Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đặt ra những thành công quan trọng trên mọi mặt cuqr đời sống xã hội, trong đó có việc đổi mới dân chủ trong quản lý ở cấp cơ sở. Theo hệ thống hành chính Việt Nam ở cấp cơ sở là đơn vị xã (phường), xã được gọi ở nôgn thôn và phường được gọi ở vùng đô thị cho đến nay. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiêp, có trên 70% dân số sống và làm việc ở khu vực này, đóng góp một tỉ trọng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, nước ta vốn là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, cho nên làng xã đã tồn tại và phát triển ngàn xưa. Đây chính là mảnh đất màu mỡ, để bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển các truyền thống, phong tục của dân tộc, là nơi gìn giữ các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc, làng xã cũng là bức thành đồng chống lại sự xâm chiếm, nô dịch, đồng hoá ủa văn hoá ngoại lai độc hại của bên ngoài.
Cấp làng xã, với tư cách quản lý hành chính cơ sở, còn là đơn vị, tổ chức kinh tế quan trọng. Tuy nhiên cấp làng xã cũng là nơi chứa đựng những hủ tục, những tư tưởng lạc hậu, lối sống bảo thủ bên cạnh đó do tính tổ chức khép kín làm cho việc sản xuất và hiệu quả kinh tế không cao. Mặt khác, ở dây kỷ cương phép nước chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng cửa quyền chưa thực sự chấm dứt.
Đã vậy, do tồn tại quá lâu trong nền kinh tế quan liêu bao cấp, dưới sự quản lý bằng các mệnh lệnh kế hoạch hành chính chúng ta đã không chú ý đúng mức đến vai trò của chính quyền cấp xã, đến việc tự quản ở cấp cơ sở. Chúng ta đã áp đặt cách quản lý một chiều theo chỉ tiêu phân bổ, làm mất đi năng lực tự chủ sáng tạo, không tạo ra được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý xã hội một cách dân chủ ở cơ sở cấp xã (phường) một yêu cầu trong sự nghiệp cách mạng hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A
LỜI NÓI ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang đặt ra những thành công quan trọng trên mọi mặt cuqr đời sống xã hội, trong đó có việc đổi mới dân chủ trong quản lý ở cấp cơ sở. Theo hệ thống hành chính Việt Nam ở cấp cơ sở là đơn vị xã (phường), xã được gọi ở nôgn thôn và phường được gọi ở vùng đô thị cho đến nay. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiêp, có trên 70% dân số sống và làm việc ở khu vực này, đóng góp một tỉ trọng lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, nước ta vốn là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, cho nên làng xã đã tồn tại và phát triển ngàn xưa. Đây chính là mảnh đất màu mỡ, để bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển các truyền thống, phong tục của dân tộc, là nơi gìn giữ các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc, làng xã cũng là bức thành đồng chống lại sự xâm chiếm, nô dịch, đồng hoá ủa văn hoá ngoại lai độc hại của bên ngoài.
Cấp làng xã, với tư cách quản lý hành chính cơ sở, còn là đơn vị, tổ chức kinh tế quan trọng. Tuy nhiên cấp làng xã cũng là nơi chứa đựng những hủ tục, những tư tưởng lạc hậu, lối sống bảo thủ… bên cạnh đó do tính tổ chức khép kín làm cho việc sản xuất và hiệu quả kinh tế không cao. Mặt khác, ở dây kỷ cương phép nước chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng cửa quyền chưa thực sự chấm dứt.
