Tóm tắt: Đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan trong xu hướng phát triển kinh
tế thị trường và hội nhập, và kết quả đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới
(KĐTM). Trong quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa những năm gần đây nhiều KĐTM
ra đời và đã được đưa vào sử dụng. Bên cạnh việc tạo ra diện mạo mới cho thành phố Thanh
Hóa thì vấn đề quản lý đời sống văn hóa ở các KĐTM cũng đang đặt ra những bài toán cần
thiết trong tổ chức, quản lý để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Từ khóa: Quản lý đời sống văn hóa, khu đô thị mới, thành phố Thanh Hóa.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý đời sống văn hóa các khu đô thị mới ở thành phố Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
56
QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI
Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA
Lê Thị Phúc1
Tóm tắt: Đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan trong xu hướng phát triển kinh
tế thị trường và hội nhập, và kết quả đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới
(KĐTM). Trong quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa những năm gần đây nhiều KĐTM
ra đời và đã được đưa vào sử dụng. Bên cạnh việc tạo ra diện mạo mới cho thành phố Thanh
Hóa thì vấn đề quản lý đời sống văn hóa ở các KĐTM cũng đang đặt ra những bài toán cần
thiết trong tổ chức, quản lý để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Từ khóa: Quản lý đời sống văn hóa, khu đô thị mới, thành phố Thanh Hóa.
1. Khu đô thị mới và đời sống văn hóa khu đô thị mới
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã
làm xã hội Việt Nam thời kỳ bấy giờ có nhiều thay đổi. Trong đó có sự xuất hiện của nhiều
KĐTM với mục đích nhằm thuận lợi cho việc khai thác thuộc địa. Những KĐTM tiêu biểu là
Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Vinh Các KĐTM này quy mô tuy nhỏ nhưng đã cho thấy sự xuất
hiện của các không gian văn hóa đô thị và cũng đã đem đến những ảnh hưởng nhất định trong
quan niệm về thẩm mỹ và làm thay đổi đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư chốn đô thị.
Ở Việt Nam từ sau đổi mới (1986), với xu hướng mở cửa, đa dạng hóa các thành phần
kinh tế, tham gia vào dòng chảy hội nhập toàn cầu đã đem đến nhiều đổi thay trên tất cả các
bình diện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, quá trình
đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng, sôi động và sự hình thành của rất nhiều KĐTM
như một quy luật tất yếu khách quan đã và đang góp phần quan trọng đối với sự phát triển đất
nước và từng địa phương. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa nói chung và thành phố Thanh Hóa nói
riêng trong 15 năm trở lại đây với việc mở rộng quy mô thành phố liên tục và sự phát triển
công nghiệp hóa đã hình thành một loạt các KĐTM, trong đó có 03 khu KĐTM đã đi vào sử
dụng: KĐTM Bình Minh, Đông Bắc Ga, Đông Sơn đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi
diện mạo của thành phố Thanh Hóa.
Theo quy định của Chính phủ, dự án KĐTM là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị
đồng bộ, có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công
trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt,
có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt [2].
KĐTM đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Với xu thế công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, các KĐTM được đặc biệt chú trọng phát triển nhằm giải quyết khó
khăn về quỹ đất xây nhà ở cho hàng vạn gia đình cán bộ, nhân dân ở các tỉnh khác đến cư trú
hoặc các gia đình tách hộ, các khu phố giãn dân, giải tỏa, đền bù ở các dự án mở rộng, cải
thiện giao thông đô thị Trong khi ở các vùng nông thôn ngày càng đối mặt với tình trạng
1
Học viên lớp Cao học Quản lý Văn hóa khóa 2 - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
57
thất nghiệp do bị mất đất, thu hồi đất thì KĐTM với sự ra đời của nhiều khu công nghiệp và
các ngành dịch vụ phi nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, đô
thị hóa không chỉ là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang
các lĩnh vực phi nông nghiệp mà còn là quá trình biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hóa
cộng đồng, chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hóa làng xã sang văn
hóa phố phường.
Đời sống văn hóa là tổng thể hoạt động sống của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu
văn hóa, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ; hướng con người và xã hội phát triển theo tinh
thần nhân văn, nhân bản của văn hóa. Cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố: con
người văn hóa, hệ thống các giá trị văn hóa, hệ thống các quan hệ văn hóa, hệ thống các hoạt
động văn hóa, hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa [4]. Như vậy, quản lý đời sống văn
hóa cần phải tập trung vào nâng cao chất lượng các yếu tố hình thành nên đời sống văn hóa. Đời
sống văn hóa trong các KĐTM không phải là vấn đề trừu tượng, mà nó được biểu hiện cụ thể
trong thực tiễn đời sống, ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới sự sống còn của từng công dân và
cộng đồng của khu đô thị.
