Trong lịch sử quan hệquốc tếtừcổ đại đến hiện đại, mối quan hệgiữa
các nước lớn luôn là mối quan hệchi phối cục diện thếgiới, ảnh hưởng đến
tình hình chính trịquốc tế. Trong thời kỳChiến tranh lạnh (1947-1991), trật
tựthếgiới hai cực Xô-Mỹluôn đặt thếgiới trong tình trạng chiến tranh. Cuối
thập niên 80 của thếkỷXX, Chiến tranh lạnh kết thúc, tiếp theo đó là sựtan
vỡcủa Liên Xô – thành trì của Chủnghĩa xã hội trên thếgiới – đã đưa đến sự
thay đổi lớn lao trong cục diện thếgiới. Trật tựthếgiới theo thểchếhai cực
Yalta không còn tồn tại nữa, nhường chỗcho một trật tựthếgiới mới đang
dần được hình thành. Trật tựthếgiới trong tương lai được dự đoán sẽphát
triển theo xu hướng đa cực hóa, cùng tồn tại và phát triển, song cũng có
những mâu thuẫn hết sức gay gắt, quyết liệt giữa các nước, các khu vực với
nhau. Mỗi dân tộc đều vì lợi ích của dân tộc mình cạnh tranh gay gắt với nhau
để đạt được một địa vịthích hợp trong cục diện thếgiới tương lai. Là hai
nước lớn trên thếgiới, Nga và Mỹcũng không nằmngoài xu thếphát triển đó.
Mỹ– siêu cường sốmột thếgiới, ngày càng tìm cách mởrộng phạm vi
ảnh hưởng của mình tới mọi khu vực trên thếgiới nhằm khẳng định hơn nữa
vai trò của mình đối với thếgiới. Trong những khu vực Mỹhướng tới, vùng
lãnh thổthuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) là nơi Mỹ đặt ưu tiên
khá lớn nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nga.
122 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ Việt Nam - Vương Quốc Anh (1973 - 2004), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đinh Thị Huê
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đinh Thị Huê
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS - TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS – TS Nguyễn Cảnh Huệ đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Lịch sử, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học thuộc trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, đóng góp
những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô và bạn
bè đồng nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai cùng gia đình đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 10 năm 2009
Đinh Thị Huê
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1:CÁC NƯỚC THUỘC SNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA NGA VÀ MỸ ............................................................................... 9
1.1. Khái quát về các nước thuộc SNG .............................................................. 9
1.1.1. Vị trí địa – chính trị............................................................................. 9
1.1.2. Tiềm năng kinh tế ............................................................................. 12
1.2.Các nước thuộc SNG trong chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ............. 14
1.2.1.Các nước thuộc SNG trong chính sách đối ngoại của Nga................. 14
1.2.2.Các nước thuộc SNG trong chính sách đối ngoại của Mỹ.................. 22
Chương 2: QUÁ TRÌNH TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG GIỮA NGA
VÀ MỸ Ở CÁC NƯỚC THUỘC SNG SAU CHIẾN TRANH
LẠNH .................................................................................................. 28
2.1. Vấn đề dầu mỏ, khí đốt ............................................................................ 28
2.2. Cách mạng màu sắc................................................................................... 39
2.3. Vấn đề mở rộng NATO sang phía Đông................................................... 53
2.4. Vấn đề Chesnhia........................................................................................ 61
2.5. Vấn đề Nam Osettia .................................................................................. 68
Chương 3: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH TRANH GIÀNH ẢNH
HƯỞNG GIỮA NGA VÀ MỸ Ở CÁC NƯỚC THUỘC SNG
VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VẤN ĐỀ.............................................. 79
3.1. Nhận xét về quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước
thuộc SNG...................................................................................................... 79
3.2. Triển vọng của vấn đề ............................................................................... 86
