Quản lý sản xuất - Cái nhìn toàn diện

Đối với các công ty sản xuất thì vị trí của hoạt động quản lý sản xuất là một vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Rất nhiều người đã lựa chọn tìm việc làm quản lý để làm mục tiêu nghề nghiệp cho mình. Nhưng liệu bạn đã nắm rõ về vị trí này cần phải chịu trách nhiệm cho những công việc gì trong doanh nghiệp. Tìm hiểu ngay sau đây nhé. 1. Quản lý sản xuất – tiền đề của sản xuất và các công tác quản lý Sản xuất là tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Từ khi con người biết sản xuất từ thưở sơ khai đến nay thì nó kéo theo sự phát triển về quản lý sản xuất. Đây là một công việc khá tiềm năng và là sự lựa chọn của nhiều người với định hướng nghề nghiệp của mình. Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong hoạt động sản xuất nhưng không tách biệt mà song hành với quá trình này; tham gia vào việc lên kế hoạch, giám sát hoạt động của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất.

docx9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý sản xuất - Cái nhìn toàn diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ SẢN XUẤT - CÁI NHÌN TOÀN DIỆN Đối với các công ty sản xuất thì vị trí của hoạt động quản lý sản xuất là một vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty. Rất nhiều người đã lựa chọn tìm việc làm quản lý để làm mục tiêu nghề nghiệp cho mình. Nhưng liệu bạn đã nắm rõ về vị trí này cần phải chịu trách nhiệm cho những công việc gì trong doanh nghiệp. Tìm hiểu ngay sau đây nhé. 1. Quản lý sản xuất – tiền đề của sản xuất và các công tác quản lý Sản xuất là tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Từ khi con người biết sản xuất từ thưở sơ khai đến nay thì nó kéo theo sự phát triển về quản lý sản xuất. Đây là một công việc khá tiềm năng và là sự lựa chọn của nhiều người với định hướng nghề nghiệp của mình. Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong hoạt động sản xuất nhưng không tách biệt mà song hành với quá trình này; tham gia vào việc lên kế hoạch, giám sát hoạt động của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất. Nhân viên quản lý sản xuất là người thực hiện quản lý, giám sát và đảm bảo mọi hoạt động trong quá trình sản xuất từ cơ sở dữ liệu, vật chất, nguyên liệu đến khi quá trình kết thúc và tạo ra thành phẩm. Người nắm giữ vị trí này cần mục tiêu quản lý, quản trị sản xuất như sau: - Thực hiện và hoàn thành chức năng sản xuất, tạo ra sản phẩm đúng số lượng và chất lượng theo thời gian được yêu cầu - Tạo ra tiềm lực và lợi thế cạnh tranh cho công ty - Đảm bảo tính hiệu quả trong việc cung ứng sản phẩm theo yêu cầu đa dạng của khách hàng 2. Mô tả công việc quản lý sản xuất Thông tin dưới đây cho bạn có cái nhìn chi tiết và cụ thể cũng như hình dung được khối lượng công việc quản lý để định hướng nghề gắn bó với cuộc đời mình trong tương lai. - Đầu tiên, quản lý sản xuất cần lập và triển khai kế hoạch sản xuất gồm: + Làm việc trực tiếp với bạn giám đốc để chốt danh sách, thời gian sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm + Lập kế hoạch, lịch trình sản xuất hàng tháng rồi phân công công việc cụ thể cho các tổ sản xuất thực hiện + Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triển khai kế hoạch sản xuất - Kiểm soát hoạt động sản xuất bao gồm: + Phân công nhiệm vụ cho các giám soát sản xuất + Sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc + Thường xuyên kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất + Kịp thời phát hiện ra sản phẩm lỗi, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý - Tuyển dụng và đào tạo nhân sự cũng là công việc của quản lý sản xuất. + Dựa theo những tình huống thực tế, phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển dụng thêm nhân sự phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. + Tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự