Quá trình hình thành "Cộng đồng Đông Á" và vai trò của nó đối với sự phát triển của khu vực

Ngày 14 tháng 12 năm 2005 tại Cuala Lumpua (Malaysia) Hội nghị cấp cao Đông á(EAS) lần đầu tiên đ-ợc tổ chức với sự tham gia của 10 n-ớc ASEAN và 6 quốc gia khác, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, Austraylia và Niudilân. Tuyên bố chung Cuala Lumpua xác định: Hội nghị cấp cao Đông álà một diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến l-ợc chính trị, an ninh, kinh tế, mà các bên cùng quan tâm, h-ớng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh v-ợng ở Đông á. Đồng thời là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ cho các diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khuôn khổ ASEAN +3. Ngoài ra, Tuyên bố còn khẳng định: Hội nghị cấp cao Đông ásẽ là một tiến trình mở, thu nạp, minh bạch và h-ớng ra bên ngoài, với ASEAN giữ vai trò chủ đạo. Với chủ đề: "Một ý t-ởng, một tầm nhìn, một cộng đồng" của Hội nghị, ý t-ởng về một Cộng đồng Đông á không biên giới, có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế đã bắt đầu hình thành, 16 quốc gia đại diện cho 1/2 dân số và 21% tổng kim ngạch th-ơng mại toàn cầu, đang trên đ-ờng hợp nhất sức mạnh. Nh-vậy, từ cuối năm 2005 trở đi, bên cạnh các mối liên kết hiện có, ASEAN sẽ là nơi tụ họp của lãnh đạo cấp cao 10 n-ớc thành viên, 3 n-ớc Đông Bắc á, ấn Độ và Nam Thái Bình D-ơng là Austraylia và Niudilân, có thể tiến tới sẽ có cả Nga tham gia. Điều này, không chỉ là dẫn chứng cho thấy cơ chế hợp tác hiệu quả của các n-ớc ASEAN mà còn cho thấy các quốc gia châu áđang ngày càng nhận thức đ-ợc tầm quan trọng của xu thế hợp tác không thể đảo ng-ợc. Cơ chế hợp tác Đông á mới, trong đó ASEAN là nòng cốt sẽ giảm nhẹ những tồn tại vốn có trong quan hệ giữa các n-ớc Đông Bắc á, làm bớt đi những khác biệt, v-ợt qua những rào cản về lòng tin và h-ớng tới một lợi ích chung là những thách thức mà mỗi n-ớc phải chinh phục, v-ợt qua trong quá trình liên kết nội khối.

pdf379 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành "Cộng đồng Đông Á" và vai trò của nó đối với sự phát triển của khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài cấp bộ năm 2007 m∙ số: b07 – 10 Quá trình hình thành “Cộng đồng Đông á” và vai trò của nó đối với sự phát triển của khu vực Cơ quan chủ trì: Viện Quan hệ quốc tế Chủ nhiệm đề tài: TS Thái Văn Long Th− ký khoa học : ThS Phạm Thị Phúc 6770 28/3/2007 Hà Nội 12 – 2007 2 Danh sách cộng tác viên 1. TS Thái Văn Long - Chủ nhiệm đề tài 2. PGS.TS Vũ Văn Hà 3. ThS Nguyễn Thuý Hà 4. CN Nguyễn Thị Thu Hiền 5. PGS.TS Nguyễn Mạnh H−ởng 6. CN Nguyễn Ph−ơng Nga 7. Th.S Ngô Chí Nguyện 8. TS Nguyễn Thế Lực 9. ThS Phạm Thị Phúc - Th− ký đề tài 10. ThS Đinh Thanh Tú 11. ThS Hà Văn Thầm 12. CN Nguyễn Thị Thuỷ 13. TS Phan Văn Rân 3 Những chữ viết tắt ADB: Ngân hàng phát triển châu á ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEM: Hội nghị cấp cao á - Âu APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình D−ơng ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN (Bàn về vấn đề an ninh) CHDCND: Cộng hoà dân chủ nhân dân EC: Cộng đồng châu Âu EU: Liên minh châu Âu IMF: Quĩ tiền tệ quốc tế