Từ cơ sở lý thuyết, bài viết đã nghiên cứu thực trạng để đề ra bốn nhóm giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) về hoạt động logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải
(GTVT) hàng không ở Việt Nam. Đó là: 1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; 2) Hoàn
thiện các cơ chế, chính sách; 3) Tăng cường công tác quản lý cấp phép, kiểm tra, giám sát và cải cách
hành chính; 4) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Những giải pháp này sẽ là
những công cụ quan trọng để phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không ở Việt Nam
vào thời gian tới.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải hàng không ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM
STATE MANAGEMENT FOR LOGISTICS SERVICES IN THE FIELD OF
AVIATION TRANSPORT IN VIETNAM
Nguyễn Hải Quang
Học viện Hàng không Việt Nam
Tóm tắt:. Từ cơ sở lý thuyết, bài viết đã nghiên cứu thực trạng để đề ra bốn nhóm giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) về hoạt động logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải
(GTVT) hàng không ở Việt Nam. Đó là: 1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; 2) Hoàn
thiện các cơ chế, chính sách; 3) Tăng cường công tác quản lý cấp phép, kiểm tra, giám sát và cải cách
hành chính; 4) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Những giải pháp này sẽ là
những công cụ quan trọng để phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không ở Việt Nam
vào thời gian tới.
Từ khóa: Quản lý nhà nước, dịch vụ logistics, vận tải hàng không.
Abstract: From the theoretical basis, the article studied the situation to set four groups of solutions
to strengthen the management of the state for logistics activities in Vietnam’s air transport. These are:
1) Continue to improve the system of legal documents; 2) Improving the mechanisms and policies; 3)
Strengthen the management of licensing, inspection, supervision and administrative reform; 4) Promote
scientific research and human resource training. These solutions will be an important tool for the
development of logistics services in Vietnam’s air transport in the coming time.
Key word: State management, logistics services, air transport.
1. Logistics và QLNN đối với dịch vụ
logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không
1.1. Logistics trong lĩnh vực GTVT
hàng không
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau
về logistics tùy theo cách tiếp cận và phạm vi
nghiên cứu. Dưới góc độ của nền kinh tế, dịch
vụ logistics bao gồm nhận hàng, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói
bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá (Luật
Thương mại Việt Nam, 2005).
Là một ngành kinh tế, dịch vụ logistics
trong lĩnh vực GTVT hàng không cũng bao
gồm các dịch vụ nói trên nhưng chỉ giới hạn ở
phạm vi liên quan đến hàng hoá hàng không.
Các dịch vụ này được tóm lược thành ba dịch
vụ tổng hợp là giao nhận, kho bãi và vận tải
hàng không.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường
hàng không là dịch vụ nhận hàng từ chủ hàng
hay người giao nhận khác, sau đó làm các thủ
tục và các dịch vụ có liên quan để gửi hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không và
sau cùng là giao hàng cho người nhận theo sự
uỷ thác của chủ hàng hay người giao nhận
khác. Địa điểm giao nhận có thể là tại trạm hay
kho hàng ở cảng hàng không (CHK) hoặc của
người giao nhận hay đến tận nơi cho người gửi
hàng.
Dịch vụ kho bãi hàng hóa hàng không là
việc xử lý hàng hóa tại nhà ga hàng hóa hàng
không trước và sau chuyến bay. Tại đây hàng
hóa được xử lý, đóng gói, bảo quản, lưu
kho, cũng như làm các thủ tục kiểm tra an
ninh, thông quan và các thủ tục hàng không
trước - sau chuyến bay.
Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không
được xác định từ lúc hãng hàng không lập
không vận đơn đến khi hãng hàng không trả
hàng hóa sau chuyến bay. Trong quá trình này,
hãng hàng không phải làm các dịch vụ đưa
hàng lên, xuống máy bay và thực hiện quá
trình vận chuyển hàng không. Để quản lý hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không, Nhà
nước phân thành hàng hóa trên chuyến bay
quốc tế (hàng hóa xuất nhập khẩu) và hàng
hóa trên các chuyến bay nội địa. Trên các
chuyến bay nội địa hàng hóa không phải làm
thủ tục hải quan (hình 1).
