Tâm lý nhà đầu tư là một yếu tố cảm tính do đó trong các nghiên cứu thực
nghiệm hiện có còn tồn tại nhiều phương pháp khác nhau để đo lường miêu
tả tâm trạng của nhà đầu tư. Các phương pháp xây dựng chỉ tiêu để đo lường
tâm trạng nhà đầu tư chung cho cả thị trường chứng khoán, không có
nghiên cứu riêng cho các nhà đầu tư theo ngành nghề đặc thù riêng của
doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm hiện có ở các nước chỉ ra tâm
trạng nhà đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thông
qua hai con đường “Thuyết đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư” và con đường lý
thuyết “Chủ nghĩa lạc quan” và kết quả nghiên cứu còn tồn tại sự khác nhau.
Đa số các học giả cho rẳng mối quan hệ giữa tâm trạng đầu tư và hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp là mối quan hệ cùng chiều, nhưng một số học giả
chứng minh rằng tâm trạng nhà đầu tư có mối quan hệ ngược chiều với hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp. Do đó bài báo đề xuất thêm hướng nghiên
cứu đối với các bài nghiên cứu về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp
tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán: Nhìn từ các nghiên cứu trải nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Mining and Earth Sciences Vol. 61, Issue 5 (2020) 39 - 46 39
Relationship between investor sentiment and Corporate investment activities on the stock market: Seeing from empirical Research Thuy Thi Hoang *
Faculty of Economics and Business Administration, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam
ARTICLE INFO ABSTRACT
Article history: Received 5th Aug. 2020 Accepted 3rd Sept. 2020 Available online 31st Oct. 2020
Investor sentiment is a sentimental factor, so in existing empirical studies
there exist many different methods to measure the depiction of investor
sentiment. The methods of designing indicators to measure investor
sentiment for the whole stock market, there are no separate studies for
investors according to specific industries of the business. Existing
empirical studies in other countries show that investor sentiment affects
investment activities of enterprises by two ways: The path of "The
catering theory" and the theoretical path "Theory of optimism”. The
research results are still different. Most scholars argue that the
relationship between investor sentiment and firm's investment level is a
positive relationship, but some scholars prove that investor sentiment is
inversely related to investment activities of the business. Therefore, the
article proposes more research directions for the research articles on
investment activities of enterprises participating in the stock market of
Vietnam. Copyright © 2020 Hanoi University of Mining and Geology. All rights reserved.
Keywords: Enterprise, Investment, Investors, Sentimen.
_____________________
*Corresponding author
E-mail: thuyhumg.hoang@gmail.com DOI: 10.46326/JMES.KTQT2020.06
40 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 61, Kỳ 5 (2020) 39 - 46
Quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán: Nhìn từ các nghiên cứu trải nghiệm Hoàng Thị Thuỷ *
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT
Quá trình: Nhận bài 5/8/2020 Chấp nhận 3/9/2020
Đăng online 31/10/2020
Tâm lý nhà đầu tư là một yếu tố cảm tính do đó trong các nghiên cứu thực
nghiệm hiện có còn tồn tại nhiều phương pháp khác nhau để đo lường miêu
tả tâm trạng của nhà đầu tư. Các phương pháp xây dựng chỉ tiêu để đo lường
tâm trạng nhà đầu tư chung cho cả thị trường chứng khoán, không có
nghiên cứu riêng cho các nhà đầu tư theo ngành nghề đặc thù riêng của
doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm hiện có ở các nước chỉ ra tâm
trạng nhà đầu tư ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp thông
qua hai con đường “Thuyết đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư” và con đường lý
thuyết “Chủ nghĩa lạc quan” và kết quả nghiên cứu còn tồn tại sự khác nhau.
Đa số các học giả cho rẳng mối quan hệ giữa tâm trạng đầu tư và hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp là mối quan hệ cùng chiều, nhưng một số học giả
chứng minh rằng tâm trạng nhà đầu tư có mối quan hệ ngược chiều với hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp. Do đó bài báo đề xuất thêm hướng nghiên
cứu đối với các bài nghiên cứu về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp
tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam. © 2020 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.
