Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận được đặc trưng bởi hệ thống thủy
văn, sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong đó,
sông Sài Gòn giữ một vị trí đặc biệt, ngoài giá trị
về tự nhiên và thủy văn, còn mang tính biểu
tượng của Thành phố, hệ thống sông rạch này
còn đóng góp qua trọng vào sự phát triển kinh tế-
giao thông của Thành phố, trong suốt quá trình
lịch sử, chính vì vậy, Chính quyền Thành phố
các thời kỳ luôn dành sự quan tâm đến công tác
quản lý và phát triển hệ thống sông ngòi, kênh
rạch. Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, Sở Tư
pháp báo cáo tham luận “Quy định pháp luật về
quản lý, phát triển, đầu tư, xây dựng mới hệ
thống bờ kè sông, kênh rạch tại Thành phố Hồ
Chi Minh, một số gợi ý hoàn thiện thể chế, chính
sách và giải pháp tổ chức thực hiện” với những
nội dung như sau:
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định pháp luật về quản lý, phát triển, đầu tư, xây dựng mới hệ thống bờ kè sông, kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số gợi ý hoàn thiện thể chế, chính sách và giải pháp tổ chức thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ QUẢN LÝ,
PHÁT TRIỂN, ĐẦU TƯ,
XÂY DỰNG MỚI HỆ
THỐNG BỜ KÈ SÔNG,
KÊNH RẠCH TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH, MỘT SỐ GỢI Ý
HOÀN THIỆN THỂ
CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Sở Tư Pháp TP.HCM
Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận được đặc trưng bởi hệ thống thủy
văn, sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong đó,
sông Sài Gòn giữ một vị trí đặc biệt, ngoài giá trị
về tự nhiên và thủy văn, còn mang tính biểu
tượng của Thành phố, hệ thống sông rạch này
còn đóng góp qua trọng vào sự phát triển kinh tế-
giao thông của Thành phố, trong suốt quá trình
lịch sử, chính vì vậy, Chính quyền Thành phố
các thời kỳ luôn dành sự quan tâm đến công tác
quản lý và phát triển hệ thống sông ngòi, kênh
rạch. Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, Sở Tư
pháp báo cáo tham luận “Quy định pháp luật về
quản lý, phát triển, đầu tư, xây dựng mới hệ
thống bờ kè sông, kênh rạch tại Thành phố Hồ
Chi Minh, một số gợi ý hoàn thiện thể chế, chính
sách và giải pháp tổ chức thực hiện” với những
nội dung như sau:
290
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
I. Các quy định pháp luật hiện hành liên quan
về quản lý hệ thống bờ kè sông, kênh rạch
1. Với vị trí, vai trò quan trọng của hệ thống sông
Sài Gòn, Chính quyền Thành phố luôn chú trọng
hoàn thiện về mặt thể chế để tăng cường quản lý,
bảo vệ, phát triển hệ thống sông Sài Gòn một
cách toàn diện trên các mặt phòng, chống sạt lở
bờ sông, công tác phòng chống thiên tai; bảo vệ
cảnh quan hệ thống sông, kênh rạch nội thành;
kết hợp với công tác bảo vệ tài nguyên, môi
trường; quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý
giao thông đường thủy nội địa. Qua rà soát sơ bộ
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Thành
phố, Sở Tư pháp thống kê được 28 văn bản quy
phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Thành phố
ban hành có liên quan về các nội dung nêu trên.
(Đính kèm Danh mục văn bản)
Qua tổng hợp, nghiên cứu, hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
Thành phố có quy định về vấn đề liên quan một
cách khá đồng bộ trên các lĩnh vực quản lý, có
thể tạm phân chia thành các nhóm văn bản1 như:
bảo vệ cảnh quan trên sông, kênh rạch (gồm 05
văn bản); quản lý giao thông đường thủy nội địa
(05 văn bản); bảo vệ môi trường sông, kênh rạch
(05 văn bản); phòng, chống thiên tại, sạt lở, ngập
nước, bảo vệ đê điều (09 văn bản). Trong đó, từ
năm 2003, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban
hành Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26
tháng 12 năm 2003 về Quy định về quản lý việc
san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh,
rạch, đầm, hồ công cộng thuộc địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh làm cơ sở cho công tác quản lý
trên thực địa.
2. Về phía các quy định của Trung ương: Qua rà
soát, công tác quản lý phát triển hệ thống bờ kè,
sông, kênh rạch nội thành được các văn bản quy
phạm pháp luật của Trung ương điều chỉnh cùng
với công tác quản lý chung về hệ thống đê điều,
tài nguyên sông nước, công tác phòng chống
thiên tai, gắn với công tác quy hoạch, phát triển
đô thị, quản lý kinh tế-xã hội trên các lĩnh vực.