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
13
Luồng luân chuyển hàng hóa quốc tế.
Luồng luân chuyển hàng hóa nội địa.
Hình 1. Sơ đồ luân chuyển hàng hóa hàng không.
Nguồn: Tổng hợp qua quan sát thực tế.
1.2. QLNN đối với dịch vụ logistics
trong lĩnh vực GTVT hàng không
QLNN đối với dịch vụ logistics trong lĩnh
vực GTVT hàng không là sự tác động có tổ
chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên
những hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống dịch vụ logistics của lĩnh vực GTVT
hàng không nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế trong
tổng thể nền kinh tế quốc gia. Nội dung
QLNN đối với dịch vụ logistics trong lĩnh vực
GTVT hàng không bao gồm:
Thứ nhất, ban hành hệ thống luật pháp
như luật, nghị định, thông tư và hướng dẫn các
cơ quan QLNN triển khai;
Thứ hai, xây dựng và triển khai thực hiện
quy hoạch, chiến lược phát triển phù hợp tiến
trình hội nhập quốc tế;
Thứ ba, quản lý, cấp giấy phép hoạt động,
giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề và
các giấy phép khác liên quan;
Thứ tư, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá
trình hoạt động của các tổ chức cá nhân có liên
quan;
Thứ năm, tổ chức công tác nghiên cứu
khoa học và đào tạo nhân lực cho các dịch vụ
logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không.
2. Thực trạng QLNN về hoạt động
logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không
ở Việt Nam
Về bộ máy QLNN, hệ thống các cơ quan
QLNN đối với dịch vụ logistics trong lĩnh vực
GTVT hàng không hiện nay được tổ chức từ
cơ quan lập pháp là Quốc hội đến các cơ quan
Nhà nước quản lý chuyên ngành (hình 2).
Trong đó:
- Quốc hội ban hành Luật Hàng không
dân dụng (HKDD), Luật Doanh nghiệp, Luật
Thương mại và các luật có liên quan.
- Chính phủ ban hành các nghị định, quyết
định hướng dẫn thi hành luật; phê duyệt các
đề án về quy hoạch, chiến lược phát triển;
đồng thời ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ
ngành, ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành
phố phối hợp với nhau tạo thuận lợi cho dịch
vụ logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không.
- Bộ Công thương tham mưu và chịu trách
nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ logistics, Bộ GTVT chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về HKDD. Các bộ khác và UBND tỉnh,
thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình phối hợp với nhau triển khai chi tiết
các quy định của Chính phủ.
- Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) là
cơ quan trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT
quản lý nhà nước về HKDD trong phạm vi cả
nước và là Nhà chức trách hàng không theo
quy định của pháp luật.
- Cảng vụ hàng không là cơ quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về HKDD
14
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
tại CHK, sân bay. Hiện nay Việt Nam có ba
Cảng vụ hàng không trực thuộc Cục HKVN là
Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung và
miền Nam quản lý nhà nước tại 21 CHK dân
dụng đang khai thác.
Về hệ thống văn bản pháp luật quản lý,
qua quá trình phát triển đến nay chúng ta có
hệ thống khá đầy đủ các văn bản pháp luật để
QLNN đối với hoạt động logistics trong lĩnh
vực vận tải hàng không, bao gồm cả luật, nghị
định và thông tư (bảng 1).
Hình 2. Sơ đồ cơ quan QLNN về hoạt động logistics trong GTVT hàng không.
Nguồn: Tổng hợp qua nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy.
Bảng 1. Quy định QLNN đối với hoạt động logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không.
