Cùng với tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin, việc tin học hoá trong quản lý càng trở nên cần thiết.
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển trong nhiều lĩnh vực, thư viện sách là một trong những nhu cầu cần thiết yếu trong công việc và cuộc sống của mọi người. Số lượng sách ngày càng nhiều, bên cạnh đó nhu cầu xem và mượn sách cũng ngày càng gia tăng. Tại các thư viện lớn như Thư viện Quốc Gia, Thư viện Hà Nội vấn đề mượn và đọc sách của độc giả ngày càng trở nên khó khăn hơn cho cả độc giả lẫn thủ thư mà nguyên nhân chủ yếu là do việc tìm kiếm khó khăn, không nắm được tình trạng sách, khó nhắc đòi sách quá hạn, quản lý bản gốc ra vào kho khó khăn, không có khả năng liên kết giữa nhiều thư viện, làm hồ sơ sách phức tạp
Tuy nhiên ứng dụng Công nghệ thông tin cho thư viện ở nước ta còn nằm trong qui mô hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chương trình quản lý thư viện điện thử là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao tri thức cũng như giảm thiểu những khó khăn của thủ thư và độc giả.
Quản lý thư viện điện tử có nhiệm vụ quản lý, phục vụ công tác tra cứu, nghiên cứu của độc giả. Hệ thống quản lý thư viện phải nắm giữ được số lượng sách trong thư viện, phân loại sách theo từng chương mục cụ thể để có thể dễ dàng, thuận tiện cho việc truy tìm. Quản lý đặt sách,quản lý NXB để đặt sách và nhận sách đặt, ghi nhận mượn-trả-đòi sách quá hạn, quản lý bạn đọc, quản lý được nội dung điện tử để có thể lấy nội dung trực tiếp. Ngoài ra hệ thống cũng cần phải biết được tình trạng sách hiện tại (sách đang ở đâu,như thế nào ), phải được cập nhật thông tin mỗi khi bổ sung các tư liệu mới hoặc thanh lý các tư liệu không còn giá trị. Đối với việc tr cứu, hệ thống phải đưa ra biên mục các sách có trong thư viện, sao cho độc giả dễ dàng tìm được những tư liệu cần thiết. Quản trị tự động khả năng tra sách từ xa, liên kết các thư viện cả tra cứu và mượn sách.
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý thư viện tại trường đại học khoa học tự nhiên - đại học quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu bài toán quản lý thư viện
Cùng với tốc độ phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin, việc tin học hoá trong quản lý càng trở nên cần thiết.
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển trong nhiều lĩnh vực, thư viện sách là một trong những nhu cầu cần thiết yếu trong công việc và cuộc sống của mọi người. Số lượng sách ngày càng nhiều, bên cạnh đó nhu cầu xem và mượn sách cũng ngày càng gia tăng. Tại các thư viện lớn như Thư viện Quốc Gia, Thư viện Hà Nội…vấn đề mượn và đọc sách của độc giả ngày càng trở nên khó khăn hơn cho cả độc giả lẫn thủ thư mà nguyên nhân chủ yếu là do việc tìm kiếm khó khăn, không nắm được tình trạng sách, khó nhắc đòi sách quá hạn, quản lý bản gốc ra vào kho khó khăn, không có khả năng liên kết giữa nhiều thư viện, làm hồ sơ sách phức tạp…
Tuy nhiên ứng dụng Công nghệ thông tin cho thư viện ở nước ta còn nằm trong qui mô hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chương trình quản lý thư viện điện thử là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao tri thức cũng như giảm thiểu những khó khăn của thủ thư và độc giả.
Quản lý thư viện điện tử có nhiệm vụ quản lý, phục vụ công tác tra cứu, nghiên cứu của độc giả. Hệ thống quản lý thư viện phải nắm giữ được số lượng sách trong thư viện, phân loại sách theo từng chương mục cụ thể để có thể dễ dàng, thuận tiện cho việc truy tìm. Quản lý đặt sách,quản lý NXB để đặt sách và nhận sách đặt, ghi nhận mượn-trả-đòi sách quá hạn, quản lý bạn đọc, quản lý được nội dung điện tử để có thể lấy nội dung trực tiếp. Ngoài ra hệ thống cũng cần phải biết được tình trạng sách hiện tại (sách đang ở đâu,như thế nào…), phải được cập nhật thông tin mỗi khi bổ sung các tư liệu mới hoặc thanh lý các tư liệu không còn giá trị. Đối với việc tr cứu, hệ thống phải đưa ra biên mục các sách có trong thư viện, sao cho độc giả dễ dàng tìm được những tư liệu cần thiết. Quản trị tự động khả năng tra sách từ xa, liên kết các thư viện cả tra cứu và mượn sách.
