Quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động

Mục tiêu kiểm toán được định nghĩa là kết quả kiểm toán dự kiến đạt được và và công việc mà kiểm toán viên hoàn thành được thể hiện trong báo cáo kiểm toán. Qua triển khai thực hiện thí điểm cuộc kiểm toán hoạt động ngân sách cấp quận năm 2015, mặc dù kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều kiến nghị và kết luận có giá trị, bên cạnh đó, vẫn còn những mục tiêu kiểm toán chưa đạt được kết luận thỏa đáng, cá biệt có những mục tiêu kiểm toán không thể trả lời. Nguyên nhân là chưa có quy trình hướng dẫn xây dựng và phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất quy trình phát triển các mục tiêu kiểm toán hoạt động nhằm tăng tính rõ ràng, dễ áp dụng và nhất quán khi triển khai áp dụng kiểm toán.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 111 - tháng 1/2017 Quy trÌnh Phaùt trieån muïc tieâu Kieåm toaùn hoaït ñoäng *Kiểm toán nhà nước Khu vực IV TS. ĐặNG aNH TuấN* Mục tiêu kiểm toán được định nghĩa là kết quả kiểm toán dự kiến đạt được và và công việc mà kiểm toán viên hoàn thành được thể hiện trong báo cáo kiểm toán. Qua triển khai thực hiện thí điểm cuộc kiểm toán hoạt động ngân sách cấp quận năm 2015, mặc dù kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều kiến nghị và kết luận có giá trị, bên cạnh đó, vẫn còn những mục tiêu kiểm toán chưa đạt được kết luận thỏa đáng, cá biệt có những mục tiêu kiểm toán không thể trả lời. Nguyên nhân là chưa có quy trình hướng dẫn xây dựng và phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất quy trình phát triển các mục tiêu kiểm toán hoạt động nhằm tăng tính rõ ràng, dễ áp dụng và nhất quán khi triển khai áp dụng kiểm toán. Từ khóa: quy trình, mục tiêu kiểm toán hoạt dộng Procedure for developing performance audit objectives audit objectives are defined as expected audit results and the amount of work done by auditors which are all shown in audit reports. By implementing pilot performance audit of state budget of district-level in 2015, though audit results bring a variety of valuable recommendations and conclusions, several audit objectives are unable to reach the conclusions, other individual objectives remained unanswered. The causes of these are the lack of the guidelines for developing performance audit objectives. Thus, this article focus on the the recommendation of the procedure for developing performance audit objectives to increase transparency, ease of application and consistency when implementing audit keywords: procedure, performance audit objectives Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung đối với CMKTNN 3000 và Báo cáo kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách cấp quận năm 2015 (kiểm toán hoạt động ngân sách cấp quận năm 2015) nhằm trả lời câu hỏi liệu có cần quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động. Qua đó, tham khảo cẩm nang hướng dẫn kiểm toán hoạt động của Tòa kiểm toán Châu Âu (European Court of auditors 2013) nhằm xây dựng một quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động phù hợp với Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra (i) cần thiết phải xây dựng quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động phù hợp và (ii) đề xuất quy trình kiểm toán hoạt động bao gồm ba bước trên cơ sở áp dụng mô hình logic. TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 111 - tháng 1/2017 1. Giới thiệu Sau khi kết thúc việc khảo sát sơ bộ, bước kế tiếp trong giai đoạn lập kế hoạch là định rõ được mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán được định nghĩa là kết quả cuộc kiểm toán hướng tới thực hiện và vì vậy nó miêu tả cái mà kiểm toán viên sẽ báo cáo. Khó khăn lớn nhất đối với kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch là thiết kế được các mục tiêu kiểm toán hoạt động vừa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng và phù hợp với khả năng của mình. