Thị xã Sầm Sơn nằm trong vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, là một trong những trung tâm du lịch tắm biển, nghỉ mát nổi tiếng của khu vực phía Bắc và cả nước.
Thị xã Sầm Sơn có diện tích tự nhiên là 1.790 ha, tổng dân số: 54.500 người, có 9 km bờ biển trong đó có 5 km bãi tắm đẹp, nước trong độ dốc thoải, cát vàng mịn sạch, vị trí thị xã Sầm Sơn gần với Thành phố Thanh Hoá (trung tâm chính trin, kinh tế, văn hoá- xã hội của toàn tỉnh) cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông.
Thị xã Sầm Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái, thung lũng Trường Lệ, đầm nước lợ cửa Hới.
Sầm Sơn nằm trong vùng đô thị “ Thanh Hoá- Sầm Sơn ” có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mạng đô thị và kinh tế xã hội toàn tỉnh Thanh Hoá.
42 trang |
Chia sẻ: luyenbuida | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch xây dựng khu vực đô thị thị xã Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤCLỤC
Trang
PHẦN I: THUYẾT MINH
A. QUY HOẠCH CHUNG
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn 3
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch 4
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ 5
1.4 Những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài 6
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIÊN TRẠNG
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý 7
2.1.2 Đặc điểm địa hình 8
2.1.3 Điều kiện địa chất công trình 9
2.1.4 Điều kiện khí hậu 9
2.1.5 Điều kiện thuỷ văn 11
2.1.6 Điều kiện địa chấn 12
2.2 Đặc điểm hiện trạng 2.2.1 Hiện trạng đô thị 12
2.2.2 Tính chất, quy mô dân số và diện tích 12
2.2.3 Đặc điểm kinh tế và xã hội 14
2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất 17
2.2.5 Hiện trạng về kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật 21
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU VỰC ĐÔ THỊ
3.1 Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số
đến năm 2020 26
3.2Định hướng phát triển không gian kiến trúc 27
3.3 Quy hoạch xây dựng đợt đầu 41
PHẦN I: THUYẾT MINH
A : PHẦN QUY HOẠCH CHUNG
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết phải thiết kế quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn- tỉnh Thanh Hoá
Thị xã Sầm Sơn nằm trong vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, là một trong những trung tâm du lịch tắm biển, nghỉ mát nổi tiếng của khu vực phía Bắc và cả nước.
Thị xã Sầm Sơn có diện tích tự nhiên là 1.790 ha, tổng dân số: 54.500 người, có 9 km bờ biển trong đó có 5 km bãi tắm đẹp, nước trong độ dốc thoải, cát vàng mịn sạch, vị trí thị xã Sầm Sơn gần với Thành phố Thanh Hoá (trung tâm chính trin, kinh tế, văn hoá- xã hội của toàn tỉnh) cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông.
Thị xã Sầm Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái, thung lũng Trường Lệ, đầm nước lợ cửa Hới.
Sầm Sơn nằm trong vùng đô thị “ Thanh Hoá- Sầm Sơn ” có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mạng đô thị và kinh tế xã hội toàn tỉnh Thanh Hoá.
a/ Đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1992 –2000 đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duệt tại quyết định số 1383XD/UBTH ngày 10/11/1992 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và quản lý đô thị. Quyết định này đã khẳng định quy mô, tính chất, dân số và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bố cục kiến trúc, làm cơ sở cho việc chỉ đạo xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, các chương trình dự án đầu tư và tổ chức xây dựng, việc xây dựng từ năm 1992 đến nay cơ bản phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt.
b/ Tuy nhiên đến nay thời hạn thực hiện quy hoạch chung (2000) đã hết. Mặt khác Sầm Sơn là một đô thị nghỉ mát hấp dẫn và quan trọng, trước những yêu cầu đổi mới của cơ chế thị trường, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, những vấn đề đã đặt ra và giải quyết trong đồ án quy hoạch chung trước đây không còn phù hợp như qui mô dân số, phân bố dân cư, ranh giới khu nội thị cần mở rộng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần nâng cấp, cơ cấu các khu du lịch nghỉ mát cần thay đổi, số lượng giường nghỉ, chất lượng các khách sạn, yêu cầu dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường đô thị đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp.
Trong tình hình hiện nay một số vấn đề mới phát sinh mà trong đồ án trước đây chưa đề cập nghiên cứu như:
+ Sự nâng cấp xã Quảng Tường lên phường Trung Sơn.