Để giải quyết bài toán trên cơ sở thực tế, nhóm em đã tiến hành khảo sát và thực nghiệm bài toán quản lý thư viện tại trường ĐH KHTN - ĐH QGHN.
2. Khảo sát thư viện trường ĐH KHTN
2.1. Cơ cấu tổ chức
Mô tả sơ lược về cơ cấu tổ chức:
( Ban quản lý thư viện : Chịu trách nhiệm điều hành chung cho toàn bộ các công tác trong thư viện.
( Phòng nghiệp vụ: Lập kế hoạch mua sách mới, thanh lý sách cũ, kế hoạch phục vụ độc giả, cấp thẻ độc giả.
( Bộ phận bổ sung tài liệu: Liên hệ các NXB để mua sách, các đơn vị, cá nhân cung ứng sách đưa vào thư viện
( Nhân viên thủ thư: Tiếp nhận sách đánh mã số, phân loại sách, kiểm tra độc giả có thẻ đọc sách, thống kê và tra cứu sách.
2.2. Quy trình quản lý sách và sinh viên
Công việc quản lý sách trong thư viện được quản lý theo một quy trình như sau:
Đối với việc nhập sách:
Mỗi khi bổ sung sách mới bộ phận bổ sung tài liệu sẽ lập kế hoạch bổ sung tài liệu dựa trên Catolog NXB và tên các loại sách hiện có ở các hiệu sách. Nếu kế hoạch bổ sung tài liệu được duyệt thì bộ phận này sẽ tiến hành đi mua về và làm một số thao tác sau trước khi nhập sách vào kho:
Đóng dấu thư viện lên sách
Phân loại sách theo lĩnh vực:
Ví dụ: Tin học, y học, nghệ thuật…
Phân loại sách theo môn loại:
Sách về tin học: Cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, tối ưu hoá…
Sách về toán: Toán cao cấp, hình giải tích…
Đánh mã số cho sách: Mã số sách gồm: mã phân loại ghép với mã môn loại ghép với số thứ tự sách và số tập của sách.
Viết các thông tin về sách (mã số sách, tên sách, tên tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản, giá tiền, số trang, tập ) vào fix bỏ hộp fix.
Các hộp fix được phân loại theo lĩnh vực như: kinh tế, điện tử vi tính… Trong mỗi hộp lại phân nhỏ theo một số đặc thù nhất định. Các hộp fix cũng được phân loại theo vần đầu của tên tác giả hoặc tên sách.
Nhận độc giả mới:
Khi độc giả đến đăng ký làm thẻ sinh viên và nộp một hình của độc giả và kèm theo lệ phí làm thẻ. Nhân viên cấp thẻ sẽ phát phiếu đăng kí để bạn đọc khai báo theo hình thức như sau:
Sau đó bạn đọc sẽ được cấp một thẻ đọc sách, mỗi thẻ có một số thẻ riêng không trùng với các số thẻ khác. ở đây số thẻ chính là mã số của độc giả. Mã số độc giả được đánh theo khoá học gồm 6 chữ số. Trong đó 2 chữ số đầu tiên chỉ khoá học, 4 chữ số sau chỉ số thứ tự sinh viên thuộc khoá học đó. Hình thức thẻ như sau:
Thẻ đọc sách của độc giả có giá trị khi đã được ký duyệt đầy đủ và nó chỉ có giá trị trong khoá học hiện tại.
2.3. Quy tắc xử lý
Chu trình mượn sách:
Một sinh viên mượn sách phải đến thư viện của trường và làm các bước sau:
Tra sách cần tìm trên hộp fix hoặc hệ thống máy tính của thư viện.
Điền vào Phiếu yêu cầu tìm sách toàn bộ tên sách,mã sách,tên tác giả…vào phiếu rồi đưa thủ thư.
Trường hợp sách nếu được thủ thư tìm được, thủ thư yêu cầu độc giả ký nhận sách. Sau khi thủ thư nhận lại phiếu yêu cầu có ký nhận của thì giao sách và giữ lại phiếu yêu cầu.
Nếu không tìm được sách theo yêu cầu độc giả có thể cất phiếu yêu cầu tìm sách đó cho lần sau.