NAFTA: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ LHQ: Liên hợp quốc FDI: Đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài FTA: Hiệp định mậu dịch tự do WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức Th−ơng mại thế giới 4 Mục lục Trang Mở đầu 5 Ch−ơng 1 Khái quát về Cộng đồng Đông á 12 1.1. Cộng đồng Đông á - từ ý t−ởng đến hiện thực 12 1.2. Các nhân tố tác động đến vai trò của Cộng đồng Đông á đối với sự phát triển của khu vực 23 Ch−ơng 2 Vai trò của Cộng đồng Đông á đối với hoà bình, ổn định, hội nhập và phát triển trong khu vực 60 2.1. Cộng đồng Đông á là động lực thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trong khu vực 60 2.2. Điều hoà lợi ích chiến l−ợc của các n−ớc thành viên thông qua cơ chế đối thoại 72 2.3. Vai trò “Hạt nhân đoàn kết của ASEAN”trong Cộng đồng Đông á 83 Ch−ơng 3 Triển vọng phát huy vai trò của Cộng đồng Đông á trong việc gìn giữ hoà bình,ổn định,hội nhập và phát triển trong khu vực 89 3.1. Những thời cơ và thách thức đối với Cộng đồng Đông á 89 3.2. Triển vọng phát huy vai trò của Cộng đồng Đông á trong việc giữ gìn hoà bình, ổn định ở khu vực 104 3.3. Vai trò, vị trí của Việt Nam trong quá trình hình thành Cộng đồng Đông á 108 Kết luận 116 Danh mục Tài liệu tham khảo 118 5 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 14 tháng 12 năm 2005 tại Cuala Lumpua (Malaysia) Hội nghị cấp cao Đông á (EAS) lần đầu tiên đ−ợc tổ chức với sự tham gia của 10 n−ớc ASEAN và 6 quốc gia khác, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ, Austraylia và Niudilân. Tuyên bố chung Cuala Lumpua xác định: Hội nghị cấp cao Đông á là một diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến l−ợc chính trị, an ninh, kinh tế, mà các bên cùng quan tâm, h−ớng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh v−ợng ở Đông á. Đồng thời là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ cho các diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khuôn khổ ASEAN +3. Ngoài ra, Tuyên bố còn khẳng định: Hội nghị cấp cao Đông á sẽ là một tiến trình mở, thu nạp, minh bạch và h−ớng ra bên ngoài, với ASEAN giữ vai trò chủ đạo. Với chủ đề: "Một ý t−ởng, một tầm nhìn, một cộng đồng" của Hội nghị, ý t−ởng về một Cộng đồng Đông á không biên giới, có sự liên kết chặt chẽ về kinh tế đã bắt đầu hình thành, 16 quốc gia đại diện cho 1/2 dân số và 21% tổng kim ngạch th−ơng mại toàn cầu, đang trên đ−ờng hợp nhất sức mạnh. Nh− vậy, từ cuối năm 2005 trở đi, bên cạnh các mối liên kết hiện có, ASEAN sẽ là nơi tụ họp của lãnh đạo cấp cao 10 n−ớc thành viên, 3 n−ớc Đông Bắc á, ấn Độ và Nam Thái Bình D−ơng là Austraylia và Niudilân, có thể tiến tới sẽ có cả Nga tham gia. Điều này, không chỉ là dẫn chứng cho thấy cơ chế hợp tác hiệu quả của các n−ớc ASEAN mà còn cho thấy các quốc gia châu á đang ngày càng nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của xu thế hợp tác không thể đảo ng−ợc. Cơ chế hợp tác Đông á mới, trong đó ASEAN là nòng cốt sẽ giảm nhẹ những tồn tại vốn có trong quan hệ giữa các n−ớc Đông Bắc á, làm bớt đi những khác biệt, v−ợt qua những rào cản về lòng tin và h−ớng tới một lợi ích chung là những thách thức mà mỗi n−ớc phải chinh phục, v−ợt qua trong quá trình liên kết nội khối. 6 Mục tiêu