(Theo quyết định số 85 CP ngày 6/12/1995 của Chính Phủ)
+ Mối liên hệ giữa thị xã nghỉ mát Sầm Sơn với khu du lịch Nam Sầm Sơn ( đã được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt)
c/ Để đảm bảo cho thị xã Sầm Sơn phát triển đúng hướng, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội toàn tỉnh đồng thời đáp ứng các yêu cầu xây dợng cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà nghỉ, khách sạn du lịch của thị xã Sầm Sơn (từ số lượng giường nghỉ, chất lượng phục vụ, dịch vụ du lịch và cảnh quan môi trường, vệ sinh đô thị...)
Việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn là cần thiết và cấp bách phù hợp với nghị định 91 CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ...
Xuất phát từ các căn cứ trên UBND tỉnh Thanh Hoá đã giao cho UBND thị xã Sầm Sơn, Sở Xây Dựng, Viện Quy Hoạch xây dựng Thanh Hoá và các ngành có liên quan nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn đến năm 2020 như nhiệm vụ đã phê duyệt.
1.2 Các căn cứ lập quy hoạch
* Căn cứ tờ trình số 558 CN/UBSS ngày 22/10/1998 của UBND thị xã Sầm Sơn về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đến năm 2020.
* Căn cứ quyết định số2733 QĐ/UB ngày 10/10/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010.
* Căn cứ quyết định số 254 QĐ/UB – CN ngày 24/7/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản đợt II/1998.
* Căn cứ quyết định số 1383 XD/UBTH ngày 10/11/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt quy hoạch tổng thể thị xã Sầm Sơn đến năm 2000.
* Căn cứ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành có hiệu lực từ năm 1997.
* Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế - Quy hoạch xây dựng đô thị TCVN 4449 : 1987.
* Căn cứ Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường, quảng trường đô thị TCXD 104 : 1983.
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ
1.3.1 Mục tiêu
* Cải tạo điều kiện tự nhiên của khu đất nhằm thoả mãn yêu cầu quy hoạch xây dựng đô thị.
* Kết hợp giữa các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật với các giải pháp quy hoạch xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật nhằm hướng đến mục tiêu là làm tốt hơn điều kiện thiên nhiên và tạo ra môi trường sống, làm việc, nghỉ ngơi tốt nhất cho con người.
* Nắm được quy trình lập một đồ án chuẩn bị kỹ thuật cho một đô thị nhằm bước đầu làm quen với các công việc chuyên môn của một kỹ sư đô thị trong việc lập dự án, thiết kế quy hoạch, thiết kế kỹ thuật .
1.3.2 Nhiệm vụ
* Đánh giá đất đai, lựa chọn đất xây dựng đô thị
* Quy hoạch chiều cao cho khu đất
* Tổ chức thoát nước mặt cho khu đất
* Vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể thông qua một đồ án thiết kế.
* Thể hiện kĩ năng nghề nghiệp trong việc nghiên cứu và thể hiện một đồ án.
1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài:
* Thuận lợi:
- Được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên Viện quy hoạch xây dựng Thanh Hoá và phòng xây dựng tỉnh Sầm Sơn đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu địa hình, hiện trạng tại địa phuơng.
* Khó khăn:
Công việc thực địa nghiên cứu hiện trạng gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn nghiên cứu ở xa, lại không thuận tiện giao thông .
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRANG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý:
* Thị xã Sầm Sơn nằm ở 20º0' đến 20º35' vĩ độ Bắc 105º0' đến 105º14' kinh Đông.
* Phía Bắc giáp sông Mã và huyện Hoằng Hoá
* Phía Tây giáp sông Đơ và huyện Quảng Xương
* Phía Đông giáp biển Đông
* Cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông
* Cách khu CN Bỉm Sơn 52 km về phía Đông Nam
* Cách khu công nghiệp tập trung Lam Sơn Sao Vàng, Nghi Sơn khoảng chừng 60 km.
2.1.2 Đặc điểm địa hình:
Thị xã Sầm Sơn có hai loại địa hình chính đó là địa hình đồng bằng ven biển và địa hình đồi núi thấp.
a. Địa hình đồng bằng ven biển:
- Khu vực phía Tây thị xã Sầm Sơn chạy dọc suốt sông Đơ từ Trường Lệ đến sông Mã là vùng đất trước đây bị ngập mặn, từ khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hoá dần và hiện nay dùng trồng lúa có năng suất thấp. Cấu thành địa hình này là cát pha sét, bề dày lớp mặt từ 1,2m- 2,0m.
