Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007

Lịch sử địa phương là một bộphận hợp thành và làmphong phú lịch sửdân tộc. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽgóp phần tích cực vào việc bổsung nguồn sửliệu cho việc xây dựng lịch sửdân tộc, làm cụthểhóa một sốnội dung cơbản của lịch sửdân tộc, làm rõ mối quan hệhữu cơgiữa lịch sửcủa từng địa phương và lịch sửcủa toàn dân tộc. Hiện nay, lịch sử địa phương là một môn học ởcác cấp học phổthông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủnghĩa. Nó góp phần làm phong phú tri thức của học sinh vềquê hương, đất nước, giúp hình thành ởthếhệtrẻtinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương cho học sinh, hình thành ý thức vềnghĩa vụ đối với quê hương, đất nước, nhận thức đúng đắn mối liên hệgiữa lịch sử địa phương và lịch sửdân tộc. Ngoài ra, lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tưtưởng đạo đức, thẩm mỹvà ý thức lao động cho thếhệtrẻ- chủnhân của xã hội trong tương lai - để đưa đất nước sánh vai cùng bè bạn khắp năm châu. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu Tổquốc bắt nguồn từtình yêu quê hương, xứsở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác, được học lịch sử địa phương còn làm cho thếhệtrẻthấy rõ ý nghĩa lịch sửtiến bộcủa chế độxã hội chủnghĩa và công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, tổchức và lãnh đạo đang được thực hiện và đem lại thành tựu ởkhắp mọi miền đất nước từnhững địa phương cụthể. Từ đó, mỗi người càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, quê hương mình. Cà Mau, một tỉnh giàu đẹp ởcực nam Tổquốc, trải qua hơn ba trăm nămhình thành và phát triển, với địa thếchiến lược, vai trò kinh tếvà đặc thù văn hóa của mình đã làm phong phú thêm và độc đáo hơn lịch sửdựng nước và giữnước của dân tộc nhưtrong quá trình khẩn hoang vềphương Nam của những cưdân người Việt vào thếkỷXVI XVII, trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá trình cùng cảnước xây dựng chế độxã hội chủ nghĩa

pdf95 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Ngô Đình Khiêm QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ  XÃ HỘI CỦA TỈNH CÀ MAU TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007 Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Ngô Đình Khiêm MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc, làm cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của lịch sử dân tộc, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa lịch sử của từng địa phương và lịch sử của toàn dân tộc. Hiện nay, lịch sử địa phương là một môn học ở các cấp học phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Nó góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương, đất nước, giúp hình thành ở thế hệ trẻ tinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương cho học sinh, hình thành ý thức về nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước, nhận thức đúng đắn mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Ngoài ra, lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ - chủ nhân của xã hội trong tương lai - để đưa đất nước sánh vai cùng bè bạn khắp năm châu. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác, được học lịch sử địa phương còn làm cho thế hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo đang được thực hiện và đem lại thành tựu ở khắp mọi miền đất nước từ những địa phương cụ thể. Từ đó, mỗi người càng thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, quê hương mình. Cà Mau, một tỉnh giàu đẹp ở cực nam Tổ quốc, trải qua hơn ba trăm năm hình thành và phát triển, với địa thế chiến lược, vai trò kinh tế và đặc thù văn hóa của mình đã làm phong phú thêm và độc đáo hơn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như trong quá trình khẩn hoang về phương Nam của những cư dân người Việt vào thế kỷ XVI  XVII, trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá trình cùng cả nước xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa… Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nam Bộ, trong đó có Cà Mau, đã được định hướng phát triển với những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, phù hợp với thế mạnh và đặc thù của địa phương. Do đó, việc biên soạn lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau một cách khoa học để giáo dục lòng yêu quê hương trong thế hệ trẻ, trong cộng đồng dân cư để động viên và cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân lao động, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ đất nước là một công việc cần thiết. Mười năm tuy ngắn ngủi đối với quá trình lịch sử của một địa phương, tuy nhiên đối với Cà Mau, đó là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng về sự nổ lực phát triển nội tại, về thời kỳ không còn chế độ “xin cho” từ Trung ương, về việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, xã hội một cách đồng bộ, về việc giải quyết những mâu thuẫn kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình phát triển tỉnh nhà, về hội nhập quốc tế… Phải nói đây là thời kỳ mà những phẩm chất tốt đẹp vốn có của con người Cà Mau như năng động, sáng tạo, tự lập, bản lĩnh, hào hiệp được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chắc chắn những phẩm chất đó cùng với tiềm năng về thiên