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 95
PHỤ LỤC............................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 111
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EPP (Easternt Partnership Program): Chương trình đối tác phương Đông
EU (Europe Union): Liên minh châu Âu
G8 (Group 8): Tổ chức các nước phát triển
IAEA (International Atomic Energy Agency): Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế
NATO (North Atlantic Treaty Organization): Hiệp ước quân sự Bắc Đại
Tây Dương
NGOs (Non – Government Organization): Tổ chức phi chính phủ
OPEC (Organization Petrol Export Country): Tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ
OSCE (Organization Security Cooperation Europe): Tổ chức an ninh và
hợp tác châu Âu
PACE (Europen Parliament Subcommitee): Uỷ ban Nghị viện châu Âu
SCO (Shanghai Convention Organization): Tổ chức Hiệp ước Thượng Hải
SNG/CIS (Commonwealth of Independent States): Cộng đồng các quốc
gia độc lập
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ cổ đại đến hiện đại, mối quan hệ giữa
các nước lớn luôn là mối quan hệ chi phối cục diện thế giới, ảnh hưởng đến
tình hình chính trị quốc tế. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947-1991), trật
tự thế giới hai cực Xô-Mỹ luôn đặt thế giới trong tình trạng chiến tranh. Cuối
thập niên 80 của thế kỷ XX, Chiến tranh lạnh kết thúc, tiếp theo đó là sự tan
vỡ của Liên Xô – thành trì của Chủ nghĩa xã hội trên thế giới – đã đưa đến sự
thay đổi lớn lao trong cục diện thế giới. Trật tự thế giới theo thể chế hai cực
Yalta không còn tồn tại nữa, nhường chỗ cho một trật tự thế giới mới đang
dần được hình thành. Trật tự thế giới trong tương lai được dự đoán sẽ phát
triển theo xu hướng đa cực hóa, cùng tồn tại và phát triển, song cũng có
những mâu thuẫn hết sức gay gắt, quyết liệt giữa các nước, các khu vực với
nhau. Mỗi dân tộc đều vì lợi ích của dân tộc mình cạnh tranh gay gắt với nhau
để đạt được một địa vị thích hợp trong cục diện thế giới tương lai. Là hai
nước lớn trên thế giới, Nga và Mỹ cũng không nằm ngoài xu thế phát triển đó.
Mỹ – siêu cường số một thế giới, ngày càng tìm cách mở rộng phạm vi
ảnh hưởng của mình tới mọi khu vực trên thế giới nhằm khẳng định hơn nữa
vai trò của mình đối với thế giới. Trong những khu vực Mỹ hướng tới, vùng
lãnh thổ thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG) là nơi Mỹ đặt ưu tiên
khá lớn nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nga.
Nước Nga – tuy nằm trong hoàn cảnh bất ổn về kinh tế và chính trị từ
sau sự sụp đổ của Liên Xô, song vẫn là một cường quốc về quân sự và có
tiềm lực mạnh về kinh tế. Với tham vọng khôi phục lại địa vị trên trường quốc
tế của Liên Xô trước đây, Nga cũng tăng cường mở rộng phạm vi ảnh hưởng
ra các khu vực trên thế giới, thiết lập các mối quan hệ rộng rãi, có lợi cho
mình trong quan hệ quốc tế.
2
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai cường quốc Liên
Xô và Mỹ là quan hệ đối đầu căng thẳng với liên tiếp những cuộc chạy đua vũ
trang. Cũng trong thời kỳ này, vùng ảnh hưởng của mỗi nước được phân chia
rõ ràng và là vùng “bất khả xâm phạm” của đối phương. Liên Xô tạo ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với Đông Âu, các nước XHCN và đặc biệt ở các nước
Cộng hòa thuộc Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Ngược lại,
Mỹ có ảnh hưởng tại Tây Âu và các nước TBCN khác.
Sau khi Liên Xô tan rã, các nước Cộng hòa trong Liên bang Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Xô viết lần lượt tách ra khỏi Liên Xô và tuyên bố độc lập.
Mười hai trong số mười lăm nước tập hợp lại trong Cộng đồng các quốc gia
độc lập (SNG), trừ ba nước Baltic. Mặc dù tuyên bố độc lập nhưng tình hình
ở các nước này luôn bất ổn về chính trị, yếu kém về kinh tế. Trong hoàn cảnh
nước Nga chưa thoát khỏi khủng hoảng, vùng này trở thành một “khoảng
trống quyền lực”. Mỹ muốn tạo ảnh hưởng của mình lên khu vực này để kiềm
chế Nga, tiến sát biên giới Nga. Do đó, Mỹ muốn giữ được địa vị cũ cần có sự
điều chỉnh đường lối đối ngoại, tăng cường chính sách ngoại giao với các
nước, tăng cường ảnh hưởng của mình đối với các khu vực trên thế giới.
Nước Nga không từ bỏ tham vọng trở thành một trong những cực quan trọng
của cục diện thế giới tương lai, điều này càng được biểu hiện rõ rệt dưới thời
Tổng thống V.Putin.