Cốt tự nhiên khu vực từ 0,7m- 1,5m. Địa hình trũng thấp không bằng phẳng với diện tích 300ha.
- Khu vực phía Đông Bắc Sầm Sơn (xã Quảng Cư ) là khu vực hồ nước ngập mặn cũng có địa hình tương tự như khu phía Tây có diện tích khoảng 200 ha. Hiện nay là hồ nuôi tôm cá của nhân dân, cốt trung bình từ 0,5- 2,0m.
- Khu vực trung tâm thị xã Sầm Sơn chạy từ núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã địa hình bằng phẳng cốt trung bình từ 2,5- 4,5m, khu vực này không bị ngập nước, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, khu trung tâm hành chính và khu dân cư của thị xã Sầm Sơn, diện tích 700ha.
- Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dai đến Quảng Cư là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (dốc 2%- 5%) , diện tích này khoảng 150 ha với chiều dài 7km rộng 200m.
b. Địa hình đồi núi thấp:
Bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ nằm ở phía Nam thị xã Sầm Sơn, độ dốc của núi thoải, về cơ bản có thể xây dựng được các công trình nhà nghỉ và công trình phục vụ vui chơi giải trí trên núi. Núi có thể trồng cây xanh bao phủ chống xói mòn. Tổng diện tích đất đồi khoảng 300 ha.
2.1.3 Điều kiện địa chất công trình
Nước ngầm không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm cao tới 1- 1,4 m.
Cường độ đất đạt từ 1,5 – 2,0 kg/cm2. Khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2 kg/cm2.
2.1.4 Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Sầm Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè có nhiệt độ mát mẻ, mùa Đông ấm áp, cụ thể như sau:
Nhiệt độ:
Tổng nhiệt độ năm 8.600ºC ( tiêu chuẩn nhiệt đới phải đạt từ 750 - 950ºC ). Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa lạnh từ tháng 12 – tháng 3 nhiệt độ trung bình 20ºC.
Mùa nóng từ tháng 5 – tháng 9 nhiệt độ trung bình 25ºC.
Lạnh nhất có thể xuống tới 5ºC, nóng nhất 40ºC.
Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Đông Bắc dao động có thể hạ đột ngột trong 24 giờ khoảng 5 – 6 ºC.
Mùa nóng chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng ( gió Lào ) nhiệt độ có thể lên tới 40ºC
Đánh giá cả năm nhiệt độ như sau:
Nhiệt độ trung bình năm 23ºC
Nhiệt độ tối đa cao trung bình năm 27,1ºC
Nhiệt độ tối đa cao tuyệt đối 40,7ºC ( tháng 5 )
Nhiệt độ tối thiểu trung bình năm 20ºC
Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối 5,6ºC ( tháng 12 )
Mưa:
Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1700 – 1800 mm nhưng biến động rất nhiều.
Năm ít mưa chỉ đạt 1000 mm.
Năm nhiều mưa có thể đạt 3000 mm.
Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa ít mưa từ tháng 12 – tháng 4 tổng lượng mưa chiếm 15% cả năm.
Mùa nhiều mưa ( tháng 5 – tháng11 ).
Tháng 8 nhiều mưa nhất thường đạt tới 896 mm, trong 24 giờ có thể đạt tới 700 mm. Nửa sau mùa lạnh thường có mưa phùn.
Nhìn chung tính biến động lớn nhất là đặc điểm nổi bật của chế độ mưa Sầm Sơn, điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong khai thác nguồn nước, hay bị hạn hán hoặc bão lụt.
Độ ẩm:
Độ ẩm của không khí 85% bình quân cả năm.
Cao nhất vào tháng 3 là 90%.
Thấp nhất vào tháng 7 là 81%.
Trong thời kỳ hanh khô độ ẩm thấp tuyệt đối có thể đạt tới 27%.
Lượng bốc hơi trung bình năm 800 mm.
Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 7 cao nhất 105 mm.
Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 3 nhỏ nhất 40 mm.
Nắng:
Hàng năm có 1700 giờ nắng trong đó tháng 7 có nắng nhiều nhất, tháng 2 là tháng ít nhất.