Các quy định pháp luật của Trung ương là cơ sở
1 Lưu ý, việc phân chia như trên mang tính tương
đối vì từng văn bản của Thành phố có thể quy
định nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung liên quan
pháp lý cho việc áp dụng, thực thi pháp luật
trong công tác quy hoạch, quản lý phát triển của
Thành phố, là căn cứ pháp lý ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, chỉ
đạo điều hành của Thành phố.
Một số văn bản của Trung ương điều chỉnh và
quy định trực tiếp có thể kể đến như: Luật Quy
hoạch đô thị năm 2009, Luật Kiến trúc năm
2019, Luật Xây dựng năm 2014, Luật đê điều
năm 2006, Luật Thủy lợi năm 2017 (thay thế
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
ngày 04 tháng 4 năm 2001), Luật Giao thông
đường thủy nội địa năm 2004 (sửa đổi, bổ sung
năm 2014), Luật Quy hoạch năm 2017, Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cùng hệ
thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành bởi các Nghị định, Thông tư chuyên ngành.
Trong đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương
(tại các Điều 19, Điều 21, Điều 22, Điều 40,
Điều 42 và Điều 43) đã quy định thẩm quyền,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố,
Ủy ban nhân dân Thành phố và chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố trong công tác quản lý, bảo
vệ không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị; bên
cạnh đó, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và
Luật Kiến trúc năm 2019 đã xác định các nhiệm
vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác
lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và tổ chức
thực hiện quy hoạch đô thị và quản lý phát triển
đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiến
trúc. Tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Quy hoạch đô
thị năm 2009 xác định: “Quy hoạch đô thị là việc
tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình
hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường
sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị,
được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô
thị”. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để
Thành phố tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ của mình, bao gồm hoạt động quản lý,
phát triển hệ thống bờ kè, sông, kênh rạch tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
291
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
II. Nhận định chung về quy định pháp luật
hiện hành gắn với tình hình kinh tế - xã hội
của Thành phố
1. Như đã nêu, hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật của Trung ương và Thành phố đã quy định
tương đối toàn diện, bao quát các vấn đề quản lý
nhà nước về hạ tầng đô thị, quy hoạch kiến trúc
nói chung cũng như quản lý hệ thống bờ kè,
sông, kênh rạch nói riêng; một số quy định pháp
luật của Trung ương đã giao thẩm quyền, nhiệm
vụ, quyền hạn cho Chính quyền địa phương
trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và xử
lý các vấn đề phát sinh.
Tuy vậy, qua rà soát sơ bộ, Sở Tư pháp nhận
thấy nội dung về quy hoạch và phát triển kè sông
Sài Gòn và sông, kênh nội thành là thực tiễn đặt
ra từ hoạt động quản lý nhà nước và chiến lược
phát triển đô thị đối với một thành phố đặc thù
như Thành phố Hồ Chí Minh, chính vì vậy, các
chế định về quy hoạch và quản lý đối với bờ kè
sông, kênh nội thành chưa được quy định rõ
ràng, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp
luật của Trung ương cũng như văn bản của
Thành phố và đến nay, chưa có quy định riêng
điều chỉnh trực tiếp vấn đề này.
1.1. Xét ở góc độ pháp luật về quy hoạch kiến
trúc, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Kiến
trúc năm 2019 và các văn bản quy định chi tiết
thi hành chỉ điều chỉnh, đề cập đến việc tổ chức
không gian, tạo lập môi trường sống thích hợp
cho người dân sống trong đô thị phù hợp với quy
hoạch tổng thể của cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Chưa thực sự có những quy định cụ thể, tạo cơ
chế cho việc kết hợp quản lý tổng thể gắn với
phát triển kinh tế- văn hóa- du lịch, giao thông
vận tải, phát huy lợi thế, tiềm năng riêng có của
từng địa phương.
Bên cạnh đó, ở góc độ phát triển kinh tế-xã hội,
việc quy hoạch tổng thể hệ thống bờ kè sông Sài
Gòn, kênh nội thành của Thành phố, đối chiếu
với Luật Quy hoạch năm 2019 có thể còn có
nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau trong việc
xác định thuộc “Quy hoạch tỉnh” hay thuộc “Quy
hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành” từ
đó, sẽ ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền,
nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện công tác quy
hoạch nói chung và việc triển khai các định
hướng, giải pháp trên thực tế.
