhận luồng văn hóa khác, mới mẻ hơn. Cho nên khi chữ la-tinh
đến Việt Nam, nó mới có cơ hội thâm nhập và thay thế chữ Hán và chữ Nôm. Tất
nhiên sự thay thế ấy cũng không hẳn là được nhiều hơn hay mất mát lớn hơn, có lẽ
nó chỉ góp phần đắc lực tạo nên những đứt gẫy văn hóa và thúc đẩy xã hội Việt
Nam chuyển mình mạnh mẽ hơn theo cách của một dân tộc “bứng trồng” về văn
hóa trong nhiều thế kỉ.
Chữ Hán vẫn chỉ coi là ngoại ngữ với triều đình và dân chúng. Người làm việc
trực tiếp với dân còn vậy thì những bộ phận khác: quan lại, cung phi, nô bộcliệu
có biết và giỏi chữ Hán không? Rõ ràng chữ Hán không phải là ngôn ngữ bạch
thoại mà chỉ là ngôn ngữ văn ngôn - thứ văn ngôn mà người ta dùng cách đó vài
thế kỉ. Có nghĩa là chỉ sau 1 - 2 thế kỉ sau độc lập chữ Hán tồn tại ở nước ta chỉ là
bán tử ngữ. Đã là tử ngữ thì nó không có mối liên hệ với ngôn ngữ đang thay đổi
hàng ngày ở Trung Quốc, có nghĩa là, nó ngày càng xa với ngôn ngữ Trung Quốc
và cũng không vì thế mà nó gần hơn với dân chúng.
3. “Tôm đất, quýt vàng tặng biếu” – mối tệ tư giao hay trạng thái “khoan
giản an lạc” của một triều đại đang kiếm tìm thiết chế?
Nếu đặt sự kiện lịch sử trên trong hàng loạt những ứng xử khác của nhà Trần
sẽ thấy tinh thần khai phóng, khoan hòa của nhà Trần là một mạch chảy thông
suốt.Chẳng hạn, vua Trần Thánh Tông từng bảo người tôn thất rằng: “Thiên hạ là
thiên hạ của Tổ tông, người nối nghiệp Tổ tông nên cùng với anh em trong họ
cùng hưởng phú quý, tuy bên ngoài thì cả thiên hạ phụng một người tôn quý,
nhưng bên trong thì ta cùng với các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui
thì cùng vui, các khanh nên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu
đừng quên, thế là phúc muôn năm cho Tông miếu xã tắc vậy”. Bởi vậy trừ các
buổi thiết triều vua mới phân biệt trên dưới, còn thường ngày vua cho các hoàng
thân vào điện ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu, thật hòa hợp thân ái. [3, 292]. Hoặc
sự kiện rước linh cữu Trần Nhân Tông năm Canh Tuất (1310) dân tình xem đông
đến mức phải tể tướng dẹp người, hữu ty dùng kế mới đi được.Về sự khoan hòa an
lạc của nhà Trần, xưa nay có nhiều khen chê khác nhau. Sử thần Ngô Sĩ Liên hơn
một lần phê phán về tính “thiếu nghiêm trọng” của thiết chế nhà nước “ấy là bởi
nhà Trần khoan hậu thì có thừa mà nghiêm khắc thì không đủ vậy!” [3, 345]
Trở lại với sự kiện Lê Tòng Giáo và Đinh Củng Viên, Ngô Sĩ Liên bàn rằng:
“Vua bảo kẻ thần hạ tặng biếu giao hảo với nhau, thế cũng chẳng khêu ra mối tệ
người làm tôi tư giao với nhau sao? Tôi cho là giao hảo với tư giao, việc tuy có
giống nhau, nhưng tình thì khác nhau. Phàm đem lòng riêng mà kết ngầm với
nhau là tư giao, như kinh Xuân Thu chê Thái bá đến người Lỗ là thế. Lấy tình tốt
mà giao hoan với nhau thì không phải là tư giao như Kinh thi vịnh việc cho nhau
quả mộc qua và quả mận là thế..” [3, 316].
Màu sắc cởi mở, phóng khoáng, không câu nệ, không định kiến trong trường
hợp này không nhận được sự tán thành của lớp sử gia – Nho gia đời sau. Đánh giá
của sử thần Ngô Sĩ Liên và một số nhà Nho khác có phần khắt khe và thái quá.
Song ca tụng như Tự Đức “Ông vua này là thiên tử hòa giải” [5, 538] là điểm nhìn
của lối hành xử phương Đông: trọng tình hơn trọng lí, yêu chuộng sự bình ổn hơn
những đổi thay. Bản thân lối hành xử này bao chứa trong lòng nó những ưu điểm
và hạn chế mang tính lịch sử và tính khu vực.
Tính chất khai phóng, cởi mở của thời Trần được kiến tạo trên cơ sở của một
vương tộc xuất thân từ vùng biển sóng to gió cả. Thực chất, đó là một thể chế xã
hội chưa hoàn toàn thoát khỏi trạng thái đơn sơ của công xã thị tộc. Bản chất ôn
hòa, khoan hậu, tinh thần thượng võ, hào sảng là những ưu điểm tuyệt vời của một
nhà nước trong buổi bình minh đang hăm hở dựng xây. Trên hành trình tìm kiếm
hướng đi cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình, mọi phương án đều có thể
mở ra phía trước. Giai đoạn đầu tiên manh nha ý thức tự tôn cũng là lúc vua tôi
hăm hở nhất dựng xây đất nước.Giai đoạn này vua còn đích thân cày ruộng tịch
điền, đích thân xem bơi chải và hội họp quần thần như những người dân áo vải.