Đã vậy, do tồn tại quá lâu trong nền kinh tế quan liêu bao cấp, dưới sự quản lý bằng các mệnh lệnh kế hoạch hành chính chúng ta đã không chú ý đúng mức đến vai trò của chính quyền cấp xã, đến việc tự quản ở cấp cơ sở. Chúng ta đã áp đặt cách quản lý một chiều theo chỉ tiêu phân bổ, làm mất đi năng lực tự chủ sáng tạo, không tạo ra được động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Như vậy, việc xây dựng được môt cơ chế quản lý tiên tiến phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, là chiếc chìa khoá mở ra thành công. Để có được một cơ chế quản lý như thế, chúng ta tất yếu phải đưa dân chủ trong cách quản lý, bởi chỉ có đổi mới nền dân chủ trong quản lý, đổi mới nền dân chủ từ cơ sở chúng ta mới phát huy được nhân tố sức mạnh cộng đồng, củng cố tình đoàn kết và thống nhất ý chí.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Việc đổi mới nền dân chủ trong quản lý ở cấp cơ sở hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết, cho nên nó đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, với những khía cạnh khác nhau. Ví dụ: “quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - mọt số vấn đề và giải pháp” của nhóm tác giả Phan Đại Doãn, Lê Sĩ Phúc (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 1996)”. Cải cách hành chính địa phương, lý luận và thực tiễn” của nhóm tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức - (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Ngoài ra còn một số bài báo quan trọng khác cũng đề cập xung quanh vấn đề này. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và quản lý xã hội dân chủ ở cấp cơ sở xã (phường)” làm đề tài luận văn của mình.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ GIẢI QUYẾT:
a- Mục đích nghiên cứu:
Bước đầu tìm hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa và vận dụng nó trong quản lý cấp xã (phường) nhằm phục vụ sự nghiệp đổi mới phương thức quản lý xã hội ở cấp cơ sở và đáp ứng tốt hơn cho công cuộc xây dựng đất nưcớ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
b. Nhiệm vụ giải quyết:
Để đạt được những mục đích nêu trên, việc nghiên cứu cần giải quyết tốt những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Tính tất yếu của việc đổi mới cơ chế quản lý, và sự cần thiết đưa dân chủ vào quản lý ở cấp cơ sở xã (phường) nói riêng và các cấp chính quyền nói chung.
- Tìm hiểu đẩy đủ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng chính quyền cấp xã (phường).
- Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức quản lý của chính quyền cấp xã hiện nay.
- Tìm ra và đề xuất những kiến nghị và giải pháp thích hợp để thực hiện việc quản lý xã hội dân chủ ở cấp xã, phần thúc đẩy nền kinh tế, xã hội ở cơ sở địa phương phát triển.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở triết học Mác - Lênin. Đó là (phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử). Phương pháp này được vận dụng cụ thể trong khi nghiên cứu đề tài là phải xuất phát từ tình hình thực tiễn, từ bản thân chế độ dân chủ và những đặc trưng của công việc quản lý.
Ngoài ra trong bản luận văn chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp phân tích, so sánh…
PHẦN B
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỚI VIỆC QUẢN LÝ XÃ HỘI
1.1. Khái niệm dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa:
1.1.1. Khái niệm dân chủ:
Dân chủ - sản phẩm phát triển của xã hội. Từ khi xuất hiện Nhà nước đã xuất hiện mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước. Tại đó ác mối quan hệ cấu kết giữa các tầng lớp nhân dân nền sản xuất cùng những cách thức tổ chức xã hội qui định ra đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử loài người đã có nhiều hình thức dân chủ. Dân chủ càng cao thì trong những công việc chung, người dân càng có quyền chi phối, càng có quyền quyết định rộng lớn hơn. Con người một mặt bị hạn chế bởi những điều kiện vật chất xác định do lịch sử để lại, mặt khác bị chi phối bởi hệ thống các quan hệ chính trị của chế độ họ đang sống. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất, với những quan điểm chính được xây dựng trên cơ sở quan hệ đó thì cũng là lúc giai cấp thống trị dùng quyền lực của mình để duy trì xã hội trong vòng trật sự xã hội cũ bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các quyền lực (nhất là quyền lực chính trị) của quần chúng.
Dân chủ với tư cách là một hình thức chính quyền mà đặc trưng là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do bình đẳng của người công dân. Trên thực tế chúng ta thấy bất cứ một nên dân chủ nào với tính cách là một tổ chức chính trị của xã hội, xét đến cùng đều do trình độ phát triển của san trong xã hội quy định.
