Quan điểm của Trung ương đảng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ thông qua chỉ thị “Kháng chiến kiên quốc”

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn. Thứ nhất uy tín và địa vị của Liên Xô, thành trì hòa bình của chủ nghĩa xã hội được nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Điều này có lợi cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Ở trong nước với sự thắng lợi của cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách hết sức nghiêm trọng. Nước ta bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.

pdf15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Trung ương đảng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ thông qua chỉ thị “Kháng chiến kiên quốc”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƢƠNG ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ DÂN CHỦ THÔNG QUA CHỈ THỊ “KHÁNG CHIẾN KIÊN QUỐC” 1. Đặt vấn đề Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn. Thứ nhất uy tín và địa vị của Liên Xô, thành trì hòa bình của chủ nghĩa xã hội được nâng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Điều này có lợi cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Ở trong nước với sự thắng lợi của cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách hết sức nghiêm trọng. Nước ta bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt. Theo thoả thuận của quân Đồng minh tại Hội nghị Pốtxđam (Posdam). Với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật. Ở phía Bắc là 20 vạn quân Quốc Dân Đảng - Trung Hoa Dân Quốc tràn vào nước ta. Ở phía Nam là quân đội Anh và Pháp. Mục tiêu của chúng là tiêu diệt Đảng ta, phá tan mặt trận Việt Minh. Đánh đổ chính quyền cách mạng lập ra chính phủ tay sai phản động làm tay sai cho chúng. Đó là chưa kể 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp một nửa của lực lượng này đang thực hiện lện của quân Anh cầm súng dọn đường cho Pháp chiếm đóng miền Nam. Bên cạnh đó, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này. Trong lúc này, lực lượng mọi mặt của nhà nước ta còn rất non yếu. Nền kinh tế thực dân để lại còn rất nghèo nàn xơ xác.Các di sản văn hóa nô dịch quá nặng nề. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa được các nước trên thế giới công nhận và dặt quan hệ ngoại dao. Đất nước bị bao vây từ bốn phía tình thế các mạng rơi vào thế “ nghìn cân treo sợi tóc”. Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng trước sức ép của các nước đế quốc, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật (dưới hình thức tuyên bố "Tự ý giải tán" từ ngày 11/11/1945), nhưng vẫn duy trì phương thức lãnh đạo "khôn khéo" và "kín đáo". Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có hình thức ban hành nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”. Chỉ thị là tuyên bố quan trọng của Đảng trong việc giải quyết tình hình đất nước và đề ra những nhiệm vụ mới. Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn TW Đảng đã đề ra những biện pháp cụ thể nhằm chống lại kẻ thù xâm lược. Đồng thời giải quyết quyền lợi cho nhân dân. Sau khi giành chính quyền. Đúng với chiến lược cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân. Chỉ thị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”. [4;1]Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ "kháng chiến" và "kiến quốc". Như vậy kháng chiến chính là chống lại đế quốc bảo vệ độc lập dân tộc. Kiến quốc chính là xây dựng nền dân chủ mới đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân. Đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam: chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc được nhiều đề tài, sách báo đề cập tới như Đại cương lịch sử việt Nam. Giáo trình lịch sử Đảng, tạp chí trên các West sai Đảng Cộng sản.vn, Tạp chí cộng sản. Trong tiểu luận này tác giả mong muốn tiếp cận tìm hiểu những mục tiêu và biện pháp nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Đồng thời đưa ra kết quả thực hiện chỉ thị để thấy được sự chỉ đạo kịp thời chính xác của TW Đảng đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. 