Nghệ An là một tỉnh có thế mạnh về
hàng nông sản. Tuy nhiên nông sản trên
địa bàn tỉnh khi chế biến chất lượng thành
phẩm không cao, mặt khác, việc kiểm soát
chất lượng xét về mặt an toàn vệ sinh thực
phẩm chưa tốt. Chính điều này dẫn đến
việc xây dựng thương hiệu sẽ khó khăn và
thậm chí khi xây dựng được thương hiệu
rồi thì để bảo vệ được thương hiệu càng
khó khăn hơn do khâu kiểm soát chất
lượng chưa tốt dễ bị lợi dụng đánh tráo,
đánh mất niềm tin của khách hàng(1).
Làm thế nào để nông sản Nghệ An có
thể nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị
trường trong nước và kể cả thị trường
nước ngoài? Một trong những giải pháp
nên tính đến là bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp của
Nghệ An.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2015 [28]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Dẫn nhập
Trong những năm qua, các địa phương trong
tỉnh Nghệ An đã tạo ra nhiều vùng chuyên canh
hàng hóa như lạc, ngô, chè, mía, cao su, sắn,
cây lấy gỗ... góp phần tạo ra nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu mang lại thu nhập cao. Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa năm 2014 của Nghệ An đạt
hơn 415 triệu USD, trong đó hàng hóa nông sản
chiếm khoảng 50%, đặc biệt mặt hàng rau, củ,
quả tăng trên 86% so với năm 2013.
Cùng với các cây trồng có tiềm năng, thế
mạnh trên, Nghệ An còn những vùng cây ăn quả
rộng lớn, giá trị kinh tế cao với tổng diện tích
cam, quýt, chanh, trong đó cam gần 5.000ha.
Khi vào chính vụ, sản phẩm cam Nghệ An đã
chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng trong tỉnh và
vươn ra nhiều tỉnh khác. Sản lượng lương thực
trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1,2 triệu tấn/năm
(2014), trong cơ cấu giống đã chuyển dần sang
các loại giống chất lượng cao hàng hóa với
khoảng 20%. Ngành chăn nuôi cũng được gắn
với công nghiệp chế biến để tạo hàng hóa nâng
cao chuỗi giá trị sản phẩm
Quản lý nhãn hiệu tập thể
CHO CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
n Trần Hải Linh
Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tuy nhiên, nông sản trên địa bàn tỉnh khi chế biến
chất lượng thành phẩm không cao, như cao su mới ở
dạng krep, các sản phẩm chè, gạo đang ở mức trung
bình. Hay như trâu bò với tổng đàn lớn, nhưng nếu là
hàng hóa mới chỉ đáp ứng thị trường tiêu dùng nhỏ lẻ
ở các chợ, các nhà hàng, còn việc cung ứng vào các
siêu thị, sàn giao dịch chưa đạt tới, bởi giống trâu, bò
có thành thịt thấp hơn các loại giống khác. Kể cả lạc
nhân của Nghệ An mặc dù chất lượng ngon nhưng chưa
làm tốt khâu chế biến... Mặt khác, việc kiểm soát chất
lượng xét về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm chưa tốt.
Chính điều này dẫn đến việc xây dựng thương hiệu sẽ
khó khăn và thậm chí khi xây dựng được thương hiệu
rồi thì để bảo vệ được thương hiệu càng khó khăn hơn
do khâu kiểm soát chất lượng chưa tốt dễ bị lợi dụng
đánh tráo, đánh mất niềm tin của khách hàng(1).
Làm thế nào để nông sản Nghệ An có thể nâng cao
hiệu quả cạnh tranh trên thị trường trong nước và kể cả
thị trường nước ngoài? Một trong những giải pháp nên
tính đến là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các
sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An.
Đề cập đến vấn đề này, trong những năm qua, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã có một số bài
bàn về xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng
Nghệ An là một tỉnh có thế mạnh về
hàng nông sản. Tuy nhiên nông sản trên
địa bàn tỉnh khi chế biến chất lượng thành
phẩm không cao, mặt khác, việc kiểm soát
chất lượng xét về mặt an toàn vệ sinh thực
phẩm chưa tốt. Chính điều này dẫn đến
việc xây dựng thương hiệu sẽ khó khăn và
thậm chí khi xây dựng được thương hiệu
rồi thì để bảo vệ được thương hiệu càng
khó khăn hơn do khâu kiểm soát chất
lượng chưa tốt dễ bị lợi dụng đánh tráo,
đánh mất niềm tin của khách hàng(1).
