Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999)

“Cờ bạc là bác thằng bần ; cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” đây là câu nói dân gian mà mọi người trong xã hội luôn truyền tụng cho nhau. Đó cũng là bài học vừa mang tính dạy dỗ, vừa để răn đe mà thế hệ đi trước muốn để lại cho thế hệ sau này. Nó cũng nói lên hệ qủa tất yếu của tệ nạn đánh bạc gây tan vỡ gia đình, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, cờ bạc là nguồn phát sinh của nhiều loại tội phạm như: Tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự .Chính vì lẽ đó, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức và quản lý lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng vấn đề xây dựng và quản lí trật tự công cộng, an toàn công cộng là bộ phận của quá trình xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới. Qúa trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, về đội ngủ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất chính trị tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới cần phải được tiến hành từng bước, có sự tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, cũng như kết hợp hài hòa yếu tố phòng ngừa và yếu tố xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lí hành chính. Bên cạnh việc dùng biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục, biện pháp hình sự được coi là biện pháp cần thiết góp phàn bảo vệ an toàn, trật tự công cộng.Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1985 trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng một cách chặt chẽ, toàn diện và phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ( chương XIX với 55 điều luật quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ).

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU (( ( Tính cấp thiết của đề tài. “Cờ bạc là bác thằng bần ; cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm” đây là câu nói dân gian mà mọi người trong xã hội luôn truyền tụng cho nhau. Đó cũng là bài học vừa mang tính dạy dỗ, vừa để răn đe mà thế hệ đi trước muốn để lại cho thế hệ sau này. Nó cũng nói lên hệ qủa tất yếu của tệ nạn đánh bạc gây tan vỡ gia đình, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, cờ bạc là nguồn phát sinh của nhiều loại tội phạm như: Tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự….Chính vì lẽ đó, ngay từ khi mới ra đời Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, đồng thời không ngừng đổi mới, hoàn thiện việc tổ chức và quản lý lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần nhận thức rằng vấn đề xây dựng và quản lí trật tự công cộng, an toàn công cộng là bộ phận của quá trình xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới. Qúa trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, về đội ngủ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất chính trị tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc xây dựng và quản lí trật tự xã hội mới cần phải được tiến hành từng bước, có sự tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, cũng như kết hợp hài hòa yếu tố phòng ngừa và yếu tố xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lí hành chính. Bên cạnh việc dùng biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục giáo dục, biện pháp hình sự được coi là biện pháp cần thiết góp phàn bảo vệ an toàn, trật tự công cộng.Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1985 trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng một cách chặt chẽ, toàn diện và phù hợp với chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ( chương XIX với 55 điều luật quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ). Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng về cơ bản vẩn kế thừa những tư tưởng pháp luật đã được thể hiện tại chương VIII Bộ luật hình sự 1985. Tuy nhiên, bên cạnh tính nghiêm khắc trong xử lí, Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với nhiều tội ( 29 điều trong tổng số 55 điều trong chương XIX). So với quy định tại chương VIII Bộ luật hình sự 1985, chương XIX Bộ luật hình sự 1999 đã quy định nhiều tội phạm mới đáp ứng yêu cầu bảo vệ trật tự, an toàn công cộng trong giai đoan hiện nay. Có thể nói Bộ luật hình sự năm 1999 nói chung và chương XIX các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng đã kế thừa, phát triển Bộ luật hình sự 1985 đồng thời sửa đổi, hoàn thiện một cách có hệ thống, toàn diện các tội phạm cụ thể xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu qủa. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 chương XIX . Đây là tội xâm phạm nghiêm trọng đến an toàn công cộng, trật tự công cộng. Hậu qủa của nó đối với xã hội là vô cùng to lớn và diễn biến của nó càng ngày càng phức tạp. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu những đặc điểm, bản chất cơ bản của tội đánh bạc để hoàn thiện điều luật là rất cần thiết. Công việc này hết sức khó khăn và phức tạp, nó không đơn giản chỉ là công việc của các nhà lập pháp, mà nó cần sự đóng góp ý kiến rất lớn từ phía cử tri trong cả nước, để họ có nhiều tình huống dự liệu thực tế và từ đó họ chọn ra những phương pháp tối ưu nhất. Đây cũng là lý do người viết chọn đề tài “tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn này nghiên cứu những yếu tố cơ bản của tội đánh bạc, qua đó thấy được những khó khăn, và rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh phòng chống tội phạm đánh bạc. Đồng thời, cho ta thấy được tình hình gia tăng của loại tội phạm này và có biện pháp đúng đắn để ngăn chặn và đi đến đẩy lùi tội phạm. Và qua đó thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi tội phạm này góp phần làm ổn định trật tự xã hội. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong giới hạn đề tài, sẽ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận chung xung quanh tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định về tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự Việt Nam, những nội dung cơ bản của các tội này như: khái niệm, đặc điểm, bản chất và những trường hợp áp dụng cụ thể....Bên cạnh đó, tìm hiểu thêm một số đặc điểm của tội đánh bạc trên thế giới. Từ đó có thể rút ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện chế định này trong chính sách hình sự nước ta để phù hợp với một số nước trên thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp từ sách bình luận khoa học, giáo trình, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan và vận dụng những kiến thức tích lũy trong thời gian học tập để hoàn thành đề tài này. 5. Cơ cấu đề tài - Phần mở đầu. - Phần nội dung: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đánh bạc và tội đánh bạc. Phần này sẽ làm rõ các khái niệm về tệ nạn đánh bạc, các hình thức đánh bạc, và tác hại do tệ nạn đánh bạc gây ra; các vấn đề về khái niệm, đặc điểm của tội đánh bạc, thủ đoạn của bọn tội phạm đánh bạc hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta nghiên cứu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của tội đánh bạc trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999) Trong phần này dựa trên cơ sở phân tích những khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu ở phần lý luận chung. Đề tài sẽ tập trung vào phân tích các quy định theo pháp luật hiện hành về tội đánh bạc, hình phạt của tội đánh bạc. Và so sánh tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), với tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (Điều 249) để làm rõ hơn nội dung của đề tài. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện Dựa vào nội dung đã phân tích sẽ đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về tội đánh bạc trên thực tế. Qua đó đề ra những giải pháp và kiến nghị về vấn đề này. - Kết luận chung. - Tài liệu tham khảo PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH BẠC VÀ TỘI ĐÁNH BẠC Những vấn đề chung về tệ nạn đánh bạc Khái niệm về tệ nạn đánh bạc Các trò chơi “đỏ đen” đã khá phổ biến trong các tầng lớp nhân dân và từ lâu đã trở thành vấn nạn xã hội. Tới nay, tệ nạn đó đã len lỏi vào nhà trường, những người thầy đã trở thành con thiêu thân của trò chơi sát phạt này. Do đó, việc tìm hiểu khái niệm cơ bản về “đánh bạc” là rất cần thiết. Nó giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tệ nạn đánh bạc. “ Đánh bạc là được thua bằng tiền hay lợi ích khác trên cơ sở một kết quả không hiển nhiên hoặc một biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Thông thường, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ biết được rõ ràng, trong thời gian ngắn. Ngoài ra, đánh bạc cũng được hiểu khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử”. Cờ bạc là một tệ nạn xã hội, một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, quan hệ giữa người với người trở nên hận thù vì thua bạc, gây tan vỡ gia đình và là nguồn phát sinh các tội phạm trộm cắp, lừa đảo, gây rối trật tự công cộng. Việc nhiều cán bộ Nhà nước lấy tiền đi cá độ hay đánh đề đã xâm hại trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa. Và việc đấu tranh, phòng ngừa và bài trừ tệ nạn đánh bạc ra khỏi xã hội là yêu cầu cấp bách, và là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chứ không phải của riêng cá nhân, hay cơ quan chức năng nào. . Các hình thức đánh bạc hiện nay Cờ bạc là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngày nay, tệ nạn đánh bạc đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nó không chỉ tồn tại ở các nước phát triển mà ngay cả các nước chậm phát triển. Tệ nạn đánh bạc ở trên thế giới và ở Việt Nam phổ biến chủ yếu dưới ba hình thức sau: Thứ nhất, cờ bạc chuyên nghiệp trong các sòng bạc dạng Casino, hình thức chủ yếu là xóc đĩa. Nhưng những năm gần đây, do đời sống kinh tăng trưởng, nhiều người có tiền của mải mê ăn thua trong đó có các bọn cầm đầu các nhóm lưu manh, tham nhũng, buôn lậu đã lao vào các sòng bạc, ném vào đó bạc triệu. Những “xới cờ bạc” hiện nay có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính thường xuyên chứ không do các con bạc tự lập, tự phát như trước đây. Xới cờ bạc có chủ xới phụ trách chung, có người đứng thu tiền “hồ” của con bạc, có “bảo kê” thường là những đối tượng đầu gấu, có tiền án, tiền sụ. Tại sòng bạc, con bạc có thể cầm đồ, đổi tiền vàng, và được đáp ứng các loại “dịch vụ” khác như ăn uống, chích, hút ma túy, chơi gái… Các con bạc không chỉ là các cậu tú con nhà giàu, những thanh niên thất nghiệp, vô công rỗi nghề, bọn trộm cắp vặt…học sinh, sinh viên mà những sòng bạc lớn con bạc chủ yếu là các đối tượng buôn bán kinh doanh, những cán bộ tha hóa, tham nhũng tiền của Nhà nước, những tên tội phạm đầu sỏ… Những ổ bạc “liên tỉnh” dạng Casino cũng xuất hiện ngày một nhiều với những con bạc là những đối tượng cư trú ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, tổ chức đánh bạc trong thời gian dài, với số tiền lớn. Đi