2. Thực trạng đời sống văn hóa KĐTM ở Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa đã được xác định là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả
nước. Cùng với việc điều chỉnh, mở rộng không gian đô thị, tăng quy mô dân số để đạt tiêu
chuẩn đô thị loại 1, thành phố Thanh Hóa tập trung nâng cao chất lượng đô thị bằng nhiều giải
pháp, trong đó có việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu đô thị mới theo hướng đồng bộ,
hiện đại. Thành phố Thanh Hóa phát triển với tầm nhìn hướng tới là một đô thị văn minh,
hiện đại, thông minh và có bản sắc, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với
biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu đô thị với cảm hứng từ lịch sử văn hóa đồng bằng
sông Mã - văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Về các chỉ tiêu phát triển đô thị: Dân số dự báo đến năm
2030, tổng dân số thành phố Thanh Hóa khoảng 635 nghìn người, đến năm 2040 sẽ là 720
nghìn người; về đất đai đến năm 2030 quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 7.900 ha, năm
2040 là 8.300 ha. Từ tính chất đô thị của thành phố Thanh Hóa, hệ thống đô thị phải được quy
hoạch đảm bảo phù hợp, đặc biệt là hệ thống giao thông phải kết nối đồng bộ theo hướng hiện
đại trong thành phố, kết nối thành phố với các huyện lân cận, tỉnh lân cận, các nước trong khu
vực. Thành phố Thanh Hóa đang đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều khu dân cư đô
thị, đại lộ, cao ốc đặc biệt là mở rộng quy mô về phía đông và phía nam thành phố như: khu
đô thị Nam thành phố Thanh Hóa, khu đô thị Đông Nam thành phố Thanh Hóa, khu đô thị
ven sông Hạc, khu đô thị Xanh... Trong đó có 03 KĐTM đã hoàn thành đưa vào sử dụng gồm:
khu đô thị Đông Bắc Ga Thanh Hóa (đưa vào sử dụng năm 2006), khu đô thị Bình Minh (đưa
vào sử dụng năm 2008) và khu đô thị mới Đông Sơn (hoàn thành và đưa vào sử dụng năm
2009)... Những KĐTM này là các quần thể kiến trúc hiện đại, được quy hoạch tương đối đồng
bộ, khép kín, quản lý điều hành khoa học, cùng một hệ thống các kiến trúc công cộng và các
thiết chế văn hóa khá hoàn chỉnh như: hệ thống giao thông, khu vui chơi giải trí, siêu thị, công
viên... phần lớn đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Việc xây dựng đời sống văn hóa
KĐTM có vai trò nhất định đối với ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
58
xây dựng con người, môi trường văn hóa. Việc xây dựng đời sống văn hóa tại KĐTM ở thành
phố Thanh Hóa đã tạo ra một văn hóa đô thị mới - một xã hội đô thị năng động hơn theo
hướng hiện đại. Những thay đổi trong văn hóa đô thị đã cho thấy một xã hội đa dạng, năng
động và tiện nghi hơn so với giai đoạn trước đổi mới đang hình thành. Dễ dàng nhận thấy
những KĐTM tại Thanh Hóa đang tạo ra một môi trường văn hóa đô thị mới nhưng không
làm mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có, trên cơ sở kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống,
đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa ở KĐTM mới là sự chọn lọc, hội nhập những giá trị, tinh
hoa văn hóa theo hướng hiện đại và phát triển nó lên tầm cao mới.