Làm thế nào để nông sản Nghệ An có
thể nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị
trường trong nước và kể cả thị trường
nước ngoài? Một trong những giải pháp
nên tính đến là bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp của
Nghệ An.
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2015 [29]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sơ, chuẩn bị các điều kiện để nộp đơn yêu
cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm
nông nghiệp.
Theo thống kê, Cục SHTT mới ghi nhận có
8 đơn của các tổ chức đại diện cho doanh
nghiệp Nghệ An yêu cầu bảo hộ, trong đó
HTX dịch vụ nông nghiệp Đô Lương nộp đơn
2 lần yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu “VĐ, làng
nghề Vĩnh Đức” cho sản phẩm kẹo lạc, bánh
đa, kẹo dồi, bánh ong. Hiện đã có 4/8 đơn
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Cụ thể như sau:
nhận... cho nông sản(2). Bài viết này xin không đề cập
đến những vấn đề đã bàn, mà chỉ xin nêu về khía cạnh
quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp,
nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm nông nghiệp Nghệ An trên thị trường, khi mà trong
tương lai rất gần Việt Nam tham gia Hiệp định Thương
mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương
2. Quản lý việc hình thành nhãn hiệu tập thể cho
sản phẩm nông nghiệp Nghệ An
2.1. Tổng quan
Việc hình thành nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm
nông nghiệp Nghệ An được hiểu là giai đoạn làm hồ
Trong các đơn nói trên, HTX dịch vụ nông
nghiệp Đô Lương nộp đơn 2 lần yêu cầu bảo
hộ nhãn hiệu “VĐ, làng nghề Vĩnh Đức”.
Đơn nộp lần thứ nhất bị từ chối vì các lý do
về hình thức:
- Thiếu giấy phép của cơ quan nhà nước có
Như vậy, so với thời điểm 31/3/2014 chỉ có thêm Hội
sản xuất và kinh doanh chè Nghệ An nộp đơn số 4-2014-
16826 yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chè Nghệ An”
cho sản phẩm chè. Có thể nhận định chỉ có 1 đơn/năm
yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể là quá ít so với tiềm
năng nông nghiệp của Nghệ An.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, cập nhật 31/3/2015)
TT Số đơn Nhãn hiệu Sản phẩm Chủ sở hữu Tình trạng pháp lý
1 4-2009-18867 Làng nghề Phú Lợi Nước mắm Hội Nông dân xã Quỳnh Dị
Được bảo hộ (Văn bằng
số 161942)
2 4-2012-21141 Hương TrầmQuỳ Châu Hương trầm
Hợp tác xã hương trầm
Quỳ Châu
Được bảo hộ (Văn bằng
số 214989)
3 4-2012-25380 VĐ, làng nghềVĩnh Đức
Kẹo lạc, bánh
đa, kẹo dồi
Hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp Đô Lương Từ chối bảo hộ
4 4-2013-01906 Hải Giang 1TX Cửa Lò Nước mắm
Hội phát triển thương hiệu
làng nghề nước mắm
Hải Giang
Chấp nhận đơn
ngày 25/6/2013
(đang thẩm định)
5 4-2013-12252
Chế biến và
bảo quản hải
sản
Hải sản đông
lạnh
Hội phát triển thương hiệu
làng nghề chế biến và bảo
quản hải sản đông lạnh
Từ chối bảo hộ
6 4-2013-19726 Nghi Tân Tôm, cá, mực,cua, ghẹ
Hội phát triển thương hiệu
làng nghề chế biến và bảo
quản hải sản
Được bảo hộ
7 4-2014-01301 VĐ, làng nghềVĩnh Đức
Kẹo lạc, bánh
đa, kẹo dồi,
bánh ong
Hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp Đô Lương
Nộp đơn ngày
17/01/2014
(đang thẩm định)
8 4-2014-16826 Chè Nghệ An Chè Hội sản xuất và kinh doanhchè Nghệ An
Nộp đơn ngày 22/7/2014
(đang thẩm định)
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2015 [30]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
của sản phẩm trên thị trường, chống lại các hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể(4).