1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa hình thức cao của dân chủ:
Nên dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức cao nhất của nền dân chủ, một nền dân chủ thực sự cho đa số nhân dân và cho quần chúng lao động được thực hiện một cách rộng rãi. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ chủ nghĩa xã hội, chính là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện về chính trị thừa nhận quyền tự do bao gồm báo chí, tự do bầu cử, kinh tế… khẳng định quyền lực thực sự của nhân dân đối với tài nguyên, khoáng sản và những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Về văn hoá, Nhà nước bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc dưới chủ nghĩa xã hội. Do vậy, khi chúng ta xem xét bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa cần phải xem xét trong nhiều mối quan hệ với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước tiên ta xem xét dân chủ và tự do, có thể xem dân chủ như là tiền đề chính trị và xã hội để đạt đến tự do, bởi vì khi giai cấp vô sản thiết lập chế độ sở hữu mới đã xoá đi cơ sở vật chất để tạo nên chế độ. Như vậy việc thiết lập chuyên chính vô sản là tiền đề chính trị xã hội để đạt tới tự do. Song để đạt tới tự do thì con người không chỉ dựa trên các cơ sở chính trị, xã hội, và phải dựa trên sự tất yếu về kinh tế, xã hội nữa. Đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Vấn đề thứ hai chúng ta xem xét bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ giữa dân chủ và bình đẳng. Chúng ta nói tới dân chủ với góc độ quyền lợi thực tế thuộc nhân dân thì bản thân khái niệm dân chủ này trở thành mối quan hệ cá nhân với xã hội hoặc là mối quan hệ xã hội với từng cá nhân. Mỗi cá nhân dù trưởng thành hay chưa đều có nhu cầu dân chủ, cho nên dân chủ ở đây là dân chủ cho nhân dân, của nhân dân, vì nhân dân và nó được phản ánh tập trung trong Nhà nước. Bản thân khái niệm dân chủ thực chất đã có bóng dáng của bình đẳng, không có bình đẳng, thì cũng không có dân chủ. Theo nghĩa đó, thì quản lý xã hội hiệu quả phải là quản lý theo nguyên tắc dân chủ. Bình đẳng và dân chủ xã hội có sự tương đồng và gắn bó mật thiết với nhau tức là muốn có dân chủ đòi hỏi phải có sự bình đẳng trong kinh tế, chính trị xã hội và bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt nào về quyền lực giữa các công dân.
Vấn đề thứ ba: xem xét bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Trong mối quan hệ này pháp luật như là một nhân tố bảo đảm để thực hiện dân chủ cho nên một nền dân chủ thực sự không tách rời với pháp luật và kỷ cương ngược lại pháp luật trở thành thuộc tính bên trong, nội tại của dân chủ. Nếu không có dân chủ thì không thể có pháp chế dân chủ, ngược lại đến lượt nó, nền dân chủ không thể tồn tại và phát triển nếu không dựa vào pháp luật. Như vậy, ở nước ta trong giai đoạn hiện nay khi mà nền dân chủ đang được xác lập và phát triển thì trường học của dân chủ chính là trường học về kỷ cương Nhà nước thành nhu cầu, thành thói quen của quần chúng nhân dân và biết dùng nó khi điều chỉnh các hành vi trong cuộc sống hay giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân con người với nhau.
Vấn đề thứ tư là dân chủ và nhân cách. Thực tiễn xã hội cho thấy rằng nếu như không có dân chủ thực sự thì khó có thể có nhân cách trung thực sáng tạo. Tình trạng vi phạm dân chủ đã dẫn đến con người bị tha hoá, đến tình trạng phân thân giả dối, đến sự mất mát về nhân cách. Do vậy, con người tạo lập nhân ách và phát triển nhân cách lành mạnh đòi hỏi phải đi qua con đường dân chủ hoá, đặc biệt là dân chủ trong đời sống tinh thần.