Quy tắc mượn sách:
Tuỳ theo đối tượng sẽ có quy cách mượn sách khác nhau.
- Đối với sinh viên.
Môĩ lần được mượn:
Sách giáo trình: Mỗi sinh viên được mượn tối đa 8 quyển (nếu thư viện đủ sách). Mượn từ đầu kỳ đến cuối kỳ.
Sách tham khảo: Mỗi lần mượn tối đa 2 quyển, thời gian mượn không quá 15 ngày.
- Đối với cán bộ công chức.
+ Được mượn tối đa 7 cuốn
+ Thời hạn mượn 1 tháng.
- Đối với nghiên cứu sinh Cao học, sinh viên tại chức…
+ Phải cược tiền khi mượn sách.
+ Khi trả phải trừ khấu hao để tu bổ tài liệu.
+ Mức trừ khấu khao tuỳ theo quy định hiện hành.
+ Được mượn tối đa là 7 cuốn (trong đó có 2 cuốn là tham khảo)
+ Thời hạn mượn đối với giáo trình là 1 kỳ, tài liệu tham khảo 15 ngày.
Nếu quá hạn 1 ngày thì sẽ không được mượn sách trong vòng 1 tháng.
Xử lý sách mới nhập:
+ Kiểm tra số lượng đầu vào
+ Phân loại sách
+ Đánh mã số
+ Phân bổ về các phòng đọc
Xử lý sinh viên: tuỳ theo vi phạm, có 2 mức xử lý:
+ Thu thẻ từ 1 ( 3 tháng.
+ Thu thẻ vĩnh viễn, thông báo cho Hội đồng kỷ luật, cơ sở đào tạo
Quy trình mượn sách:
Hình 1: Qui trình mượn sách của hệ thống
Quy trình trả sách:
Hình 2: Quy trình trả sách
2.4. Nhận xét
Quy trình tìm kiếm, mượn, trả…của hệ thống hiện tại diễn ra hết sức thủ công, đã bộc lộ những nhược điểm sau:
( Việc lưu trữ thông tin về sách, thẻ thư viện và các thông tin cần thiết trong công tác mượn trả đều được tiến hành thủ công bằng sổ sách và các chứng từ với một số lượng lớn và lưu trữ trong nhiều năm. Chính vì vậy gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, tốn nhiều thời gian và công sức cho thủ thư với những biện pháp bảo quản và hình thức kiểm tra, kiểm kê phức tạp.
( Xử lý số liệu chậm và không chính xác, nếu lưu trữ có sai sót thì việc sửa đổi gặp nhiều khó khăn.
( Việc thống kê theo định kì và theo yêu cầu đột xuất không kịp thời và thiếu chính xác.
( Vấn đề liên thông giữa các thư viện là không thể thực hiện được.
Chính những nhược điểm nói trên và mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, quản lý hiệu quả việc mượn trả sách của thư viện nên nhóm em xây dựng hệ thống này nhằm tin học hoá công việc của thư viện.
Các yêu cầu đối với tính năng hệ thống:
Hệ thống mới được xây dựng cần cho phép lưu trữ, cập nhật sách một cách tự động, dễ dàng với khối lượng lớn.
Cho phép sinh viên truy vấn các thông tin về thư viện thông qua mạng internet linh động, nhanh và chính xác.
Tối thiểu hoá thời gian tìm kiếm sách, thống kê sách, có những cách tìm kiếm khác nhau. Hệ thống cần thích hợp với việc gia tăng số lượng sách, số lượng độc giả.
Cho phép tự động hoá việc đăng kí mượn sách thực hiện bởi chính sinh viên qua mạng internet, thực hiện bởi thủ thư qua giao diện thân thiện với người dùng.
Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thư viện: các loại sách hiện có, số lượng còn, số lượng mượn.
Cơ sở dữ liệu hệ thống đầy đủ và thống nhất quản lý các hoạt động của sinh viên như mượn sách, sử dụng dịch vụ, hình thức trả sách….
Dữ liệu được đưa vào kiểm tra và chuẩn hoá phải đảm bảo sự đúng đắn và chặt chẽ trong công tác quản lý.
Tự động hoá các tác nghiệp của hệ thống: đăng kí mượn, quản lý phiếu mượn, quản lý sách, tra cứu sách, thống kê danh mục sách trong thư viện, danh sách sinh viên đang mượn, vi phạm nội quy thư viện….nhằm tăng hiệu suất công việc, tính chính xác trong việc quản lý sách cũng như sinh viên.
