Truyền thông là một hoạt động gắn liền với một lịch sử phát triển của loài người. Truyền thông từ tiếng anh: communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc.Còn theo tiếng la tinh có nghĩa là cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân và xã hội.
Sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển, tăng cường truyền thông – giao tiếp trong xã hội con người. Con ngưòi từ xa xưa cho đến nay, khi sống chung trong một cộng đồng họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu con người đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định nhưng tín hiệu để thông báo tin tức cho nhau (ví dụ: việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi hoặc những người đi rừng thương bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi ở nhưng nơi nghuy hiểm). Bắt đầu từ những hình thức tín hiệu đơn giản người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức hoạt động , tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc.
Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại trong thiên nhiên. Cùng với quá trình đó, trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, truyền bá kinh nghiệm, phương pháp lao động có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như: phát thanh ,truyền hình, mạng điện tử, vệ tinh, thông tấn xã . Các phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã trở thành phương tiện không thể thiếu được trong nền kinh tế, xã hội, chinh trị . mỗi quốc gia.
27 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7969 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình truyền thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- K49 BÁO CHÍ –
********************
TIỂULUẬN GIỮA KÌ
QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
PHẦN 1. SỰ RA ĐỜI
VÀ ĐỊNH NGHĨA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG
Truyền thông là một hoạt động gắn liền với một lịch sử phát triển của loài người. Truyền thông từ tiếng anh: communication có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc...Còn theo tiếng la tinh có nghĩa là cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân và xã hội.
Sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển, tăng cường truyền thông – giao tiếp trong xã hội con người. Con ngưòi từ xa xưa cho đến nay, khi sống chung trong một cộng đồng họ cần phải có truyền thông để hiểu và bảo vệ nhau. Từ lâu con người đã biết tổ chức các trạm ngựa phục vụ thông tin, quy định nhưng tín hiệu để thông báo tin tức cho nhau (ví dụ: việc đốt lửa trên đỉnh núi để báo hiệu quân giặc xâm lấn bờ cõi hoặc những người đi rừng thương bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi ở nhưng nơi nghuy hiểm). Bắt đầu từ những hình thức tín hiệu đơn giản người ta thông báo cho nhau mục đích, phương pháp, cách thức hoạt động , tạo nên sự thống nhất có hiệu quả trong công việc.
Trong quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, con người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, phát hiện thêm những hiện tượng lặp đi lặp lại trong thiên nhiên. Cùng với quá trình đó, trong xã hội cũng hình thành nhu cầu truyền thông, truyền bá kinh nghiệm, phương pháp lao động có hiệu quả, thông báo cho đồng loại những tri thức mới về thế giới xung quanh.
Từ những hình thức truyền thông đơn giản, người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thông như: phát thanh ,truyền hình, mạng điện tử, vệ tinh, thông tấn xã ... Các phương tiện truyền thông liên lạc hiện đại đã trở thành phương tiện không thể thiếu được trong nền kinh tế, xã hội, chinh trị ... mỗi quốc gia.
Thực tiễn truyền thông đã có từ lâu. Ngay từ thời cổ Hy Lạp, Arixtốt đã đề xuất một mô hình truyền thông rất gần gũi với mô hình truyền tính, mà sau này Claudesannon- cha đẻ của lý thuyết truyền thông đã nêu .
Theo định nghĩa của một số nhà khoa học thì lý thuyết truyền thông thể hiện mối quan hệ giữa các dữ kiện trong hành vi của con người và truyền thông là một quá trình có liên quan đến hành vi hay nhận thức .
Hiện nay trên thế giới, tuỳ theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông ̣̣̣̣̣.( Frankdance, năm 1970 trong công trình nghiên cứu của mình về “ khái niệm cơ bản về truyền thông” đã nêu ra 15 định nghĩa về truyền thông trên các góc độ khác nhau ). Lý thuyết truyền thông tổng quát có 3 loại: thứ nhất là xác định bản chất và nội dung của quá trình truyền thông, thứ hai là đề cập quá trình cơ bản chung cho tất cả các loại truyền thông, thứ 3 là đề cập bối cảnh mà quá trình truyền thông xẩy ra .
Từ những phân tích trên có thể hình thành khái niệm về truyền thông như sau: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoạc chia sẻ thông ti , tình cả, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau đẻ dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức ”.
Như vậy, có thể thấy trong định nghĩa chung trên thì Truyền thông là một quá trình – có nghĩa là nó không phải một việc làm nhất thời hay xẩy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Và quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà còn tiếp diễn sau đó. Đây là quá trình trao đổi hoặc chia sẻ có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên đều cho và nhận.