Gió bão:
Sầm Sơn là cửa ngõ đón các gió từ biển Đông thổi vào, gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam.
Tốc độ trung bình 1,8 m/s.
Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9.
Gió mùa Đông Bắc vào tháng 10 – tháng 12.
Bão gió Sầm Sơn khá mạnh đạt tới 38 – 40 m/s ( tương đương cấp 13 ).
Bão trực tiếp đổ bộ vào Sầm Sơn chủ yếu là tháng 6 đến hết tháng 9 ( tháng 9 là tháng có nhiều bão nhất ).
2.1.5 Điều kiện thủy văn:
Sầm Sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của hệ thống sông Chu và sông Mã (sông Đơ nằm phía Tây thị xã Sầm Sơn ít chịu ảnh hưởng đến thuỷ văn Sầm Sơn ).
Sông Mã đổ ra biển hàng năm khoảng 17 tỷ m3 nước, riêng cửa Hới ( Sầm Sơn ) là 14 tỷ m3 nước.
Mùa cạn ( từ tháng 11 – tháng 5 ) chiếm khoảng 22% tổng lượng nước cả năm.
Mùa lũ ( tháng 6 – tháng 10 ) chiếm 78%, lũ lụt lớn xảy ra vào tháng 8, tháng 9. Điều đáng chú ý là trong trường hợp lũ lớn gặp gió bão hoặc gió mùa Đông Bắc, mức nước ở cửa sông lên rất cao.
Thuỷ triều Sầm Sơn là cực yếu trung bình trong một ngày biên độ trung bình chỉ khoảng 150 cm lớn nhất là 300 cm. Cách cửa Hới 40 km xem như triều đã tắt.
Độ mặn: Độ mặn ở cửa sông không vượt quá 32% đến 35% trên sông Mã, cách cửa Hới 29 km độ mặn của nước chỉ đạt 0,02% bằng nước tự nhiên.
2.1.6 Điều kiện địa chấn:
Thị xã Sầm Sơn không nằm trong vành đai địa chấn do đó cũng không có các hiện tượng nghiêm trọng về địa chấn xảy ra trong khu vực.
2.2 Đặc điểm hiện trạng
2.2.1 Hiện trạng đô thị:
- Thị xã Sầm Sơn có diện tích 1790 ha bao gồm các phường xã :
+ Phường Trường Sơn diện tích: 408,86 ha
+ Phường Bắc Sơn diện tích: 178,45 ha
+ Phường Trung Sơn diện tích: 233,07 ha
+ Xã Quảng cư diện tích: 641,47 ha
+ Xã Quảng Tiến diện tích: 328,16 ha
- Tổng dân số trên địa bàn: 54.500 người
Trong đó Nam: 26.700 người
Nữ: 27.800 người
Thị xã Sầm Sơn là đô thị loại IV có tính chất là một đô thị du lịch có vùng biển đẹp, hàng năm thu hút một lượng khách du lịch rất lớn.
2.2.2 Tính chất, quy mô dân số và diện tích:
a. Tính chất đô thị :
Tại quyết định số 2733 QĐ/UB của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn ngày 10/12/1998 nêu rõ: “ thị xã Sầm Sơn là thị xã du lịch, nghỉ mát dưỡng sức và là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hoá”. Thị xã phát triển nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để phục vụ cho nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh du lịch.
Thị xã Sầm Sơn có các mặt thuận lợi cho việc phát triển đô thị du lịch nghỉ mát, chỉ cách Quốc lộ 1A 16 km về phía Đông, cách Thủ đô Hà Nội 160 km, nằm ở khu vực thuận lợi phát triển kinh tế, là một trong 5 khu động lực phát triển của toàn tỉnh. Sầm Sơn có thể nói là điểm du lịch thuận lợi về mặt vị trí địa lý. Trong tương lai đến 2020 thành phố Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn sẽ phát triển gắn liền về tổ chức không gian và hệ thống KTHT theo trục Quốc lộ 47, Thanh Hoá - Sầm Sơn thành đô thị , trung tâm hành chính và là trung tâm du lịch. Nếu nhìn rộng ra toàn quốc thì Sầm Sơn là một trong những điểm du lịch nghỉ mát hấp dẫn của khu vực phía Bắc nước ta. Có thể nói bãi tắm Sầm Sơn đẹp nhất toàn quốc với chiều dài trên 5 km cát sạch, bờ thoải.