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước Việt Nam số 3000 (CMKTNN số 3000), không định nghĩa cụ thể mục tiêu kiểm toán hoạt động. Trong 17 đoạn có quy định liên quan đến “mục tiêu kiểm toán”, có hai đoạn, quy định yêu cầu về nội dung, hình thức và tính khả thi khi xây dựng mục tiêu kiểm toán “Mục tiêu kiểm toán phải chứa đựng thông tin về các vấn đề, nội dung hay hoạt động cho đơn vị được kiểm toán hoặc các bên liên quan khác Chúng phải rõ ràng, bao gồm đối tượng kiểm toán cụ thể” (Đoạn 26, trang 424) và phải xem xét đến khả năng có thể hoàn thành cuộc kiểm toán theo các mục tiêu được thiết lập (Đoạn 24, trang 424). Các đoạn còn lại làm rõ mối liên hệ giữa trọng yếu, rủi ro kiểm toán được thực hiện để xác định các mục tiêu kiểm toán và mục tiêu kiểm toán được thiết lập nhằm xác định phạm vi, tiêu chí, kế hoạch thu thập bằng chứng hay chương trình kiểm toán chi tiết. Qua phân tích cho thấy, các nội dung quy định việc xác định mục tiêu kiểm toán được hướng dẫn theo từng đoạn riêng biệt không những tạo khó khăn trong việc tìm hiểu mà còn khó áp dụng trên thực tế do không có một quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động giúp xác định các thủ tục kiểm toán cụ thể (xác định tiêu chí kiểm toán, nguồn và loại bằng chứng kiểm toán, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu). Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu thực tế việc thiết lập mục tiêu kiểm toán hoạt động ngân sách cấp quận năm 2015 nhằm xác định (i) liệu có cơ hội và khả năng trình bày mục tiêu kiểm toán trên theo các hướng tiếp cận khác nhau ; (ii) nếu có, quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động phù hợp với khả năng và trình độ phát triển của Kiểm toán nhà nước Việt Nam là gì? 2. Tại sao cần phải xây dựng quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động Mục tiêu kiểm toán hoạt động khá đa dạng và phụ thuộc vào từng chủ đề lựa chọn kiểm toán, mục đích mà cuộc kiểm toán cần hướng tới cũng như khả năng có thể hoàn thành cuộc kiểm toán. Theo đó, yêu cầu đầu tiên của bản kế hoạch kiểm toán là phải thiết lập được các mục tiêu kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ (GaO) “Kiểm toán viên phải lập kế hoạch phù hợp và các tài liệu lập kế hoạch kiểm toán là cần thiết nhằm chỉ ra các mục tiêu kiểm toán”. So với việc lập kế hoạch trong TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 111 - tháng 1/2017 Hình 1: Quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động Bước 1: Thiết lập mục tiêu kiểm toán tổng thể → - Đạt được hiểu biết đầy đủ về chủ đề kiểm toán; - Đánh giá rủi ro; - Đảm bảo khả năng thực hiện cuộc kiểm toán trong thời gian theo quy định; - Đảm bảo khả năng có thể đưa ra được kết luận và kiến nghị kiểm toán → Mục đích Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán Bước 2: Phát triển mục tiêu kiểm toán chi tiết → - Đảm bảo rằng các mục tiêu kiểm toán chi tiết toàn diện và không loại trừ lẫn nhau; - Đảm bảo khả năng thiết kế được các thủ tục kiểm toán cho các mục tiêu kiểm toán ở cấp độ chi tiết