nhiên và sự lãnh đạo của các cấp Đảng, chính quyền, Cà Mau sẽ trở thành một vùng đất giàu mạnh và phát triển. Với ý nghĩa như vậy, chúng tôi chọn “Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007” làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Theo chúng tôi được biết, những công trình nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau còn rất ít, và cũng chỉ mới xuất hiện rải rác trong những năm gần đây, nhất là sau khi tách tỉnh. Những công trình này cũng chỉ mới đề cập đến những vấn đề chung chung mang tính chất báo cáo hoặc chỉ riêng lẻ một mảng nào đó về tình hình kinh tế hoặc xã hội của tỉnh trong một thời gian ngắn mà thôi. Một công trình viết về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau sau 10 năm tái lập thì hoàn toàn chưa có. Tháng 12/2002 Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xuất bản cuốn Cà Mau anh hùng, Tập 1, giới thiệu về quá trình đấu tranh vũ trang của nhân dân Cà Mau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tháng 3/2006, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau và Công ty Cổ phần Thông tin Kinh tế Đối ngoại (FEI) xuất bản cuốn Cà Mau  Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới thiệu sơ lược về lịch sử, địa lý và tiềm năng của tỉnh Cà Mau, đặc biệt có đề cập đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội nhưng chỉ là những con số thống kê về các huyện cho đến năm 2005. Tháng 7/2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt Nam xuất bản cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI giới thiệu ngắn gọn những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu gọi đầu tư và khẳng định những ưu thế về nhiều lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Cà Mau. Ngoài ra, vào năm 2001, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội có xuất bản cuốn Lịch sử và địa lý Cà Mau, Tập 1 và Tập 2 do Thái Văn Long chủ biên. Nội dung giới thiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Cà Mau trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Như vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007. 3. Các nguồn tài liệu nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Những Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Cà Mau. - Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng quý, hàng năm của UBND tỉnh Cà Mau. - Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. - Những công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực của tỉnh Cà Mau. - Các trang Web có liên quan đến các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Cà Mau. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về không gian: giới hạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Về thời gian: từ năm 1997 đến năm 2007. Sở dĩ chúng tôi lấy năm 1997 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm Cà Mau được tách ra thành lập một tỉnh riêng từ tỉnh Minh Hải (gồm Bạc Liêu và Cà Mau) theo phê chuẩn ngày 6/11/1996 trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, thực hiện từ ngày 1/1/1997. Năm 2007 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm kết thúc kế hoạch 10 năm quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau khi tái lập. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến năm 2007, chúng tôi kéo dài sự nghiên cứu của mình về trước năm 1997. 5. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu quá trình chuyển biến các mặt về kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau sau mười năm tái lập từ năm 1997 đến năm 2007. Qua đó nêu được những thành tựu, hạn chế của quá trình này, đồng thời, chỉ ra được những nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó. Từ đó kiến nghị những giải pháp, dự đoán những triển vọng của sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau trong những năm sắp tới. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng, quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề, đặt các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài lịch sử, nên trong việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, đồng thời chú ý kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu… 7. Đóng góp của luận văn - Trước hết, đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình phát triển của tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau trong một giai đoạn ngắn nhưng là giai đoạn có tính chất bước ngoặt, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về sau. - Nội dung và tư liệu của luận văn có thể sử dụng vào mục đích tham khảo cho những bài báo cáo, những công trình tổng kết, kỷ niệm những ngày truyền thống của địa phương. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy lịch sử địa phương trong các nhà trường phổ thông ở tỉnh Cà Mau nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục lòng yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa của quê hương. - Đồng thời, luận văn còn có thể dùng để làm phong phú thêm nguồn tài liệu tuyên truyền trong quần chúng, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của tỉnh nhà. - Qua việc rút ra những bài học, những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT CÀ MAU TRƯỚC NĂM 1997 1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Cà Mau Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang, khai khẩn cách đây trên 300 năm. Trước đây, vùng đất này được hình thành bởi sự bồi đắp của hai dòng hải lưu ở biển Đông và vịnh Thái Lan đón nhận phù sa sông Cửu Long. Trải qua hàng ngàn năm lắng đọng và bồi đắp, vùng đất Cà Mau dần hình thành. Đến trước thế kỷ XVII, đây là vùng đất sình lầy, ẩm thấp, hoang vu với rừng thiêng, nước độc, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết. Từ đầu thế kỷ XVII, chiến tranh Nam - Bắc triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn khiến đời sống nhân dân vô cùng cơ cực. Họ vừa phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, vừa nơm nớp lo sợ phu phen, lao dịch và binh lửa, ly loạn. Nhiều người dân nghèo ở Bắc Bộ và Trung Bộ, trong đó phần lớn là nông dân và thợ thủ công phải rời bỏ quê cha, đất tổ tiến về phương Nam tìm đường sinh sống. Đến cuối thế kỷ XVII, một số người Hoa cũng tìm đến vùng đất này, điển hình là Mạc Cửu - một di thần của nhà Minh bất phục triều đình Mãn Thanh, lưu trú tại Mang Khảm (Hà Tiên) đã chiêu tập lưu dân sinh sống ở 7 xã dọc theo bờ biển đến cư trú và làm ăn sinh sống, dựng thành một xã với tên gọi “xã” Cà Mau. Sau khi Mạc Cửu chết, con là Mạc Thiên Tứ chỉnh đốn cơ nghiệp của cha và vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn ra đèo Long Xuyên (ở vùng đất Cà Mau ngày nay) chiêu tập nhân dân, thành lập tổ chức có tính chất quân sự. Ngoài ra, nhiều người dân Khmer do nội chiến và bị xâm lược liên miên trong hai thế kỷ XV - XVI cũng phiêu dạt đến nơi này sinh sống. Những cư dân người Việt đầu tiên, kể cả người Khmer và người Hoa khi đến khai khẩn vùng đất Cà Mau thường phải đối diện với một môi trường thiên nhiên vừa có nhiều thuận lợi, vừa có rất nhiều khó khăn, nguy hiểm. Họ phải đổ nhiều mồ hôi và cả máu để khai khẩn đất đai, xây dựng và bảo vệ xóm làng. Trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên đầy gian khổ, nguy nan, họ đã đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó lòng hữu ái giai cấp giữa những người lao động đã từng bước hình thành, tạo nhân tố bền vững của tình đoàn kết, của cộng đồng các dân tộc ở Cà Mau trong các thời kỳ lịch sử. Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) vào năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu chia nhỏ các tỉnh cũ để dễ dàng cai trị. Ngày 18 tháng 12 năm 1882, tỉnh Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của Nam Kỳ được thành lập. Ngày 25/10/1955 theo sắc lệnh số 32/VN, chính quyền Sài Gòn tách quận Cà Mau ra khỏi tỉnh Bạc Liêu rồi lấy quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai để thành lập tỉnh Cà Mau. Đến ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 143/VN đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên. Về phía chính quyền cách mạng, ngày 27/11/1973, tỉnh Cà Mau giao huyện Giá Rai cho tỉnh Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Lúc bấy giờ, Cà Mau - Bạc Liêu là hai tỉnh theo sự phân định địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện Nghị quyết số 19/NQ - TW ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6/11/1996, trong kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 1/1/1997. Đến năm 2007 Cà Mau có 1 thành phố và 8 huyện, gồm 97 xã, phường, thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 5.329 km2, đứng thứ hai so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Kiên Giang. Đất đai Cà Mau màu mỡ, thích hợp với các loại cây lương thực, cây ăn trái và nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế. Cơ cấu phân bố các loại đất khá hợp lý: đất nông nghiệp chiếm 64,81%; đất lâm nghiệp: 23,32%; đất ở: 1,12% và đất chuyên dùng chiếm 3,63%. [19, tr.140] Dân số tỉnh Cà Mau đến năm 2007 có 1.248.241 người. Cơ cấu dân số thành thị chiếm tỉ trọng 20%, nông thôn 80% và ít thay đổi. Về thành phần dân tộc, chủ yếu là người Kinh, dân tộc thiểu số gồm người Hoa, Khmer, Tày, Chăm, Nùng, Mường… và một số dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2007 là 234 người/km2, thấp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (430 người/km2); bình quân ruộng đất trên 1 nhân khẩu, 1 lao động cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. [19, tr.18,319] Tổng số lao động năm 2007 có 669.876 người. Cơ cấu lao động trong độ tuổi theo ngành nghề, chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn và kỹ thuật nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau tương đối thấp, chưa đạt mức bình quân cả nước. Theo số liệu điều tra ngày 01/7/2005 cho thấy trình độ lao động của tỉnh còn rất hạn chế; 73,4% mới có trình độ văn hóa tiểu học, số lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm 18% và trình độ trung học phổ thông chiếm 8,6%. [35, tr.167-168]. Tuy vậy, tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau được tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá cao so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề trồng lúa, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, hải sản. Dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân và địa chủ, người dân Cà Mau, hầu hết là bần cố nông, phải sống một cuộc sống tăm tối, dốt nát, lao động đầu tắt mặt tối mà vẫn thiếu ăn, thiếu mặc, dù sống trên ruộng đất trù phú, màu mỡ. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, xã hội nông thôn Cà Mau đã hình thành hai giai cấp đối lập chủ yếu là nông dân và địa chủ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Cà Mau cũng là nơi có nhiều tôn giáo. Hai tôn giáo có mặt sớm ở đây và có nhiều tín đồ là Phật giáo và Thiên Chúa giáo, các tôn giáo khác ra đời muộn hơn, trong đó có đạo Cao Đài. Nhìn chung, tín đồ các tôn giáo phần đông đều là những nông dân nghèo khổ và có tinh thần yêu nước, vừa lo việc đạo, vừa làm tròn phận sự công dân đối với dân tộc, tin tưởng vào Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng về chủ tịch Hồ Chí Minh, căm thù quân giặc xâm lược, ủng hộ và tham gia kháng chiến. Trong sinh hoạt văn hóa, người dân Cà Mau cũng sáng tạo ra những lời ca, tiếng hát, hò, vè ca ngợi quá trình lao động mở đất, mở nước, chống thiên tai, thú dữ và ngoại xâm… như hò đối đáp, đọc thơ Bạc Liêu, cổ nhạc…tiêu biểu là bản Dạ cổ Hoài lang của cụ Cao Văn Lầu, chuyện cười Bác Ba Phi… Người Cà Mau từ trước đến nay không những cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động sản xuất, dũng cảm trong chinh phục thiên nhiên mà còn kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống áp bức, bóc lột, viết nên những trang sử oai hùng của dân tộc nói chung và của nhân dân vùng đất mũi Cà Mau nói riêng. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử của Cà Mau vừa chứng minh tiềm năng, lợi thế vừa cho thấy nhiều điểm bất lợi đối với quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Thực tế là cho đến nay, Cà Mau vẫn là tỉnh có tỉ lệ xã chưa có đường bộ, chưa có điện lưới quốc gia cao nhất các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh cực nam Tổ quốc nên Cà Mau có thiệt thòi là xa Trung ương, xa các trung tâm thương mại và công nghiệp lớn, lại không có sân bay, bến cảng lớn nên có nhiều khó khăn trong giáo lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành phố khác. Các điều kiện xã hội cũng có những bất lợi trong phát triển kinh tế hàng hóa. Dân số, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, thủy sản truyền thống, chưa quen với công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao. Trình độ dân trí vùng sâu, vùng xa nói chung còn thấp, tập tục lạc hậu vẫn còn nhiều, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật còn nghèo nàn. Tiềm năng về biển, rừng, đất ở Cà Mau rất lớn. Rừng ngập mặn có giá trị trên thế giới về hệ sinh thái, đứng sau rừng Amazon. Biển Cà Mau về hải sản và hứa hẹn nhiều tiềm năng dầu khí. Trong thời kỳ đổi mới, với sự kế thừa và sáng tạo không ngừng, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau tiếp tục viết nên những trang sử mới bằng chính những thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. 1.2. Truyền thống cách mạng của nhân dân Cà Mau + Phong trào đấu tranh của nhân dân Cà Mau trước khi có Đảng. Cùng với tiếng súng chống Pháp của nhân dân cả nước, ngay từ năm 1861 nhân dân Cà Mau đã tự vũ trang đứng lên chống quân xâm lược. Năm 1873, nhân dân vùng đất mũi Cà Mau đã cùng anh em ông Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đứng lên chống Pháp, ủng hộ và tham gia nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... Những cuộc đấu tranh của nhân dân Cà Mau nổ ra từ những ngày đầu Pháp xâm lược và kéo dài liên tiếp đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thể hiện tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Cà Mau cùng cả nước trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và phong kiến. + Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Cà Mau. Tháng 1/1929, Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên thị trấn Cà Mau được thành lập do ông Đào Hưng Long làm bí thư. Chi hội mở một cửa hiệu bán sách báo lấy tên là “Hồng Anh thư quán”, một quán bán cơm và cà phê “Đồng Tâm” vừa làm cơ sở để giáo dục, vận động nhân dân yêu nước, vừa là nơi trao đổi, hội họp của chi hội. Hoạt động của chi hội ngày càng gây được ảnh hưởng rộng rãi trong dân nghèo ở thị trấn và nhân dân ở các xã xung quanh. + Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cà Mau. Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, tháng 1/1930, Chi bộ An Nam Cộng sản đảng ở Cà Mau được thành lập do ông Lâm Thành Mậu làm bí thư. Sau đó có nhiều chi bộ Đảng ra đời và hoạt động mạnh mẽ đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh sôi nổi. Để kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh, ngày 26/10/1938 Tỉnh ủy lâm thời được thành lập do đồng chí Bùi Thị Trường làm bí thư. + Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (13/12/1940). Cùng với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Phan Ngọc Hiển lãnh đạo nổ ra vào ngày 13/12/1940 và giành được thắng lợi nhanh chóng. Lực lượng khởi nghĩa đã tiêu diệt tên xếp đảo Ôliviê, thu toàn bộ vũ khí rồi về đất liền để kịp thời cùng lực lượng khởi nghĩa đánh chiếm Năm Căn. Cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai cuối cùng bị dìm trong biển máu nhưng kẻ thù không thể dập tắt được tinh thần yêu nước của nhân dân. Cũng từ đó tỉnh Cà Mau lấy ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13 tháng 12 làm ngày truyền thống của địa phương. Hòn Khoai ngày nay đã trở thành di tích lịch sử - cách mạng của cả nước, là biểu tượng tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Cà Mau.