Số văn bản Nội dung Ngày ban hành
36/2005/QH11 Luật Thương mại 14/06/2005
66/2006/QH11 Luật HKDD Việt Nam 29/ 06/2006
61/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HKDD Việt Nam 21/11/2014
68/2014/QH13 Luật Doanh nghiệp 26/11/2014
140/2007/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về
điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
05/09/2007
87/2012/NĐ-CP Nghị định về thủ tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ
tục hải quan
23/10/2012
30/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không
và hoạt động hàng không chung
08/04/2013
92/2015/NĐ-CP Nghi định của Chính phủ về an ninh hàng không 13/10/2015
102/2015/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về quản lý, khai thác CHK, sân bay 11/01/2016
01/2011/TT-
BGTVT
Thông tư của Bộ GTVT về bộ quy chế an toàn HKDD lĩnh vực
tàu bay và khai thác tàu bay
27/01/2011
01/2016/TT-
BGTVT
Thông tư của Bộ GTVT Quy định chi tiết Chương trình an ninh
hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh HKVN
01/02/2016
Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản pháp quy.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều
chuyên gia, hệ thống văn bản pháp luật đối với
hoạt động logistics nói chung cũng còn sơ sài.
Nó được công nhận là hành vi thương mại,
mới được quy định chi tiết về điều kiện kinh
doanh và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân trong Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
Những vấn đề này chưa thực sự tạo đủ hành
lang pháp lý để logistics thật sự phát triển
trong GTVT hàng không.
Về các quy hoạch và chính sách phát
triển, trong thời gian qua Chính phủ và Bộ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
15
GTVT đã phê duyệt các chiến lược, đề án phát
triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
về phát triển GTVT nói chung và GTVT hàng
không nói riêng, quy hoạch các trung tâm
logistics, tái cơ cấu vận tải hàng không (bảng
2).
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có quy
hoạch hay chiến lược tổng thể cho dịch vụ
logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không.
Còn quy hoạch phát triển GTVT hàng không
cũng đã được xây dựng từ năm 2009 cho đến
nay cũng cần cập nhật theo sự thay đổi của
môi truờng.
Bảng 2. Các quy hoạch, chính sách của Nhà nước về logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không.
Số văn bản Nội dung Ngày ban
hành
21/QĐ-TTg
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát
triển GTVT hàng không đến 2020 và định hướng đến 2030
08/01/2009
355/QĐ-TTg
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt điều chỉnh
chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”
25/02/2013
169/QĐ-TTg
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển
logictics trong lĩnh vực GTVT đến năm 2020, định hướng đến năm
2030
22/01/2014
1012/QĐ-TTg
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát
triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm
2020, định hướng đến năm 2030
03/07/2015
1495/QĐ-BGTVT
Quyết định của Bộ GTVT phê duyệt đề án tái cơ cấu vận tải hàng
không đến năm 2020
27/04/2015
Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản pháp quy.
Về các hoạt động khác, các cơ quan quản
lý Nhà nước chuyên ngành mới chỉ tập trung
vào quản lý cấp giấy phép và kiểm tra, giám
sát các hoạt động tại CHK, sân bay và vận
chuyển hàng không để đảm bảo an toàn, an
ninh hàng không. Còn đối với công tác nghiên
cứu khoa học và đào tạo nhân lực nhằm phát
triển các dịch vụ logistics trong lĩnh vực
GTVT hàng không cũng chưa được Nhà nước
quan tâm đúng mức. Các hoạt động đào tạo
mới mang tính tự phát, chưa chuyên sâu vào
đào tạo nghiệp vụ và quản lý về logistics trong
lĩnh vực GTVT hàng không, mà mới chỉ dừng
lại ở hoạt động logistics nói chung.
3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước cho hoạt động logistics trong lĩnh vực
GTVT hàng không
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật tập trung, đủ hành lang pháp lý
cho sự phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh
vực GTVT hàng không. Cụ thể cần tổng hợp
các văn bản liên quan đến dịch vụ logistics
trong lĩnh vực GTVT hàng không để nghiên
cứu, ban hành các văn bản dưới luật riêng cho
lĩnh vực này.
Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách
phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực
GTVT hàng không, phù hợp với tiến trình hội
nhập tế. Trong đó, cần điều chỉnh quy hoạch
phát triển GTVT hàng không đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng và triển
khai thực hiện chiến lược phát triển riêng cho
dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT hàng
không.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý cấp
phép, kiểm tra, giám sát quá trình QLNN và
đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến
dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT hàng
không. Các công tác này không chỉ tập trung
vào các hoạt động tại CHK, sân bay và vận
chuyển hàng không mà cần phải mở rộng hơn
nữa ở những công việc cần thiết trong khâu
giao nhận hàng hóa để đảm bảo mang tính
đồng bộ, thống nhất.
