Quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững

Hiện nay, vấn đề về môi trường và mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề được toàn cầu quan tâm đặc biệt. Các hội nghị quốc tế về môi trường luôn thu hút sự chú ý theo dõi bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai do vậy cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ Đề tài: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Tháng 9 năm 2010 THÁNG 9 N ĂM 2010 THÁNG 5 N ĂM 2010 TP Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC Phần mở đầu 4 Phần nội dung 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI 1 Khái niệm cơ bản 6 1. 1 Khái niệm môi trường, môi trường đô thị 6 1.1.1 Khái niệm môi trường 6 1.1.2 Khái niệm về môi trường đô thị, phát triển bền vững 6 1.1.3 Khái niệm về chất thải rắn 7 1.1.4 Khái niệm về nước thải 8 1.2 Những quy định về bảo vệ môi trường Việt Nam và quản lý chất thải rắn và nước thải 1.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định 12 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI Ở NƯỚC TA 2.1 Quản lý chất thải rắn 14 2.2 Quản lý nước thải 18 2.3 Về môi trường đô thị 20 2.4 Nhận xét 22 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3.1 Các giải pháp quản lý chất thải rắn 23 3.2 Các giải pháp về quản lý nước thải 25 Kết luận ………………………………………………………………………..29 Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………..……………30 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề về môi trường và mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia mà đã trở thành vấn đề được toàn cầu quan tâm đặc biệt. Các hội nghị quốc tế về môi trường luôn thu hút sự chú ý theo dõi bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người chúng ta hiện nay và các thế hệ tương lai do vậy cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Cũng như các quốc gia khác, định hướng phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam đã trở thành điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, những yếu kém trong quản lý hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn tại các đô thị ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại là những thách thức dễ thấy và không dễ vượt qua. Việc phát triển các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cũng như quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua còn nhiều bất cập. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân chính là việc huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia cũng như việc huy động nguồn vốn và tổ chức quản lý còn yếu kém. Gắn với thực trạng hiện nay, việc nghiên cứu về Quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững là thật sự cần thiết và hữu ích. Với khả năng nhận thức hiện tại, thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu có hạn nên sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy có ý kiến nhận xét để người viết có thêm nhiều kinh nghiệm để việc viết tiểu luận ngày càng được tốt hơn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiểu luận nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững ở nước ta hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3 nhiệm vụ - Tổng quan lý luận về quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững. - Phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn và nước thải ở nước ta hiện nay. - Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững.. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu về quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị ở nước ta hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận: Tiểu luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề quản lý chất thải rắn và nước thải hướng tới phát triển đô thị bền vững. 4.2 Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp tổng kết thực tiễn; phương pháp đánh giá… PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NƯỚC THẢI 1.1 Khái niệm cơ bản 1. 1 Khái niệm môi trường, môi trường đô thị 1.1.1 Khái niệm môi trường Sau Hội nghị Stockholm năm 1972 đến nay, định nghĩa được dùng khá phổ biến là: “Môi trường là khung cảnh tự nhiên, là ngôi nhà chung của giới sinh vật, là nơi con người sinh sống, lao động, nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. 1.1.2 Khái niệm về môi trường đô thị, phát triển bền vững Môi trường đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, yếu tố vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của thiên nhiên và con người trong đô thị và các điểm dân cư. Môi trường đô thị có ảnh hưởng lớn và có mối quan hệ chặt chẽ đối với việc bảo vệ cảnh quan đô thị và sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… nhất là sản xuất nông nghiệp Bảo vệ môi trường đô thị là thông qua công tác đồng bộ trên các mặt luật pháp, hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi trường lao động; giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã hội đô thị. Việc bảo vệ môi trường đô thị là nhiệm vụ của Nhà nước và chính quyền đô thị và của cộng đồng dân cư. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.3 Khái niệm về chất thải rắn Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, chất thải được hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Đó như là một loại vật chất mà người ta thải đi như một thứ vô giá trị. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, định nghĩa như sau: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Có nhiều cách khác nhau để phân loại chất thải rắn, tùy theo tính chất và căn cứ để phân chia. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến: - Theo tính chất thì chất thải rắn được phân thành: chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. + Chất thải rắn thông thường: không chứa chất hoặc các hợp chất có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. + Chất thải rắn nguy hại có những đặc tính riêng, chủ yếu phát sinh từ các hoạt động y tế, công nghiệp, nông nghiệp… - Theo thành phần hóa học và vật lý, được phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo… - Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn chủ yếu được phân thành chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế. - Về thành phần lý học, chất thải rắn bao gồm: + Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích của chất thải rắn (BD) được xác định theo công thức: ( Trọng lượng thùng chứa + Chất thải ) – ( Trọng lượng thùng chứa ) BD = Dung tích thùng chứa + Độ ẩm chất thải rắn: là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. - Về thành phần hóa học: Khi lấy mẫu một chất thải rắn nung ở 950 độ C, thành phần hóa học của nó bao gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng chất vô cơ cố định, nhiệt trị. Trong đó chất tro và hàm lượng chất vô cơ cố định là những chất khó phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 25%. Với tính chất khó tiêu hủy như vậy, nếu không được quản lý chặt chẽ, chất thải rắn sẽ gây ra những nguy hại nghiêm trọng đến môi trường đô thị và sức khỏe con người: - Đối với môi trường đô thị, chất thải rắn sẽ kéo theo sự ô nhiễm về đất, nước và không khí. Điều này dẫn đến sự thay đổi về mặt sinh học, dần dẫn đến sự mất cân bằng hệ sinh thái. - Đối với sức khỏe con người, có thể thấy rõ sự tác động vào nguồn thức ăn, không khí và đặc biệt thấy rõ là sự ô nhiễm hình thành từ các bãi rác. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh là nơi phát sinh các nguồn bệnh nguy hiểm. 1.1.4 Khái niệm về nước thải Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý. * Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. * Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. * Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí. * Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng. * Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. Bằng trực giác, con người có thể nhận thấy được các chất hoà tan trong nước thải có hàm lượng tương đối cao. Nước thải có những biểu hiện đặc trưng sau: * Độ đục: Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo ra các huyền phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ tương lơ lửng hoặc tạo váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước có độ nhớt. * Màu sắc: Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong nước thải rất dễ nhận biết. Màu xuất phát từ các cơ sở công nghiệp nói chung và các sơ sở tẩy nhuộm nói riêng. Màu của các chất hoá học còn lại sau khi sử dụng đã tan theo nguồn nước thải. Màu được sinh ra do sự phân giải của các chất lúc đầu không màu. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong nước. Màu vàng biểu hiện của sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các hợp chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ. * Mùi: Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong thành phần có nguyên tố N, P và S. Xác của các vi sinh vật, thực vật có Prôtêin là hợp chất hữu cơ điển hình tạo bởi các nguyên tố N, P, S nên khi thối rữa đã bốc mùi rất mạnh. Các mùi: khai là Amôniac (NH3), tanh là các Amin (R3N, R2NH-), Phophin (PH3). Các mùi thối là khí Hiđrô sunphua (H2S). Đặc biệt, chất chỉ cần một lượng rất ít có mùi rất thối, bám dính rất dai là các hợp chất Indol và Scatol được sinh ra từ sự phân huỷ Tryptophan, một trong 20 Aminoaxit tạo nên Prôtêin của vi sinh vật, thực vật và động vật. * Vị: Nước tinh khiết không có vị và trung tính với độ pH=7. Nước có vị chua là do tăng nồng độ Axít của nước (pH7). Các cơ sở công nghiệp dùng Bazơ thì lại đẩy độ pH trong nước lên cao. Lượng Amôniac sinh ra do quá trình phân giải Prôtêin cũng làm cho pH tăng lên. Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hoà tan, điển hình là muối ăn (NaCl) có vị mặn. * Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt ở Việt Nam dao động từ 14,3-33,50C. Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt độ chính là nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh của các nhà máy, khi nhiệt độ tăng lên còn làm giảm hàm lượng Ôxy hoà tan trong nước. * Độ dẫn điện: Các muối tan trong nước phân li thành các ion làm cho nước có khả năng dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ và độ linh động của các ion. Do vậy, độ dẫn điện cũng là một yếu tố đánh giá mức độ ô nhiễm nước. * DO (lượng Ôxy hoà tan): DO là lượng Ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sống dưới nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng…). DO thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ Ôxy tự do trong nước nằm khoảng 8-10 mg/l và dao động mạnh phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật trong nước giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. * Chỉ tiêu vi sinh vật: Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi rút, nấm, rêu tảo, giun sán... Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn, người ta đánh giá qua một loại vi khuẩn đường ruột hình đũa điển hình có tên là Côli (NH4Cl). Côli được coi như một loại vi khuẩn vô hại sống trong ruột người, động vật. Côli phát triển nhanh ở môi trường Glucoza 0,5% và Clorua amoni 0,1%; Glucoza dùng làm nguồn năng lượng và cung cấp nguồn Cacbon, Clorua amoni dùng làm nguồn Nitơ. Loại có hại là vi rút. Mọi loại vi rút đều sống ký sinh nội tế bào. Bình thường khi bị dung giải, mỗi con Côli giải phóng 150 con vi rút. Trong 1 ml nước thải chứa tới 1.000.000 con vi trùng Côli. Ngoài vi khuẩn ra, trong nước thải còn có các loại nấm meo, nấm mốc, rong tảo và một số loại thuỷ sinh khác... Chúng làm cho nước thải nhiễm bẩn sinh vật. 1.2 Những quy định về bảo vệ môi trường Việt Nam và quản lý chất thải rắn và nước thải 1.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật quy định - Lụât Bảo vệ Môi trường ngày 29/11/2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005; - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; - Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/8/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành hướng dẫn kĩ thuật chôn lấp chất thải nguy hại; - Luật Hoá chất ngày 21/11/2007; - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại đô thị; - Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn. - Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998; - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Trong đó, nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắnm nước thải bao gồm: - Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn, nước thải; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn, nước thải và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật. - Ban hành quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hoạt động quản lý chất thải rắn, nước thải. - Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất thải rắn, nước thải. - Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn, nước thải. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn, nước thải. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, NƯỚC THẢI Ở NƯỚC TA Nhắc đến nước và rác thải, hầu hết chúng ta đề chỉ có liên tưởng đến các vấn đề xã hội và ô nhiễm môi trường. Nhưng trên thực tế, vấn đề nước và rác thải liên quan chặt chẽ đến kinh tế và phát triển đô thị bền vững. Theo ước tính nền kinh tế Việt Nam thiệt hại 1,3% GDP vì nước, rác thải. Trong những năm qua, dịch vụ cấp thoát nước và vệ sinh môi trường của Việt Nam dần được cải thiện đáng kể, bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc, sạch hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, môi trường đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu, nhất là đối với lĩnh vực xử lý nước thải và quản lý chất rắn. 2.1 Quản lý chất thải rắn Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ. Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị trấn và thị tứ). Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị (hình 1 và bảng 1). Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/nă
Tài liệu liên quan