Quá trình phát triển hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam

Hệ thống tài chính là tổng thể bao gồm các định chế tài chính và thị trường tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung cầu về vốn. Để thấy được bức tranh đầy đủ về quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, bài viết đưa ra những nhận định vừa là cơ sở lý luận vừa là thực tiễn để khẳng định vai trò của hệ thống tài chính dối với phát triển kinh tế, và khái quát quá trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay trải qua những thăng, trầm của nền kinh tế. Đồng thời bài viết cũng làm rõ hơn thực trạng phát triển hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, mức độ phát triển hiện tại và những hạn chế bất cập cần được khắc phục. Thay cho lời kết bài viết đưa ra một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam sao cho ngang tầm khu vực và thế giới.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình phát triển hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
165 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Kim Thanh Phó tổng thư ký Hiệp hội QTDND Việt Nam Tóm tắt: Hệ thống tài chính là tổng thể bao gồm các định chế tài chính và thị trường tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung cầu về vốn. Để thấy được bức tranh đầy đủ về quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, bài viết đưa ra những nhận định vừa là cơ sở lý luận vừa là thực tiễn để khẳng định vai trò của hệ thống tài chính dối với phát triển kinh tế, và khái quát quá trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đến nay trải qua những thăng, trầm của nền kinh tế. Đồng thời bài viết cũng làm rõ hơn thực trạng phát triển hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay, mức độ phát triển hiện tại và những hạn chế bất cập cần được khắc phục. Thay cho lời kết bài viết đưa ra một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam sao cho ngang tầm khu vực và thế giới. Từ khóa: vốn, tài chính, ngân hàng, thị trƣờng. 1. Khái quát quá trình phát triển hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam Hệ thống tài chính là nơi dẫn dắt các dòng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua sự vận hành của các thị trƣờng tài chính và hoạt động của các định chế tài chính. Hoạt động của hệ thống tài chính đóng vai trò nhƣ một “bộ lọc tự nhiên” hỗ trợ lựa chọn và phát triển các khu vực kinh tế hiệu quả, đồng thời triệt tiêu các khu vực kinh tế kém hiệu quả. Thông qua đó, góp phần nâng cao năng lực và chất lƣợng hoạt động của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng. Từ phía các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, sản phẩm, dịch vụ tài chính đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiết kiệm, đầu tƣ và tiêu dùng, đóng góp vào quá trình tạo ra của cải và cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của hệ thống tài chính, bất chấp những rủi ro và tổn thất mà các cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này có thể mang lại. Theo quan điểm của trường phái kinh tế mới - lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, đã 166 nhấn mạnh rằng một hệ thống tài chính vững mạnh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, hỗ trợ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường. Thậm chí, một hệ thống tài chính ổn định và vững mạnh không chỉ huy động được các nguồn vốn trong nước, mà còn giúp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn bên ngoài cho nền kinh tế. Ngược lại, “một hệ thống tài chính kém phát triển với những chức năng nghèo nàn có thể cản