chung của Hội nghị cấp cao Đông á là tạo ra đ−ợc diễn đàn đối thoại khu vực để xử lý mọi vấn đề khúc mắc h−ớng tới khu vực hòa bình, an ninh và thịnh v−ợng nh− tuyên bố chung đã nêu. Lợi ích lớn nhất là thông qua các hội nghị cấp cao để tiến hành xây dựng các cơ chế giúp các n−ớc thành viên có thể đối thoại và tìm ra một ph−ơng thức chung nhằm xử lý các vấn đề khu vực cũng nh− toàn cầu mà hiện nay Đông á đang thiếu. Hơn nữa, nhiều căng thẳng hiện nay trong khu vực là căng thẳng song ph−ơng, khi hai n−ớc không tự giải quyết đ−ợc thì cần diễn đàn đa ph−ơng để giải quyết. Đây chính là những lợi ích chiến l−ợc mà các nhà lãnh đạo cấp cao trong cộng đồng h−ớng tới. Hội nghị cấp cao Đông á - hình thức hoạt động đầu tiên của Cộng đồng Đông á đã đ−ợc triển khai. Từ hội nghị này đã mở ra các mối quan hệ quốc tế mới, xây dựng các cơ chế hợp tác mới, tạo thêm những thuận lợi mới, đồng thời cũng gây ra những thách thức mới cho sự hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia trong khu vực. Việt Nam là một quốc gia trong khu vực, đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập và khẳng định vai trò, vị thế của mình tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, nên việc nghiên cứu sự phát triển của Cộng đồng Đông á có một giá trị lớn về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao nhận thức và đổi mới t− duy đối ngoại trong việc hoạch định chiến l−ợc hội nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà n−ớc ta. Với những lý do trên, đề tài quy mô cấp bộ mà Viện Quan hệ quốc tế nghiên cứu: "Quá trình hình thành Cộng đồng Đông á và vai trò của nó đối với sự phát triển của khu vực” là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cộng đồng Đông á tuy mới hình thành ở những b−ớc đi đầu tiên là Hội nghị cấp cao Đông á, nh−ng đã đ−ợc các cơ quan ngoại giao, đối ngoại và các viện nghiên cứu quốc tế trong và ngoài n−ớc quan tâm nghiên cứu. 7 ở n−ớc ngoài: Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX các nhà nghiên cứu trong khu vực đã đề cập nhiều đến vấn đề thành lập một khu vực: "Thịnh v−ợng chung", một "Hành lang phát triển châu á" hay ý t−ởng "Đại Đông á" của Nhật Bản. Khi đó Nhật Bản đ−a ra một mô thức "đàn ngỗng bay", tức là trong hợp tác kinh tế ở Đông á thì Nhật Bản là con én đầu đàn, tiếp theo là các n−ớc NIC và bay cuối cùng là các n−ớc đang phát triển. Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 90, nền kinh tế Nhật Bản đi xuống, nên mô thức đàn én bay chỉ tồn tại trên lời nói. Vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX, ý t−ởng về việc thành lập một Cộng đồng Đông á bao gồm Đông Nam á và Đông Bắc á đã đ−ợc cựu Thủ t−ớng Malaysia - ông Mahathia-Môhamed nhiều lần đề cập với mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc của châu á đối với Mỹ. Đề xuất của ông Mahathia-Môhamed về việc thành lập Cộng đồng kinh tế Đông á chỉ nhận đ−ợc sự ủng hộ rộng rãi sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông á năm 1997. Cuộc khủng hoảng này đã cho thấy sự phối hợp ở khu vực Đông á là cần thiết nh− thế nào. Cũng từ đây, các nghiên cứu về một Cộng đồng Đông á, tr−ớc hết là sự liên kết về kinh tế đã đ−ợc đặt thành chủ đề nghị sự trong nhiều cuộc hội thảo