Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông  u tan rã, trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Vấn đề hoà bình hợp tác hữu nghị để phát triển kinh tế ngày càng trở nên đòi hỏi bức xúc của mỗi quốc gia trên thế giới. Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hợp tac song phương cũng như đa phương ở khắp các khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Liên Bang Nga là một trong những quan hệ đó.
Việt Nam đang triển khai chính sách mở cửa theo định hướng " Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển" và đã thu được những thắng lợi quan trọng góp phần nâng cao vị thế đất nước trên toàn thế giới. Hiện Việt Nam đã quan hệ với 165 nước trên thế giới trong đó Liên Bang Nga kế thừa Liên Xô cũ là một đối tác truyền thống quan trọng.
Mặc dù Liên Xô XHCN sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào. Nước Nga kế thừa Liên Xô cũ nhưng đi theo quỹ đạo TBCN, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt - Nga mà dánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Tuy mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên Bang Nga được xây dựng trên cơ sở kế thừa của mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt xô trước đây. Nhưng việc đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tần cao mới được coi là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của cả hai nước. Nếu như mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây trải qua bao năm tháng chứng tỏ sự thuỷ chung và sức sống bền vững thiêng liêng cao đẹp của nó thì nay quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga đang giữ tiền đề đó cho quan hệ hai nước bước sang trang mới.
Nghiên cứu quan hệ Việt - Nga từ năm 1991 đến nay mới thấy được bước phát triển tích cực trên các lĩnh vực qua các giai đoạn và ngày nay đang mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp. Tăng cường quan hệ với Liên Bang Nga giúp góp phần rút ra những bài học quý báu nhằm tiếp tục đôỉ mới chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Do thời gian còn hạn chế, đề tài lại dài và phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong được sự giúp đở sửa chữa góp ý của các thầy cô giáo để tác giả bổ sung đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
26 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7298 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ Việt nam – Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông  u tan rã, trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Vấn đề hoà bình hợp tác hữu nghị để phát triển kinh tế ngày càng trở nên đòi hỏi bức xúc của mỗi quốc gia trên thế giới. Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hợp tac song phương cũng như đa phương ở khắp các khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam- Liên Bang Nga là một trong những quan hệ đó.
Việt Nam đang triển khai chính sách mở cửa theo định hướng " Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển" và đã thu được những thắng lợi quan trọng góp phần nâng cao vị thế đất nước trên toàn thế giới. Hiện Việt Nam đã quan hệ với 165 nước trên thế giới trong đó Liên Bang Nga kế thừa Liên Xô cũ là một đối tác truyền thống quan trọng.
Mặc dù Liên Xô XHCN sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào. Nước Nga kế thừa Liên Xô cũ nhưng đi theo quỹ đạo TBCN, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt - Nga mà dánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước. Tuy mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên Bang Nga được xây dựng trên cơ sở kế thừa của mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt xô trước đây. Nhưng việc đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tần cao mới được coi là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của cả hai nước. Nếu như mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây trải qua bao năm tháng chứng tỏ sự thuỷ chung và sức sống bền vững thiêng liêng cao đẹp của nó thì nay quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga đang giữ tiền đề đó cho quan hệ hai nước bước sang trang mới.
Nghiên cứu quan hệ Việt - Nga từ năm 1991 đến nay mới thấy được bước phát triển tích cực trên các lĩnh vực qua các giai đoạn và ngày nay đang mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp. Tăng cường quan hệ với Liên Bang Nga giúp góp phần rút ra những bài học quý báu nhằm tiếp tục đôỉ mới chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Do thời gian còn hạn chế, đề tài lại dài và phức tạp nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong được sự giúp đở sửa chữa góp ý của các thầy cô giáo để tác giả bổ sung đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
I- NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TỪ 1991 ĐẾN NAY
1. Nhân tố Quốc tế
Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi. Sự tồn tại và đan xen giữa các nước XHCN và TBCN trên thế giới phản ánh tính chất quá độ của thời đại.
Cục diện của Thế giới thay đổi sau chiến tranh lạnh đã tác động không những lên các mặt quan hệ của mỗi nước mà còn tác động đến quá trình phát triển của mỗi nước. Sự vận động phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau.
Về kinh tế, sau chiến tranh lạnh do sự phát triển của cách mạng công nghệ tin học, với kế hoạch “đường giây cao tốc” của Mỹ và các chiến lược kỷ thuật thông tin khác của các nước Tây Âu đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tin học hoá, công nghệ hiện đại diễn ra làm thay đổi sâu sắc quan hệ kinh tế Quốc tế.