theo các con bạc còn có một số đối tượng mang tiền để cho vay nặng lãi. Dân cờ bạc gọi đối tượng này là “tín dụng”. Để có thể ngồi đánh bạc suốt ngày, các con bạc tổ chức nấu ăn tại chỗ. Tương ứng theo sự phát triển của thế giới hiện đại, kỹ thuật cờ bạc ngày càng phát triển. Đã xuất hiện nhiều hình thức cờ bạc mới như cá độ bóng đá, đá gà ăn tiền, đánh bạc điện tử,v.v. Điển hình là vụ án Trương Văn Cam, trong nhiều tội danh mà các bị can trong vụ án này bị khởi tố có tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và cá bạc. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, tổ chức cờ bạc của Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn đã thu được một khoản tiền khổng lồ. Tính từ năm 1962 cho đến khi bị bắt giữ vào ngày 12/12/2001, Năm Cam đã có bốn tiền sự về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và một tiền án ba năm tù về tội giết người. Ví dụ: Ngày 15/9/2002 Công an tỉnh Đồng Nai đã đánh sập một trường gà quy mô lớn tại Long Thành, bắt qủa tang 57 đối tượng, tạm giữ 10 xe ôtô, 23 xe máy. Qua tin báo của nhân dân về một tổ chức đánh bạc bằng hình thức đá gà cá độ, phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Đồng Nai đã tổ chức công tác trinh sát, nắm tình hình để đấu tranh, triệt phá. Qua đó, đơn vị phát hiện những kẻ tổ chức sòng cờ bạc này chuẩn bị tới 4 điểm cách nhau khoảng 5 cây số và thường xuyên di dời điểm tổ chức nhằm tránh bị sự đột kích bất ngờ của công an. Đặc biệt, trên đoạn đường dài khoảng 15 cây số tính từ quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, vào đến điểm tổ chức đá gà, chúng còn bố trí một số “trạm gác”, đồng thời sử dụng một số người chạy xe ôm làm tai mắt, vừa để phát hiện, báo tin kịp thời sự xuất hiện của công an vừa để hướng dẫn những đối tượng thực sự đi tham gia cá độ gà. Sáng sớm tinh mơ ngày 15/9/2002, các trinh sát hình sự cấp báo tin về ban chỉ huy công an nguồn tin hôm nay các con bạc sẽ đến sát phạt nhau tại điểm ở nông trường cao su Thái Hiệp Thành, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành. Một phương án tác chiến đã được khẩn trương xác lập thật chu đáo cho cuộc tập kích bắt qủa tang. Sáng sớm ngày 15/09/2002, một mũi trinh sát được xe chở đến bố trí ém sẵn ở khu vực rẫy mì, cao su gần xung quanh địa điểm tổ chức sòng gà. Một mũi trinh sát khác nhanh chóng hòa nhập vào những kẻ đi xem đá gà tiếp cận bên trong. Tuy nhiên, phải chờ đến 15 giờ chiều, khi những kẻ cờ bạc đang hăng say theo dõi trận đấu, các cán bộ công an mới được lệnh tấn công. Trận đánh phối hợp nội công, ngoại kích thật ngoạn mục. Chính yếu tố bất ngờ đã mang lại hiệu qủa, trinh sát “gom” được 57 đối tượng cùng với tang vật chứng gồm 10 con gà đá, 6 cặp cựa dùng cho gà đa, 1 cân đồng hồ loại 5 kg dùng để cân, phân loại hạng gà tham gia thi đấu, trên 5,2 triệu đồng và 23 xe máy, 10 xe ôtô là phương tiện để các đối tượng sử dụng để đến trường gà; 6 điện thoại di động dùng để liên lạc. Ngoài ra, qua kiểm tra người, các cán Bộ Công an còn thu được trên 27,7 triệu đồng của một số đối tượng. Công an tỉnh Đồng Nai cho biết chủ trường gà là Mai Thu Hòa, sinh năm 1955 ngụ tại phường 7 quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có 15 đối tượng khác đã bị tạm giữ, chủ trường gà Mai Thu Hoa và các đối tượng “bắt” trung bình từ 1- 2 triệu đồng hoặc hơn cho mỗi “độ”. Sáng ngày 17/09/2002 một đối tượng đánh bạc là Vũ Minh Tân, tự “Tân heo” ngụ tại thị trấn Long Thành đã đến đầu thú tại Công an tỉnh Đồng Nai. Vụ án cờ bạc quy mô lớn này đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân địa phương. Thứ hai, cờ bạc lợi dụng kết