Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết

Cùng với sự phát triển của xã hội,. Xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội càng đa dạng, phức tạp, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần. Chính vì vậy, các quyền con người, quyền của cá nhân trong đó có quyền nhân thân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, được ghi nhận ngày càng nhiều hơn trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Pháp luật xét về tính giai cấp luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, tuy nhiên xét đến cùng vẫn là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do đó luôn phải chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng. Đáp ứng những yêu cầu khách quan những mong muốn của các cá nhân trong xã hội, pháp luật hiện đại ngày càng ghi nhận và bảo vệ rộng rãi các quyền nhân thân của cá nhân, trong đó có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể người sau khi chết là quyền của cá nhân , nhằm hiến xác, bộ phận cơ thể mình nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Đây là quyền nhân thân rất cần thiết trong xã hội ngày nay, do đó đã được pháp luật nhiều nước trên thế giới ghi nhận, và pháp luật Việt Nam cũng không ngoại lệ. : Nói đến “quyền” là nói đến sự tự do ý chí lựa chọn hành động của chủ thể trong khuôn khổ pháp luật. Rõ ràng, mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với thân thể của mình, không ai có quyền can thiệp hay ngăn cản. Khi một cá nhân đã có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể của mình để chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, thì những người khác, kể cả những người thân thích, ruột thịt cũng không được cản trở. Thông thường, việc hiến bộ phận cơ thể không chỉ là một quyết định khó khăn đối với người hiến mà còn có thể tác động lớn về mặt tinh thần đối với gia đình, với những người thân thích của người đó, bởi không ai muốn bản thân mình và những người thân yêu của mình có một cơ thể không toàn vẹn. Vì vậy, việc ghi nhận “quyền” hiến bộ phận cơ thể chính là một bảo đảm cho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cá nhân trong lĩnh vực đặc thù và hết sức nhạy cảm này. Tuy nhiên, dù cho mỗi cá nhân có quyền tự quyết định, tự định đoạt đối với thân thể của mình, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật đa số các nước không cho phép mua bán bộ phận cơ thể người như là một loại tài sản, bởi nếu cân nhắc giữa việc đảm bảo tự do ý chí của mỗi cá nhân với bảo vệ trật tự công cộng và đạo đức xã hội thì rõ ràng phải ưu tiên cái thứ hai

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn ý: Đặt vấn đề. Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Giới thiệu về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết . Quyền hiến xác,bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết trong hệ thống các quyền nhân thân. Sự cần thiết ghi nhận và bảo vệ quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết bằng pháp luật. Pháp luật một số nước trên thế giới về hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết Pháp luật Việt Nam về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Nguyên tắc ghi nhận , thực hiện và bảo vệ quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Một số vấn đề thực tế khi thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Kết luận Bài làm : Đặt vấn đề. Trong điều kiện thế giới hiện nay nói chung và điều kiện nước ta hiện nay nói riêng, khi mà các giá trị về vật chất của con người ngày càng được thoả mãn đầy đủ hơn thì chúng ta ngày có xu hướng quan tâm đến các giá trị của cá nhân, một trong những giá trị mà con người hướng tới chính là “quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết”. Xung quanh đề tài này còn khá nhiều vấn đề thú vị và quan trọng. Dưới đây là phần tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến quyền hiến xác và bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Giới thiệu về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết . Cùng với sự phát triển của xã hội,. Xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội càng đa dạng, phức