Tuy Tây Âu, Nhật bản còn kém thua Mỹ về nhiều mặt nhưng với xu thế vươn lên của các quốc gia này và sự yếu kém của Mỹ sẽ làm cho cục diện của nền kinh tế thế giới diễn ra phức tạp và ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới nhất là các nước thế giới thứ ba.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, các mối quan hệ trở nên chặt chẽ. Thị trường thế giới mở rộng lưu thông hàng hoá, đầu tư trực tiếp giữa các nước lớn vào các nước nhỏ tăng, các công ty đa quốc gia được khai thác mạnh mẽ. Từ đó đòi hỏi mối quan hệ giữa các nước vận động theo xu hướng phức tạp đa dạng hoá, đa phương hoá. Các mối quan hệ trên cơ sở vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau, nguyên tắc chặt chẽ trên vì thiếu lĩnh vực và diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi cũng như giữa các quốc gia với nhau.
Ảnh hưởng của an ninh kinh tế, lợi ích kinh tế làm cho quan hệ giữa các nước trở nên phức tạp, có lúc căng thẳng, quan hệ Mỹ – Nhật không thay đổi nhưng quan hệ Mỹ - Tây Âu rất phức tạp, sự chạy đua về kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự làm cho những bất đồng ngày càng tăng trong các khối đồng minh.
Tình hình quốc tế trên đã tác động trực tiếp đến quan hệ Việt – Nga trên nhiều tuyến. Nó đưa lại những nét mới, những cơ hội và những khó khăn vì Việt Nam - Liên Bang Nga là những nước khủng hoảng sau chiến tranh lạnh.
Tình hình khu vực :
Đối với khu vực Đông Nam Á, sự tan rã của Liên Xô khiến cục diện quan hệ quốc tế khu vực thay đổi, trong thời kỳ chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước Đông Nam Á bị phân thành hai trận tuyến đối lập nhau (một bên theo CNXH, một bên theo CNTB) tình trạng khu vực luôn bị đe doạ.
Sau chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế đã tác động đến và làm thay đổi sâu sắc các mối quan hệ trong khu vực. Đông Nam Á từng bước trở thành khu vực hoà bình. ổn định ,hợp tác và phát triển. Vị thế của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam không ngừng được tăng lên và là nơi hấp dẫn để các nước lớn muốn có vị trí và ảnh hưởng lớn trong khu vực. Việc Liên Xô tan rã tạo khoảng trống quyền lực ở khu vực này. Các nước lớn muốn mở rộng ảnh hưởng lợi ích kinh tế ở đây. Trong các nước đó có thể kể đến Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu...
Các nước ở Đông Nam Á (Việt Nam, Mianma, Lào, Campuchia...) cũng đã khẳng định mình đã chính thức là thành viên của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Vị thế của ASEAN không những được nâng cao trên trường quốc tế mà còn là sự thu hút, sự quan tâm của các nước ngoài khu vực trong đó có Liên Bang Nga. Mặt khác, khu vực này là ấn tượng trong đời sống quan hệ quốc tế được ghi nhận và là động lực thúc đẩy quá trình hợp tác liên kết nội bộ và khu vực các nước bên ngoài. Giữa 1997 nền kinh tế ở khu vực này lâm vào suy thoái nặng nề, nhiều vấn đề an ninh chính trị - xã hội bùng phát (Đông Timo, tranh chấp ở Biển đông...) gây cản trở cho nỗ lực hợp tác khu vực. Tuy nhiên đến 1999 từ chỗ quan hệ giữa các nước Đông Dương và các nước ASEAN là đối đầu chuyển sang chiều hướng cải thiện tăng cường tích cực hợp tác quan hệ liên kết khu vực. ASEAN đã trở thành ASEAN 10 để phục vụ ý tưởng "cộng đồng Đông Nam Á" gồm 10 nước trong khu vực. Đông Nam Á không chỉ là khu vực hoà bình, hữu nghị mà còn là một khuôn mẫu hợp tác đầy đủ khi tiến vào thế kỷ 21. Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, phức tạp nhưng ASEAN đang lấy lại được phong độ phục hồi và phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 7%/năm và trở thành một trong những đểm sáng ở bên bờ Tây Thái Bình Dươngvà là một thị trường đầu tư thị trường buôn bán hấp dẫn đối với các nước lớn. Chính vì vậy sau mấy năm khôi phục khủng hoảng, Nga đã thông qua lợi ích của mình ở Đông Nam Á và còn phải quay về mở rộng và thắt chặt thêm các mối quan hệ ở Phương Đông vì lợi ích của nước Nga. Trong đó Việt Nam là một đối tác quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga.