Các yêu cầu khác đối với hệ thống:
Hệ thống tin cậy và chính xác, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hệ thống linh động, dữ liệu truy cập nhanh.
Hệ thống đảm bảo bảo mật cho người sử dụng, đảm bảo người dùng thực hiện đúng phạm vi chức năng.
Với những yêu cầu đặt ra, chúng em đã lựa chọn các phương pháp và công cụ để phát triển hệ thống.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN
1. Sơ đồ phân rã chức năng của hệ thống
Thủ thư thực hiện
( Đăng nhập quản trị:
Khi người dùng đăng nhập trang quản trị, thông số do người dùng nhập sẽ được so sánh trong bảng CSDL. Nếu đúng thì người dùng được phép vào và quản lý trang quản trị với quyền hạn đã được cấp bởi Admin.
( Quản lý sách:
Việc quản lý sách là một trong những chức năng cơ bản của bài toán quản lý thư viện. Quản lý sách bao gồm các chức năng : thêm, chỉnh sửa, xoá. Sách trong thư viện được quản lý theo loại sách và nhóm sách hoặc cũng có thể phân biệt theo nội dung.
Hình 4: Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý sách
Cập nhật sách:
Hình 5 : Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật sách
Cập nhật loại sách:
Hình 6 : Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật loại sách
Cập nhật nhóm sách:
Hình 7: Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật nhóm sách
Cập nhật nhà xuất bản:
Hình 8: Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật nhà xuất bản
Tìm kiếm, xử lý sách:
ở chức năng này, thủ thư có thể tìm kiếm sách theo ý muốn.
Thủ thư được cung cấp hai chức năng:
+ Tìm kiếm đơn giản: thực hiện việc tìm kiếm theo tên sách, bất kỳ sách nào có tên chứ các từ khoá do thủ thư đưa ra đều hiển thị lên trang kết quả phía thủ thư.
+ Tìm kiếm nâng cao: cho phép tìm kiếm theo nhiều tieu chí nư tìm theo tên sách, tác giả, loại, nhóm giúp nâng cao độ chính xác của kết quả trả về so với sách cần tìm.
Hình 9 : Sơ đồ phân rã chức năng Tìm kiếm, xử lý sách
( Quản lý thẻ thư viện: (Quản lý độc giả)
Độc giả ở đây là sinh viên vì vậy cần phải làm các công việc sau:
Tạo thẻ thư viện, quản lý việc sinh viên vi phạm nội quy của thư viện. Công việc này rất quan trọng, dựa trên những thông tin này thủ thư ra quyết định có cho sinh viên đó đăng ký mượn sách hay không.
Hình 10 : Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý thẻ thư viện
Cập nhật thẻ thư viện :
Hình 11 : Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật thẻ thư viện
Cập nhật vi phạm nội quy:
Hình 12 : Sơ đồ phân rã chức năng Cập nhật vi phạm nội quy
( Quản lý mượn, trả
Chức năng quản lý mượn trả giúp thủ thư giải quyết yêu cầu mươn sách của sinh viên. Yêu cầu mượn sách của sinh viên sẽ được gửi cho thủ thư, dựa vào thông tin sách mượn của sinh viên cũng như thông tin sách trong kho thủ thư sẽ quyết định có đáp ứng nhu cầu mượn sách của sinh viên đó hay không. Quyết định này được thông báo cho sinh viên. Nếu được chấp nhận thư viện sẽ hẹn sinh viên ngày nhận sách. Khi sinh viên mượn hoặc trả sách thực sự, chức năng quản lý thông tin mượn và quản lý thông tin trả sẽ giúp thủ thư cập nhật các thông tin này một cách nhanh chóng và chính xác.
Hình 13: Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý mượn trả
( Trả lời thông tin phản hồi, góp ý:
Đối với bài toán quản lý thư viện, việc cung cấp chức năng cho phép sinh viên và thủ thư cùng trao đổi, giải đáp các thắc mắc là rất thiết thực. Nó giúp cho việc liên lạc giữa sinh viên và thủ thư được nhanh chóng và chính xác. Sinh viên có thể gửi thông tin thắc mắc góp ý tới thủ thư. Chức năng này của hệ thống sẽ cung cấp cho thư thư chức năng trả lời tin tức của sinh viên
( Tìm kiếm, xử lý sinh viên:
Tương tự chức năng tìm kiếm sách, chức năng này cũng hỗ trợ 2 phương pháp tìm kiếm .