3.1. Mục tiêu quản lý nhãn hiệu tập thể
Việc quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nhằm
đạt được những mục tiêu:
- Đảm bảo quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể hợp
pháp cho các tổ chức, cá nhân; ngăn chặn và chống các
hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu tập thể.
- Bảo đảm tính thống nhất trong việc sử dụng nhãn
hiệu tập thể.
- Đảm bảo hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu tập
thể, đáp ứng các điều kiện quy định của chủ sở hữu
nhãn hiệu như đã nêu tại Quy chế sử dụng nhãn hiệu
tập thể.
- Góp phần gia tăng giá trị kinh tế của hàng hóa, dịch
vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập cho
người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mang
nhãn hiệu.
3.2. Nội dung quản lý nhãn hiệu tập thể
- Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (tem, nhãn,
bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu...).
- Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm
theo quy trình kỹ thuật nhằm bảo đảm chất lượng của
sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.
- Quản lý quá trình phân phối, lưu thông, tiêu thụ
sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường.
3.3. Chủ thể quản lý nhãn hiệu tập thể
Thống kê chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể qua 8 trường
hợp ở Nghệ An cho thấy chủ thể quản lý nhãn hiệu là
Hội/Hiệp hội, Hợp tác xã.
Các bộ phận thuộc quyền chủ thể quản lý nhãn hiệu
tập thể:
- Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là Hội/Hiệp hội:
+ Ban Chấp hành;
+ Ban Kiểm soát: có chức năng giám sát, kiểm soát
hoạt động của các bộ phận chuyên môn của Hội/Hiệp
hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hội viên
và kiểm tra, giám sát hoạt động của các bộ phận chuyên
môn trong Hiệp hội và việc sử dụng nhãn hiệu tập thể
của các thành viên;
+ Các bộ phận chuyên môn: kế hoạch - tài chính, kỹ
thuật, thị trường, tư vấn, hỗ trợ việc sử dụng nhãn hiệu
tập thể.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là Hợp tác xã:
+ Ban Chủ nhiệm (Ban Quản trị);
+ Ban Kiểm soát: có chức năng giám sát, kiểm
soát hoạt động của các bộ phận chuyên môn của
HTX và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các xã
viên. Ban Kiểm soát do Đại hội đại biểu xã viên trực
tiếp bầu ra.
thẩm quyền về việc cho phép sử dụng địa danh
“Vĩnh Đức” trên nhãn hiệu tập thể theo quy
định của điều 87.3 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Cách sử dụng nhãn hiệu tập thể trong Quy
chế về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể
làng nghề Vĩnh Đức không thống nhất. Quy chế
này đã sử dụng: “nhãn hiệu tập thể Làng nghề
Vĩnh Đức”, “nhãn hiệu Vĩnh Đức”, “nhãn hiệu
tập thể Vĩnh Đức”.
Cả hai lý do dẫn đến đơn bị từ chối chấp
nhận hợp lệ đều rất đơn giản và rất dễ khắc
phục, nhưng HTX dịch vụ nông nghiệp Đô
Lương đã không khắc phục kịp thời các thiếu
sót trong đơn (được nộp năm 2012), do đó đã
quá thời hạn cho phép khắc phục. Bởi vậy,
đến năm 2014, HTX dịch vụ nông nghiệp Đô
Lương lại nộp đơn lần thứ hai yêu cầu bảo hộ
nhãn hiệu tập thể như cũ cho cùng nhóm sản
phẩm.
Qua đây cho thấy, nếu kịp thời khắc phục
các thiếu sót trong đơn thì cơ hội được bảo hộ
nhãn hiệu có thể đến sớm hơn, dẫn đến thuận
lợi trong kinh doanh.
2.2. Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
Sản phẩm nông nghiệp gắn với nông dân,
trong đó Hội Nông dân là tổ chức đại diện cho
quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, nhưng
thực tế trên địa bàn cả nước chỉ có 45 nhãn hiệu
tập thể do các cấp Hội Nông dân là chủ sở hữu,
trong đó: Hội Nông dân cấp tỉnh là chủ sở hữu
5 nhãn hiệu tập thể; Hội Nông dân cấp huyện là
chủ sở hữu 23 nhãn hiệu tập thể; Hội Nông dân
cấp xã là chủ sở hữu 17 nhãn hiệu tập thể (Hội
Nông dân xã Quỳnh Dị, Nghệ An hiện đang là
chủ sở hữu 01 nhãn hiệu tập thể) (Xem phục lục
cuối bài).