Như vậy, không thể hiểu đơn thuần dân chủ xã hội chủ nghĩa, chỉ là hình thức tổ chức chính trị của xã hội mà còn phải đưa nó vào trong cuộc sống, mà thực tiễn đã cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là chế độ chính trị và trong quá trình phát triển nó còn phải được thể hiện ra như một giá trị xã hội.
Do đó, bản chất của dân chủ nhất là trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chính là nền dân chủ vô sản, một nền dân chủ thực sự vì nhân dân lao động tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã là là nền dân chủ hoàn thiện nhất và rộng rãi nhất từ trước tới nay. Chỉ có nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới phát huy triệt để tính chủ động sáng tạo, tích cực của nhân dân lao động, nhằm khai thác hết tiềm năng to lớn của yếu tố con người và huy động sự đóng góp của nhân dân, hơn nữa một nước nghèo như chúng ta, công cuộc này chỉ có thể thực hiện được thành công bằng con đường duy nhất, dan chủ hoá triệt để và rộng rãi toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội. Mà cụ thể ở đây chúng ta vận dụng vào trong công cuộc quản lý xã hội ở cấp cơ sở xã (phường).
1.2. Quản lý xã hội dân chủ - Mục đích của chủ nghĩa xã hội và động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
1.2.1. Khái niệm quản lý xã hội:
Quản lý: thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau, quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội, vì vậy mỗi ngành khoa học định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình. Khái niệm chung về quản lý dưới góc độ riêng của mình. Khái niệm chung về quản lý do điều kiện học đưa ra. Đó là sự tác động định hướng bất kì lên một hệ thống nào, nhằm trật tự hoá nó và hướng nó vào phát triển phù hợp với những quy định nhất định, ở đây hệ thống được hiểu như là tổng thể những yếu tố cấu thành có đặc trưng riêng mà những đặc trưng đó không phải là thuộc tính của mỗi yếu tố riêng rẽ nằm trong hệ thống. Khái niệm nêu trên không những phù hợp với vận động của thiết bị tự động hoá với máy móc cơ giới, mà cả với cơ thể sống, một tập thể người, một tổ chức hay một cơ quan Nhà nước đều cần có sự quản lý. Xét theo nghĩa rộng, quản lý là nhằm phối hợp lỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu xã hội. Như vậy, quản lý xã hội có đặc trưng là:
Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể quản lý, sự tác động thường xuyên giữa những con người trong các cấp độ tồn tại khác nhau (con người, cá nhân, con người, giai cấp…) khi có hoạt động chung của con người là xuất hiện nhu cầu quản lý. Trong đời sống xã hội, sự tác động quản lý bằng cách này, cách khác đều nhằm vào con người, vào phẩm chất và hoạt động của họ. Để nâng cao chất lượng hoạt động của con người với tư cách là khách thể quản lý thì bản thân chủ thể quản lý - cơ quan quản lý và những con người làm việc trong đó cũng phải không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
Như vậy al xã hội hiểu theo ý nghĩa trên là một khái niệm rộng, bao hàm hai khái niệm: “Quản lý các công việc Nhà nước” (phần quản lý xã hội do Nhà nước đảm nhiệm) và quản lý các công việc của xã hội (phần quản lý xu hướng còn lại).
1.2.2: Quản lý xã hội dân chủ - Động lực thúc đẩy xã hội phát triển:
Quản lý có nhiệm vụ chức năng là phối hợp hành động của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức, nhiều nhóm xã hội khác nhau để hướng những hành vi hoạt động của con người, của tổ chức vào giải quyết những nhiệm vụ công việc đặt ra theo một định hướng nhất định nhằm đạt được mọt mục tiêu đã đề ra mặt khác, hiệu quả quản lý phụ thuộc vào sự phù hợp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, vào mức độ nhận thức sâu sắc của chủ thể quản lý với đối tượng al và sự phục tùng của khách thể bị quản lý.
Quản lý xã hội dân chủ là phát huy tính tích cực và tạo ra sự phù hợp giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị… nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý.