Khoảng cách giữa bệ rồng và lũy tre còn gần và sự đồng lòng đồng sức còn nhiều,
bởi lẽ vua tôi cùng chung những nỗi lo, chung những quyền lợi và chung cả khát
vọng nữa.
Giai đoạn đẹp đẽ ấy không thể kéo dài, cùng với thời gian, nhu cầu tri thức hóa
ở một trình độ nhất định của giới cầm quyền (và lâu dài hơn của cả người dân nữa)
đã nảy sinh nhu cầu cần người “có văn học”. Những người như Lê Tòng Giáo dù
muốn hay không cũng đến lúc phải thay thế. Dẫu con đường đi ở Việt Nam không
quyết liệt như ở Trung Quốc đời Hán Cao Tổ nhưng tự thân trong lòng xã hội phát
lộ những mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn này có mầm mống từ chính những ngày
huy hoàng nhất thời Lý - Trần. Vương pháp vốn không phải và không thể hành xử
một cách khai phóng, lại càng không thể tùy tiện. Điều này tạo điều kiện cho giáo
lí nhà Nho có đất dung thân và dần dà chiếm địa vị trên sân khấu chính trị.
4. Nhu cầu “người có văn học” – khuynh hướng lên ngôi tất yếu của Nho
giáo
Sử thần Ngô Sĩ Liên phê rằng “Vua bảo bề tôi giao hảo nhau để cùng giúp
nên việc của nhà vua, có thể thấy được sự trung hậu của nhà Trần. Song đem kẻ
hoạn quan không biết chữ làm chức hành khiển là không phải” [3, 316].
Đời Trần trở về trước chức hành khiển – một chức quan chuyên môn thuộc
viện, sảnh, tuy không phải là các chức có quyền lãnh đạo (chức hành khiển chỉ
dùng cho hoạn quan) nhưng thường là hoàng thân quốc thích mới được đảm
nhiệm. Chỉ khi có bước chân rụt rè của người học trò Phạm Ứng Mộng thì người
có văn học mới được giữ quyền bính, bước tiếp theo là Đoàn Nhữ Hài với chức
Ngự sử trung tán, trở thành cận thần được vua tin dùng và ngày càng chứng tỏ sự
đắc dụng của người có văn học.rõ ràng, chức quan này ban đầu không phải là
dành cho Nho sĩ. Nhưng, với thời gian, sự hạn chế của quan hoạn đã đến lúc phải
được xem xét và thay thế. Những người như Lê Tòng Giáo không thể giữ mãi vị
trí “thông ngôn” với dân chúng được.
Tính chất khoan hòa đặc biệt của thời Trần dẫu đã từng phát huy nhiều lợi thế
song dần dà không còn phù hợp với thời đại mới và không thể kéo dài. Điều đó
phản ánh xã hội thời Trần bao chứa những mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội.
Nhu cầu về một người có văn học tức biết chữ nghĩa, giỏi văn chương (nho sĩ)
giúp việc chốn thâm cung là một tất yếu. Nó phản ánh bước phát triển tất yếu của
cái mới và trạng thái mới của thời đại. Trạng thái này mở ra cánh cửa cho Nho
giáo hưng thịnh dần lên. Nhu cầu của thời kì mới tạo tiền đề cho các nhà Nho dần
thay thế các quí tộc và các nhà sư trong triều đình. Quả thực chỉ một thời gian
ngắn sau đó “Hiện tượng Đoàn Nhữ Hàiđã mở tung cánh cửa bấy lâu vẫn khép
kín hoặc rất hẹp để cho tầng lớp nho sĩ có điều kiện ồ ạt bước vào hàng ngũ quan
liêu” [6, 327] .
Xã hội Việt Nam thời Lý Trần đã sử dụng khoa cử làm giải pháp kiến thiết và
củng cố xã hội. Khoa cử không phải là sản phẩm bản địa mà là một tổ chức dập
khuôn theo mô hình của phong kiến Trung Hoa vì thế sự cần thiết và sức sống của
khoa cử là nguyên nhân cho sự tồn tại lâu dài và chính thống của chữ Hán. Chữ
Nôm cũng không vì thế mà mất vai trò của nó nhưng địa bàn tồn tại của nó tuyệt
nhiên không phải lĩnh vực khoa cử. Giải pháp mà “ông vua hòa giải” Trần Nhân
Tông duy trì bộc lộ cách nhìn nhận và quan điểm dung hòa của triều đình trong
việc sử dụng ngôn ngữ: dùng cả hai ngôn ngữ như một lẽ tất nhiên phải vậy. Có
một mâu thuẫn tồn tại trong thời Lý Trần, đó là khát vọng độc lập và nỗ lực không
mệt mỏi để khẳng định nền tự chủ nhưng không dễ dàng thoát khỏi sự bủa vây của
những yếu tố ngoại lai mà ngôn ngữ là biểu hiện rõ ràng nhất. Điều này cần có
thời gian và sự chuẩn bị cần thiết nhưng tự sâu trong lòng thiết chế của xã hội
phương Đông theo Nho giáo (kể cả Trung Quốc) luôn có những mâu thuẫn nội tại,
luôn bao hàm những thiếu hụt ở tầm vĩ mô. Mâu thuẫn ấy cho phép sự tồn tại cả
Nho – Phật – Đạo, cũng vậy nó dung chứa cả chữ Hán và chữ Nôm.
Có nghĩa là, hiện tượng Tả phụ Lê Tòng Giáo và Hàn lâm phụng chỉ Đinh