Mặt khác, truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mọi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa.
PHẦN 2. TRUYỀN THÔNG
VÀ NHỮNG QUY TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA NÓ
Theo định nghĩa về truyền thông thì truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi thông tin giữa con người với xã hội qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Cũng như các hoạt động khác, quá trình truyền thông muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác động của rất nhiều yếu tố : Nguồn (source), Thông điệp (Message), mạch truyền, kênh (channel), đối tượng tiếp nhận (receiver) ... Vì vậy, quá trình này phải diễn ra theo các bước nhất định như là một hệ thống nguyên tắc bất di bất dịch, cho quá trình truyền thông đi đến hiệu quả .
Nguyên tắc, theo tiếng la tinh : principium là chỉ sự bắt đầu, điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong mọi hoạt động. Nguyên tắc là cơ sở đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo là nền tảng hành động .
Nguyên tắc hoạt động của truyền thông cũng như hoạt động báo chí, là sự thể hiện,khuynh hướng, quan điểm, chính kiến của một đảng một chế độ một giai cấp. Đồng thời nó còn xác định thái độ trách nhiệm, sự hiểu biết, cách đánh giá của các nhà truyền thông đối với hoạt động thực tiễn cũng như đòi hỏi cácnhà truyền thông đáp ứng chuẩn xác các cách xử sự, ứng phó và hành động của mình.
Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và khai thác hết khả năng của truyền thông thì vấn đề đặt ra của mỗi nhà truyền thông phải nắm vững, sử dụng nhất quán và triệt để quy tắc, quy luật, chuẩn mực của hoạt động nghề nghiệp vì hoạt động truyền thông luôn mang tính mục đích và ý thức. Ví dụ : Trong hoạt động báo chí, giai đoạn lấy tài liệu rất cần đến quy tắc và phương pháp quan sát, xử lý tài liệu, khai thác nhân chứng ... bên cạnh đó còn có những quy tắc, chuẩn mực, những phương pháp chung để tiếp cận và đánh giá các sự vật hiên tượng.
Từ những điều đã phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về nguyên tắc về hoạt động truyền thông cũng như hoạt động báo chí, như sau: “Các quy tắc chuẩn mực chung của hoạt động truyền thông giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình được gọi là nguyên tắc truyền thông” .
Nguyên tắc truyền thông chính là cơ sở phương pháp luận của hoạt động truyền thông, có nghĩa là sự thể hiện thái độ quan điểm chính kiến của nhà truyền thông về sự kiện hiện tượng đồng thời nó còn là phép tắc đòi hỏi nhà truyền thông phải đáp ứng chuẩn xác trong cách xử sự, ứng phó với hành động của mình . Mặt khác nhà truyền thông, bên cạnh nắm vững hiểu biết những quy luật nói trên thì phải tích cực vận dụng chúng,biến chúng thành quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp, thành cách thức, phương tiện để thực hiện mục đích hoạt động của mình .
Nguyên tắc truyền thông (báo chí) không phải sự áp đặt chủ quan mà xuất phát từ những quy luật khách quan.V.I.Lenin,coi khái niệm “nguyên tắc” ngang hàng với khái niệm “ quy luật” . Người giải thích : “ quy luật là cái vững bền được bảo tồn trong hiện tượng”. Những nguyên tắc mang tính chân lý được hình thành từ hoạt động tực tiễn và được kiểm nghiệm thì luôn vững bền. Vì thế,hoạt động thực tiễn là cơ sở khoa học cho những chuẩn mực tồn tại trong những nguyên tắc truyền thông cũng như hoạt động báo chí.
Hệ thống các nguyên tắc truyền thông cũng như báo chí gồm: Tính khuynh hướng, tính Đảng, tính nhân dân, tính nhân văn, tính chân thực và khách quan, ý thức dân tộc và tính quốc tế. Tất cả những nguyên tắc đó tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ của một hệ thống phù hợp với sự phát triển của truyền thông cũng như báo chí. Tuy nhiên vì truyền thông – báo chí là công cụ đấu tranh vì quyền lợi của quần chúng lao động, vì tự do dân chủ và tiến bộ xã hội thì tính Đảng vẫn giữ vị trí hàng đầu của truyền thông – báo chí. Nhưng trong điều kiện mới chính nguyên tắc này cũng đang nhận thức lại một cách đúng bản chất, phù hợp với tình hình và hoàn cảnh thực tế.