Thực tiễn lịch sử chỉ ra rằng mô hình quản lý quan liêu, chuyên quyền, độc đoán, thường làm cho xã hội trì trệ, trói buộc con người. Mô hình quản lý không dân chủ này đã từng tồn tại trong xã hội phong kiến, xã hội này không thừa nhận bất kỳ quyền tự do dân chủ nào của con người. Giai cấp cầm quyền tự áp đặt các mệnh lệnh và dựa vào bộ máy bạo lực khổng lồ của mình để áp đặt thi hành.
Ở nước ta, cách mạng tháng Tám thành công, chế độ xã hội của dân, do dân, vì dân ra đời. Những quyền tự do dân chủ trong nhân dân được thừa nhận. Quản lý dân chủ xã hội bắt đầu. Nhưng trên thực tế, do ảnh hưởng của những tư tưởng và việc duy trì quá lâu cơ chế quan liêu bao cấp nên cơ chế quản lý xã hội dân chủ còn bị vi phạm nghiêm trọng ở nhiều nơi.
Cơ chế quan liêu bao cấp không chấp nhận con người có đầu óc suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo. Cơ chế đó làm cho người lao động mất dần tính chủ động sáng tạo, biến thành kẻ thừa hành dễ bảo, thụ động hoàn toàn. Một xã hội kiểu đó sẽ tự huỷ diệt đi nguồn sinh lực của mình. Sự tham gia của quần chúng hay huy động được tài năng, trí tuệ của nhân dân vào trong các hoạt động quản lý xã hội, nhằm giải quyết kịp thời và có hiệu quả các nhiệm vụ đang đặt ra cho xã hội hiện nay.
Quản lý xã hội một cách dân chủ là phải thiết lập một cơ chế dân chủ như là một phương thức phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh với tất cả mọi trình độ và đặc trưng của nó.
Để hiểu rõ quản lý xã hội một cách dân chủ, chúng ta đi vào tìm hiểu lại vấn đề: Lịch sử tư tưởng dân chủ trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Hai là thực tiễn kinh tế, xã hội - chính trị ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam cho chúng ta thấy, chế độ chuyên chế phong kiến phương đông ảnh hưởng khá nặng nề trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nho giáo tồn tại với một thời gian khá dài, với quan niệm: Tề gia, Trị quốc, Bình thiện hạ. Với sự khẳng định uy quyền tuyệt đối của người chồng, người cha trong gia đình, với sự khẳng định tuyệt đối của nhà vua trong xã hội tất cả các quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội là quan hệ ra lệnh, phục tùng: không thừa nhận bất kì một quyền nào của nhân dân. Tư tưởng trên ảnh hưởng tới cách nghĩ, cách sống, tâm lý và thói quen của người Việt Nam. Chuyên chế phương đông là một thể chế độc quyền của Hoàng đế - Con trời thu vào tay mình mọi quyền hành chính trị, kinh tế, quân sự và tôn giáo. Hoàng đế tuyên bố theo mệnh trời mà trông coi việc chung của thiên hạ, làm vua, làm cha, làm thầy của mọi người.
Nhà nước mang bộ mặt hợp lý: chăm lo công việc chung, chọn người đức tài theo quan điểm pháp luật để trị nước. quan hệ trên dưới là mệnh lệnh, là phục tùng. Chế độ phong kiến là che dấu tính chất chuyên chế của Nhà nước, tính chất đặc quyền của đẳng cấp quan lại, sĩ phu. Người dân dễ chấp nhận điều đó. Công việc chung là công việc của bề trên, của vua quan trong nước và của quan chức trong làng, người dân không có quyền tham gia.
Vấn đề thứ hai là chúng ta cần nghiên cứu thực trạng quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.