Khu vực thuộc lãnh thổ các nước SNG (bao gồm mười hai nước Cộng
hòa thuộc Liên Xô cũ) hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như xung
đột sắc tộc, bất ổn về chính trị, sự lạc hậu về kinh tế, đặc biệt là thiếu nguồn
vốn để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên vô cùng giàu có. Để giải
quyết được những vấn đề trên, bên cạnh nội lực bản thân, các nước này cần
dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Lợi dụng tình hình đó, các nước lớn không
ngừng can thiệp để tìm kiếm lợi ích trên tất cả các mặt.
3
Tranh giành ảnh hưởng Nga - Mỹ ở khu vực thuộc lãnh thổ các nước
SNG thời kỳ sau Chiến tranh lạnh là một vấn đề mang tính thời sự, có tính
thực tiễn cao. Đây là một nội dung mới trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại,
chưa được đề cập nhiều trong các giáo trình, tài liệu chuyên khảo.
Tìm hiểu quá trình tranh giành ảnh hưởng Nga – Mỹ ở vùng lãnh thổ
thuộc các nước SNG thời kỳ sau Chiến tranh lạnh góp phần bổ sung nguồn
kiến thức về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ quốc tế hiện đại nói riêng,
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quá trình tranh giành ảnh
hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG thời kỳ sau Chiến tranh lạnh”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học. Trong khuôn khổ có hạn của luận văn
và giới hạn nhận thức chủ quan, chúng tôi chỉ mong muốn bước đầu tìm hiểu
một cách có hệ thống cuộc tranh chấp giữa hai nước lớn Nga và Mỹ ở vùng
lãnh thổ thuộc các nước SNG thời kỳ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc
SNG thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” là vấn đề mang tính thời sự, chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách trọn vẹn vấn đề này. Trong các bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành và trong các cuốn sách về chính sách đối ngoại,
quan hệ quốc tế của Nga và Mỹ có phân tích về quá trình tranh chấp ảnh
hưởng giữa hai nước ở khu vực này. Hầu hết những tác phẩm và bài viết chủ
yếu tìm hiểu từng mảng thời gian hoặc không gian cụ thể, hay phân tích chính
sách của Nga và Mỹ đối với tùng khu vực hoặc trong một khoảng thời gian
nhất định.
Một nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu trong cuốn “Cộng
đồng các Quốc gia độc lập – quá trình hình thành và phát triển” do Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2007 (Nguyễn Quang Thuấn chủ biên) đã
4
phân tích bối cảnh ra đời, quá trình phát triển và triển vọng của các nước
SNG. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu mang tính toàn diện về sự phát
triển của Cộng đồng các Quốc gia độc lập. Các tác giả nhấn mạnh vai trò của
Nga đối với tổ chức này. Ngược lại, các nước SNG cũng là ưu tiên số một
trong chính sách đối ngoại của Nga bởi vị trí địa – chính trị và nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú ở một số nước thuộc Cộng đồng. Trong cuốn
sách có đề cập cuộc tranh giành ảnh hưởng Nga – Mỹ ở các nước này tuy
chưa tập trung. Tuy nhiên, vấn đề này mới được đề cập rải rác trong từng
chương, từng mục của cuốn sách.
“Bàn cờ lớn” là công trình nổi tiếng của học giả, chính trị gia Zbigniew
Brzezinski. Cuốn sách tập trung phân tích, đánh giá tình hình thế giới sau khi
Liên Xô sụp đổ, về sự phân bố địa bàn chính trị thế giới, đặc biệt là “bàn cờ
Âu – Á”, đồng thời đề cao vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ ở hiện tại và cả
trong tương lai. Tác giả khẳng định: “Sự sụp đổ của đế quốc Nga đã tạo ra
một khoảng trống về quyền lực ngay ở trung tâm lục địa Âu – Á”, “lục địa Âu
– Á là một bàn cờ lớn, ở đấy ván cờ đấu tranh giành vị thế đứng đầu toàn cầu
vẫn tiếp tục được chơi”. Tuy nhiên, là một người có tư tưởng chống cộng khét
tiếng, Z.Brzezinski không thể tránh khỏi cái nhìn phiến diện khi nhìn nhận
nhiều vấn đề. Chính trị gia nổi tiếng này cố tình không nhìn thấy xu thế phát
triển của thế giới là đa cực hóa. Mọi cuộc tranh chấp ảnh hưởng của các nước
lớn ở các khu vực, trong đó có tranh giành ảnh hưởng Nga – Mỹ ở vùng lãnh
thổ thuộc các nước SNG đều chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan, do đó Mỹ không dễ dàng đạt được mục đích.