Từ khóa: Doanh nghiệp,
Đầu tư,
Nhà đầu tư, Tâm lý.
1. Mở đầu Hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp luôn có ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp,
do đó cần tiến hành nghiên cứu làm rõ hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố nào trong đó có xét đến yếu tố tâm lý nhà
đầu tư và làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới đầu tư của doanh nghiệp. Một trong các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được các học giả trên thế giới đang quan tâm hiện nay và tiến hành nghiên cứu là tâm trạng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư có vai trò quan trọng trong sự phát triển thị trườngchứng khoán, đồng thời có ảnh
hưởng lớn đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng đó được các tác giả phản ánh thông qua học thuyết đáp ứng nhu cầu của _____________________ *Tác giả liên hệ
E - mail: thuyhumg.hoang@gmail.com DOI: 10.46326/JMES.KTQT2020.06
Hoàng Thị Thủy/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 39 - 46 41
nhà đầu tư chỉ ra sự ảnh hưởng của tâm lý nhà
đầu tư tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tâm lý nhà đầu tư được xem là một loại thái
độ, phản ánh thái độ lạc quan hoặc bi quan của
nhà đầu tư đối với cổ phiếu, cũng chính là quan
điểm và thái độ của nhà đầu tư tham gia vào thị
trường chứng khoán (Venkatraman, 1986). Polk (2009) dựa trên cơ sở của học thuyết đáp ứng nhu cầu của đầu tư đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và hoạt động đầu
tư và chỉ ra rằng, khi tâm lý nhà đầu tư lạc quan
tăng lên, nhà quản lý doanh nghiệp hưởng ứng theo tâm lý nhà đầu tư khi đánh giá cao giá cổ phiếu của doanh nghiệp, đồng thời có thái độ lạc
quan đối với những dự án đầu tư không nên thực hiện (những dự án có giá trị hiện tại thuần âm), mức đầu tư của doanh nghiệp tăng lên, dẫn đến hoạt động đầu tư vượt mức xảy ra, khi đó giảm hiệu quả đầu tư cũng như giảm hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại khi tâm lý nhà đầu tư bi quan (giảm), nhà quản lý doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý nhà đầu
tư, đánh giá thấp giá cổ phiếu của doanh nghiệp bỏ qua cả những dự án đầu tư có giá trị hiện tại thuần dương, mức đầu tư của doanh nghiệp giảm, dẫn đến hoạt động đầu tư thiếu xảy ra, khi
đó giảm hiệu quả đầu tư cũng như giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Tâm lý nhà đầu tư Theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tài (2016) đã chỉ ra tâm lý nhà đầu tư luôn luôn chi phối mức độ ổn định của thị trường đặc biệt đối với thị trường tài chính. Sự tác động của yếu tố tâm lý luôn diễn biến phức tạp, là nguyên nhân chủ chốt gây ra các cuộc hoảng loạn thị trường,
tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Vậy tâm lý nhà đầu tư là gì? Trong tâm lý học, tâm lý là một trạng thái cảm xúc, thái độ trong quá trình nhận thức những thứ bên ngoài. Tâm lý là một loại trạng thái tinh thần được tạo ra bởi sự suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Tâm lý nhà
đầu tư phản ánh thái độ và quan điểm của các nhà
đầu tư.
Cho đến ngày nay có nhiều học giả trong và
ngoài ngước đã nghiên cứu và đề xuất định nghĩa, khái niệm về lý nhà đầu tư , tuy nhiên còn tồn tại sự không đồng nhất. Tâm lý nhà đầu tư được coi là một “Thái độ” lạc quan hay bi quan của nhà đầu tư đối với cổ phiếu.