Từ những ảnh hưởng nêu trên của xã hội cũ, cùng với hình thức quản lý hành chính bao cấp trong những năm vừa qua, đã đưa tới một tình hình thực tế là sự quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay đang còn hạn chế nhiều mặt, tình trạng mất dân chủ còn diễn ra khá phổ biến, ở nhiều nơi, có nơi mất dân chủ khá nghiêm trọng. Điều đó đang hạn chế sức mạnh của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tình trạng tham nhũng cửa quyền đang diễn ra ở khá nhiều nơi với nhiều hình thức, nhưng hình thức nào đi nữa cũng đều dối lập với dân chủ, xa lạ với bản chất xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa quan liêu dẫn tới tính biệt lập, cắt đứt mối quan hệ trực tiếp thường xuyên giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, dẫn tới những quyết định độc đoán, xa rời thực tiễn và xa dân, là cội nguồn đẻ ra những chủ trương chính sách không có khả năng giải quyết và thực hiện trong thực tế, dẫn tới sự lạc hậu, thiếu sinh khí của các dự án, kế hoạch. Bệnh giấy tờ và chủ nghĩa hình thức, phương pháp chỉ huy bằng áp đặt và mệnh lệnh là những biểu hiện phổ biến của chủ nghĩa quan liêu. Do thoát li thực tế và xa dân, lãnh đạo và quản lý quan liêu đã buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, không tính đến hiệu quả của công việc thực tế hàng ngày, xem thường những phản ứng, không chú ý tới nguyện vọng, kiến nghị của quần chúng.
Cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng gọn nhẹ có hiệu quả và hiệu lực, là một nội dung quan trọng để quản lý xã hội một cách dân chủ. Bộ máy Nhà nước phải được cải cách theo hướng ngày càng mở rộng, càng tạo điều kiện cho quan niệm nhân dân tham gia ngày càng nhiều những công việc của Nhà nước, từ việc xây dựng pháp luật tới đưa pháp luật vào cuộc sống.
Quản lý xã hội cộng đồng có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực (Văn hoá, kt… ) tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia vào công tác quản lý xã hội, thực hiện dân biết, dân bàn, dân kiểm tra. Tạo điều kiện để nâng cao trình độ văn hoá, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân là một điều kiện để nhân dân tự giải quyết những công việc, những sự lãnh đạo của Đảng, các sinh hoạt xã hội, lựa chọn cán bộ đóng góp những ý kiến, những giá trị văn hoá, sáng tạo, kế hoạch phát triển cho cộng đồng.
Như chúng ta đã biết nhân dân thực hiện quyền lực của mình đối với Nhà nước và xã hội, thông qua hai phương diện dân chủ trực tiếp, nhân dân trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức, quản lý xã hội, quản lý Nhà nước và con đường thứ hai là gián tiếp - thông qua các đại biểu của mình để quản lý xã hội. Vậy thì, vấn đề trước tiên để đảm bảo cho dân chủ trong lĩnh vực chính trị, đó là phải đảm bảo quyền tự do dân chủ trong bầu cử, ứng cử và lựa chọn cán bộ, có như vậy mới đảm bảo thực hiện, tổ chức được các cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân lao động một cách có hiệu quả cao nhất, thực sự là cơ quan, tổ chức do dân của dân, và vì dân. Chỉ có bằng con đương mở rộng dân chủ, thực hiện theo nguyên tắc dân chủ trong việc bầu cử, ứng cửa và lựa chọn cán bộ mới, có được những cán bộ - người lãnh đạo sáng suốt, hay đúng hơn là mới chọn được đội ngũ những đại biểu tiên tiến nhất, suất sắc nhất của nhân dân lao động, đại biểu ho quyền lợi chính đáng của nhân dân lao động.
Chỉ có bằng cách đó mới chống lại được chủ nghĩa quan liêu, gia trưởng, bè phái trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Như chúng ta đã biết, vấn đề con người là vấn đề trung tâm của mọi vấn đề. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ thực sự vì con người và do con người. Một tổ chức xã hội, đoàn thể xã hội muốn hoạt động có hiệu quả thì trứơc tiên phải chọn cho được đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tốt, thực sự đại diện cho lợi ích quần chúng, mọi chủ trương chính sách đề ra đều xuất phát từ tình hình thực tiễn, từ nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân dân lao động. ần phải đảm bảo dân chủ trong việc ra quyết định