- Nguyên tắc về tính khuynh hướng của truyền thông
Trong hoạt động thực tiễn, Truyền thông luôn bộc lộ rõ tính khuynh hướng Trong xã hội có giai cấp, thường sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí làm công cụ đấu tranh giai cấp. Không có một giai cấp thống trị nào không nắm lấy bộ máy thông tin, tuyên truyền để góp phần củng cố chế độ và điều hành xã hội.
Người đặt nền móng xã hội cho tính khuynh hướng của truyền thông cũng như báo chí là C.Mac và Ph.ănghen. Xuất phát từ sự nghiên cứu phân chia giai cấp trong xã hội hai ông đã đi đến kết luận :“ Khi xã hội bị phân chia giai cấp thành các nhóm xã hội có quyền lợi khác nhau, thậm chí đối kháng nhau thì con người bao giờ cũng đứng về một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc, hoặc một nhóm xã hội nhất định. Truyền thông cũng như báo chí là hoạt động ý thức con người, vì thế không thể mang những khuynh hướng chính trị khác nhau”.
Chủ Tịch, Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng của mình đã đem hết tài năng, nghị lực, trí thông minh, mọi vũ khí để phục vụ mục tiêucách mạng đã xác định. Người sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí, phương tiện trong sự nghiệp đấu tranh của mình. Người luôn nhấn mạnh :“ Tất cả những người làm báo phải có lập trường vững chắc, chính trị phải làm chủ, cán bộ báo chí phải là chiến sĩ cách mạng.”
Trong quá trình viết báo, Người luôn xác định nguyên tắc hàng đầu: Người tuyên truyền luôn phải tự hỏi: “ Vì ai mà viết? Viết cho ai? Viết làm gi? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”.
Nghề báo là một nghề cũng như một nghiệp. Mỗi nhà báo phải sớm ý thức về công việc, phải sớm xác định khuynh hướng như Hồ Chủ tịch đã dậy.
Khuynh hướng chính trị, đạo đức, xã hội, dân tộc, thẩm mỹ...tất cả phải hoà nhập, liên kết trong một cách nhìn, cách thẩm định của nhà báo trong thái độ và tâm huyết và phân tích, phản ánh, tất cả đều bộc lộ trong trang viết. GS.Hà Minh Đức nhận xét: “khuynh hướng có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức khuynh hướng thể hiện thái độ không trung lập, trung hoà trước một hiện tượng .Khuynh hướng biểu thị sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của tác giả trước một quan điểm chính trị, một vấn đề xã hội, một sự kiện hay một nhân vật ...khuynh hướng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời cổ đại, trung đại và thời kì hiện đại khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt, người cầm bút đã bộc lộ rõ qua trang viết ý thức, tâm huyết của mình ”. Ví dụ: “Cuộc đời viết báo của Hồ Chí Minh là một minh chứng cho điều đó: tất cả bài báo của Bác đều tập trung vào một chủ đề chống Đế quốc thực dân,chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
VD: trong suốt 40 năm làm báo, khi thì ở Trung quốc, Miến Điện, Việt Nam, khi thì ở Lào... Nhà báo nổi tiếng Uyn-phrơt Bơcset đã bộc lộ khuynh hướng chính trị của mình là ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân đế quốc và bành trướng.
Như vậy, khuynh hướng là cách nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan, nó phải được biến thành mục đích, dũng khí, phương tiện phản ánh của người cầm bút. Trong xã hội chủ nghĩa, mỗi nhà báo với tư cách là chủ thể sáng tạo, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân và đồng nghiệp về tác phẩm của mình.
Trong nền báo chí Việt Nam, khuynh hướng chính trị bộc lộ rõ ở một số nhà văn nhà báo tên tuổi như: Nguyễn An Ninh, Ngô Tất Tố, Hải Triều, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thép Mới... Khuynh hướng không chỉ bộc lộ ở cá nhân mà còn bộc lộ ở các tờ báo. Mỗi cơ quan báo chí đều có một khuynh hướng chính trị khác nhau nhất định.VD:“trước sự kiện chiến tranh Afganixtan, để có sức tuyên truyền cho chiến dịch chống khủng bố do chính phủ Mỹ phát động, báo chí Mỹ liên tục đưa những thông tin có lợi về phía Mỹ về việc truy quét lực lượng Alqueda, trong khi phớt lờ không hề đưa tin về thường dân Afganixtan bị thiệt mạng, trong khi đó báo chí tiến bộ của nhiều nước lại lên tiếng phản đối chính sách xâm lược của Mỹ và các nước đồng minh và đưa tin về thiệt hại của những người dân vô tội.”
