Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai vùng trung du và miền núi bBắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của Đất nước; là vùng “phên dậu” của Tổ quốc; có chức năng và vai trò quan trọng đảm an ninh sinh thái cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm qua, các địa phương trong vùng đã đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trở thành vùng cây quả lớn thứ hai trong cả nước. Tuy nhiên, các kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đến nay, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai, như tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tai biến thiên nhiên gia tăng, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng, cần xác định rõ được những quan điểm và mục tiêu trong bảo vệ môi trường và ứng phó thiên tai trong giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai vùng trung du và miền núi bBắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 Lưu Thế Anh*, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Thị Vinh Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội *Email: luutheanhig@yahoo.com Tóm tắt: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng của Đất nước; là vùng “phên dậu” của Tổ quốc; có chức năng và vai trò quan trọng đảm an ninh sinh thái cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong những năm qua, các địa phương trong vùng đã đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trở thành vùng cây quả lớn thứ hai trong cả nước. Tuy nhiên, các kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đến nay, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai, như tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tai biến thiên nhiên gia tăng, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và phát triển kinh tế - xã hội cho toàn vùng, cần xác định rõ được những quan điểm và mục tiêu trong bảo vệ môi trường và ứng phó thiên tai trong giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Từ khóa: bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 1. MỞ ĐẦU Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; diện tích tự nhiên 109.245 km2 (chiếm 33% diện tích cả nước); dân số năm 2018 trên 14,5 triệu người (chiếm 15,4% dân số cả nước) và mật độ dân số thấp cả nước (trung bình cả nước là 133 người/km2) [4], [5], có 1.273 km đường biên giới với Trung Quốc và 610 km đường biên giới với CHDCND Lào. Đây là địa bàn chiến lược của cả nước; Là nơi sinh sống gắn bó lâu đời của hơn 30 đồng bào dân tộc với bản sắc văn hóa phong phú và độc đáo [4], có truyền thống đoàn kết và yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường chống giặc ngoại xâm; Là căn cứ địa cách mạng, an toàn khu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Là chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Vùng TDMNBB được đánh giá là vùng giàu tài nguyên thiên thiên, có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng và địa danh nổi tiếng, có tiềm năng và lợi thế cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy điện, du lịch, khai khoáng và kinh tế mậu biên. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 26-KT/TW ngày 02/8/2012 của Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, ưu tiên dành nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển KT-XH của vùng TDMNBB. Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, các địa phương trong vùng đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các mặt; Diện mạo của vùng có những đổi mới căn bản, trong đó sản xuất nông nghiệp trong vùng đã có bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, trở thành vùng trồng cây quả lớn thứ hai trong cả nước với tổng diện tích hơn 174.000 ha, một số lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao như cây chè chiếm gần 66%, ngô 36%, đàn trâu bò 56% sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan về điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực, các kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 37-NQ/TW, cũng như mong mỏi của nhân dân và các địa phương trong vùng. Đến nay, vùng TDMNBB đang đối mặt với các thách thức như suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, chất lượng rừng suy giảm và mất chức năng phòng hộ, ô nhiễm môi trường, tai biến thiên nhiên và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Để đảm bảo cho công cuộc phát triển KT-XH theo hướng bền vững, cần thiết phải xác định rõ quan điểm và mục tiêu cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với thiên tai cho vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với các mục tiêu chung của đất nước. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai vùng trung du 153 và miền núi bắc bộ đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2045 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp kế thừa và tổng hợp số liệu: Nghiên cứu kế thừa và tổng hợp các số liệu kiểm kê của các địa phương đã được công bố; số liệu về hiện trạng và diễn biến môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 do Bộ TN&MT công bố và số liệu hiện trạng rừng năm 2019 do Bộ NN&PTNT công bố. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các thành tựu và kết quả đạt được về kinh tế - xã hội và môi trường của vùng TDMNBB với các mục tiêu và chỉ tiêu của Chính phủ, địa phương đặt ra. - Phương pháp chuyên gia: Các kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan được vận dụng thông qua tọa đàm, trao đổi nhằm đưa ra các nhận định, quan điểm phù hợp với các chiến lược quốc gia cũng như điều kiện cụ thể của vùng TDMNBB. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các khó khăn và thách thức đặt ra cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Bên cạnh các thành tựu đạt được về một số lĩnh vực của KT-XH, vùng TDMNBB đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Trong đó, một số vấn đề chính được xác định bao gồm: - Vùng TDMNBB còn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm và thiếu bền vững, đến nay vẫn là vùng nghèo nhất cả nước, khoảng cách về thu nhập của vùng so với các vùng khác ngày càng rộng thêm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả thấp, hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, số doanh nghiệp đầu tư vào vùng rất ít. GPD đầu người thấp, năm 2018 đạt 1.273 USD/người (cả nước đạt 2.590 USD/người) [5]. Trình độ dân trí và khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao (năm 2017 toàn vùng: 18,7 %; cả nước: 6,7 %) [3]. Xây dựng nông thôn mới toàn vùng mới đạt 26,45 % (đến tháng 6/2019), trong khi cả nước đạt trên 50,26 % [9]. - Địa hình núi hiểm trở và chia cắt (nhất là khu vực Tây Bắc), giao thông đi lại khó khăn. Đất sản xuất nông nghiệp phân bố rải rác, không tập trung, gây khó khăn cho cơ giới hóa. Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác, khó khai thác. - Các thiên tai (lũ ống, lũ quét, trượt lở đất, cháy rừng,) và hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa bão, rét đậm, rét hại, hạn hán,) diễn biến bất thường khó dự báo, gia tăng về tần suất, quy mô và cường độ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến KT-XH và đời sống người dân. - Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý; Chất lượng rừng suy giảm do khai thác trái phép, dẫn đến gia tăng xói mòn, rửa trôi, các thiên tai; Môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng; Nguồn nước của các thủy vực bị ô nhiễm và thiếu hụt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Nguy cơ thiếu nước và mất an ninh nguồn nước gia tăng. - Tình trạng ô nhiễm môi trường xuyên biên giới; Ô nhiễm môi trường do các chất hữu cơ khó phân hủy; Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, các loại chất thải từ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, xây dựng, khai thác khoáng sản, có xu hướng gia tăng. Phần lớn các loại chất thải này trong vùng chưa được thu gom và xử lý đảm bảo quy chuẩn quốc gia [1], [2]. 3.2. Quan điểm trong bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Trước diễn biến về môi trường ngày càng phức tạp, chất lượng môi tường của nhiều khu vực đã vượt ngưỡng cho phép; Các tai biến thiên nhiên diễn biến bất thường, trái quy luật và khó dự báo; Các mục tiêu trong công tác BVMT và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai của nước ta được đặt ra với các yêu cầu cao hơn nhằm hài hòa với tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội bền vững và phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Quan điểm về BVMT, ứng phó với thiên tai cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được xác định như sau: - BVMT và ứng phó với thiên nhiên vùng TDMNBB là yêu cầu sống còn; Là nhiệm vụ chiến lược không tách rời và góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Đầu tư cho BVMT, ứng phó với thiên tai vùng TDMNBB trong bối cảnh biến đổi khí hậu chính là đầu tư cho phát triển bền vững của đất nước. - Nội dung, nhiệm vụ và yêu cầu BVMT, ứng phó với thiên tai phải được lồng ghép chặt chẽ, hài hòa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của từng địa phương và toàn vùng TDMNBB dựa trên tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu. 154 Lưu Thế Anh, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Thị Vinh - BVMT, ứng phó với thiên tai vùng TDMNBB phải lấy phòng ngừa và phòng tránh là chính, kết hợp với kiểm soát ô nhiễm, giảm nhẹ và khắc phục thiên tai; Coi trọng tính hiệu quả và bền vững trong khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Ưu tiên phát triển tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; Coi trọng việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào BVMT, ứng phó với tai biến thiên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. - Phát triển KT-XH vùng TDMNBB phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với đặc tính sinh thái của địa phương trong vùng, ứng dụng công nghệ sản xuất ít chất thải, công nghệ tái chế và tái sử dụng, công nghệ các bon thấp nhằm hướng đến nền kinh tế xanh. - BVMT và ứng phó với thiên tai vùng TDMNBB là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mọi công dân, các tổ chức và cá nhân nước ngoài sống trên lãnh thổ Việt Nam; Phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và phân cấp cụ thể giữa Trung ương và các địa phương trong vùng; Kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội với hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác với Trung Quốc và CHDCND Lào. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện đại, tiếp thu thành tựu quốc tế kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và thực tiễn trong BVMT, ứng phó với thiên tai vùng TDMNBB. - Triển khai đồng bộ các biện pháp hành chính, các chế tài hình sự, các công cụ kinh tế, đồng thời sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của nhà nước, cộng đồng, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT và ứng phó với thiên tai vùng TDMNBB. - Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị dịch vụ môi trường trong vùng TDMNBB phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại. 3.3. Mục tiêu trong bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 a) Mục tiêu đến năm 2030 - Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát, hạn chế cơ bản tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; Tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; Giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; Nâng cao năng lực chủ động BVMT, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng TDMNBB tiếp cận dựa trên nền kinh tế tuần hoàn, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: (1) Kiểm soát và giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững KT-XH trong liên kết vùng và hội nhập kinh tế của vùng TDMNBB dựa trên tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn. (2) Hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong vùng (ban hành kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Phục hồi, cải tạo môi trường các khu vực đã bị suy thoái và ô nhiễm; từng bước cải thiện điều kiện và nâng cao chất lượng sống của người dân. (3) 100 % các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các làng nghề, các nhà máy và xí nghiệp, các cơ sở sản xuất/kinh doanh phải hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường quốc gia; 100 % chất thải sinh hoạt đô thị và 90 % chất thải sinh hoạt nông thôn trong vùng được thu gom và xử lý hợp vệ sinh. (4) Kiểm soát, tiến tới ngăn chặn được mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; Quản lý bền vững và nâng cao chất lượng diện tích rừng hiện có của toàn vùng (trên 6,1 triệu ha), đặc biệt đối với hệ thống rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65 % (độ che phủ năm 2018 toàn vùng đạt ~ 55 %) [8]. (5) Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH và khu dân cư tại trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai của từng địa phương; lồng ghép chiến lược, quy hoạch, kế hoạch BVMT và phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH và các quy hoạch ngành. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với thiên tai vùng trung du 155 và miền núi bắc bộ đến năm 2030,tầm nhìn đến năm 2045 (6) Nâng cao năng lực dự báo và chủ động ứng phó với các thiên tai (bão, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, trượt lở đất, hạn hán, động đất và các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan) và thích ứng với biến đổi khí hậu; Giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản ở mức thấp nhất. (7) Đảm bảo 100 % các xã trong vùng thành lập được “Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã” nhằm cụ thể hóa phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), đảm bảo việc phản ứng nhanh trong phòng, chống thiên tai. (8) 100 % cán bộ chính quyền địa phương các cấp trong vùng trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 100 % số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. (9) Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch của các địa phương. Hoàn thành 100 % việc di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. (10) Nâng cao năng lực và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn để chủ động ứng phó khi có tình huống cấp bách xảy ra; Bảo đảm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tìm kiếm cứu nạn. (11) Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư đông đúc hoặc cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du trong vùng. b) Tầm nhìn đến năm 2045 Ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; Nâng cao chất lượng môi trường sống; chủ động phòng, chống hiệu quả thiên tai và biến đổi khí hậu không để thiệt hại về người và giảm thiệt hại về tài sản xuống mức thấp nhất; Hình thành nền kinh tế tuần hoàn, ít chất thải, cacbon thấp đảm bảo sự thịnh vượng và phát triển bền vững, góp phần ổn định xã hội, bảo đảm an ninh và quốc phòng của toàn vùng và Đất nước. 3.4. Giải pháp thực hiện a) Cơ chế chính sách - Rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế quản lý và tăng cường năng lực thực thi pháp luật về BVMT; Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó lưu ý chú trọng quy định về lồng ghép chặt chẽ và hài hóa nhiệm vụ BVMT, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu vào trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành trên quan điểm “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”. - Xây dựng, ban hành và triển khai đồng bộ các chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động cho vùng TDMNBB đến 2030 và tầm nhìn đến 2045 như: Chiến lược BVMT quốc gia; Chiến lược quốc gia ứng phó với thiên tai; Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia bảo vệ và phát triển rừng; Chiến lược tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn, Chiến lược phát triển bền vững quốc gia, - Lập quy hoạch, kế hoạch BVMT các cấp giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của Luật BVMT; Lập quy hoạch, kế hoạch ứng phó với thiên tai để từ đó có chính sách phù hợp cho toàn vùng, địa phương, các khu vực trọng điểm, làm cơ sở cho việc chủ động phòng tránh; ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình trong các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai; điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và dự báo thiên tai. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ vào BVMT; ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu. Cần thiết phải tiếp tục triển khai một Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2020 - 2025 phục vụ phát triển bền vững vùng TDMNBB trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. - Sớm hoàn thành phân vùng môi trường và phân vùng rủi ro thiên tai cho toàn vùng TDMNBB tỷ lệ 1:250.000 và các tỉnh trong vùng tỷ lệ 1:100.000 làm căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH gắn với BVMT và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. - Nhà nước giao quyền chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong vùng TDMNBB đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp vào lĩnh vực BVMT; Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. - Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho BVMT; Phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và dự phòng để xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai. Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm. 156 Lưu Thế Anh, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Thị Vinh - Thúc đẩy hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế trong BVMT; Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. b) Nguồn lực - Nguồn nhân lực: + Tiếp tục tổ chức, kiện toàn cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai theo hướng hiện đại, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đề ra. + Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về BVMT, ứng phó thiên tai và sự cố môi trường; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát và ứng cứu cấp cơ sở cho các địa phương trong vùng. + Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT; Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Nâng cấp các trụ sở làm việc, đồng thời đầu tư trang thiết bị và công nghệ bảo đảm điều kiện làm việc cho các cơ quan chỉ đạo phòng, chống giảm nhẹ thiên tai ở các cấp. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư về con người, trang thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại phục vụ công tác quan trắc và giám sát môi trường cho các Trung tâm Quan trắc Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh trong vùng. + Thành lập Ban Quản lý lưu vực sông lớn, liên tỉnh trong vùng để tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong vùng hiệu quả. + Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BVMT; Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thông qua tuyên truyền, giáo dục, phát triển các chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác BVMT; Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai/sự cố môi trường, chú trọng tới cán bộ quản lý,
Tài liệu liên quan