Xây dựng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững là xu hướng chung trên thế giới
cũng như ở nước ta và thành phố Thanh Hóa đang hướng tới. Như vậy, trong tương lai sẽ có
rất nhiều các KĐTM ở Thanh Hóa, không những tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho
tỉnh, thành phố như giải quyết nhu cầu nhà ở, giảm tải cho trung tâm thành phố mà còn tạo
việc làm cho nhiều lao động. Nhờ những chính sách phát triển tập trung vào công nghiệp hóa
và đô thị hóa, đời sống của các cư dân ở KĐTM được nâng lên rõ rệt. So với nông thôn, dân
số đô thị có điều kiện nhà ở tốt hơn, có nhiều điều kiện tiếp cận với các dịch vụ hạ tầng kỹ
thuật cơ bản như điện, nước sạch, dịch vụ kỹ thuật, các điều kiện về sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa, đặc biệt ở các khu đô thị cao cấp. KĐTM cũng thể hiện sự ưu việt so với nông thôn
về chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trẻ và năng động, có nhiều cơ hội việc làm, trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn
Có một thực trạng không thể phủ nhận, đó là sự ra đời của KĐTM ở Thanh Hóa đã để
lại không ít hệ lụy. Dù xuất phát từ những lý do khác nhau, nhưng việc quy hoạch, xây dựng
nhiều KĐTM thiếu đồng bộ, thiếu các tiện ích phục vụ đời sống cư dân (như trường học, bệnh
viện, khu vui chơi giải trí, sân chơi cho trẻ em...), không chú trọng xây dựng các thiết chế văn
hóa (rạp chiếu phim, nhà hát, thư viện), thiếu các công trình kiến trúc phục vụ nhu cầu sinh
hoạt vui chơi giải trí của cư dân (quảng trường, vườn hoa, công viên), thậm chí các khu nhà
biệt thự của mỗi tòa chung cư có nơi chưa đồng bộ (KĐTM Bình Minh, Đông Bắc Gia)... đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cư dân. Ở những KĐTM này, hầu như chủ đầu tư
mới chỉ giải quyết được vấn đề nhà ở, mọi nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân
đều hướng ra ngoài khu vực KĐTM, có nghĩa là người dân có nhu cầu gì, sẽ tự lựa chọn.
Ngoài ra, KĐTM còn phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô
thị hóa, tạo nên những biến đổi trong đời sống văn hóa cộng đồng KĐTM được thể hiện ngay
chính trong cuộc sống hàng ngày của cư dân qua văn hóa ứng xử, qua các hoạt động văn hóa
thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, thiếu định hướng quản lý văn hóa của nhà nước. Hiện nay, chủ sở
hữu các căn hộ trong chung cư ở các KĐTM thuộc tầng lớp trung lưu mới nổi với đầy đủ các
thành phần như công chức, viên chức nhà nước, các tiểu thương, nhà thầu khoán, người làm
nghề môi giới và nhiều nghề tự do khác có mức thu nhập từ khá trở lên, số đông thuộc nhóm
tuổi trung niên và trẻ. Họ đang muốn khẳng định vị thế xã hội và bản sắc văn hóa riêng của
mình, vì vậy mà lối sống, cách ứng xử văn hóa cũng muôn hình muôn vẻ.
Nhiều người cho rằng chỉ cần tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân ở các KĐTM
là có thể tập hợp, động viên được họ tham gia xây dựng thành công đời sống văn hóa ở các
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
59
khu đô thị. Cách nhìn đó còn hình thức, phiến diện, khó đạt kết quả như mong đợi. Công tác
quản lý sinh hoạt văn hóa tại các KĐTM có phần thả nổi, vì vậy đã xuất hiện không ít hiện
tượng phản văn hóa nhưng vẫn được một vài bộ phận dân cư hưởng ứng nhiệt tình như việc
hầu bóng, thờ cúng, mở tiệc ở hành lang chung cư, nuôi chó mèo, thú cưng ở chung cư Rõ
ràng, KĐTM đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa, tạo nên
những biến đổi về lối sống, môi trường và hoạt động giao lưu trong đời sống văn hóa cộng
đồng. Cụ thể:
- Lối sống văn hóa truyền thống: Cuộc sống hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các
thành phần kinh tế, đặc biệt hiện nay nước ta thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, ở một góc độ nào đó, mặt trái của kinh tế thị trường đã phá vỡ các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng. Cư dân của các KĐTM đến từ rất nhiều
địa phương, mang theo đặc trưng của từng vùng miền, giữ vững quan hệ huyết thống với
người thân nơi quê nhà, do vậy đã tạo sự đa dạng trong văn hóa cộng đồng. Tuy nhiên, tình
trạng đô thị hóa nhanh ở không ít nơi đang làm mai một những tập quán, phong tục, lối sống
tốt đẹp, làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống. Lối sống cộng đồng truyền thống bị
tác động tiêu cực bởi lối sống thị dân thực dụng, tôn trọng cá nhân quá mức. Cộng đồng dân
cư ở các KĐTM thiếu quan hệ thường xuyên, không có tổ chức chặt chẽ, sống biệt lập theo xu
hướng khép kín, tình nghĩa láng giềng ít được quan tâm. Nhu cầu giao tiếp, chia sẻ giúp đỡ
nhau là những nhu cầu chính đáng, đẹp đẽ, nhân văn của người Việt trước kia thì hiện nay
dường như đã bị phai mờ trước nhịp sống đô thị. Bên cạnh đó, lối sống của người dân ở nhiều
KĐTM vẫn chưa bắt kịp với lối sống văn minh đô thị, nếp sống tiểu nông phần nào gây khó
khăn cho việc quản lý văn hóa cộng đồng dân cư.