nhằm đảm bảo nhân sự đáp ứng được nhu cầu công việc. + Lên kế hoạch và triển khai việc đào tạo nhân sự mới. Chọn ra những nhân viên có tiềm năng để đào tạo nâng cao tay nghề. - Quản lý cơ sở vật chất của nhà máy + Lập kế hoạch mua sắm những thiết bị và máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đề xuất lên bạn giám đốc. + Tổ chức thực hiện bàn giao kỹ thuật và cách sử dụng máy móc mới cho nhân viên trong nhà máy. Tổ chức thực hiện việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, thiết bị của nhà máy. - Các công việc khác mà quản lý sản xuất cần thực hiện: + Lập ra và triển khai các quy định, chế độ khen thưởng, của nhà máy + Đánh giá kết quả làm việc của các tổ sản xuất, khen thưởng kịp thời đối với những tổ cũng như cá nhân làm việc tốt + Phối hợp với các bộ phận khác để điều chỉnh quy trình sản xuất cho hợp lý + Báo cáo công việc định kỳ hoặc khi bạn giám đốc yêu cầu + Thông báo những thông tin từ cấp trên đến các nhân viên 3. Những thông tin liên quan đến quản lý sản xuất 3.1. Thời gian, địa điểm làm việc Quản lý sản xuất sẽ làm việc ở 2 địa điểm chính là tại khu vực sản xuất và văn phòng. Người quản lý sản xuất có thể làm việc đa dạng ở các doanh nghiệp sản xuất, công xưởng, nhà máy. Khi tham gia làm việc ở khu vực sản xuất, người quản lý cần đảm bảo các yếu tố về bảo hộ lao động, mặc đồ bảo hộ như mũ bảo hộ, kính bảo hộ Hầu hết quản lý sản xuất làm việc toàn thời gian. Thời gian làm việc sẽ được phân bổ cùng địa điểm làm việc. Ở một số cơ sở, người quản lý có thể làm tăng ca đêm hay ca cuối tuần để kịp tiến độ hoàn thành sản phẩm. 3.2. Quy trình quản lý sản xuất ở trong các doanh nghiệp Bất kỳ một loại hàng hóa nào đều đòi hỏi những công đoạn cơ bản trong quá trình sản xuất. Quy trình này nhằm đảm bảo hiệu quả của sản xuất cũng như giúp quản lý có thể theo dõi, giám sát được chất lượng làm việc của công nhân lẫn chất lượng của sản phẩm được dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn quy trình này nhé. Quy trình sản xuất trải qua 6 công đoạn: - Đánh giá năng lực sản xuất Đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp là bước đầu định hướng sản xuất và đảm bảo hiệu quả hoạt động của doạnh nghiệp. Việc làm này cho phép người quản lý trả lời những câu hỏi về xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm của mình? Khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng hoặc khách hàng hay không, đáp ứng đến mức độ nào? + Quản lý các công đoạn sản xuất Đây là một trong những bước quan trọng của quản lý sản xuất để thực hiện các công đoan một cách khoa học. Mục tiêu là đảm bảo sự chặt chẽ, những tính toán cụ thể để tránh các trường hợp sai sót, những thất thoát không đáng có cho doanh nghiệp. + Lên kế hoạch cho nhu cầu vật liệu của công ty. Đây là công đoạn chuyển hóa những thông tin thu thập được từ bước xác định nhu cầu thị trường và đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạc được lập ra càng chi tiết thì việc đảm bảo công đoạn sản xuất diễn ra càng thuận lợi. + Quản lý chất lượng sản phẩm Sản phẩm chính là “đứa con đẻ” của doanh nghiệp cả về vật chất và tinh thần. Qua sản quản lý nhận biết được chất lượng của quá trình sản xuất của mình ra sao. Các sản phầm đều cần đánh giá và phân loại chất lượng để định giá cả. Công đoạn này buộc phải báo cáo số lượng, phản hồi của khách hàng về sản phẩm để có kế hoạch điều chỉnh. Chất lượng sản phẩm sẽ làm nên thương hiệu của doanh nghiệp. + Định giá cho sản phẩm Kinh doanh là biến sản phẩm của doanh nghiệp ra ra lợi nhuận, định giá sản phẩm là một trong những hoạt động quản lý sản xuất bắt buộc. Giá của sản phẩm phải được dựa trên chi phí cho nguyên vật liệu, hao tổn máy móc và hao phí lao động của công nhân và dựa trên nhu cầu của thị trường. + Quản lý bán hàng Đã