trở các quá trình kinh tế, làm trầm trọng thêm sự nghèo đói, và làm mất ổn định kinh tế. Hệ thống tài chính Việt Nam với lịch sử phát triển ngắn ngủi, nếu so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của hệ thống tài chính thế giới thì mới nhƣ đang ở buổi đầu sơ khai “chập chững” thành hình. Các thị trƣờng tài chính nhƣ thị trƣờng tín dụng ngân hàng, thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng ngoại hối, thị trƣờng cổ phiếu và trái phiếu đều mới chỉ đi vào hoạt động trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, cho đến nay vẫn đang từng bƣớc hoàn thiện các yếu tố nền tảng nhƣ hành lang pháp lý, khuôn khổ hoạt động, cơ chế giám sát Quy mô của hệ thống tài chính còn nhỏ thể hiện qua tổng giá trị tài sản của các định chế tài chính mới chỉ đạt mức xấp xỉ khoảng 200% GDP. Tuy nhiên, hệ thống tài chính cũng đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động và phân bổ các nguồn vốn cho phát triển kinh tế từ đất nƣớc, cung ứng các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, đặc biệt là các dịch vụ tài chính hiện đại, đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế, hỗ trợ cải thiện đời sống xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Cùng với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, hệ thống tài chính Việt Nam đã từng bƣớc chủ động mở cửa và hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính quốc tế. Các cam kết mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán nhanh chóng đƣợc thực thi thông qua hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, mở rộng cơ hội cho các định chế tài chính nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng tài chính trong nƣớc với nhiều hình thức hiện diện, tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ khác nhau. Lấy cột mốc từ năm 2007 có thể thấy thị trƣờng tài chính Việt Nam đã một giai đoạn tăng trƣởng mạnh ngay sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Cùng với đó là sự “bùng nổ” của hệ thống các định chế tài chính cả về số lƣợng cũng nhƣ quy mô vốn và tài sản. Số lƣợng các công ty chứng khoán tăng trƣởng đột biến từ 15 công ty năm 2005 lên tới 78 167 công ty vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên tới 105 công ty vào năm 2009, đồng thời quy mô vốn và tài sản tăng gấp khoảng hơn 3 lần. Xu hƣớng tƣơng tự cũng diễn ra trong hệ thống NHTM với tốc độ tăng trƣởng tài sản và nguồn vốn trung bình lên tới gần 30%/năm. Vai trò của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã không ngừng đƣợc nâng lên phản ánh qua mức độ tham gia sở hữu vốn tại các NHTM, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tƣ và quy mô nguồn vốn gián tiếp trên thị trƣờng chứng khoán. Hơn thế nữa, sự dịch chuyển của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đƣợc ứng dụng rộng rãi góp phần nâng cao chất lƣợng hạ tầng tài chính, đã tạo nên những bƣớc đột phá, cải thiện cơ bản hoạt động của các định chế tài chính cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động trên các thị trƣờng tài chính. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới có thể đƣợc xem nhƣ một cột mốc đáng nhớ ngay trong giai đoạn đầu Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Trƣớc tác động của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nƣớc rơi vào khó khăn, tăng trƣởng chậm, trong khi hệ thống doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản hàng loạt. Thị trƣờng tài chính nhanh chóng chạy sang phía bên kia của chu kỳ tăng trƣởng, chỉ số chứng khoán mất điểm trầm trọng, tín dụng ngân hàng “mắc kẹt” đầu ra, cùng với đó là