- Môi trường văn hóa: Thường ở các khu dân cư của các phố, thôn, nơi cách xa các
KĐTM thường có bình ổn tương đối về môi trường văn hóa, mọi sinh hoạt chủ yếu tập trung
xoay quanh mối quan hệ làng, xã, thôn, xóm thì môi trường văn hóa tại KĐTM hoàn toàn
trái ngược, không còn những quan hệ khép kín của làng xã mà thay vào đó là phố phường với
nền kinh tế mở, năng động, kéo theo những biến đổi nhanh chóng về đời sống văn hóa cộng
đồng. Ở khía cạnh khác, trong các KĐTM, những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp chưa
phai mờ và văn hóa đô thị cũng chưa được định hình rõ nét. Vì vậy, cần chú trọng kế thừa và
phát triển những nét đẹp của văn hóa truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xây dựng văn minh
đô thị.
- Mở rộng giao lưu văn hóa: Sự giao lưu, mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa ngày càng
sâu với quốc tế đem đến cho cộng đồng dân cư nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa...
KĐTM mang đầy đủ những nét nổi bật của môi trường năng động. Người dân các KĐTM có
điều kiện giao lưu văn hóa tạo sự năng động sáng tạo; giảm tư tưởng bảo thủ, địa phương chủ
nghĩa, văn hóa làng xã. Song, bên cạnh những mặt tích cực đã nảy sinh nhiều tác động tiêu
cực đến đời sống văn hóa cộng đồng dân cư. Những tư tưởng lai căng, phi văn hóa, phản văn
hóa cũng dễ dàng thâm nhập trong một môi trường mở.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
60
Trong những năm qua, diện mạo cộng đồng dân cư tại các KĐTM ngày càng “thay da
đổi thịt”, hiện đại và năng động hơn. Song nhìn chung, mức hưởng thụ văn hóa ở các KĐTM
còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau:
Hoạt động văn hóa còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vắng đội ngũ làm công tác văn hóa
thông tin ở các cộng đồng dân cư, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.
Kết cấu hạ tầng xã hội như mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện,
thông tin... xuống cấp, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, gây trở ngại cho phát triển văn
hóa, xã hội các cộng đồng dân cư. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và lo ngại
nhất đối với KĐTM.
Công tác quy hoạch và quản lý đô thị thể hiện lối tư duy manh mún, xây dựng cơ sở vật
chất mang tính chắp vá, lẻ tẻ, không đồng bộ, hiệu quả thấp, quản lý hành chính không
chuyên nghiệp (khu đô thị Đông Sơn); Công tác quản lý đời sống văn hóa cộng đồng có thời
điểm còn bị xem nhẹ, thả lỏng, tác phong tùy tiện, tính kỷ luật kém (khu đô thị Bình Minh
vào những năm 2013 - 2014).
Ngoài một số KĐTM được đánh giá là có chất lượng cao (khu đô thị Đông Bắc Ga),
một số KĐTM có chất lượng cuộc sống chưa đáp ứng yêu cầu người dân vì cơ sở hạ tầng
chưa hoàn chỉnh (khu đô thị Bình Minh), gây nên sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ các
giá trị vật chất và tinh thần giữa các KĐTM, thậm chí trong cùng một KĐTM. Tại các KĐTM
này, cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới nhưng hầu hết chưa đủ năng lực phục vụ số lượng dân cư
ngày càng tăng.
Ngay từ khi xây dựng quy hoạch còn chưa chú trọng đến quản lý và chăm lo đời sống
văn hóa tại KĐTM do chạy theo lợi nhuận. Nhiều KĐTM thiếu hẳn các công trình mang tính
xã hội như trường học, y tế yếu kém, thiếu và các thiết chế văn hóa như thư viện, bảo tàng,
các khu công viên và khu vui chơi. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các cư dân
KĐTM thường xuyên bị thả nổi và hình như không được tính đến trong quy hoạch, tạo thêm
gánh nặng cho thành phố.
Từ thực trạng đời sống văn hóa ở các KĐTM ở Thanh Hóa cho thấy: Trên phương diện
vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn
hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, từ đó
tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản
lý đời sống văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy
tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước, các cấp, ban, ngành trên
lĩnh vực văn hóa.