nhất; - Số lượng cấp độ và số lượng mục tiêu tại mỗi cấp độ; - Tiêu thức chi tiết hóa mục tiêu kiểm toán: Trình tự, cấu trúc, phân loại → Mục đích Cụ thể hóa mục tiêu kiểm toán để thiết kế các thủ tục kiểm toán kiểm toán báo cáo tài chính thì lập kế hoạch trong kiểm toán hoạt động ít quy định cụ thể hơn và nội dung kế hoạch thay đổi nhiều phụ thuộc vào mục tiêu và phương pháp kiểm toán. Mặc dù phương pháp tiếp cận không quy định cụ thể như đối với kiểm toán báo cáo tài chính nhưng trong kiểm toán hoạt động phương pháp tiếp cận phải có hệ thống. Điều này có nghĩa là phải có khuôn mẫu nhất định hướng dẫn cách thức xây dựng mục tiêu, thiết kế các bước công việc nhằm thỏa mãn mục tiêu và liên kết các bước trên với các phát hiện và yếu tố cấu thành nên phát hiện kiểm toán. Do đó, cần phải có quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán hoạt động nhằm cung cấp phương pháp tiếp cận có hệ thống cho từng cuộc kiểm toán. Phương pháp này dựa trên lý thuyết kiểm toán xoay quanh hai câu hỏi cốt lõi: 1. Một là, cuộc kiểm toán hoạt động thực hiện nhằm mục đích gì? 2. Hai là, bằng chứng nào kiểm toán viên cần phải thu thập? Câu hỏi thứ nhất nhằm xem xét sự cần thiết phải thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động. Nó chính là điểm khởi đầu cho việc xác định mục tiêu kiểm toán, do vậy nó phụ thuộc vào yêu cầu, chủ đề lựa chọn kiểm toán. Đối với các chủ đề khác nhau hoặc mục đích cuộc kiểm toán khác nhau thì mục tiêu kiểm toán cũng được thiết kế và xây dựng khác nhau giữa các cuộc kiểm toán. Câu hỏi thứ hai nhằm xác định cách thức triển khai một cuộc kiểm toán hoạt động bắt đầu từ việc lập kế hoạch đến thực hiện kiểm toán và cuối cùng là lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Trả lời được câu hỏi thứ hai chính là điểm kết thúc trong việc xác định mục tiêu kiểm toán. Theo quan điểm này, mục tiêu kiểm toán phải được cụ thể hóa tới mức sao cho kiểm toán viên có thể thiết kế được các thủ tục kiểm toán tương ứng để xác định nguồn và loại bằng chứng cần thu thập. Vì vậy, việc phát triển mục tiêu kiểm toán chi tiết có vai trò quan trọng và hữu ích trong việc xây dựng các chương trình kiểm toán cũng như triển khai chúng trên thực tế. 3. Quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán đề xuất Theo Sổ tay kiểm toán hoạt động của Tòa kiểm toán Châu Âu năm 2013, quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán bao gồm ba bước: Bước 1, thiết lập mục tiêu kiểm toán tổng thể, bước 2, chi tiết hóa các mục tiêu kiểm toán tổng thể thành các mục tiêu kiểm toán chi tiết và bước 3, lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán. Hình 1, mô tả quy trình phát triển mục tiêu kiểm toán. TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 111 - tháng 1/2017 Bước 3: Thiết kế chương trình kiểm toán → Nội dung - Tiêu chí kiểm toán; - Loại bằng chứng; - Nguồn bằng chứng; - Phương pháp thu thập dữ liệu; - Phương pháp phân tích dữ liệu. → Mục đích Đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu, tiêu chí, nguồn bằng chứng và phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu. Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm toán tổng thể Để phát triển được các mục tiêu kiểm toán chi tiết từ mục tiêu kiểm toán tổng thể đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực và chủ đề chọn kiểm toán thông qua các hoạt động như nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đơn vị được kiểm toán, thảo luận trong nhóm khảo sát. Sau khi kết thúc việc khảo sát sơ bộ, bước kế tiếp trong giai đoạn lập kế hoạch là định rõ được mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán được thiết lập phải rõ ràng, chính xác và tránh mơ hồ. Mặc dù, không thể phủ nhận rằng, kiểm toán viên vẫn có khả năng thu thập bằng chứng và trình bày các phát hiện kiểm toán ngoài những mục tiêu kiểm toán được thiết lập trong giai đoạn lập kế hoạch, tuy nhiên, nếu đề xuất các mục tiêu không chính xác chắc chắn sẽ dẫn đến định hướng kiểm toán sai. Để thiết lập được mục tiêu tổng thể chính xác đòi hỏi kiểm toán viên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau: Một là, mục tiêu kiểm toán tổng thể được phát triển sau khi đã tiến hành xác định và đánh giá rủi ro và kiểm toán viên chỉ nên tập trung vào một hoặc hai rủi ro quan trọng nhất (lớn nhất) và nên tập trung vào một chủ đề nhất định. Kèm theo đó, khi xác định phạm vi kiểm toán phù hợp, cần phải ước lượng được thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành được cuộc kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán hoặc theo yêu cầu. Hai là, mục tiêu kiểm toán tổng thể phải đảm bảo tính khả thi. Nghĩa là, các nội dung kiểm toán bao hàm trong mục tiêu kiểm toán tổng thể phải chưa từng được kiểm toán hoặc có thể đóng góp giá trị tăng thêm thông qua hoạt động kiểm toán. Bước 2: Phát triển các mục tiêu kiểm toán chi tiết Sau khi thiết lập xong mục tiêu kiểm toán tổng thể, cùng với việc xác định trọng tâm và phạm vi kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phát triển mục tiêu kiểm toán chi tiết theo phương pháp diễn dịch với mức độ chi tiết tăng dần cho đến khi kiểm toán viên có thể thiết kế được các thủ tục kiểm toán phù hợp, tương ứng với từng mục tiêu kiểm toán chi tiết. Theo Tòa kiểm toán châu Âu (2013), thông thường có có từ ba đến bốn cấp độ mục tiêu kiểm toán, cấp độ 1 là mục tiêu kiểm toán tổng thể, cấp độ 2, được phát triển từ cấp độ 1 theo từng nội dung, khía cạnh kết quả hoặc từng loại vấn đề, cấp độ 3, thường là các nội dung chi tiết được phát triển từ mục tiêu tại cấp độ 2 và cấp độ 4, được cụ thể hóa từ cấp độ 3, thường là các tiêu chí kiểm toán chẳng hạn các mục tiêu, định mức, định chuẩn Tuy nhiên, nếu có quá nhiều cấp độ, mục tiêu kiểm toán có thể giảm tính rõ ràng. Ngoài ra, về hình thức, các mục tiêu kiểm toán chi tiết cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng. Về nội dung, các mục tiêu kiểm toán phải đáp ứng yêu cầu toàn diện và không trùng lặp, nghĩa là tại các cấp độ khác nhau, các mục tiêu kiểm toán chi tiết phải đảm bảo tính logic, tính liên kết, không loại trừ lẫn nhau và phải bổ sung cho nhau giúp trả lời được mục tiêu kiểm toán tổng thể. Ví dụ, về việc phát triển các mục tiêu kiểm toán đảm bảo nguyên tắc toàn diện và không loại trừ (Bảng 1) TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 111 - tháng 1/2017 Bảng 1: Ví dụ phát triển mục tiêu kiểm toán chi tiết đảm bảo nguyên tắc toàn diện, không loại trừ lẫn nhau. Mức 1 Mục tiêu kiểm toán tổng thể: Có phải các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận X đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Mức 2 2.1. Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách cấp quận có đảm bảo tiến độ và hiệu quả 2.2. Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách thành phố trên địa bàn quận có đảm bảo tiến độ và hiệu quả Mục tiêu không loại trừ lẫn nhau Việc phân loại dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách quận khác và phân biệt với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách thành phố. Giả định không có dự án nào vừa sử dụng ngân sách quận và ngân sách thành phố. Mục tiêu toàn diện Tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn quận X được phân thành 02 loại sử dụng vốn ngân sách cấp quận và ngân sách thành phố. Không có dự án đầu tư nào sử dụng nguồn vốn khác nên không cần thiết phải phân loại thêm. Mức 3 3.1.1 Dự án a 3.1.2 Dự án B 3.2.1 Dự án C 3.2.1 Dự án D Mục tiêu không loại trừ lẫn nhau Các dự án đầu tư khác biệt với nhau Mục tiêu toàn diện Tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn quận X đều gồm các dự án sử dụng vốn ngân sách cấp quận và ngân sách thành phố. Số lượng dự án chọn mẫu kiểm toán đủ đại diện để đánh giá tiến độ và hiệu quả đầu tư. Theo Tòa kiểm toán châu Âu (2013), số lượng mục tiêu kiểm toán chi tiết tại mỗi mức độ nên giao động trong khoản từ 2 đến 5 mục tiêu để đảm bảo tính rõ ràng, đầy đủ và logic. Ngoài tiêu chí về số lượng, phát triển mục tiêu kiểm toán tại mỗi mức độ phải đáp ứng nguyên tắc toàn diện và không loại trừ lẫn nhau. Theo đó, việc chi tiết và phân loại các câu hỏi phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Có ba nguyên tắc thường được áp dụng phổ biến khi lựa chọn tiêu chí để chi tiết hóa các mục tiêu kiểm toán gồm (i) thứ tự (quy trình hoạt động), (ii) cấu trúc và (iii) phân loại. Có thể lựa chọn một trong ba cách tiếp cận trong việc phát triển các mục tiêu kiểm toán chi tiết từ mục tiêu kiểm toán tổng thể hoặc tại mỗi cấp độ có thể lựa chọn một cách tiếp cận riêng. Ví dụ, đối với mục tiêu kiểm toán tổng thể cuộc kiểm toán ngân sách cấp quận năm 2015 có thể phát triển thành các mục tiêu kiểm toán chi tiết theo từng phương pháp tiếp cận, Bảng 2. Bảng 2. Ví dụ phát triển mục tiêu kiểm hoạt động. Mục tiêu tổng thể Đánh giá hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách cấp quận có đảm bảo khả năng cân đối ngân sách bền vững và hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của địa phương năm 2015 hay không?. Tiếp cận theo trình tự (thứ tự ưu tiên) Theo tiến trình thời gian Tiếp cận các sự kiện theo thứ tự thời gian Ví dụ phát triển mục tiêu kiểm toán cấp độ 2 tiếp cận theo Quy trình hoạt động TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 111 - tháng 1/2017 Theo quy trình hoạt động Tiếp cận theo các yếu tố: Đầu vào, quy trình, đầu ra và mối quan hệ nhân – quả giữa các yếu tố trong quy trình hoạt động Đầu vào tính kinh tế ta có thể có mục tiêu kiểm toán là: 2.1. Đánh giá các hoạt động quản lý, điều hành ngân sách cấp quận trong khâu lập, phân bổ và giao dự toán có đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và đảm bảo đúng định mức, công bằng, minh bạch hay không Đối với quy trình hoạt động là tính hiệu quả ta có thể có mục tiêu kiểm toán là: 2.2. Đánh giá các hoạt động quản lý, điều hành ngân sách ở khâu chấp hành dự toán có đảm bảo khai thác đầy đủ nguồn thu trên địa bàn để chủ động cân đối ngân sách bền vững, đáp ứng và hoàn thành các nhiệm vụ chi trọng tâm của địa phương Đối với đầu ra là tính hiệu lực ta có thể có mục tiêu kiểm toán là: 2.3. Đánh giá các hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách cấp quận có đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm 2015 của địa phương hay không?. Tiếp cận phân nhóm khía cạnh kết quả Các nhân tố thành công Tiếp cận dựa trên các nhân tố được xác định là thành công trong từng lĩnh vực, chương trình, dự án: Quản trị tốt, khung pháp lý, mục tiêu phù hợp, kỹ năng, trình độ nhà quản lý Mức độ ưu tiên Mục tiêu chính, mục tiêu phụ Chỉ số kết quả Ví dụ phát triển mục tiêu kiểm toán cấp độ 3 cho mục tiêu 2.1 ở cấp độ 2 - tiếp cận theo Chỉ số kết quả. Các chỉ số kết quả chính: kết quả thu và chi ngân sách cấp quận. Do đó, có thể phát triển mục tiêu 2.1 cấp độ 2 thành hai mục tiêu kiểm toán tại cấp độ 3. Tất cả chỉ số kết quả của một hoạt động: Chi phí, lợi nhuận, thời gian, thị trường, mức độ thỏa mãn của người sử dụng 3.1.1. Đánh giá các hoạt động quản lý, điều hành ngân sách cấp quận trong khâu lập, phân bổ và giao dự toán thu có đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và đảm bảo đúng định mức, công bằng, minh bạch hay không 3.1.2. Đánh giá các hoạt động quản lý, điều hành ngân sách cấp quận trong khâu lập, phân bổ và giao dự toán chi có đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và đảm bảo đúng định mức, công bằng, minh bạch hay không Tiếp cận theo cấu trúc tổ chức Địa lý Tiếp cận theo vùng, miền, địa phương, khu vực, quốc gia Nhân khẩu học Tiếp cận theo các chỉ số nhân khẩu học như: Tỷ lệ dân số/giường bệnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo/1000 dân Cấu trúc tài chính Tiếp cận dựa trên loại và cơ cấu nguồn vốn: Ngân sách cấp quận, ngân sách thành phố, ngân sách trung ương Phân cấp và chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức Ví dụ phát triển mục tiêu kiểm toán cấp độ 4 cho mục tiêu 3.1.1 ở cấp độ 3 - tiếp cận theo Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được kiểm toán. Các đơn vị có trách nhiệm liên quan đến các khâu lập, phân bổ và giao dự toán có thể phát triển mục tiêu 3.1.1 cấp độ 3 thành ba mục tiêu kiểm toán tại cấp độ 4. Bộ phận, phòng ban, đơn vị, cơ quan, tổ chức... 4.1.1.1. Hoạt động lập dự toán thu ngân sách cấp quận tại Chi cục Thuế có đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và đảm bảo đúng định mức, công bằng, minh bạch? TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 111 - tháng 1/2017 4.1.1.2. Hoạt động thẩm định và giao dự toán thu ngân sách cấp quận tại Phòng Tài chính có đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và đảm bảo đúng định mức, công bằng, minh bạch? 4.1.1.3. Hoạt động quản lý, tổ chức thu ngân sách cấp quận tại Chi cục Thuế và Phòng Tài chính có đảm bảo hoàn thành dự toán phấn đấu thu ngân sách? Khi bắt đầu thiết lập các mục tiêu kiểm toán chi tiết, nhất thiết phải phân tích nhằm xác định từng thành tố cấu thành nên mục tiêu kiểm toán tổng thể để quyết định lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp. Ví dụ, từ mục tiêu kiểm toán tổng thể của cuộc kiểm toán hoạt động ngân sách cấp quận năm 2015 gồm các thành phần chính (i) Hoạt động quản lý ngân sách cấp quận; (ii) Hoạt động sử dụng ngân sách cấp quận và (iii) Kết quả của hoạt động quản lý và sử dụng có đảm bảo khả năng cân đối ngân sách bền vững và hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của địa phương năm 2015. Trong đó, hoạt động thứ nhất là hoạt động quản lý gồm ba hoạt động: hoạt động hướng dẫn, hoạt động lập, thẩm định và hoạt động giao dự toán thuộc yếu tố đầu vào liên quan đến khía cạnh kinh tế; thứ hai, hoạt động sử dụng ngân sách bao gồm ba hoạt động: hoạt động tổ chức thu ngân sách, hoạt động chi ngân sách, hoạt động kiểm tra và thanh tra thuộc quy trình hoạt động liên quan đến tính hiệu quả; thứ ba, kết quả hoạt động quản lý, sử dụng gồm hai loại kết quả: Cân đối ngân sách bền vững và đảm bảo mục tiêu phát
Tài liệu liên quan