Tác giả Đỗ Thanh Hải trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 7-8/2005 có
bài viết “Cạnh tranh ảnh hưởng Nga – Mỹ ở Trung Á và Cápcadơ sau sự kiện
11/9”. Bài viết tập trung phân tích những điều chỉnh chính sách của Nga và
Mỹ đối với Trung Á và Cápcadơ sau sự kiện 11/9, trên cơ sở đó đánh giá và
5
dự báo về quá trình cạnh tranh ảnh hưởng giữa hai nước ở khu vực này. Do
khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo nên các sự kiện trước 11/9 và những khu
vực khác thuộc không gian hậu Xô viết (Baltic) chưa được phân tích sâu sắc.
Trong các công trình nghiên cứu về mối quan hệ Nga – Mỹ từ sau
Chiến tranh lạnh đến nay phải kể đến công trình “Quan hệ Nga – Mỹ sau
Chiến tranh lạnh” của tác giả Hà Mỹ Hương. Sau khi khái quát lại quan hệ Xô
– Mỹ trong Chiến tranh lạnh và những tiền đề của quan hệ hợp tác Nga – Mỹ
sau Chiến tranh lạnh, tác giả phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của
mỗi nước sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Đường lối đối ngoại của nước
Nga dưới thời Tổng thống B.Yeltsin lấy “định hướng Đại Tây Dương” và sau
đó là “định hướng Á – Âu” làm trọng tâm. Bước sang thời kỳ V.Putin, lợi ích
dân tộc được đặt lên hàng đầu, các nước thuộc Liên Xô cũ là ưu tiên số một
trong chính sách đối ngoại. Nước Mỹ trong gian đoạn đầu sau Chiến tranh
lạnh, Tổng thống B.Clinton thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng”
(Engagement and Enlargement) nhằm mở rộng mô hình Mỹ ra toàn thế giới.
Bước sang giai đoạn G. Bush, trước những thay đổi mau lẹ của tình hình thế
giới và trong lòng nước Mỹ sau sự kiện 11/9, vị Tổng thống của phái Diều
hâu đưa ra chiến lược “đánh đòn phủ đầu”, tấn công vào những nơi mà Mỹ
cho là có thể tấn công hoặc đe dọa nước Mỹ.
Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của hai nước
sau Chiến tranh lạnh, tác giả tìm hiểu quan hệ Nga – Mỹ trên các lĩnh vực
chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, khoa học – công nghệ. Trong lĩnh
vực chính trị - an ninh, hai nước đã có sự hợp tác để giải quyết nhiều vấn đề
quốc tế: vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề hòa giải ở Trung
Đông…. Bên cạnh sự hợp tác kể trên, Nga và Mỹ vẫn có những bất đồng
chưa thể giải quyết được, trong số đó có khu vực thuộc các nước Liên Xô cũ.
Ở đây, hai nước không thể dung hòa lợi ích của nhau. Mỹ lo sợ Nga sẽ nắm
6
lấy khu vực này làm đối trọng với mình; trong khi Nga coi đây là vùng ảnh
hưởng truyền thống của Nga. Mặc dù có đề cập đến vấn đề các nước SNG và
Baltic trong quan hệ Nga – Mỹ, cuốn sách chưa dẫn ra nhiều sự kiện chứng
minh một cách thuyết phục cho sự tranh chấp của Nga và Mỹ ở khu vực này.
Dù vậy, công trình này là sự gợi ý cho chúng tôi trong khi tìm hiểu vấn đề và
là một tài liệu tham khảo quan trọng.
Năm 2001, sự kiện nước Mỹ bị tấn công làm bàng hoàng nhân dân Mỹ
và thế giới. Tổng thống V.Putin là nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên
gọi điện chia sẻ với Tổng thống và nhân dân Mỹ. Hàng loạt các báo lớn trên
thế giới không bỏ lỡ cơ hội, nhanh chóng có những bài viết phân tích mối
quan hệ Nga – Mỹ trong hoàn cảnh mới. Tác giả Nguyễn Đình Lập đã tổng
hợp những bài viết đó trong cuốn “Quan hệ Nga – Mỹ: vừa là đối tác, vừa là
đối thủ”. Cuốn sách phân tích mối quan hệ Nga – Mỹ trên cơ sở lợi ích và
toan tính chiến lược riêng của mỗi quốc gia. Trong cuốn sách có dành một
phần nói về tranh giành ảnh hưởng Nga – Mỹ ở Trung Á và Cápcadơ. Do tập
trung vào những biến cố từ sự kiện 11/9 trở về sau nên thập kỷ 90 của thế kỷ
XX chưa được tác giả đề cập tới và các khu vực khác của không gian hậu Xô
viết cũng bị bỏ ngõ.