Chính vì vậy cần phải điều chỉnh quy hoạch chung, khẳng định rõ tính chất của thị xã Sầm Sơn dựa trên cơ sở sẵn có làm cơ sở thúc đẩy các ngành nghề TTCN, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp để phục vụ cho nhiệm vụ chính là kinh doanh du lịch.
b. Dân số:
Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999 và thống kê khách nghỉ đến tại thị xã Sầm Sơn qua các năm cho thấy:
Tổng dân số trên địa bàn thị xã là: 54.500 người
Trong đó: - Nam: 26.700 người.
- Nữ: 27.800 người.
Tổng số lao động: 24.600 người bằng 45% dân số trên địa bàn toàn thị xã
Trong đó: - Lao động nông lâm ngư : 40% = 7.540 người
Lao động phi nông nghiệp: 60% = 1.7000 người
Tổng số hộ: 11.851 hộ
Trong đó: - Hộ nông lâm ngư : 6.153 hộ
Hộ phi nông nghiệp: 5.698 hộ
Tổng số cơ sở đón nhận khách nghỉ: 214 cơ sở = 10.100 giường
Trong đó: - Khối nhà nước quản lý: 6.833 giường
Khối tư nhân quản lý : 3.267 giường
Tổng số khách vãng lai: 286.306 lượt khách.
Trong đó mùa hè chiếm 80% = 230.000 lượt khách.
Bình quân 1 ngày là: 5.660 khách tính 4 tháng/ năm có khách.
c. Quy mô đất đai:
Chỉ tiêu sử dụng đất đai:
- Đất dân dụng: 60 m2/ người
Trong đó: + Đất ở : 30 m2/ người
+ Đất công cộng : 5m2/ người
+ Đất cây xanh đô thị: 7 m2/ người
+ Đất giao thông đô thị: 18m 2/ người
- Đất khách sạn nhà nghỉ: 50 m2/ giường
Cân đối các quỹ đất trên cơ sở địa giới hành chính hiện nay gồm 3 phường và 2 xã. Sử dụng triệt để các quỹ đất hiện có như đất ở, khách sạn nhà nghỉ...
Từ cơ sở thực tiễn sẵn có và dự báo phát triển đến năm 2020 thì thị xã Sầm Sơn đạt 80.000 dân trên tổng diện tích 1790 ha, trong đó diện tích khu vực núi Sầm Sơn đã chiếm tới 356 ha, đất ao hồ ngập mặn, rừng phi lao cũng hiếm một diện tích đáng kể do vậy diện tích đất xây dựng được chỉ còn khoảng 1200 ha.
2.2.3 Đặc điểm về kinh tế và xã hội:
a. Về kinh tế:
Theo như thống kê năm 1999 cơ cấu lao động của thị xã Sầm Sơn như sau:
+ Khu vực 1: nông nghiệp 9.600 người
+ Khu vực 2: công nghiệp, thủ công nghiệp, đánh bắt chế biến hải sản 9.800 người
+ Khu vực 3: thương mại, dịch vụ du lịch 5.200 người
+ Lao động chưa có việc làm: 33.600 người
* Đánh giá tình hình phát triển kinh tế biển:
Tổng sản lượng hải sản là 11.600 tỷ đồng trong đó:
+ Sản lượng khai thác cá biển là 4 tỷ đồng
+ Sản lượng khai thác tôm là 5 tỷ đồng
+ Sản lượng khai thác mực là 36 tỷ đồng
+ Sản lượng khai thác các hải sản khác là 6,74 tỷ đồng
Thị xã Sầm Sơn chủ yếu là đánh bắt hải sản, không có những cơ sở chế biến để xuất khẩu hoặc lưu thông ra thị trường tỉnh ngoài, vì vậy giá của sản phẩm thu bắt được đều do tư thương mua với giá giảm. Một phần do các xí nghiệp đông lạnh hoặc các cơ sở chế biến trong tỉnh thu mua thì số lượng không nhiều, các tàu đánh bắt xa bờ thường đem sản phẩm đánh bắt được bán cho các cơ sở dọc biển Bắc Trung Bộ.
Các sản phẩm quý hiếm như mực, tôm, cua bị tư thương mua với giá thấp rồi tiêu thụ đi nơi khác, một phần cung cấp nội địa trong tỉnh và địa bàn Sầm sơn phục vụ khách du lịch.
* Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm:
- Diện tích nuôi tôm 95 ha
- Diện tích nuôi tôm quảng canh 65 ha
- Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 95 ha
- Sản lượng nuôi trồng là 150 tấn, riêng sản lượng nuôi tôm đạt 50 tấn
* Chế biến hải sản: chủ yếu là nước mắm đạt 800 nghìn lít/ năm 1998
* Kinhdoanh du lịch:
Phần đất ven biển thuộc hai phường Trường Sơn và Bắc Sơn đã được đầu tư xây dựng nhà nghỉ và khách sạn với tổng số 10.100 giường.
Trong đó:
+ Cơ sở do TW và tỉnh ngoài quản lý: 43 cơ sở với 4.827 giường và 1.618 phòng, hằng năm đón 357.690 lượt khách.
+ Cơ sở do tỉnh quản lý: 20 cơ sở với 1476 giường và 535 phòng, hằng năm đón 86.860 lượt khách.
+ Cơ sở do UBND thị xã Sầm Sơn quản lý: 10 cơ sở với 530 giường và 173 phòng hàng năm đón 24.590 lượt khách.
+ Cơ sở do tư nhân quản lý: 141 cơ sở với 3.267 giường và 1.274 phòng, hàng năm đón 130.149 lượt khách.
Diện tích đất đai đã được đua vào xây dựng nhà nghỉ là 58,8 ha
Mật độ xây dựng bình quân là 40%
Cá biệt có khu có mật độ xây dựng đạt 100% như ở trục đường 1B.
Mười năm qua thị xã đã thu hút được nhiều vốn đàu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ. Số giường nghỉ vượt cả dự kiến 10.100 giường/ 7000 giường. Đặc biệt tư nhân tham gia đầu tư xây dựng khá mạnh.
b. Về xã hội:
* Giáo dục:
Toàn thị xã hiện có :
+ 6 trường phổ thông tiểu học với 228 lớp , 7.717 học sinh đã xây dựng 150 phòng học từ 1 đến 2 tầng.
+ 5 trường phổ thông cơ sở với 100 lớp , 4.041 học sinh đã xây dựng 65 phòng học từ 1 đến 2 tầng.
+ Có 1 trường phổ thông trung học với 24 lớp , 1.017 học sinh đã xây dựng 24 phòng học nhà 4 tầng.
Bình quân 240 học sinh / 1000 dân
Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục khá hơn, hầu hết các trường đều đã ngói hoá, 70% nhà lớp học kiên cố cao tầng phù hợp với quy hoạch.
* Y tế:
Thị xã hiện có trung tâm y tế quy mô 70 giường tại phường Bắc Sơn , 1 phòng khám đa khoa 2 tầng 250 m2 sàn, 2 trạm xá xã, 3 trạm xá phường có quy mô từ 10 đến 15 giường chủ yếu là nhà cấp 4 diện tích mỗi trạm 150 m2.
Việc xử lý dịch bệnh về mùa hè, giải quyết cấp cứu cho khách đến tắm và nghỉ dưỡng được tăng cường hơn trước đây.
* Văn hoá thể thao:
Quy hoạch đã dành đất xây dựng các công trình văn hoá thể thao vui chơi giải trí ở khu trung tâm nhưng chưa được đầu tư xây dựng. Nhà hát nhân dân xuống cấp. Có thể nói mảng văn hoá thể thao còn rất nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách nghỉ và dân cư đô thị.
* Lao động, việc làm:
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi ở thị xã Sầm Sơn chiếm 45% dân số (24.600 người ). Một đặc thù cần nêu là mùa hè thu hút được nhiều lao động có việc làm, còn lại 9 tháng số lượng người chưa có việc làm rất lớn chiếm 33.600 người (kể cả dân cư nông ngư nghiệp và CBCNVC trong các nhà nghỉ khách sạn).
Trình độ dân trí thấp hầu hết lao động không được đào tạo nghề do đó chất lượng phục vụ khách du lịch nghỉ mát còn non yếu. Bởi vậy cần chú ý đến khâu đào tạo nghề cho dân cư và lao động, nhanh chóng khôi phục phát triển CN- TCN nhằm giải quyết việc làm cho người dân lao động.
2.2.4 Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất toàn thị xã Sầm Sơn theo địa giới hành chính hiện nay là 1.790 ha gồm 3 phường nội thị và 2 xã ngoại thị.
Đất ở thị xã Sầm Sơn gồm