những thời điểm biến động bất thƣờng trên thị trƣờng cho vay liên ngân hàng và thị trƣờng ngoại hối. Có thể thấy nguyên nhân sâu xa nằm ở sự thiếu đồng bộ của hệ thống tài chính Việt Nam nhƣ một kết quả của lịch sử hình thành và phát triển ngắn ngủi nhƣng đầy biến cố, đƣợc gia tăng trƣớc những thách thức của hội nhập. Các thị trƣờng tài chính mới phát triển trong một giai đoạn ngắn, chƣa đạt đƣợc sự cân xứng và thiếu các cơ chế để có thể cho phép các tổ chức tài chính phòng ngừa rủi ro một cách hợp lý khiến cho hệ thống tài chính thiếu ổn định và dễ bị tổn thƣơng. Kết quả của một giai đoạn phát triển trong thời kỳ chiến tranh và kinh tế tập trung bao cấp thời kỳ đầu sau giải phóng vẫn để lại những dấu ấn nhất định trong tƣ duy kinh tế cũng nhƣ sự vận hành của các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động tài chính nói riêng. Hệ thống các định chế tài chính “non trẻ” với trình độ phát triển còn thấp cả về năng lực kinh doanh cũng nhƣ năng lực tài chính. Trong bối cảnh đó, các cam kết gia nhập WTO đã buộc Việt Nam phải hình thành các “luật chơi” theo các quy tắc quốc tế. Những thiếu sót của hệ thống tài chính tất yếu bộc lộ, và sự không ổn định của thị trƣờng là kết quả của một hệ 168 thống tài chính còn nhiều khoảng lệch giữa “ngƣời chơi” - “sân chơi” - và “luật chơi”. Sau khủng hoảng với quyết tâm chính trị cao, việc thực hiện tái cơ cấu đồng bộ trong các khu vực của nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống tài chính nhƣ là một trụ cột quan trọng để tài cơ cấu nền chính tế, chính vì vậy từ đó đến nay đã có những bƣớc phát triển đáng ghi nhận. Để tiếp tục có những bƣớc phát triển đột phá trong tƣơng lai, cần chú trọng để tạo ra những động lực thúc đẩy hệ thống các định chế tài chính phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn nữa. 2. Hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay Sau gần 30 năm đổi mới hệ thống tài chính Việt Nam đến nay đã có bƣớc phát triển nhất định cả về chiều rộng lẫn chiều sâu: - Các định chế tài chính phát triển mạnh cả về số lượng và qui mô tài sản: Các định chế tài chính là tổ chức tín dụng Việt Nam, hiện đang có tổng cộng 129 tổ chức tín dụng (không bao gồm các QTDND, hiện là 1.186 quỹ), chia làm 4 nhóm (xem đồ thị 1): Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc và Nhà nƣớc có cổ phần chi phối, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nƣớc ngoài; Công ty tài chính; Ngân hàng hợp tác xã (trƣớc năm 2013 là QTDNDTW). Chiếm số lƣợng lớn nhất trong số đó là nhóm Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nƣớc ngoài với 57 tổ chức; tiếp đên nhóm các Công ty tài chính với 27 tổ chức; nhóm các NHTM Cổ phần có 28 tổ chức; nhóm các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc và Nhà nƣớc có cổ phần chi phối là 7 tổ chức; và có duy nhất 1 Ngân hàng Hợp tác xã. Trong số này, nhóm các ngân hàng thƣơng mại cổ phần biến động mạnh nhất, giảm từ con số 37 tổ chức vào năm 2011 về còn 34 tổ chức vào năm 2012, xuống 33 tổ chức trong năm 2013 và 2014; đến tháng 6/2018, giảm mạnh về mức 28 tổ chức; nhóm NHTM Nhà nƣớc là nhóm duy nhất tăng lên về số lƣợng, từ mức 5 tổ chức trong các năm trƣớc đó lên thành 7 từ năm 2015 đến nay. Đây là kêt quả của quá trình tài cơ cấu, xử lý các TCTD yếu kém, theo đó, NHTM CP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào NHTM CP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng NHTM CP Xăng dầu sáp nhập vào NHTM CP Công thƣơng Việt Nam và 3 NHTM CP yếu kém (VNCB, Ocean Bank, GP Bank) đƣợc NHNN mua lại với giá 0 đồng để trở thành Ngân hàng TNHH Nhà nƣớc