2. Chính sách đổi mới của Việt Nam là động lực thúc đẩy tích cực trog quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
Đây là một nhân tố quan trọng hàng đầu tác động đến quan hệ Việt – Nga vì những thành tựu của Việt Nam đạt được trong những năm qua đã tác động đến sự quan tâm của các nước trên thế giới trong đó có Nga.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những bước đi đúng đắn. Chính sách đối ngoại của nước ta là kế tục tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao Việt Nam, chính sách đối ngoại là sự tiếp tục chính sách đối nội tạo điều kiện hoàn thành chính sách đối nội và góp phần thắng lợi cho đường lối chung.
* Quá trình hình thành chính sách đối ngoại đổi mới;
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động lớn. Tương quan lực lượng nghiêng về có lợi cho chủ nghĩa Tư Bản, lợi dụng điều đó Mỹ ra sức tấn công chống phá cách mạng thế giới. Trong khi đó Liên Xô trở thành trụ cột cho xu hướng hoà bình ổn định của các nước xã hội lại lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng, ở Việt Nam đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI được triển khai, có thể coi đại hội này là điều khởi nguồn cho công cuộc đổi mới của Việt Nam. Điều đó được thể hiện ở nghị quyết 13 của Bộ chính trị khoá 6 (tháng 5 năm 1988) Nghị quyết Bộ chính trị chỉ ra rằng quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta là “thêm bạn, bớt thù” vì Đảng ta cho rằng, nhiệm vụ chủ yếu của ngoại giao trong thời kỳ này là ra sức phá thế bao vây, cấm vận và cô lập nước ta, tranh thủ càng nhiều bạn càng tốt, giảm bớt kẻ thù càng nhiều càng hay, tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em bầu bạn, dư luận quốc tế phân hoá và làm thất bại âm mưu của địch, góp phần đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Đảng ta đưa ra một số quan niệm nhằm tạo khả năng đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng, các nước trên thế giới trong đó có Liên Bang Nga. Đảng và nhà nước ta ra sức tranh thủ đường lối đổi mới nhằm đưa cách mạng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế chính trị, xã hội đưa đất nước từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tháng 6 - 1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức . Đại hội này đựơc đánh giá là một đại hội trí tuệ, dân chủ, đổi mới kỷ cương và đoàn kết. Tiếp thu Đại hội VI, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ trương đối ngoại của mình là : “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập phát triển”. Tuy thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng nhưng Đảng ta vẫn coi trọng mối đoàn kết hữu nghị hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè truyền thống.
* Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng ta đưa ra 4 phương châm như sau:
- Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Quốc tế trong giai cấp công nhân.
- Giữ vững Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại.
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ Quốc tế.
-T ích cự tham gia hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước.
Đến Đại hội Đại biểu Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996) tiếp tục khẳng định: Phương hướng hoạt động đối ngoại của Việt Nam là tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đa đạng hoá, đa phương hoá với tinh thần “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình ,độc lậpvà phát triển”. Việt Nam chủ trương hợp tác trên nhiều lĩnh vực song phương và đa phương với các nước, các tổ chức Quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau bình đẳng cùng có lợi thông qua đàm phán, giải quyết những vấn đề tranh chấp, đảm bảo hoà bình an ninh khu vực. Việt Nam nhấn mạnh tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, coi trọng quan hệ với các nước đang phát triển và các trung tâm kinh tế thế giới, nêu cao tinh thần đoàn kết anh em đang phát triển ở Châu á, Phi, Mỹ La Tinh và phong trào không liên kết... Nhờ có chủ hướng đúng đắn Việt Nam đã có những thành công nhất định. Việt Nam có quan hệ chính thức với 165 nước trên toàn thế giới, Đảng cộng sản Việt Nam có quan hệ với 188 Đảng trên thế giới. Chúng ta đã quan hệ buôn bán với 120 nước trên thế giới trong đó 61 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng số vốn tính đến hết năm 1999 khoảng trên 33 tỷ USD trong hơn 2200 dự án.
* Những phương hướng chủ yếu trong quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga
Nhìn chung tình hình thế giới hết sức có lợi cho quan hệ Việt Nam-. Liên Bang Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam vẫn coi trọng Nga là nhân tố, là bạn hàng truyền thống. Hơn nữa quan hệ Việt - Nga có chiều hướng đi lên nên Đảng và Nhà nước ta xác định một số định hướng chủ yếu trong việc giải quyết mối quan hệ Việt - Nga hiện nay là:
- Tăng cường hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Bang Nga. Trên cơ sở của chính sách đối ngoại mở rộng góp phần bảo vệ hoà bình an ninh ổn định khu vực Đông Nam á, Châu á - Thái Bình Dương và thế giới.