2. Nội Dung cơ bản chỉ thị Nội dung bản chỉ thị bao gồm 13 điều, đề cập tới toàn bộ hoàn cảnh trong nước cũng như quốc tế. Chỉ thị đề ra những nhiệm vụ cấp bách nhất mà cách mạng cần phải làm trong giai đoạn mới. Chỉ thị là bước chỉ đạo quan trọng khi tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp , không có lợi cho cách mạng. Tựu chung lại chỉ thị tập chung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, chỉ thị phân tích bối cảnh tình hình thế giới. Sau khi phân tích đánh giá tình hình thế giới chỉ thị nêu lên bốn mâu thuẫn lớn của thế giới hiện thời là: mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa vô sản và tư bản, mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân, mâu thuẫn giữa các đế quốc với nhau. Đảng ta khảng định trong bốn mâu thuẫn ấy, mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân gay go hơn hết. Tại Đông Dương, chỉ thị cho rằng nhờ có những điều kiện đặc biệt thuận tiện nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa qua diễn ra tương đối thuận lợi và dễ thắng. Nhưng việc giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu. Vì thế nhiệm vụ của chính quyền mới là phải đối phó với ba việc khó khǎn, đó là chống thực dân Pháp xâm lược. trừ nạn đói và xử trí với bọn Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng. Để có đối sách thích hợp với từng kẻ thù cụ thể, Chị thị phân tích, đánh giá âm mưu, thái độ của từng quốc gia đối với cách mạng khi tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi cơ bản. Đối với Mỹ vẫn nói dối với Đông Dương giữ thái độ trung lập, song Mỹ đã ngầm giúp Pháp bằng cách cho Pháp mượn tàu cho quân sang Đông Dương. Một mặt Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp ở Đông Dương và Đông Nam châu á thực, nhưng một mặt nữa, Mỹ lại muốn hoà hoãn với Anh, Pháp để cùng lập mặt trận bao vây Liên Xô và chính vì mục đích ấy, Mỹ có thể hy sinh quyền lợi bộ phận ở Đông Nam châu á. Với thực dân Anh giúp Pháp ở đông Dương biến Đông Dương thành bán thuộc địa của Anh và muốn dập tắt phong trào đòi độc lập ở Đông Dương. Với Trung Hoa Dân Quốc trước kia định kéo quân sang ta là để lật đổ chính quyền do Việt Minh tổ chức ra, để đặt một chính phủ bù nhìn lên thay. Nhưng sang ta, họ thấy toàn dân đoàn kết và ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh nên họ đành phải giao thiệp với Chính phủ ấy, nhưng họ vẫn sợ Việt Minh là cộng sản và sợ "Cộng sản Đông Dương liên minh với Cộng sản Tàu xích hoá Hoa Nam", [4;1]nên họ vẫn ôm cái ý định cải tổ chính phủ lâm thời cho "tay chân" của họ vào. Song Đảng ta cũng dự báo, trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng. Đối với Pháp chỉ thị nhận định trước đây một khác, bây giờ một khác, vì một là tình hình nội chính ở Pháp có chỗ thay đổi, nay Pháp rất có thể thừa nhận cho Đông Dương độc lập và ký với Đông Dương một bản hiệp ước thân thiện, đặng giữ thể diện với quốc tế và cứu vãn quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Rõ ràng , TW Đảng đã nhận rõ bộ mặt của kẻ thù, xác định đúng đối tượng của cách mạng. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ "kháng chiến" và "kiến quốc". Thứ hai, đối với vấn đề chống đế quốc, một trong hai trọng tâm quan trọng của chỉ thị. Chỉ thị nêu rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập”.[4;1] Lúc này, nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong. Giai cấp vô sản vẫn phải hǎng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là "Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết". Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược. Mở rộng Việt Minh cho nó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân . Vì thế nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân. Như vậy, sau cách mạng vấn đề dân tộc chưa chấm dứt. Mặc dù chính quyền ta đã thành lập nhưng trên thực tế ngày 23/9/1945. Pháp nổ súng chính thức xâm lược nước ta lần hai. Nguy cơ chính quyền rơi vào tay các thế lực phản động là rất lớn. Vì vậy, giải phóng dân tộc vẫn là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng ta phải tiến hành đấu tranh. Về việc kháng chiến hiện nay ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, giặc Pháp chiếm được nhiều tỉnh lỵ, nhưng ta vẫn làm chủ ở thôn quê. Trái lại ở Lào mấy thành phố lớn như Viêntiane, Takhek, Savan, Xiêng Khuổng, Sầm Nưa, Sêpôn, vẫn do quân Lào, có quân Việt Nam giúp sức làm chủ. Còn ở thôn quê, quân Pháp vẫn có thể hoành hành. ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ quân ta bao vây quân Pháp ở các thành thị, trái lại ở Lào, quân Pháp thỉnh thoảng lại bao vây quân ta ở các thành thị. Vậy nhiệm vụ chiến thuật của ta ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ là phải cắt đứt dây liên lạc giữa các thành phố đã lọt vào tay địch, phong toả những thành phố ấy về kinh tế, bao vây về chính trị, nhiễu loạn về quân sự. Trung ương Đảng chỉ rõ phải áp dụng chiến tranh du kích đến triệt để và cổ động nhân dân thi hành chính sách bất hợp tác ở các thành thị quân địch làm chủ và thi hành "nhà không đồng vắng" nếu quân Pháp tràn về quê. Điều cốt tử là phải giữ vững liên lạc giữa các chiến khu để thống nhất chỉ huy, nơi nào rút khỏi thành thị thì quân ta phải chiếm đóng ở những địa điểm chiến lược lợi hại tiến có thể đánh, lui có thể giữ. Các vùng chiến tranh chưa lan đến cũng phải chuẩn bị đối phó khi tiến khi lui, kế hoạch tiến công cũng như kế hoạch rút lui cũng phải hết sức chu đáo (phòng đủ mọi việc, địa điểm, cán bộ, lương thực, thuốc men, quần áo, võ khí, vật liệu, cơ kiện, v.v.). Có thể nói, tiếng súng ở Nam bộ 23/9 chính là tiếng chuông phát động một cuộc chiến mới. Cuộc chiến chống xâm lược và bảo vệ chính quyền. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải đặt lên trên tất cả. Những nhiệm vụ tiếp theo phải căn cứ vào đó mà giải quyết từng bước. Ta phải giải quyết đồng thời giải quyết hai vấn đề song song đó là vừa chống xâm lược vừa xây dựng nền dân chủ. Điều này khác với giai đoạn (1939-1945) bởi ta đã có chính quyền. Cách mạng đã làm chủ được đất nước. Thứ ba, vấn đề kiến quốc . Cụ thể là những biện pháp xây dựng nền dân chủ mới nhằm khác phục ảnh hưởng của tàn dư phong kiến: Về chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng đất nước, củng cố chính quyền nhân dân bằng cách kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp, có thể cải tổ chính phủ trước khi bầu cử, sửa đổi cách làm việc của chính quyền nhân dân địa phương. Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích cùng với phương pháp bất hợp tác triệt để của nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào. Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương trợ". Phương châm là "làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết" và "muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực". Đối với Tưởng thì chủ trương Hoa - Việt thân thiện, đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế. Về kinh tế và tài chính, mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Thực hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chống nạn đói theo khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", "Sẻ cơm nhường áo", "Công việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc".[4;1] Về văn hoá, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy nhồi nhét, cổ động văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá mới theo nguyên tắc: khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá. 3. Quá trình thực hiện và kết quả Chỉ thị Đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đảng ta giải quyết được hai vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, trước sức ép của chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, chính phủ Việt Nam buộc phải công nhận việc quân Pháp vào Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, lợi dụng cơ hội này ta ký với Pháp một hiệp định để tranh thủ những điều kiện có lợi. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với hiệp định này, không tốn một hòm tên mũi đạn nào chúng quân Tưởng phải rút về nước cùng với bọ việt gian phản động. Trong tình thế khó khăn ta tránh được thế “lưỡng đầu thọ địch”. Đây là một biện pháp hoàn toàn sáng suốt trong việc chỉ đạo sách lược cách mạng. Thứ hai, phát động cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ ngay sau khi Pháp nổ súng xâm lược 23/9/1945. Tạo nên một phong trào rộng lớn đấu tranh đòi giữa vững độc lập. Phá tan âm mưu lập Nam kỳ quốc của Pháp. Khi Chủ tịch Hồ chí Minh sang Pháp bày tỏ mong muốn hòa bình, nhưng Pháp đã khước từ thiện chí của ta. Vì vậy mà TW Đảng ra chỉ thị “toàn dân kháng chiến” và khi không thể nhịn được nữa thì cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Với một năm hòa hoãn có nhân nhượng ta có thêm thời gian để củng cố lực lượng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân chủ trương chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp. Kết thúc chỉ thị TW khảng định: “Các đồng chí thân mến. Chúng ta đang gặp nhiều khó khǎn trở ngại, trên bước đường tranh đấu giành độc lập cho Tổ quốc, nhưng nhất định trào lưu thế giới và tình hình trong nước sẽ biến chuyển thuận tiện cho ta. Cách mạng chưa hoàn thành, phải ráng sức hơn nữa. Nhất định chúng ta sẽ thắng! Toàn dân đoàn kết! Chống Pháp xâm lược! Giữ vững chính quyền! Việc Nam Dân chủ Cộng hoà muôn nǎm! Đông Dương độc lập muôn năm Ban chấp hành Trung ương”[4;12] Như vậy, mục tiêu chiến lược mà chỉ thị đặt ra được đảm bảo bằng văn kiện của hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Pháp công nhận ta là một quốc gia tự do có chính phủ nghị viện quốc hội và có tài chính riêng. Nằm trong khối liên hiệp Pháp. Mặc dù phải đương đầu với thực dân Pháp sau ngày toàn quốc kháng chiến nhưng mực tiêu của các thế lực quốc tế bị đánh bại. Mặt trận Việt Minh không những không bị phá vỡ mà còn trưởng thành và được củng cố. Chính phủ ta không những không bị diệt mà còn phát triển và củng cố. Trung ương Đảng và Bác Hồ được bảo vệ an toàn lên căn cứ địa Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Đối với vấn đề dân chủ. Về chính trị, ta khẩn trương tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 6/1/1946 bầu quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất và sau đó là hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội đã bầu chính phủ mới. Một chính phủ mới ra đời với nhiều thành phần, đã giải quyết từng bước khó khăn diệt giặc đói, giặc giốt, giặc ngoại xâm. Chính phủ đã ban hành những sắc lệnh mới. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ hai tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự ra đời của hiến pháp đã khảng định quyền tự do dân chủ và nghĩa vụ của mọi công dân. Đối với vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, sự ra đời của hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tháng 5/1946, đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó là các tổ chức Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, hội liên hiệp phụ nữ lần lượt ra đời. Đảng xã hội Việt Nam ra đời càng tăng thêm tinh thần đoàn kết của các nhân sĩ tri thức yêu nước tham gia cách mạng. Về kinh tế - tài chính, Đảng và chính phủ quyết định đẩy mạnh tăng gia sản xuất để chống giặc đói, phát động phong trào thi đua với khẩu hiệu tấc đất tấc vàng. Bãi bỏ thế thân và các thứ thuế vô lý khác.tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo. TW Đảng chủ trương thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” phải được thực hiện trong phạm vi vừa đảm bảo giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, cô lập tối đa kẻ thù, tạo nên sức mạnh to lớn nhất cho kháng chiến thắng lợi, vừa mang lại quyền lợi chính đáng cho giai cấp nông dân, động viên họ tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc. Trong điều kiện đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã chủ trương tiến hành các chính sách cải cách dân chủ từng phần về ruộng đất, nhằm từng bước hạn chế sự bóc lột của thực dân, phong kiến, cải thiện điều kiện sống cho nông dân. Ngày 20/1/945 Bộ Nội vụ của Chính phủ lâm thời đã ra Thông tư quy định chủ ruộng phải giảm 25% địa tô và giảm 20% thuế điền thổ, đề ra một số nguyên tắc chia lại ruộng đất công cho cả nam và nữ, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho một bộ phận nông dân thiếu ruộng. Bên cạnh việc chia ruộng đất cho nông dân, Đảng ta động viên nhân dân tự nguyện đóng góp cho công quỹ hàng chục triệu đồng và hàng tẳm kg vàng, nền tài chính từng bước được củng cố. Về việc chống nạn đói phải đề phòng nạn đói cuối nǎm và sang đầu nǎm mới sẽ hết sức trầm trọng ở miền Bắc Đông Dương. Ngay lúc này có một số khá đông đồng bào Bắc Bộ đã đói rồi. Công việc cứu đói cũng như công việc đánh giặc. Đảng chủ trương khuyến nông, làm cho tá điền và địa chủ nhân nhượng nhau để tiếp tục cấy cày như thường, thực hành khẩu hiệu "không bỏ một thước đất hoang", tổ chức tiếp tế, ngǎn cấm đầu cơ tích trữ, tổ chức cứu tế, thực hành khẩu hiệu "sẻ cơm nhường áo" ca Hồ Chủ tịch. Về phần Chính phủ phải lo nhập cảng ngũ cốc. Những công việc trên đây, muốn có kết quả, các đồng chí phải hết sức vận động các tầng lớp phú hào, địa chủ tham gia. Về văn hóa giáo dục.Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa và đời sống mới. xóa bỏ tệ nạn van hóa nô dịch của thục dân, thực hiện nền giáo dục mới. Ngày 8/9/1945 chủ tịch hồ chí Minh ra sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ, để chống nạn mù chữ và để diệt giặc dốt, vì “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong vòng một năm có 2,5 triệu người biết đọc biết viết. Có thế nói thắng lợi ban đầu của cộc đấu tranh xây dựng nền móng của chế độ mới, cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn.Chủ tịch Hồ chí Minh từng khảng định “ nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chảng có ý nghĩa gì”.[3;56] Với nhân dân, khi được hưởng quyền tự do dân chủ và dân sinh thì càng thêm gắn bó sâu sắc với chế độ. Với Đảng và Bác Hồ, tạo nên một sức mạnh to lớn đi qua và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Kết Luận Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Ban chấp hành Trung ương ngày 25/11/1945 đã hoạch định chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng sau cách mạng tháng tám khi đất nước ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Nhờ chủ trương đúng đắn, sáng suốt và kịp thời Đảng ta từng bước vượt qua những thách thức hiểm nghèo, tranh thủ thời gian quý báu xây dựng lực lượng lâu dài chuẩn bị kháng chiến. Chỉ thị là bước đi hợp lý, là biện pháp cần thiết sau khi giành chính quyền nhằm