1.2. Xét ở góc độ quy định chuyên ngành- kỹ
thuật về quản lý đê điều, thủy lợi và hoạt động
xây dựng công trình, các văn bản luật như Luật
đê điều, Luật thủy lợi, Luật xây dựng bao gồm
các quy định về công tác quản lý nhà nước gắn
với hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, quản lý
xây dựng là chính, chưa có quy định, quy chuẩn
kỹ thuật có tính đến yếu tố đặc thù của Thành
phố là hệ thống bờ kè ven sông, kênh rạch này
không chỉ gắn với chức năng hạ tầng cụ thể mà
dự kiến phải đáp ứng nhiều chức năng gắn với
các hoạt động văn hóa và du lịch trong thời gian
tới theo chủ trương phát triển của Thành phố.
1.3. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường, giao thông đường thủy nội địa, xử lý vi
phạm hành chính Chỉ quy định các vấn đề trực
tiếp liên quan và gắn với công tác quản lý trên
bình diện chung, chưa có quy định riêng hoặc
quy định chuyên ngành về quản lý hệ thống kè
sông, kênh nội thành, chưa có quy định về nhận
điện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến quản lý bờ kè, kênh nội thành.
Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật của
Trung ương chưa có quy định cụ thể về việc giao
thẩm quyền cho Chính quyền địa phương ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định,
điều chỉnh các nội dung liên quan đến quản lý bờ
kè sông, kênh nội thành, điều này dẫn đến chưa
đủ cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện
các giải pháp, định hướng của Thành phố phù
hợp với thực tiễn, đặc thù và yêu cầu quản lý,
phát triển của Thành phố.
2. Qua theo dõi chung, Sở Tư pháp nhận thấy,
trong giai đoạn gần đây, nổi lên nhiều hành vi vi
phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến công tác quy
hoạch của Thành phố, việc quản lý sông Sài Gòn
nói chung và hệ thống kênh rạch, bờ kè của
Thành phố nói riêng như: hành vi khai thác cát
sông trái phép quá mức dẫn đến hiện tượng sạt
lở, thay đổi dòng chảy trong bối cảnh tác động
của biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu; hành vi
xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang bảo vệ
đã được quy hoạch xây dựng ảnh hưởng đến
cảnh quan và trật tự xây dựng đô thị, hành vi
292
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
thiếu ý thức trong việc xả thải trái phép (chất thải
sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi) đến mức báo
động, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống và cảnh quan chung; một
số vi phạm về an toàn giao thông đường thủy nội
địa dẫn đến những sự cố, tai nạn đáng tiếc2.
Bên cạnh đó, hệ thống quy định pháp luật về xử
lý vi phạm còn chưa đồng bộ với tình hình kinh
tế-xã hội của Thành phố, cụ thể, hệ thống quy
định pháp luật hiện hành còn chưa quy định
(hoặc chưa phân cấp quy định) các biện pháp chế
tài, quy định xử lý cần thiết đối với một số hành
vi phát sinh từ thực tiễn quản lý đô thị, dẫn đến
các cơ quan chức năng, cơ quan thực thi pháp
luật không có đầy đủ cơ sở để xử lý khi phát
hiện. Điển hình là hành vi câu cá trên các bờ
kênh, bờ sông từng gây gây bức xúc trong nhân
dân, nhưng do chưa có quy định pháp luật hướng
dẫn quy định cụ thể trong việc xử lý, dẫn đến cơ
quan chức năng còn lúng túng trong xử lý, nhiều
trường hợp chỉ có thể nhắc nhở, vận động mà
chưa thể xử phạt vì không đủ cơ sở pháp lý, chưa
kể trong trường hợp các đối tượng đánh bắt cá
trên sông, kênh rạch nội đô bằng canô, xuồng cao
tốc và dùng thiết bị xung-kích điện thì các cơ
quan quản lý (cụ thể là Ủy ban nhân dân quận,
phường) không có phương tiện để theo dõi, truy
bắt và xử lý.
III. Một số gợi ý về hoàn thiện thể chế, chính
sách và các giải pháp
Để thực hiện tốt quản lý, phát triển, đầu tư, xây
dựng mới hệ thống bờ kè sông, kênh rạch tại
Thành phố Hồ Chi Minh, Sở Tư pháp nhận thấy,
công tác phối hợp quản lý liên ngành, liên vùng
cần được tăng cường thực hiện thông qua việc
hoàn thiện về thể chế đối với hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều
hành, quản lý để giải quyết thấu đáo và hiệu quả
các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đáp ứng
chiến lược quy hoạch. Cụ thể:
2 Đơn cử một số vụ việc cụ thể như: vụ du
thuyền Dìn Ký bị chìm trên sông Sài Gòn; vụ tai
nạn tàu cánh ngầm tại đoạn gần cầu Phú Mỹ; và
mới nhất là vụ tàu contener đâm vào cầu cảng
Sài Gòn.