Việt Nam có 933 sản phẩm nông nghiệp
được nhiều người biết đến gắn với 721 địa danh
trên cả nước(3), sau nữa nhắc đến sản phẩm nông
nghiệp thì lẽ thường không thể tách rời Hội
Nông dân với tư cách tổ chức đại diện cho nông
dân, vậy mà chỉ có 45 nhãn hiệu tập thể do Hội
Nông dân là chủ sở hữu so với 933 sản phẩm
nông nghiệp (đạt tỷ lệ 0,048%). Đây là hiện
tượng cần nghiên cứu để khắc phục.
3. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu tập thể
cho sản phẩm nông nghiệp Nghệ An
Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm
nông nghiệp Nghệ An được hiểu là giai đoạn
đảm bảo chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2015 [31]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quản lý tài chính, phân chia lợi nhuận; quy định về
nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ phận....
3.5. Phương tiện quảng bá và khai thác giá trị
nhãn hiệu tập thể
Để phát huy ý nghĩa và giá trị của nhãn hiệu tập thể
trên thực tế, song song với việc thiết lập cơ cấu tổ chức
phù hợp và văn bản phục vụ việc quản lý nhãn hiệu tập
thể, cần có các biện pháp khai thác giá trị nhãn hiệu,
bao gồm:
- Thiết kế và phát hành các tài liệu giới thiệu hàng
hóa/dịch vụ, biểu tượng, hệ thống tem nhãn sử dụng
cho nhãn hiệu tập thể (tờ rơi, poster, biển hiệu quảng
cáo...).
- Triển khai chương trình hoạt động quảng bá sản
phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu trong các hội chợ, trên
các phương tiện truyền thông (báo, đài, website, truyền
hình...).
- Xây dựng phương án thương mại hóa cho hàng
hóa/dịch vụ; thiết lập các kênh tiêu thụ hàng hóa/dịch
vụ ở trong và ngoài nước.
3.6. Trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ quản lý nhãn
hiệu tập thể
- Hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang nhãn
hiệu tập thể: được thiết kế thống nhất và được sử dụng
dưới sự kiểm soát của tổ chức tập thể.
- Thiết bị phân tích, điểm định chất lượng, đo, đếm;
phòng thí nghiệm; khu sản xuất thử nghiệm.
- Tem sản phẩm: chứa mẫu nhãn hiệu tập thể, dùng
để dán trên sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm: gồm các mẫu nhãn hiệu tập thể
và các thông tin liên quan đến sản phẩm, dùng để
gắn/dán trên bao bì sản phẩm.
- Bao bì sản phẩm.
- Hệ thống các phương tiện quảng bá sản phẩm, có
thể bao gồm: tờ rơi, website giới thiệu về sản phẩm; kệ
bầy bán sản phẩm; gian hàng...
- Hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý,
kiểm soát...
4. Mô hình thực tiễn quản lý nhãn hiệu tập thể
Trên đây là mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể, trong
thực tế đã có doanh nghiệp Nghệ An áp dụng mô hình
này và đã thành công ở giai đoạn yêu cầu bảo hộ nhãn
hiệu tập thể. Bài viết xin khảo sát trường hợp nhãn hiệu
tập thể NGHI TÂN đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, chủ sở hữu
là Hội Phát triển thương hiệu làng nghề chế biến và bảo
quản hải sản khối 6, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò,
Nghệ An.
Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể được
ban hành kèm theo Quyết định số 1934/QĐ-UBND do
+ Bộ phận chuyên môn có chức năng và
nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ việc sử dụng nhãn
hiệu tập thể.
3.4. Hệ thống văn bản quản lý nhãn hiệu
tập thể
Các văn bản cần thiết để có thể tổ chức triển
khai các hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể
bao gồm:
a. Quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể: Những
nội dung chủ yếu quan trọng:
- Tiêu chuẩn để trở thành thành viên tổ chức
tập thể.
- Điều kiện sử dụng nhãn hiệu.
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế
sử dụng nhãn hiệu.
- Thông tin về nhãn hiệu, hàng hóa, dịch vụ
mang nhãn hiệu.
- Điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn
hiệu, nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu
(bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng
hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát
của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý
nhãn hiệu).
- Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu (kiểm soát
việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu
phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng
nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện
theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu
).
- Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc
sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy
tín của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp...
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép
sử dụng nhãn hiệu tập thể.
b. Quy trình kỹ thuật: Sản xuất, chế biến,
canh tác, bảo quản sản phẩm mang nhãn hiệu.
c. Quy định về sử dụng tem, nhãn, bao bì sản
phẩm: Cách thức sử dụng tem, nhãn, bao bì sản
phẩm mang nhãn hiệu tập thể (vị trí, màu sắc,
thông tin bắt buộc, thông tin/dấu hiệu về cơ sở
sản xuất...).
d. Kế hoạch kiểm soát của tổ chức tập thể:
Quy định cụ thể về các nội dung kiểm soát; địa
điểm kiểm soát; phương thức, biện pháp, thời
gian kiểm soát tương ứng với từng nội dung
(kiểm soát trên cơ sở giấy tờ, tài liệu; kiểm tra
thực địa...).
e. Các quy chế, quy trình, quy định nội bộ:
Có thể bao gồm: nội quy hoạt động; quy chế
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2015 [32]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cocus, samolnella, sigela, ecoly trong sản phẩm mang
nhãn hiệu tập thể.
Quy chế này đã đạt các yêu cầu của pháp luật và
được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận.
5. Kết luận
Cần nhấn mạnh rằng khi được Cục Sở hữu trí tuệ
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể không
có nghĩa là sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, mà
nên coi đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là phải
thông qua các biện pháp quản lý, đảm bảo chất lượng
sản phẩm, quảng bá sản phẩm và tìm được thị trường
tiêu thụ sản phẩm thì giá trị của sản phẩm mới thật sự
gia tăng.
Bởi vậy, đề xuất quản lý được nêu tại mục 3 rất nên
được các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng để sản
phẩm do doanh nghiệp cung cấp được thị trường chấp
nhận, kể cả thị trường nước ngoài khi mà Việt Nam
đang chuẩn bị các điều kiện để tham gia các hiệp định
thương mại hàng hóa tại khu vực và trên thế giới..../.
UBND thị xã Cửa Lò ban hành ngày 21/8/2013.
Quy chế này bao gồm các mục:
- Những quy định chung;
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh;
- Điều kiện công nhận;
- Tiêu chuẩn được sử dụng nhãn hiệu: về cơ
sở vật chất, về điều kiện vệ sinh;
- Kinh phí hoạt động;
- Quyền và trách nhiệm của cá nhân/hộ gia
đình sử dụng nhãn hiệu;
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại, xử lý các
vi phạm ;
- Hoạt động của Ban chấp hành;
- Quy định chất lượng sản phẩm hàng hóa:
đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
thủy, hải sản TCVN (5289-1992), trong đó quy
định yêu cầu bắt buộc giới hạn về chất gây độc
hại, đặc biệt có quy định về yêu cầu “Tuyệt đối
không có” các chất gây độc hại như staphylo-
PHỤ LỤC
NHÃN HIỆU TẬP THỂ DO HỘI NÔNG DÂN LÀ CHỦ SỞ HỮU
TT Chủ văn bằng Tỉnh Nhãn hiệu/sản phẩm
1 Hội Nông dân huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) Bắc Kạn
Chợ Đồn - Bắc Kạn
Gạo Bao Thai, hình
2 Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn Miến Dong Bắc Kạn, hình
3 Hội Nông dân xã Bạch Đằng Bình Dương Bư ởi Bạch Đằng Tân Uyên - Bình D ương, hình