3. Giới hạn đề tài
Chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu tất cả mọi cuộc tranh chấp ảnh
hưởng Nga – Mỹ ở tất cả các khu vực trên thế giới. Tên gọi của đề tài chứa
đựng giới hạn của vấn đề chúng tôi cần giải quyết.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn trong những sự kiện xảy ra từ khi
Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Những sự kiện trước thập niên 90 của thế
kỷ XX được xem là dẫn nhập của vấn đề.
Về không gian, đề tài giới hạn trong “vùng lãnh thổ thuộc các nước
SNG” – những nước thuộc Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
7
Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm mười lăm nước, trong
số đó, mười hai quốc gia đã tập hợp lại trong Cộng đồng các Quốc gia độc lập
(SNG), còn lại ba nước Baltic (Latvia, Litva, Estonia). Nga cũng là một thành
phần trong SNG. Tuy nhiên, trong luận văn chúng tôi coi Nga là một chủ thể
của cuộc tranh giành ảnh hưởng, do đó SNG chỉ giới hạn trong mười một
nước còn lại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi
đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để
phân tích, nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp được
chúng tôi sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Phương
pháp lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện lại bức tranh sinh động của quá trình
tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở khu vực thuộc các nước Liên Xô cũ
sau Chiến tranh lạnh. Tranh chấp giữa hai nước diễn ra trên các lĩnh vực kinh
tế, an ninh – chính trị, quân sự.
Trên cở sở bức tranh sinh động ấy, chúng tôi sử dụng phương pháp
logic để rút ra bản chất của vấn đề. Thực chất của tranh chấp Nga – Mỹ ở khu
vực này là tranh giành bá quyền ở “khoảng trống quyền lực”, là muốn tìm
kiếm lợi ích của mỗi nước, quyền lợi của mười một nước còn lại hầu như
không được tôn trọng.
Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế
nhằm làm rõ những nhân tố quốc tế chi phối đến quá trình tranh giành ảnh
hưởng của Nga và Mỹ trên địa bàn SNG.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần dựng lại quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga
và Mỹ ở vùng lãnh thổ thuộc các nước SNG thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
8
Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra một số nhận xét về quá trình này và những vấn
đề có tính chất lý luận.
Không dừng lại ở đó, chúng tôi cũng dự báo triển vọng của vấn đề,
những kịch bản có thể xảy ra trong quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga
và Mỹ ở vùng lãnh thổ thuộc các nước SNG.
Bên cạnh những đóng góp trên, tư liệu và kết quả nghiên cứu của luận
văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho phần lịch sử quan hệ quốc tế trong
giảng dạy và nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương I: Các nước thuộc SNG trong chính sách đối ngoại của Nga và
Mỹ.
Chương II: Quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các
nước thuộc SNG thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.
Chương III: Nhận xét về quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và
Mỹ ở các nước thuộc SNG và triển vọng của vấn đề.
9
Chương 1. CÁC NƯỚC THUỘC SNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA NGA VÀ MỸ
1.1 Khái quát về các nước thuộc SNG
1.1.1 Vị trí địa – chính trị
Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG/CIS) là sản phẩm trực tiếp từ sự
sụp đổ của Liên Xô. Đây là tổ chức hợp tác của 12 trong số 15 nước Cộng hoà
thuộc Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời trong bối cảnh quốc tế hết sức
đặc biệt, đó là sự sụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô, Đông Âu. Vào
những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhân loại
chứng kiến một sự kiện “làm rung chuyển thế giới” - sự sụp đổ của hệ thống
XHCN. Vào thời gian này, do sự khủng hoảng kinh tế, chính trị sâu sắc, Liên
Xô tiến hành công cuộc cải tổ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
nhưng trên thực tế tình hình không được giải quyết, ngược lại khủng hoảng
còn trầm trọng hơn. Năm 1991, những mâu thuẫn kinh tế và chính trị lên đến
đỉnh cao và cuối cùng chế độ Xô viết hoàn toàn sụp đổ sau cuộc đảo chính
ngày 19 – 8 – 1991.
Ngày 8 – 12 – 1991, Tổng thống ba nước Nga, Ucraina, Belarus ra
tuyên bố chung, trong đó nêu rõ Liên bang Xô viết không còn tồn tại nữa và
quyết định thành lập một hình thức liên minh mới gọi là Cộng đồng các quố