Tâm lý phản ánh thái độ, cảm xúc về cách nhìn nhận và phán xét của con người (Almansour, 2015). Venkatraman (1986) tin rằng tâm trạng của nhà đầu tư là quan điểm và thái độ của nhà
đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Tâm lý của nhà đầu tư dựa trên cách nhìn nhận lạc
quan hay bi quan đối với cổ phiếu (Brown, 2004). Còn một số tác giả cho rằng lý nhà đầu tư là một trạng thái “niềm tin” vào chiều hướng quyết
định đầu tư và rủi ro của các nhà đầu tư (Baker 2007), (Li ,2010). Tâm lý sẽ ảnh hưởng tới tiến trình nhận thức của nhà đầu tư, nhà đầu tư luôn luôn tồn tại một niềm tin trong quyết định đầu tư. Niềm tin đó có liên quan đến xu hướng và rủi ro của hoạt động đầu tư (Baker, 2007), Li (2010)
đưa ra định nghĩa về tâm lý nhà đầu tư phản ánh cảm xúc kỳ vọng và niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Ngoài ra còn nhóm quan điểm thứ ba cho rằng tâm lý nhà đầu tư là một loại “sai lệch”, phản ánh sự sai lệch giữa kỳ vọng của nhà
đầu tư với thực tế trên thị trường tài chính. Các nghiên cứu sau năm 1990 khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và hoạt
động đầu tư đã chi ra tâm lý nhà đầu tư là một loại sai lệch của quá trình phán đoán của nhà đầu
tư. Nhà đầu tư bằng cảm tính sẽ tự phán đoán,
đánh giá quá cao hay đánh giá thấp giá cả trên thị
trường chứng khoán, dẫn đến hiện hượng giá cổ phiếu cao quá hoặc thấp quá so với giá thực tế (Stein, 1996). Shleifer (2000) cho rằng tâm lý nhà
đầu tư phản ánh sự phán đoán sai lệch của nhà
đầu tư về giá cả cổ phiếu. Khi tâm lý nhà đầu tư lạc quan hay bi quan thì sự thay đổi của khối
lượng giao dịch tăng lên hay giảm xuống, và kéo theo mức độ kỳ vọng của nhà đầu tư là cao hay thấp, giá cả cổ phiếu biến động theo tăng hay giảm so với giá thực tế. Polk (2009) nhận định tâm lý nhà đầu tư chính là nhận định “sai lệch”, sai lệch đó phản ánh hiện tượng nhận định sai về giá cổ phiếu của nhà đầu tư.
Cho đến ngày nay trong các nghiên cứu hiện có về tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa đồng nhất về dịnh nghĩa, các định nghĩa được đưa ra xuất phát
trên cơ sở tâm lý học và trạng thái kỳ vọng của
nhà đầu tư. Từ đó bài nghiên cứu cho rằng tâm lý
nhà đầu tư là một yếu tố cảm tính, có ảnh hưởng
đến sự biến động của giá cả cổ phiếu của công ty trong một khoản thời gian nhất định, dẫn đến sự nhận định kỳ vọng của nhà đầu tư sai lệch so với thực tế trong tương lai.
42 Hoàng Thị Thủy/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 39 - 46
3. Đo lường tâm lý nhà đầu tư Tâm lý nhà đầu tư là một yếu tố cảm tính, biểu thị cảm xúc nội tâm tình cảm bên trong của nhà
đầu tư, do đó rất khó để đánh giá chính xác tâm lý của nhà đầu tư. Hiện tại, các nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng biểu tâm lý của các nhà đầu tư, chủ yếu chia làm ba nhóm bao gồm nhóm sử dụng chỉ tiêu trực tiếp, nhóm sử dụng chỉ tiêu gián tiếp và nhóm sử dụng chỉ tiêu hỗn hợp. Nhóm thứ nhất, các học giả nghiên cứu, xây dựng chỉ tiêu trực tiếp là thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra để thu thập thông tin, từ đó có thể trực tiếp quan sát
được tâm lý của nhà đầu tư. Các tác giả tiêu biểu
như Solt (1998),(Statman, 2000), (Brown, 2004), (Lemmen, 2006), trong đó Solt (1998) thông qua thu thập số liệu bằng phát phiếu điều tra và thông qua số lượng nhà đầu tư kỳ vọng lạc quan vào thị trường hay có tâm lý bi quan để xây dựng chỉ số BSI để đo lường tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Wang MeiJin (2004) căn cứ vào thái độ của các nhà đầu tư trên thị trường,
căn cứ tỷ lệ số lượng các nhà đầu tư lạc quan với thị trường và số lượng nhà đầu tư bi quan với thị
trường để xây dựng chỉ tiêu BSI. Nghiên cứu chỉ ra tâm lý của nhà đầu tư thay đổi ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Statman (2000) trong nghiên cứu đã sử dụng chỉ số cổ phiếu S&P 500 do hiệp hội liên minh các nhà kinh tế của Standard & Pool lựa chọn
đưa vào để đo lường tâm trạng nhà đầu tư. Lemmon (2006) sử dụng chỉ số niềm tin người
tiêu dùng để biểu thị tâm lý nhà đầu tư, kết quả nghiên cứu đã chứng minh tâm lý nhà đầu tư tác
động tới sự biến động của giá cổ phiếu trên thị
trường, ảnh hưởng hoạt động đầu tư của công ty.