4 Hội Nông dân thị xã Thuận An Bình D ương Măng Cụt Lái Thiêu, hình
5 Hội Nông dân huyện Bắc Bình Bình Thuận Con dông KHU LÊ Huyện Bắc Bình - Tỉnh Bình Thuận, hình
6 Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời Cà Mau Cá Khô Bổi U Minh, hình
7 Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển Cà Mau Tôm Khô Rạch Gốc, hình
8 Hội Nông dân huyện U Minh Cà Mau Mật Ong U Minh Hạ, hình
9 Hội Nông dân phư ờng Ba Láng Cần Thơ Mít Ba Láng không hạt trái cây đặc sảnMiền Tây, hình
10 Hội Nông dân phư ờng Thới An Đông Cần Thơ Nấm Bào Ng ư Thới An Đông, hình
11 Hội Nông dân phư ờng Hòa Khánh Bắc Đà Nẵng Quốc Tín
12 Hội Nông dân ph ường Phú Thịnh Hà Nội Bánh Tẻ Phú Nhi, hình
13 Hội Nông dân xã Thư ợng Mỗ Hà Nội B ưởi tôm vàng Đan Phượng, hình
14 Hội Nông dân huyện Sóc Sơn Hà Nội Rau hữu cơ Sóc Sơn, hình
15 Hội Nông dân xã Phú Nghĩa Hà Nội PN 1712 Mây tre đan Phú Nghĩa, hình
16 Hội Nông dân xã Ninh Hiệp Hà Nội Thuốc Nam - Thuốc Bắc Ninh Hiệp, hình
17 Hội Nông dân huyện H ương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh
Bưởi, Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh
Bưởi, hình
18 Hội Nông dân huyện Mai Châu Hòa Bình Mai Châu vietnam traditional brocade, hình
19 Hội Nông dân huyện U Minh Thượng Kiên Giang Khô Cá Sặc Rằn U MINH Th ượng, hình
20 Hội Nông dân huyện U Minh Thư ợng Kiên Giang Mật ong U Minh Thư ợng, hình
Tạp chí
KH-CN Nghệ AnSỐ 4/2015 [33]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
(Nguồn: Tác giả tổng hợp tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, cập nhật 15/3/2015)
Chú thích
(1) Minh Chi (2015), Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản, Báo Nghệ An, 24/03/2015.
(2) Xin tham khảo thêm: Trần Hải Linh (2012), Xây dựng nhãn hiệu tập thể để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường đối với các doanh nghiệp Nghệ An, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Nghệ An số 4/2012. Trần Văn Hải
(2014), Xây dựng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 04/2014.
(3) Trần Việt Hùng (2012), Định hướng phát triển báo hộ tài sản trí tuệ cho nông sản Hà Giang, Hội thảo khoa học và
Diễn đàn đầu tư “Vì Hà Giang phát triển”.
(4) Tác giả đã tham khảo tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (2012), Tài liệu giảng dạy về Sở hữu trí tuệ, Sản phẩm của dự
án “Đào tạo, huấn luyện về sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ chủ trì thực hiện, tr. 55-60.
21 Hội Nông dân huyện Gò Quao Kiên Giang Rư ợu Đư ờng xuồng Kiên Giang, hình
22 Hội Nông dân huyện Châu Thành Kiên Giang Khóm Tắc Cậu Châu Thành Kiên Giang, hình
23 Hội Nông dân huyện U Minh Thượng Kiên Giang Vọp Kiên Giang U Minh Th ợng, hình
24 Hội Nông dân huyện U Minh Thư ợng Kiên Giang Mắm Cá lưỡi trâu U Minh Th ợng, hình
25 Hội Nông dân xã Thạnh Hưng Kiên Giang TH Giồng Riềng Bánh Tráng Thạnh Hư ng, hình
26 Hội Nông dân xã Ngọc Hòa Kiên Giang Giồng Riềng Sầu Riêng Hòa Thuận, hình
27 Hội Nông dân huyện Bát Xát Lào Cai R ợu Sin San
28 Hội Nông dân huyện Bát Xát Lào Cai Chè Shan A Mú Sung
29 Hội Nông dân huyện Bát Xát Lào Cai Chè Shan Dền Sáng
30 Hội Nông dân huyện Si Ma Cai Lào Cai Rư ợu ngô Mản Thẩn, hình
31 Hội Nông dân huyện Si Ma Cai Lào Cai Rư ợu ngô Cán Cấu, hình
32 Hội Nông dân xã Quỳnh Dị Nghệ An Nước mắm, Làng nghề Phú Lợi, hình
33 Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận H ương vị của nắng và gió PHAN RANG, hình
34 Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận Táo Ninh Thuận, hình
35 Hội Nông dân xã Cẩm Thanh Quảng Nam Tre Dừa Cẩm Thanh - Hội An, hình
36 Hội Nông dân huyện Trà Bồng Quảng Ngãi Quế Trà Bồng - Tây Trà, hình
37 Hội Nông dân phường Phương