Một thành viên. Nhóm NHTM CP, thì NHTM CP Mekong sáp nhập vào 169 NHTM CP Hàng Hải, NHTM CP Phƣơng Nam sáp nhập vào NHTM CP Sài Gòn Thƣơng Tín. Cơ cấu sở hữu, cơ cấu loại hình hoạt động của hệ thống cácTCTD đã có sự thay đổi phù hợp với cơ chế thị trƣờng và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một số NHTM NN đã có những bƣớc tiến nhất định trong trong kế hoạch cổ phần hóa. Ngân hàng đi đầu là Vietcombank1 đã hoàn tất đợt IPO đầu tiên vào cuối năm 2007, tiếp đến là Vietinbank2 (2008), sau đó là MHB ( tháng 7/2011) và cuối cùng là BIDV ( tháng 12/1011). Đến nay đã có 14 NHTMCP niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Nhiều NHTM đã có đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài. Những ngân hàng này có một lợi thế cạnh tranh hơn các NHTM CP khác và các NHTM NN về kỹ năng quản lý, sản phẩm và dịch vụ, quản trị, vv Đối tác nƣớc ngoài dƣờng nhƣ là nhân tố đã tác động tích cực nhất trong việc phát triển kỹ năng quản lý rủi ro, quản lý hệ thống thông tin, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ và dịch vụ, nguồn vốn của các NHTM. Về Quy mô hoạt động các ngân hàng Việt Nam không chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia mà đã đã mở rộng ra ngoài phạm vi quốc gia, NHCT, NHDT&PT đã mở chi nhánh ra nƣớc ngoài( Đức, Campuchia, Lào, Myanma.... ). Bên cạnh đó, năng lực tài chính của toàn hệ thống không ngừng đƣợc củng cố và tăng cƣờng. 1 Trong kế hoạch cổ phần hóa của mình, Vietcombank đƣợc phép bán cho các nhà đầu tƣ chiến lƣợc 20% số vốn. 2 Ngày 11/3/2011, Vietinbank đã thông báo hoàn tất việc chào bán cổ phần cho công ty tài chính quốc (IFC) với sở hữu của đối tác này là 10%. Qua đợt phát hành này, Vietinbank đã thu về thặng dƣ vốn là 1.854 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 16.858 tỷ đồng. 170 Tổng tài sản của các TCTD theo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2017, là 10.001.790 tỷ đồng tăng 17,62% so với cuối năm 2016; đến 31/5/2018 tổng tài sản đạt 10.329.259 tỷ đồng tăng gấp đôi so với cuối năm 2013 (576 triệu tỷ đồng). Tốc độ tăng mạnh nhất về tổng tài sản trong vài năm gần đây nổi lên là khối công ty tài chính (năm 2016 tăng 30%, năm 2017 tăng 24%), tiếp đến là nhóm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, NHTMCP). Bên cạnh đó, các định chế bảo hiểm phát triển đáng kể, nều nhƣ ngày đầu đổi mới Việt Nam chỉ có một vài công ty bảo hiểm, đến nay số lƣợng công ty bảo hiểm lên tới 62 công ty bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, tuy nhiên phân khúc thị trƣờng bảo hiểm không đều, theo báo cáo của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho thấy, gần 86% thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ gốc nằm trong tay 5 ông lớn bao gồm: Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Manulife, AIA và Dai-ichi. Ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ, gần 60% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc thuộc về Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm PVI, Bảo Minh, PTI và PJICO. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) năm 2017 đạt khoảng 302.935 tỷ đồng, tăng 23,44% so với năm 2016; các DNBH đã đầu tƣ trở lại nền kinh tế ƣớc đạt 247.801 tỷ đồng, tăng 26,74%; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào khoảng 190.930 tỷ đồng, tăng 24,61%. Các công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ, công ty quản lý quỹ cũng có sự phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây. Tình đến năm 2017 công ty chứng khoán còn 74, giảm nhiều so với năm 2012 là 105 công ty, do quá trình chấn chỉnh củng cố, cơ cấu lại hoạt động, một số công ty hợp nhất, một số công ty giải thể do không đủ điều kiện hoạt động, một số công ty vi phạm phải đình chỉ Tuy nhiên, quy mô và chất lƣợng hoạt động của các công ty chứng khoán ngày càng đƣợc củng cố. Tổng tài sản hệ thống CTCK năm 2017 tăng trƣởng 27% so với cuối năm 2016 (năm 2016 tăng 9,2%). Quy mô vốn chủ sở hữu tăng 16,9% so với cuối năm 2016 (năm 2016 tăng 0,8%). Các công ty quản lý quỹ số lƣợng cũng có nhiều biến động tăng, giảm, song quy mô hoạt động ngày càng tăng. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, tính đến hết năm 2017, tổng tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ đạt hơn 223.000 tỷ đồng, tăng khoảng 46% so với năm 2016, với 386 hợp đồng quản lý danh mục đầu tƣ cho khách hàng, tổng giá trị các danh mục ủy thác đầu tƣ là hơn 208.000 tỷ đồng. 171 Có thể nói các định chế tài chính của Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm từ khi đổi mới đến nay. Sau hơn 5 năm tài cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ, đến nay các định chế tài chính không những phát triển về quy mô, năng lực tài chính mà còn nâng cao đƣợc năng lực quản trị, điều hành. - Trong hệ thống tài chính, bên cạnh sự phát triển của các định chế tài chính thì thị trƣờng tài chính cũng có sự phát triển nhất định, ngày càng đa dạng và phức tạp hơn theo hƣớng tự do hóa và hội nhập gắn với các yếu tố thị trƣờng một cách vừa khách quan vừa có yếu tố chủ quan từ các cơ quan quản lý, mức độ cạnh tranh trong thị trƣờng ngày càng gia tăng: + Trƣớc hết là độ sâu của thị trƣờng tài chính cũng có mức phát triển khá. Điều này đƣợc phản ảnh ở các chỉ số sau (xem bảng 1): tỷ lệ huy động vốn từ tiền gửi các các tổ chức và dân cƣ qua hệ thống các tổ chức tín dụng trên GDP đã tăng từ mức 15% năm 1992 lên 95,6% năm 2009 và 136% năm 2017, tỷ lệ dƣ nợ tín dụng /GDP tăng từ 13,7% năm 1992 lên 96,2 % năm 2009 và 145% năm 2017, chỉ số vốn hóa thị trƣờng đã tăng mạnh từ năm 2006 - 2008 (từ mức 0,52%/GDP năm 2004 lên đến 43%/GDP năm 2007 và 19%/GDP năm 2008), đến nay đạt gần xấp xỉ 80%/GDP. Bảng 1: Các chỉ số phản ánh độ sâu thị trƣờng tài chính 2009-6/2018 Đơn vị: % Chỉ số 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 T6/2018* TG 3 /GDP 95,6 105,4 92,5 97,3 105,6 113,1 130,7 142,5 136,32 138,47 TD 4 /GDP 96,2 101,8 94,7 95,2 97,0 100,8 123,3 135,4 145,15 144,43 Tỷ lệ vốn hóa/GDP 37,6 36,5 21,0 30,0 26,5 32,2 34,5 42,0 70,0 77,7 Nguồn số liệu: IMF, tổng cục thống kê và UBCKNN; * Là số dự kiến + Cơ chế hoạt động của thị trƣờng có sự thay đổi đáng ghi nhận, thể hiện rõ qua các khía cạnh sau: (i) Các công cụ và nghiệp vụ giao dịch trên thị trƣờng tài chính ngày càng đa dạng, ngoài những sản phẩm giao dịch truyền thống trong huy động vốn dƣới 3 Tiền gửi huy động của các TCTD 4 Dƣ nợ cho vay của các TCTD 172 hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, mua bán các giấy tờ có giá dƣới hình thức giao ngay nhƣ trƣớc đây, thì nay các NHTM đã mở rộng nhiều hình thức huy động khác nhƣ chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiền gửi bảo đảm bằng USD, bằng vàng, hình thức tiết kiệm linh hoạt rút gốc, thực hiện giao dịch kỳ hạn và cam kết hoàn trả ngày càng tăng, nhiều nghiệp vụ phái sinh khác cũng đã bắt đầu suất hiện, nhƣ hoán đổi ngoại tệ, hoán đổi lãi suất, thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ, thực hiện quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tƣơng lai.; Thị trƣờng chứng khoán phái sinh đã đƣợc hình thành và đang trên đà phát triển, các sản phẩm bảo hiểm cũng gia tăng; (ii) Giá cả hàng