1. Về công tác phối hợp quản lý hệ thống sông,
kênh rạch, bờ kè sông:
Sông Sài Gòn khi vào địa phận Thành phố Hồ
Chí Minh chảy qua địa bàn nhiều quận, huyện
trước khi vào khu vực nội đô của Thành phố. Từ
đó, để đảm bảo công tác quản lý đồng bộ hệ
thống kè bờ, kênh trong khu vực nội thành cần
tính đến vấn đề phối hợp quản lý liên vùng (liên
địa bàn), phát huy vai trò của Ủy ban nhân dân
các quận, huyện khu vực thượng lưu sông Sài
Gòn kể cả các quận, huyện ở vùng hạ lưu sông
Sài Gòn, gắn kết với trách nhiệm quản lý của các
Sở, ngành liên quan để công tác quản lý, quy
hoạch đạt hiệu quả.
Để đáp ứng yêu cầu này, công tác quy hoạch,
quản lý phải thống nhất dưới sự chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, phù hợp
với thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,
tránh phân tán trong công tác quản lý, nhằm có
điều kiện tập trung nguồn lực tài chính tại các
điểm cảnh quan chung, có những công trình là
điểm nhất mang tính lan tỏa cho các dự án khác.
Chú trọng đẩy mạnh phối hợp quản lý trên tất cả
các lĩnh vực, phạm vi có liên quan đến sinh thái,
cảnh quan, tài nguyên gắn với sông Sài Gòn như:
quản lý chất lượng nước, quản lý các chất thải,
quy chuẩn về xả thải vào hệ thống sông gồm chất
thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải
chăn nuôi; quản lý việc khai thác cát, khắc phục
tình trạng sạt lở; bảo vệ hệ thống đê điều, công
trình thủy lợi gắn với việc điều hòa nguồn nước,
dòng chảy thủy lưu, phòng chống thiên tai góp
phần giữ vững cảnh quan, hiện trạng; chống
ngập nước khi mưa, triều cường và dự kiến là tác
động của biến đổi khí hậu cho đến các vấn đề
quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng.
Để giải quyết vấn đề này, Chính quyền Thành
phố cần quan tâm xây dựng Quy chế phối hợp
quản lý liên ngành gắn với trách nhiệm của từng
ngành trong tổng thể chung, đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố, có thể
nghiên cứu thành lập Ban Chỉ đạo/Ban Quản lý
phát triển sông, kè bờ sông gồm các thành viên
của các Sở, ngành chuyên môn và Ủy ban nhân
dân các quận, huyện liên quan.
293
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Như vậy, về công tác phối hợp quản lý, Sở Tư
pháp ủng hộ một giải pháp quản lý mang tính
đồng bộ, toàn diện, gắn với trách nhiệm chuyên
môn của từng cơ quan quản lý để giải quyết một
số vấn đề từ quá trình quy hoạch, phát triển theo
nguyên tắc phối hợp quản lý liên ngành, liên
vùng, địa bàn giáp ranh.
2. Một số yêu cầu của công tác quản lý, quy
hoạch và phát triển:
Sở Tư pháp nhận thấy hệ thống thể chế từ văn
bản quy phạm pháp luật cho đến văn bản chỉ đạo,
điều hành phải được xây dựng đồng bộ, toàn
diện, có định hướng rõ ràng để trực tiếp điều
chỉnh, giải quyết những yêu cầu, định hướng của
công tác quản lý, quy hoạch và phát triển ở các
khía cạnh sau:
2.1. Hoàn thiện thể chế pháp luật và văn bản
quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch
tổng thể và quy hoạch chi tiết việc cải tạo, phát
triển hệ thống kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh
nội thành gắn với các giải pháp về chuyên môn
để tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng
bộ, phù hợp với thực tiễn và các quy định pháp
luật, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chiến lược của
công tác quy hoạch, phát triển trên cơ sở các đề
án quy hoạch tổng thể và chi tiết
Trong tổ chức triển khai thực hiện, cần chú trọng
thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng
đối với khu dân cư, khu đô thị mới, chỉnh trang
đô thị, phát triển nhà, dự án nâng cấp đô thị phù
hợp với yêu cầu quy hoạch và phát triển bờ kè
sông Sài Gòn, công tác phòng, chống thiên tai
gắn với phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Lưu ý gắn kết giữa công tác xây dựng với công
tác quy hoạch đảm bảo cảnh quan chung, đồng
thời cũng cần lưu ý đến việc phát triển hạ tầng,
gắn với công tác quản lý giao thông, giải quyết
vấn đề kẹt xe, ngập nước, vì đây là vấn đề ảnh
hưởng chung.