ở khu vực. Vào năm 2000, tại Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN+3, Tổng thống Hàn Quốc Kim Tê Chung đã đề xuất việc thành lập nhóm nghiên cứu chuẩn bị cho việc thành lập Cộng đồng Đông á. Năm 2002, tại Hội nghị ở Phnông Pênh, nhóm này đã đề nghị các n−ớc Đông Bắc á và Đông Nam á thể chế hóa sự hợp tác thành lập một cộng đồng, trong đó cộng đồng kinh tế sẽ đ−ợc thành lập trên cơ sở khu vực mậu dịch tự do Đông á. Tại Hội nghị Th−ợng đỉnh ASEAN - Viên Chăn 10, cuối tháng 11 năm 2004, 10 n−ớc ASEAN và 3 n−ớc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao Đông á đầu tiên tại Malaysia. Nh− vậy, các nhà nghiên cứu trong khu vực đã đề cập khá kỹ về một Cộng đồng kinh tế Đông á. Còn trên lĩnh vực chính trị, an ninh, cũng không ít những công trình nghiên cứu, ở đây nổi lên một số tác giả và tác phẩm sau: 8 V−ơng Dật Châu, chủ biên, "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa", cuốn sách dày hơn 800 trang do nhiều nhà nghiên cứu chiến l−ợc ở Trung Quốc viết, Nhà xuất bản Nhân dân Th−ợng Hải, năm 1999, và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia dịch và xuất bản năm 2004. Trong cuốn sách này, nhiều phần trong các ch−ơng, các tác giả đã phân tích khá kỹ về ảnh h−ởng của môi tr−ờng Đông á đến Trung Quốc cũng nh− vai trò và ảnh h−ởng của Trung Quốc đến khu vực Đông á, tập trung chủ yếu trên lĩnh vực an ninh từ an ninh truyền thống đến an ninh phi truyền thống. Kamao Kaneco: "An ninh châu á và chính sách đối ngoại của Nhật Bản, trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh", Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản tháng 12 năm 1995. Trong bài viết, tác giả đã phân tích khá kỹ sự thay đổi môi tr−ờng chiến l−ợc của Đông á sau Chiến tranh lạnh, từ đó bàn về an ninh cũng nh− đối sách của Nhật Bản đối với sự thay đổi đó, nội dung đ−ợc bình luận và phân tích trên 3 cấp độ: quốc gia, song ph−ơng và quốc tế. Mike-Mocchizuki và Ashley Tellis: "Chiến l−ợc an ninh của Mỹ đối với Đông á", Tài liệu do Trần Bá Khoa, Viện Chiến l−ợc quân sự dịch "Mật - l−u hành nội bộ". Đây là một công trình nghiên cứu phân tích hai truyền thống chính sách đối ngoại của Mỹ: Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do. Theo các tác giả, hai tr−ờng phái này sẽ định hình chiến l−ợc an ninh của Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh đối với khu vực Đông á. Tác phẩm giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Đông á, từ đó liên hệ đến sự ảnh h−ởng và tìm ra đối sách với sự ảnh h−ởng của Mỹ đến từng quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, những thông tin mới nhất về Cộng đồng Đông á, còn có thể truy cập và lấy thông tin từ trang web: và các thông tin có liên quan từ Tin tham khảo đặc biệt do Thông tấn xã Việt Nam ấn hành. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề an ninh, kinh tế của riêng từng c−ờng quốc đối với sự phát triển của khu vực; đến 9 những khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, đối ngoại... của khu vực, mà ch−a tiếp cận Cộng đồng Đông á d−ới góc nhìn tổng thể, hệ thống. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc: Tr−ớc những thay đổi nhanh chóng về các mối quan hệ song ph−ơng, đa ph−ơng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị... ở khu vực Đông á, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các tr−ờng đại học và nhiều nhà khoa học ở Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Trong năm 2006, Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao; Viện Nghiên cứu Đông Nam á; Học viện Quan hệ quốc tế đã triển khai nghiên cứu các đề tài cấp bộ: "Triển vọng Cộng đồng Đông á"; "Khả năng và giải pháp hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực"; " Chiến l−ợc các n−ớc lớn ở khu vực Đông á". Ngoài ra, trong n−ớc còn có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đáng chú ý là các tác giả và công trình sau: Nguyễn Thu Mỹ, "Hợp tác Đông á - Những thành tựu sau ngày thành lập", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, số 6 năm 2005, đã nêu và phân tích 3 thành tựu cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia Đông á trong thời gian qua: xây dựng đ−ợc tầm nhìn Đông á - h−ớng dẫn sự phát triển của tiến trình hợp tác Đông á; tạo lập đ−ợc một cơ cấu, thể chế để triển khai hợp tác Đông á; kết quả hợp tác Đông á đã b−ớc đầu đóng góp vào sự phát triển của các n−ớc thành viên, nâng cao vị thế của Đông á trên tr−ờng quốc tế. Nguyễn Xuân Thắng, "Sự điều chỉnh chiến l−ợc hợp tác khu vực châu á - Thái Bình D−ơng trong bối cảnh quốc tế mới", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo tốt khi thực hiện đề tài này. Nội dung gồm 3 phần: Bối cảnh quốc tế mới về những tác động của nó đến quan hệ hợp tác khu vực châu á - Thái Bình D−ơng; những điều chỉnh chiến l−ợc hợp tác chủ yếu của khu vực châu á - Thái Bình D−ơng trong bối cảnh quốc tế mới; Nhật Bản với vấn đề điều chỉnh chiến l−ợc hợp tác khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. 10 Ban T− t−ởng Văn hóa Trung −ơng, “Thế giới - khu vực và một số n−ớc lớn b−ớc vào năm 2004” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu: phân tích tình hình thế giới, Đông Nam á, châu á... b−ớc vào năm 2004. Trong đó có bài viết phân tích khá kỹ tình hình các n−ớc lớn nh−: Mỹ - Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, ấn Độ trong việc gia tăng ảnh h−ởng ở khu vực,đặc biệt là phân tích về ảnh h−ởng và mối quan hệ của các n−ớc lớn đối với Việt Nam. Nguyễn Kim Lân, "Vai trò của ASEAN và vấn đề hợp tác trong khu vực châu á - Thái Bình D−ơng", Tạp chí Lý luận chính trị, số 1 năm 2006, phân tích vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác trong khu vực: sự hợp tác và phát triển của ASEAN thúc đẩy đa cực hóa khu vực; an ninh khu vực châu á - Thái Bình D−ơng và chiến l−ợc cân bằng n−ớc lớn của các n−ớc ASEAN; vai trò và ảnh h−ởng của ASEAN đối với các tổ chức quốc tế và khu vực châu á - Thái Bình D−ơng. Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo và tạp chí trong và ngoài n−ớc đ−a tin và bình luận về Hội nghị cấp cao Đông á. Những công trình nghiên cứu trên là những nguồn t− liệu rất quý trong quá trình thực hiện đề tài, nh−ng đây mới là những tài liệu đề cập riêng lẻ từng góc độ và chủ yếu tr−ớc khi Hội nghị cấp cao Đông á lần 1 tổ chức. Do đó, đề tài nghiên cứu là cách tiếp cận toàn diện, tổng hợp trên các góc độ để có cái nhìn tổng quát nhất về vai trò của Cộng đồng Đông á đối với sự phát triển của khu vực. 3. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích: Làm rõ quá trình hình thành của Cộng đồng Đông á và đánh giá đúng vai trò của Cộng đồng Đông á đối với sự phát triển của khu vực. Trên cơ sở đó, đánh giá thuận lợi, khó khăn và triển vọng của Cộng đồng Đông á, làm cơ sở cho Đảng và Nhà n−ớc ta có chính sách đúng đắn trong những hoạt động chung của Cộng đồng này. 11 Nhiệm vụ: - Làm rõ quan niệm, lịch sử hình thành Cộng đồng Đông á: từ ý t−ởng trở thành hiện thực. - Phân tích các nhân tố tác động đến vai trò của Cộng đồng Đông á. - Phân tích, làm rõ vai trò của Cộng đồng Đông á đối với hòa bình, ổn định hội nhập và phát triển trong khu vực. - Nhận định đánh giá thuận lợi, khó khăn, triển vọng của Cộng đồng Đông á trong sự phát triển chung của khu vực và thế giới. 4. Ph−ơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đ−ợc thực hiện trên cơ sở ph−ơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ph−ơng pháp nghiên cứu chính đ−ợc sử dụng là ph−ơng pháp lôgíc và lịch sử. Ngoài ra các ph−ơng pháp: phân tích, thống kê, khái quát, so sánh, dự báo... đ−ợc sử dụng để hỗ trợ cho ph−ơng pháp chính trong quá trình thực hiện đề tài. 5. Kết cấu của đề tài. Đề tài đ−ợc kết cấu gồm phần mở đầu, 3 ch−ơng, 8 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 12 Ch−ơng 1 Khái quát về Cộng đồng Đông á 1.1. Cộng đồng Đông á - từ ý t−ởng đến hiện thực * Khái niệm Cộng đồng Đông á Để làm rõ sự hình thành và phát triển của Cộng đồng Đông á, vấn đề quan trọng tr−ớc hết là cần thống nhất khái niệm về Cộng đồng. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau xung quanh thuật ngữ khu vực Đông á. Tuỳ từng quan điểm, góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau nh− lịch sử, địa lý, văn hoá, kinh tế, quan hệ quốc tế, mà các học giả có thể đ−a ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau. Có hai loại ý kiến về Cộng đồng Đông á: ý kiến thứ nhất, coi Đông á là khu vực bao gồm Trung Quốc (ngoại trừ tỉnh Thanh Hải, các khu tự trị Tân C−ơng và Tây Tạng), Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản. Khu vực Đông á theo ý kiến này là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới, hơn 1,5 tỷ ng−ời, khoảng 40% dân số châu á hay 1/4 dân số thế giới sống ở châu á (địa lý); mật độ dân số khoảng 230 ng−ời/km², gấp 5 lần mật độ bình quân của thế giới. ý kiến thứ hai, coi Đông á là khu vực còn gọi là Diễn đàn kinh tế Đông á, hoặc Cộng đồng Đông á, bao gồm 10 n−ớc ASEAN và 3 n−ớc Đông Bắc á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản1, ý kiến này không đơn thuần là khái niệm về địa lý, mà đ−ợc đề cập d−ới góc độ kinh tế - chính trị. Theo quan niệm thứ hai, khu vực Đông á là một khu vực rất rộng lớn về mặt địa lý, chiếm nửa số dân trên thế giới, là quê h−ơng của ba phát minh lớn về khoa học kỹ thuật của nhân loại: thuốc súng, giấy in, la bàn; là khu vực có nền văn hóa và văn minh lâu đời, rực rỡ và phong phú. Về kinh tế, trong khoảng nửa thế kỷ qua, kể từ năm 1950, tỷ trọng của Đông á trong nền kinh 13 tế thế giới đã tăng lên rõ rệt và sẽ còn tiếp tục tăng. Hiện nay khu vực này chiếm khoảng 20% đến 30% các hoạt động th−ơng mại thế giới. Khu vực này bao gồm nhiều vùng