Khuynh hướng chính trị quan trọng nhất, lớn nhất mà báo chí nước ta vung ngòi bút phục vụ là lập trường của giai cấp vô sản “ Cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng” (Hồ Chí Minh).
Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và thế giới đã chứng minh những cây bút báo chí có sức hấp hẫn chính là những nhà báo có tâm huyết, kiên quyết đấu tranh cho một khuynh hướng báo chí nhất định với vốn tri thức rộng lớn và tài năng sáng tạo độc đáo.
Như vậy tính khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, không thể phủ nhận cuả hoạt động báo chí, khuynh hướng có thể hình thành tự nhiên, tác động đếnhoạt động báo chí một cách khách quan ngoài ý muốn của nhà báo. Khuynh hướng cũng có thể hình thành một cách khách quan và tính khuynh hướng khi đất nước phát triển sẽ trở thàng tính Đảng. GS.Hà Minh Đức nhận xét : “Trong các hoạt động văn hoá văn nghệ của xã hội báo chí bộc lộ rõ nhất là tính khuynh hướng.”
- Nguyên tắc về Tính Đảng của truyền thông :
Ph.Anghen yêu cầu khuynh hướng trong báo chí cách mạng phải vươn tới tính Đảng, tới quan điểm công khai và để bảo vệ lợi ích của Đảng trước sự tấn công của kẻ thù. Ông viết : “ Phải tiến hành tranh luận, thuyết minh, phát triển và bảo vệ những lợi ích của Đảng, bác bỏ và đánh bại các luận điệu huênh hoang của Đảng đối địch.”
Cơ sở đầu tiên trong các nguyên tắc báo chí cách mạng là nguyên tắc chính Đảng . Tính Đảng của báo chí cách mạng có thể được hiểu như sau: báo chí tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền tổ chức, thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tính Đảng của báo chí cách mạng vừa là đồng hành,vừa là kết quả của đấu tranh giai cấp. Chính cuộc đấu tranh đó đòi hỏi báo chí cách mạng phải có tính Đảng nghiêm ngặt. Tính Đảng là một yêu cầu đặt ra, là quá trình, trong đó khuynh hướng giai cấp của báo chí chín muồi, phát triển đến trình độ tự giác.
Trong nền báo chí Việt Nam, Đảng ta luôn luôn đòi hỏi các nhà báo đứng trên lập trường giai cấp công nhân phục vụ cách mạng, phục vụ sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Tính Đảng được xem xét trên các khía cạnh sau:
Về mặt xã hội : tính Đảng quy định các mặt hoạt động của báo chí trong toàn bộ quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình: nhà báo nhìn nhận đánh giá các sự kiện theo quan điểm đường lối của Đảng. Điều đó không hạn chế khả năng hoạt động sáng tạo và phát triển chính kiến của người là báo. Nói cách khác, đường lối, quan điểm của Đảng là căn cứ xuất phát để nhà báo thấy rõ trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân to lớn của mình trong quá trình thông tin và lý giải những vấ đề do cuộc sống đặt ra. Tính Đảng không chỉ thể hiện trong mỗi cá nhân người là báo mà còn ở mỗi tờ báo. VD: “Mỗi cơ quan báo chí phải hoạt động dưới một tôn chỉ nhất định do Đảng và nhà nước đặt ra để hoàn thành nhiệm vụ là diễn đàn của Đảng và nhân dân. Cũng như vậy mỗi nhà báo khi bước vào nghề phải tự xác định cho mình một khuynh hướng chính trị nhất định phục vụ Đảng và nhân dân “là nguyươì tuyên truyền cổ động, tổ chức tập thể”
Về mặt tổ chức : tính Đảng đòi hỏi báo chí phải hoạt động theo đúng luật pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép, tức là phải theo nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích do nhà nước quy đinh. Quan niệm báo chí là “cơ quan quyền lực thứ tư” của Đảng sau hành pháp và luật pháp. Quyền lực của báo chí thể hiện ở chỗ: báo chí là hạt nhân tạo ra dư luận xã hội rộng rãi, giáo dục mọi người sống là theo hiến pháp vá pháp luật, kiên quyết đấu tranh để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh góp phần hoàn thiện luật pháp và xây dựng hệ thống đó để phục vụ mọi hoạt động xã hội. VD: để các cơ quan báo chí nói chung và các nhà báo nói riêng hoạt động theo tôn chỉ mục đích của mình thì nhà nước phải ban hành luật báo chí (như luật báo chí sửa đỏi bổ sung năm 1999) dể từ đó báo chí thực hiện được chức năg và quyền lực của mình với chế độ.