là quá trình quản lý sản xuất buộc phải xác định những nhu cầu của thị trường và giá cả những loại sản phẩm thông qua báo cáo doanh thu. Người sản xuất có thể sử dụng công cụ hoặc thuê được những người bán hàng đáng tin cậy. 3.3. Phương pháp tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả Nếu như quy trình là lý thuyết thì phương pháp là cầu nối để đưa lý thuyết và thực tế, biến những con chữ trên giấy thành giá trị cho doanh nghiệp. Người quản lý sản xuất cần thực hiện các phương pháp sau để đem lại hiệu quả công việc. + Lên kế hoạch làm việc chi tiết giúp người quản lý xác định được trước khối công việc và phân bổ thời gian hợp lý, không bỏ sót bất kỳ hoạt động nào. Điều này tránh cho bạn rơi vào trạng thái “đãng trí”.  + Kiểm tra, giám sát thường xuyên không chỉ là công việc mà còn là phương pháp tổ chức. Việc này cho cái nhìn thực tế, toàn diện và khách quan về công việc, quan trình hay sản phẩm thực hiện. Đồng thời tránh sự chủ quan, phát hiện kịp thời những rắc rối để kịp khắc phục giảm thiểu thiệt hại + Sử dụng công cụ quản lý là phương pháp khá phổ biến. Thời đại 4.0 với sự bùng nổ của công nghệ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tất yếu. Để giúp việc quản lý đơn giản và chính xác hơn, đồng bộ hóa công việc với các phần mềm quản lý hỗ trợ. Từ đó, tăng tính hiệu quả và giảm chi phí. + Thường xuyên báo cáo thống kê, kiểm tra số lượng hàng tồn đọng, tình hình xuất nhập khẩu cho phép nhà quản lý kiểm soát và dự đoán được tình hình xấu, đề ra những phương án, chiến lược đúng đắn trong tương lai. Từ đó, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 4. Những tố chất để trở thành quản lý sản xuất 4.1. Kỹ năng tổ chức sản xuất Để có thể lập và triển khai kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả, đúng tiêu chuẩn và mang lại năng xuất cao, nhân viên quản lý sản xuất cần phải nắm vững kỹ năng tổ chức sản xuất. Người quản lý cần phải nắm được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất và những được tính của sản phẩm để có được kế hoạch sản xuất hợp lý. Hoạt động tổ chức cần phải chính xác, khoa hoạch và khả thi trong đó. Định mức lao động và tổ chức áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất là rất quan trọng trong sản xuất. Điều này sẽ giúp công ty sử dụng hợp lý được những nguồn lực của doanh nghiệp, tránh lãng phí. Nhân viên quản lý sản xuất cần phải nắm rõ những đặc trưng của từng công đoạn, từng vị trí để có kế hoạch chi tiết và tối ưu nguồn lực. Việc tổ chức và định mức các nhóm lao động không phù hợp sẽ gây ra lãng phí và ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. 4.2. Hoạch định quy trình sản xuất Công việc sản xuất muốn hiệu quả thì người quản lý phải đưa ra lịch trình sản xuất hợp lý và cụ thể. Hoạch định quá trình sản xuất cần đảm bảo chính xác và phù hợp với từng thời kỳ. Để hoạch định được thời gian chính xác thì nhà quản lý cần nắm được những yêu cầu, tính chất và đặc trưng của mỗi giai đoạn cụ thể. Lịch trình sản xuất còn cần phải linh hoạt để có thể giải quyết được những yêu cầu mới đặt ra hoặc những sự cố xảy ra. 4.3. Tạo động lực cho nhân viên Kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng bắt buộc phải có đối với công việc này. Bạn phải hiểu được tính chất công việc cũng như môi trường làm việc để có thể đưa ra những đãi ngộ hợp lý. Nếu có những đãi ngộ hợp lý thì công nhân sẽ làm việc năng xuất hơn, hiệu quả công việc sẽ được tăng cao. Điều này còn giúp cho nhân viên sẽ ở lại với công ty, nhất là đối với những công nhân chất lượng cao. Bài viết này đã mang đến cho bạn những vấn đề liên quan đến quản lý sản xuất và những kỹ năng cần thiết nhất. Nếu như bạn có mong muốn trở thành một nhân viên quản lý sản xuất thì hãy cố gắng rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cần thiết nhé.
Tài liệu liên quan