Hình 14: Sơ đồ phân rã chức năng Quản lý tìm kiếm, xử lý sinh viên
( Lập báo cáo, thống kê:
Hệ thống báo cáo (thống kê) đựơc phân thành hai loại:
( Các thống kê liên quan đến độc giả của thư viện.
( Các thống kê liên quan đến tài nguyên sách của thư viện.
Từ việc thống kê này thủ thư có cáI nhìn tổng quan về các vấn đề trong thư viện như:
( Sách nhập trong kỳ.
( Tần suất mượn sách (số lần sách được mượn).
( Tần suất mượn sách của từng sinh viên (số lần mượn sách của sinh viên).
( Số lượng và tình trạng sách (hỏng, cho mượ, mất, có trong thư viện).
( Số lượng học viên.
( Số học viên vi phạm nội quy.
( Số thẻ bị treo.
Hình 15: Sơ đồ phân rã chức năng Lập báo cáo thống kê.
1.2. Chức năng cung cấp cho độc giả
Tìm kiếm sách:
Ở chức năng này học viên có thể tìm kiếm sách theo ý muốn tương tư như thủ thư.
Hình 16: Sơ đồ phân rã chức năng Tìm kiếm sách.
( Đăng ký mượn sách:
Sau khi đăng nhập với thẻ thư viện đã có, độc giả có thể tra cứu các loại sách mình cần, nếu có nhu cầu mượn thì chức năng này sẽ phục vụ độc giả.
Trên trang kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị các sách phù hợp với yêu cầu của học viên, sẽ có các ô chọn để sinh viên đánh dấu các cuốn sách cần yêu cầu đăng ký mượn và gửi đến thủ thư, dữ liệu sẽ được xử lý và cập nhật vào bảng.
Hình 17: Sơ đồ phân rã chức năng Đăng ký mượn sách
2. Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống
Một số khái niệm:
( Biểu đồ luồng dữ liệu: là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu:
Sự diễn tả ở mức logic.
Chỉ rõ các chức năng con phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả.
Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện chúng.
( Các chức năng: Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu (thay đổi giá trịn, cấu trúc, vị trí của mỗi dữ liệu hoặc một số dữ liệu đã tạo ra một dữ liệu mới).
Tên chức năng phải là một từ động
Biểu diễn chức năng.
Luồng dữ liệu: Một luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông tin vào hay ra một chức năng nào đó.
( Biểu diễn
Các kho dữ liệu: Một kho dữ liệu là một dữ liệu được lưu lại để có thể truy cập nhiều lần về sau.
Tên kho dữ liệu phải là danh từ.
Biểu diễn
Các tác nhân: Một tác nhân là một thực thể ngoài hệ thống có trao đổi thông tin với hệ thống
Tên tác nhân là một danh từ
Biểu diễn
Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống:
Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0
Diễn giải:
+ Mô tả chức năng:
+ Mô tả luồng dữ liệu:
+ Mô tả kho dữ liệu:
+ Mô tả tác nhân:
2.5. Các thực thể và các thuộc tính trong hệ thống
Từ việc phân tích hoạt động của hệ thống ta xác định được các thực thể như sau:
Ghi chỳ: PK = Khoỏ chớnh (Primary key)
FK = Khoỏ ngoại (Foreign key)
2.5.1. SACH (Bảng thụng tin về sách)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
MaSach
Mã sách, PK
2
TenSach
Tên sách
3
TacGia
Tác giả
4
MaNXB
Mã nhà xuất bản
5
NamXB
Năm xuất bản
6
LoaiSach
Mã loại sách
7
Nhom
Mã nhóm sách
8
TinhTrang
Trạng thái sách
9
NgayNhap
Ngày nhập
10
Gia
Giá sách
Trong đó, trạng thái sách mang các giá trị:
+ S: có sẵn trong thư viện
+ M: đó cú người mượn
+ D: đó có người đăng ký
+ H: bị hỏng
+ K: bị mất
2.5.2. LOAISACH (Loại sách)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
MaLoaiSach
Mã loại sách, PK
2
TenLoai