qủa xổ số kiến thiết. Bên cạnh việc đánh bạc bằng nhiều hình thức tại xới, ổ bạc, một hình thức cờ bạc đã trở nên phổ biến, lây lan nhanh trên diện rộng đó là tệ nạn chơi lô, đề, lợi dụng kết qủa xổ số kiến thiết. Đối với loại hình cờ bạc này, các cơ quan bảo vệ pháp luật rất khó kiểm soát, vì hoạt động của chủ đề kín đáo, năng động, đa dạng. Nhiều chủ thể họat động núp dưới hình thức cửa hàng cầm đồ; đội ngũ “đầu gấu”, đòi nợ cũng cơ động núp dưới hình thức bạn bè, người nhà của chủ đề. Các thư ký đề là các đối tượng dân nghèo, có thể là người thất nghiệp, người có việc làm không thường xuyên, cán bộ nghỉ hưu, thậm chí cả trẻ em… Cá biệt có một số cán bộ Nhà nước đã lấy tiền công qũy đánh đề ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh, sản xuất. Ví Dụ: Vào dịp cuối tháng 11 năm 2002 công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án số đề quy mô lớn đã xảy ra ở thị xã Rạch Gía, Kiên Giang. Một “thần đề’ là Nguyễn Doanh Ngoan, sinh năm1990 học sinh lớp 2B Trường tiểu học xã Hưng Yên, huyện An Biên đã bị bắt cùng với một “trợ lý thần đề” là mẹ đẻ Nguyễn Thị Tốt cùng một số “con đề” ở địa phương. Công an tỉnh Kiên Giang cũng đã bắt giữ “ trùm đề” Lê Anh Đào sinh năm 1969, ngụ ấp Xẻo Kè A, xã Thạnh Yên, huyện An Biên cùng 5 con đề khác. “ Trùm đề” Lê Anh Đào trực tiếp tổ chức cho sáu tay em bán số đề nộp phơi. Số tiền bán đề mỗi ngày do các tay em nộp cho Lê Anh Đào từ 4 – 6 triệu đồng. Thị cho các tay em hưởng hoa hồng 18%. Lê Anh Đào quy định: hằng ngày các tay em phải nộp phơi trước 15 giờ tại nhà của thị hoặc qua số điện thoại của gia đình thị hoặc điện thoại của mẹ đẻ thị. Ngoài ra Lê Anh Đào còn tổ chức cho em dâu là Lê Thị Thủy gom phơi đề của các tay em Lê Thị Dung và Nguyễn Thị Nẻo. Chiều ngày 22/07/2002 các “con đề” đã trúng số 13 đài Đồng Tháp, do Lê Anh Đào bán với số tiền xác lên đến 3,9 triệu đồng, quy thành tiền chung( theo quy ước của giới chơi đề mua 1000 đồng trúng 70000 đồng - giải hai con) là 273 triệu đồng. Không có tiền chung Lê Anh Đào định bỏ trốn. Nhưng thị đã chậm chân hơn cơ quan công an. Công an Kiên Giang còn bắt giữ một “trùm đề” khác là Phạm Thị Được sinh năm 1965, ngụ ấp Sáu Đình, Nam Thái, huyện An Biên. Phạm Thị Được tổ chức cho 8 tay em đi bán số. Hầu hết các con đề đều tán gia bại sản, cầm cố, thế chấp. Cá độ là biến tướng của tệ nạn cờ bạc, nó gắn liền với một số hoạt động văn hóa thể thao và một số họat động xã hội khác. Ban đầu cá độ chỉ là hình thức “làm tăng phần hấp dẫn” cho những cổ động viên bóng đá và các môn thể thao có tính đối kháng cao khi họ theo dõi một trận đấu, một giải lớn…Lâu dần, nó trở thành một hình thức cờ bạc hết sức nguy hiểm với những địa điểm cá độ, người làm “trọng tài”, người cá độ, các đối tượng đòi nợ thuê… Gía trị mỗi lần “cá độ” có thể lên tới bạc tỷ, nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự trị an xã hội. Cá độ cũng để lại những hậu qủa. Nhiều người ban đầu vui thì chơi sau nghiện cá độ, bán nhà, cầm đồ vì cá độ, có người tự sát hoặc gây rối trật tự, gây thương tích cho người khác vì cá độ. Thứ ba, cờ bạc công khai dưới các hình thức tá lả, đỏ đen, ba cây, tổ tôm, đánh chắn, rút xì, đầu đít, … hoạt động công khai ở các nơi công cộng, trên hè phố, trong cơ quan, xí nghiệp, trường học, trên các tuyến giao thông. Loại cờ bạc này đã phát triển và phổ biến khá lâu dài trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam nay vẫn còn tồn tại và phát triển. Tệ nạn cờ bạc ở bất kỳ thời kỳ nào cũng luôn được coi là mặt tiêu cực của xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế. Cờ bạc còn liên quan chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại của tội phạm và tình hình trật tự an toàn xã hội. Cờ bạc là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng các hành vi phạm tội, các hành vi phạm pháp luật khác hoặc các hiện tượng lộn xộn trong xã hội. Đội quân cờ bạc được coi là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm, trong nhiều trường hợp còn làm tha hóa cả đội ngũ cán bộ trung cao cấp của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà vụ án Năm Cam là một điển hình. Từ một kẻ phạm tội hình sự, trùm cờ bạc Năm Cam đã gây dựng lên cả một băng nhóm tội phạm có tổ chức, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta. Từ những đồng tiền cờ bạc bất hợp pháp. Đồng tiền cờ bạc và tội phạm của Năm Cam đã đẩy một bộ phận cán bộ công an, cán bộ viện kiểm sát, nhà báo phải cùng chúng ra tòa vì tội nhận hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu qủa nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Cờ bạc cũng đã len lỏi vào lĩnh vực thể thao. Tệ nạn cá độ bóng đá đã và đang thâm nhập mạnh vào nền bóng đá nước nhà vốn đang trên đường phát triển. Nhiều địa bàn công cộng trở nên phức tạp về an ninh, trật tự do tệ nạn cờ bạc gây ra. Sự phát triển của tệ nạn cờ bạc còn trực tiếp thúc đẩy các tội phạm và tệ nạn xã hội khác phát triển. Có thể nói giữa các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Vì vây, đòi hỏi để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm phải tiến hành phòng chống kiên quyết và mạnh mẽ tệ nạn cờ bạc. 1.1.3. Tác hại do tệ nạn đánh bạc gây ra Cờ và bạc vốn là hai trò chơi khác nhau. Cờ khởi đầu là một trò chơi mang tính trí tuệ và được tổ chức tranh tài cùng với những môn thể thao như cờ vua, cờ tướng, cờ cá ngựa... Nhưng dần dà nó gắn với những trận ăn thua đi liền với tiền bạc nên dân gian gọi là cờ bạc. Cờ bạc chỉ những trò chơi ăn tiền. Cùng với sự phát triển của xã hội, trò cờ bạc ngày nay cũng biến hoá muôn hình vạn dạng. Và nó gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Ở phạm vi của bài luận văn, người làm đề tài nêu ra những tác hại cơ bản, phổ biến do tệ nạn đánh bạc gây ra như sau. Tệ nạn cờ bạc làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh xã hội, là nguồn gốc phát sinh nhiều loại tội phạm như trộm cắp, lừa đảo… Ví dụ: Ngày 21/04/2009, anh Nguyễn Đình Hội, chủ xưởng sửa chữa xe ôtô tại 120 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội tới Công an phường Nghĩa Tân trình báo bị mất chiếc ôtô Innova BKS 29Z-5299. Anh Hội cũng cho biết cùng thời gian phát hiện vụ mất ôtô, 2 nhân viên phục vụ quán ăn ở cạnh xưởng ôtô là Nguyễn Văn Lĩnh (34 tuổi) và Trần Thanh Lâm (23 tuổi), quê ở Lý Nhân, Hà Nam cũng "mất tích". Đến ngày 29/04/2009, Công an phường Nghĩa Tân đã bắt giữ được Lĩnh và Lâm khi cả 2 đang lang thang tại công viên Nghĩa Đô. Lĩnh khai nhận lợi dụng bảo vệ xưởng xe ngủ say đã cùng Trần Thanh Lâm trộm cắp chìa khóa, mang xe đi đặt tại một hiệu cầm đồ trên đường Bưởi lấy 100 triệu đồng để ăn tiêu, cờ bạc. Tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn cờ bạc nói riêng đã làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, quan hệ giữa người với người trở nên hận thù vì thua bạc dẫn đến cướp bạc, đâm chết người… Ví dụ: Khoảng 19 giờ 30 phút tối 23/04/2009, tại một địa điểm đánh bạc ở quận Kiến, hai nhóm thanh niên, mỗi nhóm ban đầu xác định khoảng 6 người có xảy ra mâu thuẫn với nhau trong khi đánh bạc. Cả hai nhóm đã hẹn nhau đến ngã ba phố Trần Nguyên Hãn – Vũ Chí Thắng, quận Lê Chân để “nói chuyện”. Tại đây chúng đã lao vào gây gỗ đánh nhau bằng dao, k
Tài liệu liên quan