- Liên Bang Nga là thị trường rộng lớn và quen thuộc với hàng hoá của Việt Nam nên ta cần khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, những thế mạnh trong việc buôn bán hai chiều và phát triển kinh tế.
- Trong quá trình hợp tác ta cần lựa chọn những nội dung kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nào có hiệu quả để hợp tác .
- Trên cơ sở kinh tế đầu tư của Nga tại Việt Nam thì Việt Nam cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để Liên Bang Nga buôn bán với Việt Nam.
- Việt Nam cần triển khai kế hoạch để trả nợ trên tinh thần bình đẳng cùng có lợi:
- Ngoài ra Việt Nam cần nâng cao vai trò ảnh hưởng về hoạt động tổ chức có nhiệm vụ thực hiện đoàn kết tham gia hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
3. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga
Sau chiến tranh lạnh mặc dầu là “quốc gia kế thừa Liên Xô” nhưng Liên Bang Nga không phải là Liên Xô. Đặc điểm nổi bật của chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là lấy việc bảo đảm lợi ích quốc gia làm mục tiêu bao trùm, là chìa khoá để hoạch định chính sách đối ngoại. Được thừa kế chính sách đối ngoại của Liên Xô trước đây Nga đã đề ra mục tiêu chính sách đối ngoại sau:
Thứ nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vừa tập trung các nguồn lực trong nước vừa giải quyết các vấn đề Quốc tế kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng đang đặt ra với Nga sau chiến tranh lạnh.
Thứ hai : cải thiện mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trước hết là Mỹ và các nước Phương Tây để Nga sớm hoà nhập vào các tổ chức kinh tế, an ninh ở khu vực và thế giới
Thứ ba; từ việc khẳng định vai trò của mình trong các nước SNG Nga tiếp tục khẳng địnhvị thế cường quốc của mình trên trường Quốc tế trong trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, Nga đã triển khai qua hai gia đoạn của sự điều chỉnh;
a) Giai đoạn từ 1991đến 1993
Điểm chốt yếu trong chính sách đối ngoại của Nga là hướng về Phương Tây với lý do là trong ban lãnh đạo Nga lúc đó hy vọng Nga sẽ thực hiện được những biện pháp củng cố quyền lực chính trị, nhận được sự đầu tư của Phương Tây để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chính sách Nga về Phương Tây ngay từ đầu đã bộc lộ những hạn chế, Nga không đem lại kết quả như mong muốn, Nga đứng trước nguy cơ bị cô lập, mất vai trò chủ động trong việc sắp xếp lực lượng ở Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương. Nga đã đánh mất vai trò của thành viên chi phối không gian ở khu vực . Để đối phó với tình hình này, tháng 12/1993 chính sách đối ngoại của Nga có bước thay đổi. Nga đã áp dụng chính sách đối ngoại theo định hướng “cân bằng Đông - Tây” Nga bắt đầu chú trọng đến các quan hệ với Phương Đông. Chính sách đối ngoại trên của Nga đã ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Nga giai đoạn này, làm cho quan hệ hai bên bị trì trệ trên nhiều lĩnh vực. Trong đó hệ quả lớn nhất là sự suy giản mối quan hệ truyền thống vốn có bề dày mà hai bên được kế thừa.
b. Giai đoạn 1994 đến nay
Trong giai đoạn này chính sách "cân bằng Đông - Tây" đã được điều chỉnh, chủ trương nhượng bộ trong quan hệ với Mỹ và các nước Phương Tây của Liên Bang Nga được thay thế bằng nguyên tắc đối ngoại “ưu tiên trước hết cho lợi ích quốc gia dân tộc” điều này đã được thể hiện đầy đủ ở nguyên tắc đối ngoại trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga do Tổng thống B. Yelsin phê chuẩn tháng 1 năm 1994.
Để nâng cao vị thế trên trường quốc tế, mấy năm gần đây Nga đã tham gia vào các hoạt động của diễn đàn an ninh khu vực ASEAN,ARF . Nga đẩy mạnh quan hệ với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam...
Việc Nga tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam á mở rộng quan hệ với các nước ASEAN tạo điều kiện phát triển quan hệ giữa Liên Bang Nga với các nước trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam á nói riêng là tiền đề quá trình cho khu vực tăng cường thúc đẩy quan hệ Việt - Nga lên một bước cao hơn, có hiệu quả hơn là bạn hàng truyền thống và quen thuộc với mặt hàng Việt Nam. Đây là cơ hội thúc lợi để hai bên tăng cường mạnh mẽ hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế.
II - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
Quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga được thiết lập trên cơ sở kế thừa phần lớn của quan hệ hữu nghị Việt - Xô truyền thống. Tuy nhiên từ khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã đến nay mối quan hệ giữa hai nước được ghi nhận bằng những chuyển biến tích cực. Xuất phát từ lợi ích kinh tế- chính trị và nhu cầu riêng của mỗi nước nên tính chất quan hệ của hai nước thay đổi một cách căn bản. Nó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực sau :
1. Quan hệ chính trị - đối ngoại
Do tác động của tình hình quốc tế sau chiến trnah lạnh và những vấn đề đặt ra trong nội bộ của mỗi nước. Từ khi Liên Xô tan rã quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga có thể nói phát triển qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau.
a. Giai đoạn từ 1991 đến 1993
Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là quan hệ Việt Nam- Liên Bang Nga bị trì trệ, lạnh nhạt, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai cấp cao giữa hai nước không tiến hành hoặc có tiến hành thì chỉ tiến hành mang tính chất xã giao. Cụ thể là cuộc đàm pháp Việt Nam - Liên Bang Nga nhân chuyến thăm của phó Thủ tướng Việt Nam Trần Đức Lương sang các nước SNG tháng 7 năm 1992 đã không đạt được kết quả mong muốn về mở rộng quan hệ hai nước.
Nguyên nhân là do :
Một số điều kiện của Nga đưa ra trong đó có vấn đề nợ. Mục tiêu của Nga khác Việt Nam hai bên thiếu nhất quán trong quan điểm, lợi ích chiến lược của mỗi quốc gia khác nhau. Nếu giai đoạn này chính sách đối ngoại của Nga hướng về Đại Tây Dương thì ưu tiên hàng đầu của Việt Nam làquan hệ với các nước Đông Nam Á. Trên diễn đàn quốc tế, diễn đàn an ninh khu vực quan hệ Việt Nam - Liên Bang Nga bị suy giảm còn là do sự thụ động của cả hai phía trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới. Khi cơ chế, cơ cấu quan hệ kiểu cũ bị đổ vỡ còn cơ chế quan hệ mới phù hợp với thông lệ quốc tế,rõ ràng là rất phức tạp, không thể ngay lập tức thiết lập được. Mục tiêu trên theo đuổi hai bên khác nhau trước sự thay đổi nhanh chóng của thế giới.
b. Giai đoạn từ 1994 đến 1996
Xuất phát từ chuyến đi thăm của phó thủ tướng Trần Đức Lương mà từ đó các cuộc viếng thăm của các vị nguyên thủ Quốc Gia được thường xuyên hơn. Hai bên nhằm tăng cường quan hệ truyền thống và mong muốn phối hợp đối ngoại đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ hai nước trong tình hình mới. Sự kiện đáng chú ý nhất đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển quan hệ Việt - Nga là chuyến đi thăm hữu nghị chính thức đầu tiên sang Liên Bang Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tháng 6 năm 1994 với việc ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hai nước.Việc này đã phản ánh quyết tâm của mỗi nước nhằm tạo cơ sở nền tảng cho định hướng phát triển hai nước trong tình hình mới.
Trên các diễn đàn an ninh Quốc tế và khu vực Đông Nam Á. Nga đánh giá rất lớn vai trò của Việt Nam còn Việt Nam ủng hộ Nga tham gia vào công việc ở Đông Nam Á.
Là thành viên của ARF và Liên Hiệp Quốc... Nga và Việt Nam đã tăng cường hợp tác, phối hợp hoạt động ngoại giao cùng phát triển ở các tổ chức này.
Với vai trò án ngữ vị trí quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Nga thuận lợi hơn trong việc Nga trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của ASEAN.
c. Giai đoạn 1997 đến nay
Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là quan hệ Việt - Nga bước sang giai đoạn phát triển mới về chất, trong đó chính trị ngoại giao giữ vị trí mở đường.
Tháng 2 năm 1997 chủ tịch Viện DUMA quốc gia Nga G.XeleJone sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam nhằm xác lập quan hệ cơ quan lập pháp hai nước. Tháng 3 năm 1997 lần đầu tiên trong thông điệp của mình Tổng thống Nga Boris Yelsin đã nhấn mạnh tăng cường hợp tác quan hệ với Việt Nam
Đến tháng 1 năm 1997 Thủ tướng chính phủ Liên Bang Nga Checnomudin đã đi thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên. Đây có thể coi l