Chú trọng nghiên cứu chính sách, giải pháp tạo
vùng đệm bảo vệ hệ thống bờ kè, sông Sài Gòn
(quỹ đất giáp ranh bờ kè), các quy định, quy
chuẩn cụ thể về hành lang an toàn; quy tắc an
toàn khi tham gia giao thông đường thủy trên
sông, kênh rạch. Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng
kè bờ sông, rạch tại các vị trí có nguy cơ cao sạt
lở bờ sông, rạch và các bờ sông, rạch có chức
năng tiêu thoát nước, tiến đến phủ kín chiều dài
hệ thống sông, song song với kiểm tra việc thực
hiện các quy định pháp luật về quản lý chất
lượng công trình xây dựng đối với đê điều, kè
sông, kè biển, hệ thống tiêu thoát nước, cống
ngăn triều.
Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện
cần đảm bảo xuyên suốt mục đích, ý nghĩa của
công tác quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng
kè bờ sông, kênh rạch phải thực sự phục vụ cho
cộng đồng dân cư đô thị, du khách tham quan, vì
lợi ích chung của xã hội theo quy định của
Khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm
2009; đảm bảo tính rõ ràng, công khai, minh
bạch, đúng pháp luật trong công tác quy hoạch,
quản lý để không xảy ra các hiện tượng “bao
chiếm”, “phân lô” trái phép nhằm chiếm hữu, sử
dụng không gian chung để phục vụ cho lợi ích
riêng của một vài dự án “đô thị ven sông”, chung
cư cao cấp, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự
ven sông nhất là đối với những vị trí đẹp, đắc
địa, mà không phục vụ cho lợi ích chung của
cộng đồng dân cư (công viên ven sông, hàng
lang đi bộ ven sông), không đảm bảo chức năng
củng cố và phát triển hạ tầng xã hội như thực
trạng xảy ra ở các bãi biển, thắng cảnh của đất
nước ta trong thời gian qua.
2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác quy
hoạch, phát triển gắn với công tác bảo vệ môi
trường sinh thái của hệ thống sông Sài Gòn,
thích ứng với những tác động của biến đổi khí
hậu. Trong tổ chức thực hiện, các cơ quan chức
năng cần chú trọng thực hiện việc nghiên cứu,
quan trắc về chất lượng nước và môi trường
sông, kênh rạch, gắn với công tác bảo vệ môi
trường, sinh cảnh, hệ sinh thái của hệ thống sông
Sài Gòn trong địa phận Thành phố; làm tốt công
tác dự báo, phát hiện và kịp thời thông báo diễn
biến sạt lở, cảnh báo vùng có nguy cơ xảy ra sạt
lở nhằm xây dựng các biện pháp thích hợp phòng
tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại; tăng cường kiểm
tra, ngăn chặn khai thác cát, sỏi, khoáng sản hoặc
thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái
phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ
sông, bờ biển.
Tăng cường thực hiện công tác đánh giá chất
lượng, kiểm định độ an toàn nhà ở, công trình
294
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
công cộng trong khu vực có nguy cơ sạt lở; phối
hợp, tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình,
thủy lợi, bố trí dân cư phòng chống thiên tai,
cống ngăn triều cường, đê biển, bờ bao, kè chống
sạt lở, nạo vét tiêu thoát nước sông, kênh, rạch
trên địa bàn thành phố; tăng cường kiểm tra,
ngăn chặn, xử lý hoạt động xây dựng công trình,
nhà cửa trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc
gây sạt lở bờ sông.
2.3. Hoàn thiện thể chế công tác quản lý, quy
hoạch, phát triển hệ thống bờ kè sông Sài Gòn,
kênh rạch phải đáp ứng yêu cầu phát triển về mặt
văn hóa-du lịch, xem đây là nét đặc sắc của
Thành phố Hồ Chí Minh, tiến đến xác định như
là một tâm điểm thuộc lĩnh vực phát triển mũi
nhọn của Thành phố.
Theo đó, Chính quyề