Phương pháp xây dựng chỉ tiêu trực tiếp phản ánh tâm lý nhà đầu tư là phương pháp trực quan, đơn giản, dề hiểu phản ánh kịp thời tâm lý cảm xúc của
nhà đầu tư, tuy nhiên còn tồn tại nhược điểm tính
khách quan tương đối thấp vì số liệu thu thập
được là trong các cuộc khảo sát nên khả năng mang tính chủ quan được sử dụng trong cuộc khảo sát là rất lớn, do đó các bài nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu gián tiếp để đo lường tâm lý nhà đầu
tư vẫn cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu gián tiếp: Là thông qua thu thập số liệu giao dịch trên thị trường chứng khoán, kết hợp sử dụng
phương pháp toán học để tính toán xây dựng chỉ số đánh giá tâm lý nhà đầu tư. Các chỉ tiêu gián tiếp
được sử dụng đo lường tâm lý nhà đầu tư tương
đối phong phú như chỉ tiêu số lượng tài khoản
tăng mới (Lu XunFa, 2012), tỷ lệ giao dịch (Shi Jinyan, 2012), chỉ tiêu động lượng (Polk, 2009), giá trị Tobin’s Q (Goyal, 2004), Hui Guo, Buhui Qiu. 2017), khoản dồn tích (Polk ,2009), tỷ lệ lợi tức IPO (Baker, 2006), Lu XuFa (2012) trong nghiên cứu chỉ ra số lượng các tài khoản nhà đầu
tư mới được mở là số các nhà đầu tư mới nhập vào thị trường, phản ánh sự mong đợi tâm lý của các
nhà đầu tư cho thị trường tương lại. Sự tăng vọt số
lượng tài khoản của nhà đầu tư mới phản ánh các
nhà đầu tư lạc quan với xu hướng đầu tư trong
tương lai, ngược lại nếu số lượng các nhà đầu tư mới giảm cho thấy các nhà đầu tư đang bi quan về thị trường đầu tư trong tương lai.Trong nghiên cứu Lu XuFa (2012) đã ứng dụng mô hình ARMA-
GARCH để nghiên cứu và kết luận số lượng tài khoản nhà đầu tư có thể đo lường tâm lý nhà đầu
tư. (Baker ,2006) cho rằng tỷ lệ lợi tức cổ phiếu
IPO ngày đầu phát hành có thể đại diện cho tâm lý
nhà đầu tư nguyên nhân khi tâm lý nhà đầu tư lạc quan thì dẫn đến lợi tức cổ phiếu thu được ngày
đầu càng tăng, tuy nhiên Bayless (1996) lại cho rằng lợi tức cổ phiếu IPO không thể đo lường tâm lý nhà đầu tư. Shi Jinyan (2012) sử dụng tỷ lệ giao dịch số lượng cổ phiếu được xác định là tỷ lệ số cổ phiếu được trao đổi qua một thời gian so với tổng số cổ phiếu. Tỷ lệ giao dịch số lượng cổ phiếu càng lớn chứng tỏ cảm hứng của nhà đầu tư càng tăng, tâm lý nhà đầu tư càng lạc quan, do dó tỷ lệ giao dịch cổ phiếu có thể đo lường tâm lý nhà đầu tư (Baker, 2003). Thông qua các nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu gián tiếp đo lường tâm lý nhà đầu tư cho thấy chỉ tiêu này có thể phản ánh được sự biến
động tâm lý của nhà đầu tư, giải thích được sự ảnh
hưởng của tâm lý đầu tư đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp và sự tác động lên sự biến động giá cổ phiếu, tuy nhiên mức độ giải thích không mạnh. Thứ ba, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu hỗn hợp là nhóm nghiên cứu sử dụng thông tin thu thập được do kết hợp các chỉ tiêu gián tiếp hoặc các chỉ tiêu trực tiếp với nhau, sau đó dùng
phương pháp toán học xây dựng công thức và
phương trình để biểu thị tâm lý nhà đầu tư. Abderrazak (2016) trong nghiên cứu sử dụng tỷ lệ lợi tức IPO, tỷ lệ giao dịch và số lượng cổ phiếu
Hoàng Thị Thủy/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 39 - 46 43