Không thể phủ nhận, sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng các KĐTM trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa một mặt đã đáp ứng nhu cầu sống của cư dân, phù hợp với xu
hướng phát triển của một thành phố đang tích cực chuyển mình hội nhập. Những khu đô thị
mới này góp phần giải quyết nhu cầu lớn về nhà ở cho hàng vạn gia đình cán bộ, nhân dân ở
các tỉnh khác đến cư trú hoặc các gia đình thuộc diện giải tỏa, đền bù từ các dự án do nhu cầu
của thành phố cần mở rộng, phát triển hệ thống giao thông đô thị, bên cạnh đó, tạo công ăn
việc làm cho nhiều người lao động, làm nên diện mạo đời sống văn hóa văn minh, hiện đại
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
61
hơn cho thành phố; có môi trường sống, cảnh quan, sinh hoạt tốt nhất cho người dân. Song
mặt khác, tốc độ phát triển nhanh theo hướng hiện đại đã bộc lộ những mặt yếu kém, bất cập
ảnh hưởng không tốt đến đời sống người dân. Bên cạnh đó, sự chuyển đổi lối sống, sinh hoạt
của cư dân cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi công tác quản lý văn hóa phải vào cuộc, xem
xét lại việc thực hiện các văn bản quản lý, đồng thời đề xuất những yêu cầu mới phù hợp, khả
thi, nhằm nâng cao đời sống văn hóa trong các KĐTM, phát huy hiệu quả những xu hướng
phát triển tích cực, đẩy lùi những xu hướng tiêu cực, phản tác dụng giáo dục, phản văn hóa,
đồng thời nắm bắt thực tiễn phát triển của đất nước và xu thế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ hiện
nay trên thế giới.
3. Giải pháp quản lý đời sống văn hóa cộng đồng dân cư KĐTM
Đề cao giá trị văn hóa cộng đồng và xây dựng văn hóa cộng đồng vừa là mục tiêu cấp
bách và lâu dài, vừa là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở. Vì thế, cần xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa đô thị văn minh trên cơ sở kế thừa lối
sống tốt đẹp của nhân dân tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của
thành phố.
Để nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa cộng đồng dân cư KĐTM, các cơ quan quản
lý Thanh Hóa cần kết hợp từ cái nhìn văn hóa đến chủ trương chính sách và đặc biệt là đổi
mới phong cách lãnh đạo, quản lý, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động các phong trào
xây dựng đời sống văn hóa đô thị.
Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho cán bộ quản lý, điều hành ở
các KĐTM, phổ biến kiến thức xây dựng văn hóa cộng đồng dân cư trong đời sống xã hội
hiện đại, xây dựng cách làm việc khoa học, có trách nhiệm trong xây dựng môi trường sống
lành mạnh, tạo điều kiện phát triển năng lực sáng tạo văn hóa trong nhân dân.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể chính trị và xã hội, vận động sự tham
gia tích cực của nhân dân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Tích cực xây dựng phong trào văn hóa cộng đồng dân cư, đặc biệt hưởng ứng cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với hình thức đa dạng, nội dung phong
phú, hấp dẫn nhằm cổ vũ, động viên quần chúng sáng tạo, khai thác, truyền bá các giá trị nghệ
thuật cổ truyền và thưởng thức văn học, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
ở cơ sở.
Xây dựng văn hóa cộng đồng phát triển bền vững và giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc,
phát triển đô thị phải coi trọng bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc
phục vụ đời sống tín ngưỡng tâm linh của nhân dân.
Khi xây dựng KĐTM, nhất là các chung cư cao tầng, phải đặc biệt chú ý đến chất lượng
công trình, cơ sở hạ tầng đảm bảo độ an toàn, thân thiện, xây dựng môi trường, cảnh quan
phục vụ đời sống cộng đồng. Đặc trưng của văn hóa đô thị là tôn trọng tính cá nhân, dân chủ
và nhân quyền. Vì vậy, sinh hoạt văn hóa cộng đồng rất dễ rơi vào tình trạng “đèn nhà ai, nhà
ấy rạng”, các hoạt động văn hóa rời rạc, không gắn kết. Trong việc xây dựng đời sống văn
hóa cộng đồng cần chú trọng thành lập các tổ dân phố, các cụm dân cư trong những tòa nhà
chung cư ở KĐTM và đưa các tổ chức đó vào hoạt động thường xuyên, có nề nếp để tạo ra
NGHIÊN