Về mặt tư tương tinh thần: Tính Đảng đòi hỏi báo chí phải tham gia tích cực việc tuyên truyền phổ biến và hình thành dòng tư tưởng chủ lưu tích cực và tiến bộ xã hội. Nền tảng khoa học của dòng tư tưởng đó là học thuyết Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách là vũ khí sắc bén, bằng những lợi thế và những đặc trưng nghề nghiệp của mình, báp chí là một kênh hết sức quan trọng trong toàn bộ các kênh của cồn tác tư tưởng. Mặt khác, Báo chí ảnh hưởng đến việc tổ chức và chỉ dạo hành động cách mạng của quần chúng nhân dân, góp phần đổi mơí tư duy, đôỉ mới tư tưởng, phát triển nhận thức trong quần chúng, tạo sự thống nhất đối với đường lối của Đảng và nhà nước. VD: “ Bất kì một lực lượng cầm quyền nào đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng có giá trị trong cuộc sống. Báo chí không chỉ phản ánh cuộc sống của quần chúng tới Đảng và nàh nước mà còn phổ biến, tuyên truyền, giải thích đánh giá và bổ sung sửa chữa những đường lối chính sách của Đảng để hướng dẫn dư luân đúng đắn, duy trì ổn định xã hội.”
- Nghuyên tắc về tính chân thật - khách quan của truyền thông
Tính chân thật và khách quan là bản chất của báo chí cách mạng. V.I.Lênin đã tổng kết ngắn gọn về sự cần thiết của nguyên tắc này trong câu nói nổi tiếng: “Sự thật là sức mạnh của báo chí chúng ta”. Trong thực tế, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem lại cho công chúng. Một tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình hay hãng thông tấn nếu đưa tin sai thì sau đó có đính chính thế nào thì cũng tự hạ thấp vị trí của mình trong lòng công chúng. Nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, uy tín, danh dự của mình mà còn gây tổn hại rất lớn cho xã hội và vi phạm luật báo chí.
Mặt khác, khách quan và chân thật là những khái niệm tương đối không thể định lượng, kiểm tra một cách tuyệt đối. Trong nhiều trường hợp cụ thể nó phụ vào khuynh hướng chính trị của nhà báo có nghĩa là tính Đảng với tư cách là khuynh hướng phát triển ở trình độ cao của báo chí cách mạng không hề đối lập và mâu thuẫn với tính khách quan chân thật.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta yêu cầu báo chí phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh chống tiêu cực đồnh thời cũng phát hiện và tuyên truyền cổ động cho các nhân tố mới các mô hình và điển hình tiên tiến. Báo chí thực hiện vai trò là cầu nối hai chiều giữa Đảng và nhân dân. Điều đó hoàn tàn phù hợp với chức năng và nguyên tắc của tính chân thực khách quan của báo chí. Mặt khác, báo chí chân thực không chỉ phản ánh đúng từng sự việc cụ thể trong từng góc độ và thời điểm mà quan trọng hơn hết là vạch ra được bản chất của nó.
Khách quan và chân thật là đặc điểm, đặc trưng là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí. Nó đạt đến mức độ nào, trình độ nào, bị bóp méo, xuyên tạc, tô hồng... là tuỳ thuộc vào nguyên nhân khách quan và chủ quan muốn vươn tới nguyên tắc khách quan và chân thật thì người làm báo phải hết sức dũng cảm, chấp nhận những thử thách và thậm chí là hi sinh. Bất cứ lúc nào và ở đâu nhân dân ta cũng đòi hỏi thông tin phải chính xác và phẩm chất hàng đầu của nhà báo là lòng trung thực và thái độ không khoan nhượng. Nhà báo Bơset đã nói“không được đẻ cho mình bị cột chặt vào tình cảm ,tư tưởng bị yêu cầu viết trái với lương tâm và vốn hiểu biết của mình”.
Không khoan nhượng với kẻ thù, mọi trở lực ngăn cản và mọi biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống. Đó là một đòi hỏi khắt khe của người làm báo về trách nhiệm với trang viết của mình. Tô hồng họăc bôi đen đều là sai sự thật. Lòng trung thực,thái độ không khoan nhượng đòi hỏi nhà báo phải nhìn vào bản chất sự vật,hiện tượng để phản ánh khách quan ,trung thực. Boritpolevoi đã nói: “cuộc sống của chúng ta muôn màu muôn vẻ và vô cùng lí thú vì vậy không nhất thiết phải hư cấu, thêm thắt, tô vẽ làm gì”.
Nghuyên tắc của