tăng thêm hàng tháng, để xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đo lường tâm trang nhà đầu tư. Hui (2008) thu thập số liệu về thị trường chứng khoán Úc để nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư và hoạt động đầu tư cử công ty. Trong nghiên cứu
nhóm quá giá đã xây dựng chỉ tiêu hỗn hợp bao gồm tỷ lệ giao dịch, chênh lệch lợi tức cổ phiếu giữa kỳ vọng và thực tế, để đo lường tâm lý nhà
đầu tư. Tang QingWu (2009) trên cơ sở bài nghiên cứu của Baker (2007) đã sử dụng tỷ lệ lợi tức IPO, số lượng IPO, tỷ lệ giao dịch và tỷ lệ dòng tiền nội bộ để xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đo lường tâm lý
nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra giá trị của chỉ tiêu càng lớn phản ánh tâm lý nhà đầu tư càng lạc quan, mức đầu tư của công ty tăng lên. Ưu điểm của phương pháp sử dụng chỉ tiêu tổng hợp đo
lường tâm lý nhà đầu tư là đã khắc phục nhược
điểm của chỉ tiêu trực tiếp và chỉ tiêu gián tiếp, phản ánh sự biến đổi của tâm lý nhà đầu tư, độ tin cậy tăng. Tuy nhiên nhược điểm khối lượng số liệu thu thập nhiều và phức tạp. Theo tác giả trong các
phương pháp trên, xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đo
lường tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là phản ánh đầy đủ các yếu tố tác động đến tâm lý nhà đầu tư, do đó phản ánh được rõ nét tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phạm vi nghiên cứu là khác nhau, mỗi
phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm
riêng do đó khi tiến hành lựa chọn chỉ tiêu nào đo
lường tâm lý nhà đầu tư cần phải xem xét các đặc
điểm của nhà đầu tư, đặc điểm thị trường chứng khoán của từng quốc gia để lựa chọn xây dựng chỉ tiêu thích hợp để đo lường tâm lý nhà đầu tư.
4. Các nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý nhà
đầu tư đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Tâm lý nhà đầu tư có mối quan hệ cùng chiều với mức đầu tư của doanh nghiệp: Đối với các nghiên cứu về tâm lý đầu tư và mức đầu tư của doanh nghiệp hiện có rất phong phú nhưng chủ yếu thông qua hai nhóm quan điểm: - Tâm lý nhà đầu tư có mối quan hệ cùng chiều với mức đầu tư của doanh nghiệp: Đối với các nghiên cứu về tâm lý đầu tư và mức đầu tư của doanh nghiệp hiện có rất phong phú nhưng chủ yếu thông qua hai nhóm quan điểm: Thứ nhất: Nhóm nghiên cứu sự ảnh hưởng của tâm lý nhà đầu tư đến mức đầu tư của doanh nghiệp thông qua con đường “Thuyết đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư”: Baker (2004) đã đưa ra lý thuyết
đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư làm cơ sở cho các nghiên cứu của các học giả sau này khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lý nhà đầu tư đến mức đầu tư của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu nhóm tác giả đã chỉ ra do bị hạn chế nhận thức và tâm lý, một số nhà đầu tư thiếu những tìm hiểu bề sâu của thông tin công bố hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc chỉ thấy được tầm nhìn ngắn hạn, thiếu tỉnh táo khi xem xét thông tin cổ tức được phân phối, dẫn đến nhu cầu của họ thay đổi liên tục.