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và
đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển các
dịch vụ logistics trong lĩnh vực GTVT hàng
không. Trong đó, Nhà nước cần có cơ chế
chính sách để tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ
trợ công tác đào tạo, huấn luyện nhằm nâng
cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý dịch vụ
logistics cho cả cán bộ QLNN và doanh
16
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
nghiệp; đồng thời ưu tiên kinh phí cho nghiên
cứu khoa học để ứng dụng quản lý hoạt động
logistics trong lĩnh vực GTVT hàng không
ngày càng có hiệu quả.
4. Kết luận
Từ cơ sở lý thuyết, bài viết đã phân tích
thực trạng về QLNN đối với logistics trong
lĩnh vực GTVT hàng không. Từ đó đề ra bốn
nhóm giái pháp về hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật; cơ chế, chính sách; tăng cường
công tác quản lý cấp phép, kiểm tra, thanh tra,
giám sát; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và
đào tạo nhân lực. Các giải pháp này sẽ tăng
cường công tác quản lý nhà nước cho hoạt
động logistics trong lĩnh vực GTVT hàng
không, góp phần đưa hoạt động này phát triển
nhanh, bền vững trong tiến trình hội nhập
quốc tế
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GTVT (2015). Quyết định phê duyệt đề án tái
cơ cấu vận tải hàng không đến năm 2020. Quyết
định 1495/QĐ-BGTVT ngày 27/04/2015.
[2] Bộ GTVT (2011). Bộ quy chế an toàn HKDD lĩnh
vực tàu bay và khai thác tàu bay. Thông tư
01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011.
[3] Bộ GTVT (2016). Quy định chi tiết Chương trình
an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an
ninh HKVN. Thông tư 01/2016/TT-BGTVT ngày
01/02/2016.
[4] Nguyễn Quốc Tuấn (2015). Quản lý nhà nước đối
với dịch vụ logistics ở cảng hải phòng. Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Hà nội.
[5] Quốc hội (2005). Luật Thương mại. Luật số
36/2005/QH11 ngày 14/06/2005
[6] Quốc hội (2006). Luật HKDD Việt Nam. Luật số
66/2006/QH11 ngày 29/ 06/2006.
[7] Quốc hội (2014). Luật Doanh nghiệp. Luật số
68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
[8] Quốc hội (2014). Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật HKDD Việt Nam. Luật số
61/2014/QH13 ngày 21/11/2014.
[9] Thủ tướng Chính phủ (2007). Quy định chi tiết
Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định số
140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007.
[10] Thủ tướng Chính phủ (2012). Phê duyệt quy
hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến
2020 và định hướng đến 2030. Quyết định số
21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009.
[11] Thủ tướng Chính phủ (2012). Quy định về về thủ
tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ
tục hải quan. Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày
23/10/2012.
[12] Thủ tướng Chính phủ (2013). Phê duyệt điều
chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số
355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013.
[13] Thủ tướng Chính phủ (2013). Quy định về kinh
doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng
không chung. Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày
08/04/2013.
[14] Thủ tướng Chính phủ (2013). Quy định về quản
lý, khai thác CHK, sân bay. Nghị định số
102/2015/NĐ-CP ngày 11/01/2016.
[15] Thủ tướng Chính phủ (2014). Phê duyệt đề án phát
triển logictic trong lĩnh vực GTVT đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030. Quyết định số
169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014.
[16] Thủ tướng Chính phủ (2015). Phê duyệt Quy
hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên
địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030. Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày
03/07/2015.
[17] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quy định về an ninh
hàng không. Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày
13/10/2015.
Ngày nhận bài: 29/07/2016
Ngày chuyển phản biện: 01/08/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 17/08/2016
Ngày chấp nhận đăng: 24/08/2016