hóa trên thị trƣờng tài chính về cơ bản đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ cung, cầu, đã giảm đáng kể sự phân bổ nguồn vốn méo mó do giảm dần sự can thiệp sự can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động cho vay của các NHTM, và vai trò điều tiết thị trƣờng tiền tệ của NHNN đã chuyển mạnh từ các công cụ trực tiếp sang các công cụ tiền tệ gián tiếp đã tạo những nền tảng cơ bản cho lãi suất trên thị trƣờng đƣợc tự do hóa và hình thành trên qua hệ cung cầu vốn, và quan trọng nhất là NHNN đã chủ động trong dẫn dắt thị trƣờng. (iii) Đối với thị trƣờng ngoại hối, cơ chế hoạt động cho thị trƣờng này đã đƣợc nời lỏng từng bƣớc, các qui định giao dịch vãng lai và giao dịch vốn tạo điều kiện thuận lợi để tự do hóa thị trƣờng tài chính theo các cam kết WTO, cơ chế điều hành tỷ giá đã có sự thay đổi mạnh mẽ, theo hƣớng tự do hóa từng bƣớc tỷ giá, tháng 12/2006 các giao dịch vãng lai đã đƣợc tự do hóa hoàn toàn, các giao dịch vốn cũng đã đƣợc lới lỏng, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép chuyển lợi nhuận về nƣớc, các khoản đầu tƣ gián tiếp đƣợc phép rút ngay không phải chờ 1 năm nhƣ trƣớc); (iv) Mức độ cạnh tranh của thị trƣờng tài chính ngày càng gia tăng: Bên cạnh một số chỉ số tài chính thể hiện tốc độ phát triển, tính cạnh tranh và độ sâu tài chính của hệ thống ngân hàng nhƣ nêu trên, thì sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trƣờng của các NHTM, các công ty chứng khoán đƣợc thể hiện ở việc các NHTM đã mở thêm nhiều các chi nhánh, phòng giao dich, điểm giao dịch, số lƣợng các công ty chứng khoán và quĩ đầu tƣ cũng đƣợc thành lập rất nhiều. Ngoài ra, các NHTM tiếp tục đẩy nhanh việc ứng dụng công nghê ngân hàng trong hoạt động, nhƣ ứng dụng dịch vụ điện tử : Internet banking, Mobile Banking, ví điện tử, thanh toán bằng QR code, cá nhân hóa giao diện, ứng dụng 173 công nghệ sinh trắc học (vân tay) để nâng cao độ bảo mật. , việc ứng dụng công nghệ 4.0 và kết hợp với công ty Fintech đang là xu hƣớng của các NHTM hiện nay. Các định chế tài chính, không những cạnh canh về sản phẩm dịch vụ, mạng lƣới và kênh phân phối mà còn mở rộng các kênh truyền thông, mạng xã hội để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình, đồng thời tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng để hoàn thiện việc phục vụ hơn; + Điểm đáng lƣu ý ở đây là khung khổ pháp lý cho hoạt động của thị trƣờng ngày các hoàn thiện, Luật Tổ chức tín dụng 2010 đã đã đƣợc chỉnh sửa, bổ sung; nhiều các qui định mở ra cho hoạt động của các định chế tài chính vào các phân khúc thị trƣờng còn bỏ ngỏ, nhƣ thông tƣ 43 về cho vay tiêu dùng với các công ty tài chính, các qui định về hoạt động của các tổ chức tài vi mô. Khung pháp lý cho hoạt động của thị trƣờng chứng khoán cũng không ngừng đƣợc chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, và tăng cƣờng sự giám sát bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của các định chế tài chính; hệ thông tin của thị trƣờng không ngừng đƣợc củng cố, đảm bảo hạn chế thấp nhất sự mất cân đối thông tin thị trƣờng, tăng tính minh bạch của thị trƣờng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng tài chính. Có thể nói, hệ thống tài chính Việt Nam đã có bƣớc phát triển, Báo cáo mới nhất về tổng quan thị trƣờng tài chính Việt Nam năm 2017 của NFSC cho thấy mức đủ vốn bình quân của hệ thống tài chính theo báo cáo cao hơn mức quy định tối thiểu. Khả năng sinh lời của hệ thống tài chính tăng lên đáng kể. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân đạt 0,73%, trong khi năm 2016 chỉ là 0,62%; tỷ số lợi n