Tên loại sách
2.5.3 NHOMSACH (Nhóm)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
NhomSach
Mã nhóm, PK
2
TenNhom
Tên nhóm
2.5.4. THETV (Thông tin về thẻ thư viện)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
MaThe
Mã thẻ, PK
2
TenBD
Tên bạn đọc
3
DiaChi
Địa chỉ
4
DienThoai
Điện thoại
5
Email
Email
6
Lop
Lớp
7
Khoa
Khoa
8
NgayCap
Ngày cấp thẻ
9
TrangThai
Trạng thái thẻ
2.5.5. NHAXUATBAN (Thông tin về nhà xuất bản)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
MaNXB
Mã nhà xuất bản, PK
2
TenNXB
Tên nhà xuất bản
3
DiaChiNXB
Địa chỉ
4
TrangChu
Trang chủ
5
Email
Email
6
Fax
Fax
7
Tel
Điện thoại
2.5.6. VIPHAM (Thông tin vi phạm nội quy)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
MaThe
Mã thẻ, FK
2
MaSach
Mã sách, FK
3
HinhThuc
Hình thức vi phạm
4
ThoiGian
Thời gian vi phạm
2.5.7. CANBO (Thông tin về thủ thư)
STT
Nội dung
Ghi chỳ
1
MaCB
Mã cán bộ, PK
2
TenCB
Tên cán bộ
3
ChucVu
Chức vụ
4
Cap
Cấp
5
ThongTinCaNhan
Thông tin cá nhân
2.6. Mô hình ERD
Diễn giải:
+ Quan hệ giữa VIPHAM và THETV là quan hệ 1 – n: Một thẻ cú thể vi phạm nhiều lỗi
+ Quan hệ giữa THETV và SACH là quan hệ n – n: Một thẻ có thể mượn nhiều sách và một quyển sách có thể được mượn bởi nhiều bạn đọc. Bạn đọc có thể mượn để đọc tại chỗ hoặc mượn dài hạn
+ Quan hệ giữa SACH và NHOMSACH là quan hệ 1 – n: Một nhóm sách có thể có nhiều quyển sách nhưng một quyển chỉ có thể thuộc một nhóm sách
+ Quan hệ giữa SACH và LOAISACH là quan hệ n – n: Một quyển sỏch cú thể thuộc về nhiều chủ đề khác nhau (khác loại) và mỗi loại có thể có nhiều sách, vd: Sách Sinh – Hoá, sách Toán – Tin…
+ Quan hệ giữa SACH và NXB là quan hệ 1 – n: một quyển sách chỉ có thể được xuất bản bởi một nhà xuất bản, một nhà xuất bản có thể xuất bản nhiều sỏch.
2.7. Các tác vụ đối với thư viện và các thực thể có liên quan
Quản lý sách:
Cập nhật loại sách
Cập nhật nhóm sách
Cập nhật nhà xuất bản
Cập nhật sách
Quản lý thẻ thư viện:
Danh mục lớp
Danh mục khoa
Quản lý mã thẻ
Quản lý mượn trả:
Đối với bạn đọc mượn đọc tại chỗ thì phải đảm bảo trả trong ngày
Cập nhật sách vào kho nếu bạn đọc trả sách
Thông báo còn sách nếu còn trong kho, thông báo hết nếu không có sách.
Cập nhật các trường hợp quá hạn (vi phạm)
Báo cáo thống kê:
Thống kê sách nhập trong kỳ
Thống kê các sách hỏng, rách, mất…
Thống kê tần suất mượn sách của từng đầu sách
Số lần mượn sách của bạn đọc
Quản lý cán bộ:
Thống kê các cán bộ đang công tác tại thư viện
Phân quyền hạn cho từng cấp, từng chức vụ
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Giới thiệu bài toán quản lý thư viện 1
2. Khảo sát thư viện trường ĐH KHTN 2
2.1. Cơ cấu tổ chức 2
2.2. Quy trình quản lý sách và sinh viên 2
2.3. Quy tắc xử lý 4
2.4. Nhận xét 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN 9
1. Sơ đồ phân rã chức năng của hệ thống 9
2. Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống 18
2.5. Các thực thể và các thuộc tính trong hệ thống 22
2.5.1. SACH (Bảng thông tin về sách) 22
2.5.2. LOAISACH (Loại sách) 23
2.5.3 NHOMSACH (Nhóm) 23
2.5.4. THETV (Thông tin về thẻ thư viện) 23
2.5.5. NHAXUATBAN (Thông tin về nhà xuất bản) 23
2.5.6. VIPHAM (Thông tin vi phạm nội quy) 24
2.5.7. CANBO (Thông tin về thủ thư) 24
2.6. Mô hình ERD 25
2.7. Các tác vụ đối với thư viện và các thực thể có liên quan 26