kinh tế thuộc loại tiềm năng nhất trên thế giới, có những n−ớc đang là mũi nhọn của sự phát triển kinh tế, là tấm g−ơng cho các n−ớc khác trong sự v−ơn lên, khắc phục đói nghèo (nh− Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Malaysia v.v..). Trên cơ sở phân tích trên, chúng ta rút ra quan niệm: Cộng đồng Đông á là một khái niệm không gian cạnh tranh chiến l−ợc, là khái niệm địa - chính trị, địa - kinh tế - văn hoá - xã hội, bao gồm không chỉ những quốc gia thuộc khu vực Đông á, mà còn cả các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam á, Bắc á, Nam á, có chung ý t−ởng và hành động tiến tới xây dựng một khu vực hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy phát triển khu vực và đối trọng với các khu vực khác trên thế giới. Nh− vậy, khái niệm Cộng đồng Đông á không nên hiểu theo nghĩa là địa lý đơn thuần, có nghĩa là các thành viên không nhất thiết phải ở trong khu vực Đông .á Đông ángày nay là một không gian cạnh tranh ảnh h−ởng và những lợi ích chiến l−ợc của các c−ờng quốc lớn. Hay nói cách khác là các c−ờng quốc trên toàn cầu có cạnh tranh lợi ích ở trong không gian của khu vực Đông ,á đặc biệt là khu vực ASEAN. Tuy nhiên, về mặt địa lý, lãnh thổ không gian Đông álà cơ sở của Cộng đồng Đông á, chứ không phải là khu vực khác, châu lục khác, nh−ng đây là một khái niệm mở, có thể các thành viên của Cộng đồng còn đ−ợc bổ sung trong quá trình hình thành và phát triển. Nằm trong phạm vi Cộng đồng Đông á không chỉ có những quốc gia Đông á trên bản đồ địa lý lãnh thổ, mà còn bao gồm những quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam á, Bắc á, Nam á, những quốc gia này có cùng chung ý t−ởng và hành động tiến tới xây dựng một khu vực hợp tác toàn diện, nhằm đối trọng với các khu vực khác trên thế giới nh− EU, Bắc Mỹ v.v.. Vì vậy, Hội nghị Đông á thể hiện rằng, hiện nay khu vực Đông á đã diễn ra sự cấu trúc lại thế cân bằng mới 1 Vũ D−ơng Minh, Tiền đề của Cộng đồng Đông á, Hội thảo khoa học: H−ớng tới cộng đồng Đông á, cơ hội và thách thức, H. 2006, tr. 7 14 giữa các n−ớc lớn để gia tăng ảnh h−ởng của mình. Bên cạnh vị trí siêu c−ờng của Mỹ trên cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật... , nổi lên là Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản. Trong một quá trình nh− vậy, nên cần hiểu Cộng đồng Đông á là một không gian cạnh tranh chiến l−ợc, theo nghĩa là địa chiến l−ợc, chứ không đơn thuần là không gian địa lý. * Cộng đồng Đông á - từ ý t−ởng đến hiện thực ý t−ởng xây dựng Cộng đồng Đông á đã nảy sinh từ lâu, ít nhất là từ giữa những năm 40 của thế kỷ XX, nhằm đối phó với các c−ờng quốc bên ngoài khu vực nh− Mỹ, hoặc Anh, Pháp v.v.. Hội nghị cấp cao Đông á là sự mở đầu cho quá trình hiện thực hoá giấc mơ về một Cộng đồng Đông á đã đ−ợc ấp ủ từ lâu. Một cộng đồng gồm 16 quốc gia bao quát từ Đông - Tây (từ Nhật Bản - ấn Độ) từ Bắc - Nam (Trung Quốc - Austraylia - Newzealand) hoàn toàn có thể làm đối trọng với Mỹ và châu Âu trong t−ơng lai. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ tr−ớc, khi Nhật Bản đ−a ra mô thức "đàn én bay", tức là trong hợp tác kinh tế ở Đông á thì Nhật Bản là con én đầu đàn, tiếp theo là các n−ớc công nghiệp mới nổi
Tài liệu liên quan