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp khi xây dựng chính sách sẽ xem xét đến nhu cầu của nhà đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu cảm tính của nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể quyết định trả hoặc trả cổ tức, khi đó giá cổ phiếu đã lệch khỏi giá trị thực của cổ phiếu. Dựa trên cơ sở nghiên cứu của Baker et al, các học giả sau này tiếp tục mở rộng tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà đầu tư và mức đầu tư của công ty và kết quả nghiên cứu chủ yếu bao gồm (Polk , 2009) nghiên cứu đã chỉ ra khi không bị ràng buộc về tài chính, doanh nghiệp có đủ tiền hoặc có thể huy động vốn vay từ bên ngoài, tâm lý nhà đầu
tư cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của công
ty. Đối với các dự án, hạng mục mà nhà đầu tư chú ý và coi trọng, nhưng nhà quản lý công ty không
đồng ý đầu tư, khi đó sẽ làm giảm kỳ vọng của nhà
đầu tư vào doanh nghiệp, điều này khiến cho nhà
đầu tư sẽ tìm cách bán tháo các cổ phiếu đang nắm giữ của công ty và khiến giá cổ phiếu giảm. Để hạn chế sự biến động giảm của giá cổ phiểu, nhà quản lý sẽ xem xét đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư khi đưa ra quyếtt định.Trong một khoản thời gian nhất
định, tâm lý nhà đầu tư ảnh hưởng đối với giá cổ phiếu, xảy ra sự biến động về giá cả, khi đó nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đối mặt với những áp lực trong công tác quản trị doanh nghiệp và phải đưa
ra phương án giải quyết, cuối cùng ảnh hưởng tới quyết định có liên quan hoạt động đầu tư của công ty. Trong nghiên cứu nhóm tác giả nghiên cứu việc
định giá sai giá thị trường của cổ phiếu có ảnh
hưởng tới chính sách đầu tư của công ty, khi giá cổ phiếu đánh giá cao, công ty sẵn sàng bỏ vốn đầu tư
để thực hiện dự án, hạng mục đầu tư có giá trị hiện tại thuần âm; ngược lại nếu giá cổ phiếu bị đánh giá thấp, công ty sẽ bỏ qua các dự án có thể tiến hành
đầu tư, những dự án có giá trị hiện tại thuần
dương. Nghiên cứu cho thấy nhà quản lý vì đáp
ứng nhu cầu của nhà đầu tư, đồng thời thu nhận sự ảnh hưởng bởi tâm lý nhà đầu tư nên sẽ có quyết định và lựa chọn ảnh hưởng tới hoạt động
44 Hoàng Thị Thủy/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 61(5), 39 - 46
đầu tư của doanh nghiệp, do đó tâm lý nhà đầu tư
ảnh hưởng tới mức đầu tư của doanh nghiệp. Mô hình hình nghiên cứu tâm lý nhà đầu tư ảnh
hưởng tới mức đầu tư của doanh nghiệp được xây dựng với các biến kiểm soát như dòng tiền tự do,
cơ hội đầu tư, và số liệu của các doanh nghiệp thu thập từ cơ sở dữ liệu CRSP – Compustat, thời gian từ năm 1963 - 2000 của các doanh nghiệp, nhóm tác giả tiến hành hồi quy và kết quả cho thấy tâm lý nhà đầu tư và mức đầu tư của công ty thể hiện quan hệ cùng chiều. Tuy nhiên nghiên cứu
này không đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới mức đầu tư như tỷ lệ nợ, số năm thành lập doanh nghiệp, Nghiên cứu của Robert (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự sai lệch của cổ phiếu và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, thu thập số liệu từ năm 1971÷2004 của 2.116 công ty thuộc Mỹ. Ngoài tâm lý đầu tư mô hình có xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới mức đầu tư của doanh nghiệp bao gồm tỷ lệ nợ, dòng tiền và quy mô của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
đánh giá sai lệch về giá cổ phiếu phản ánh tâm lý
nhà đầu tư, khi tâm