tạp, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần. Chính vì vậy, các quyền con người, quyền của cá nhân trong đó có quyền nhân thân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, được ghi nhận ngày càng nhiều hơn trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Pháp luật xét về tính giai cấp luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, tuy nhiên xét đến cùng vẫn là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do đó luôn phải chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng. Đáp ứng những yêu cầu khách quan những mong muốn của các cá nhân trong xã hội, pháp luật hiện đại ngày càng ghi nhận và bảo vệ rộng rãi các quyền nhân thân của cá nhân, trong đó có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Quyền hiến xác , bộ phận cơ thể người sau khi chết là quyền của cá nhân , nhằm hiến xác, bộ phận cơ thể mình nhằm mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Đây là quyền nhân thân rất cần thiết trong xã hội ngày nay, do đó đã được pháp luật nhiều nước trên thế giới ghi nhận, và pháp luật Việt Nam cũng không ngoại lệ. : Nói đến “quyền” là nói đến sự tự do ý chí lựa chọn hành động của chủ thể trong khuôn khổ pháp luật. Rõ ràng, mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự quyết định đối với thân thể của mình, không ai có quyền can thiệp hay ngăn cản. Khi một cá nhân đã có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể của mình để chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, thì những người khác, kể cả những người thân thích, ruột thịt cũng không được cản trở. Thông thường, việc hiến bộ phận cơ thể không chỉ là một quyết định khó khăn đối với người hiến mà còn có thể tác động lớn về mặt tinh thần đối với gia đình, với những người thân thích của người đó, bởi không ai muốn bản thân mình và những người thân yêu của mình có một cơ thể không toàn vẹn. Vì vậy, việc ghi nhận “quyền” hiến bộ phận cơ thể chính là một bảo đảm cho sự tự do ý chí lựa chọn hành động của các cá nhân trong lĩnh vực đặc thù và hết sức nhạy cảm này. Tuy nhiên, dù cho mỗi cá nhân có quyền tự quyết định, tự định đoạt đối với thân thể của mình, nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Pháp luật đa số các nước không cho phép mua bán bộ phận cơ thể người như là một loại tài sản, bởi nếu cân nhắc giữa việc đảm bảo tự do ý chí của mỗi cá nhân với bảo vệ trật tự công cộng và đạo đức xã hội thì rõ ràng phải ưu tiên cái thứ hai. Quyền hiến xác,bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết trong hệ thống các quyền nhân thân. Với tư cách là một quyền nhân thân, quyền hiến bộ phận cơ thể mang những đặc điểm chung của quyền nhân thân, đó là: Thứ nhất, Quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác. Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể từ khi người đó được sinh ra hoặc theo những căn cứ khác do pháp luật quy định. Những quyền nhân thân này ứng với mỗi cá nhân, sẽ cho phép cá nhân khẳng định họ, là chính họ mà không phải ai khác, họ là một chủ thể độc lập trước cộng đồng. Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết là một quyên luôn gắn với cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác. Chỉ có cá nhân đó mới có quyền hiến xác và bộ phận cơ thể của chính mình sau khi chết mà không phải người, tổ chức đoàn thể nào khác. Thứ hai, Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Bên cạnh đó, có những trường hợp đặc biệt, quyền nhân thân mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền. Như vậy, một trong những tiêu chí phân loại quyền nhân thân là dựa vào yếu tố tài sản, theo đó, có thể chia quyền nhân thân làm 2 loại: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Theo cách phân loại này, quyền hiến bộ phận cơ thể thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản. Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Người có quyền này đối kháng với một phạm vi không xác định các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ. Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy định các biên pháp bảo vệ quyền đó, ở đây là quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết. Bên cạnh các đặc điểm chung của quyền nhân thân, quyền hiến bộ phận cơ thể còn có đặc điểm riêng biệt, đó là: mục đích chủ yếu của việc thực hiện quyền này không phải đem lại lợi ích cho chủ thể quyền như đại đa số các quyền nhân thân khác, mà nhằm đem lại lợi ích cho người khác, lợi ích cho toàn xã hội. Lợi ích mà chủ thể quyền đạt được chủ yếu là lợi ích tinh thần, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt khi người bệnh lại là người thân thích, ruột thịt của mình; hoặc niềm vui khi thấy mình cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Lợi ích vật chất có thể có nhưng không phải là chính yếu. Lợi ích của chủ thể quyền thực sự rất khiêm tốn so với lợi ích to lớn mà xã hội nhận được từ việc người đó thực hiện quyền của mình. Đặc trưng này chỉ có ở 2 quyền nhân thân đặc thù: quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Quyền hiến bộ phận cơ thể và quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết thực ra không khác nhau về bản chất, đều là quyền thể hiện ý chí tự nguyện hiến tặng bộ phận cơ thể mình vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Để thực hiện quyền này, trong cả hai trường hợp, cá nhân đều phải thể hiện ý chí tự nguyện hiến tặng khi người đó còn sống và còn minh mẫn, sáng suốt. Còn việc lấy bộ phận của người hiến được thực hiện khi người đó còn sống hay đã chết tuỳ theo trước tiên là ý nguyện của người hiến, ngoài ra còn căn cứ vào đặc điểm của bộ phận cơ thể được hiến. Khi lấy đi một bộ phận cơ thể, tuỳ thuộc vào chức năng của từng bộ phận mà nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hiến ở các mức độ khác nhau: có thể là ảnh hưởng không lớn (ví dụ: thận, gan), nhưng có thể ảnh hưởng quyết định đến sự sinh tồn của cá nhân (ví dụ: tim). Vì vậy, quyền hiến bộ phận cơ thể không phải lúc nào cũng thực hiện được khi người hiến còn sống. Sự cần thiết ghi nhận và bảo vệ quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết bằng pháp luật. Cách đây vài chục năm, việc hiến xác, bộ phận cơ thể người đã trở nên phổ biến trên thế giới. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, sử dụng xác, bộ phận cá nhân người sau khi chết vì mục đích nhân đạo cứu người, chữa bệnh cho nhân dân, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đa số các nước trên thế giới đều có đạo luật riêng về hiến xác, bộ phận cơ thể người như Pháp, Mỹ, Canađa, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan … Ở Pháp việc ghép thận lấy từ thận tử thi được thực hiện từ năm 1952, việc ghép tim và ghép gan lấy từ tử thi cũng đã triển khai từ năm 1967, 1968. Hiện nay, các quy định pháp luật về hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết đã được triển khai ở nhiều nước. . Số bệnh nhân được ghép mô, bộ phận cơ thể người ngày một nhiều và số các bệnh viện được tổ chức tiến hành ghép ở các nước này đã tăng lên nhanh chóng. Một trong những nguyên nguyên nhân giúp cho việc tiến hành ghép mô, bộ phận cơ thể người thành công ở một số nước trên thế giới là phải có các quy định pháp luật cho phép tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người chết não nhằm góp phần thúc đẩy việc phát triển chương trình quốc gia về ghép mô, bộ phận cơ thể người. Ở Việt nam, theo số liệu thống kê, nhu cầu được hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta là rất lớn và ngày càng gia tăng. Cụ thể là,cả nước có khoảng 5.000 – 6.000 người suy thận mãn cần được ghép thận. Tại 5 bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có gần 1.500 người được chỉ định ghép gan nhưng không có nguồn cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Ước tính, do không có nguồn của người cho thận, cho gan, ở Việt Nam đã có hơn 200 người phải sang Trung Quốc và một số nước khác để ghép thận, ghép gan. Không chỉ là ghép thận, ghép gan, số bệnh nhân cần phải ghép giác mạc cũng ngày càng tăng. Đến nay có khoảng hơn 5.000 người bệnh đang chờ được ghép giác mạc. Riêng tại Viện Mắt Trung ương, mỗi năm nhu cầu ghép giác mạc từ 500 ca/năm trở lên. Từ năm 1985 đến nay, Viện mới chỉ ghép được 1.500 ca, riêng năm 2004 ghép được 103 ca, năm 2005 ghép được 150 ca. Số giác mạc được dùng để ghép chủ yếu lấy từ nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (khoảng 50-100 giác mạc/năm), số còn lại được lấy từ bệnh nhân bị bỏ nhãn cầu do chấn thương và các nguyên nhân khác mà giác mạc có đủ tiêu chuẩn sử dụng. Trước nhu cầu cấp bách trên, ngay từ năm 1992, Nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, cán bộ nên cho đến nay, Việt Nam đã có 10 bệnh viện có đủ khả năng và điều kiện ghép thận và đã tiến hành thí điểm việc ghép thận, gan. Tính đến 20/03/2006, các bệnh viện trên đã ghép thành công được 161 ca, trong đó có 158 ca ghép thận và 04 ca ghép gan. Tất cả các ca ghép này đều lấy thận, gan của người sống là cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình, cùng huyết thống, có các chỉ số sinh học tương đương, chưa có trường hợp nào lấy bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết. Những thành tựu trên đã tạo nên những thành tích nổi bật của hệ thống khám, chữa bệnh, mang lại uy tín và niềm tự hào cho ngành y tế, phù hợp với xu thế hội nhập, giải quyết nhu cầu điều trị tại chỗ của nhân dân và giảm tốn kém cho người ghép phải ra nước ngoài điều trị. Mặt khác, nhu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên xác chết rất lớn. Vào những thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ trước, cứ 6 – 7 sinh viên có 1 xác chết để học tập, nghiên cứu giải phẫu, nhưng đến nay, cả khoá trên dưới 400 sinh viên mới chỉ có 1 xác chết, thậm chí phải dùng lại nhiều lần do không có xác (theo báo cáo của Trường Đại học y Hà Nội, cả Trường hiện có 22 xác chết; Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh có 173 xác chết). Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có thể thực hiện được khoảng 1.000 ca ghép thận, 80 – 100 ca ghép gan, 20 – 30 ca ghép tim và 10-15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc, chúng ta phải cần nhiều mô, bộ phận cơ thể người hiến mang tính chất tự nguyện, nếu chỉ chờ vào nguồn hiến bộ phận cơ thể người của người thân là không thể đủ. Do đó, việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người hiến tự nguyện ngoài huyết thống và đặc biệt là ở người hiến sau khi chết là vô cùng cấp thiết. Về mặt pháp lý, mặc dù việc hiến xác và bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết đã được một số quy định trong một số văn bản pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa đầy đủ nên khó thực hiện trong thực tiễn. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, đa số các nước trên thế giới đều có đạo luật riêng về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người như Canađa, Úc, Bỉ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan …Đạo luật riêng về hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết có thể giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong việc cho – nhận bộ phận cơ thể người, hỗ trợ, định hướng cho phép ngành y tế phát huy tối đa các thành tựu của mình chữa bệnh phục vụ nhân dân; đảm bảo an toàn nghề nghiệp cho đội ngũ bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy, ghép bộ phận cơ thể; bảo vệ người bệnh và đảm bảo quyền lợi của người hiến tặng vì sự phát triển của khoa học và sự tiến bộ chung của loài người. Pháp luật một số nước trên thế giới về hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết Để tạo hành lang pháp lý cho giải phẫu học thế giới phát triển, để cứu chữa người bệnh vượt qua hiểm nghèo, tái sinh sự sống của mình qua việc được cấy, ghép một mô, bộ phận cơ thể của người nào đó đã bị chết hiến tặng thì không chỉ pháp luật các quốc gia mà pháp luật quốc tế cũng ghi nhận về vấn đề này từ rất sớm. Trong khuôn khổ pháp luật quốc tế đầu tiên có thể kể đến Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, văn hoá và xã hội, viết tắt tiếng Anh là CESCR, và Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị, viết tắt tiếng Anh là CCPR, được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Việt Nam gia nhập 2 Công ước này ngày 24/9/1982. Còn trong khuôn khổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông qua Nghị quyết về việc phát triển các hoạt động cấy ghép năm 2004. Thậm chí tổ chức UNNESCO đã thành lập một cơ quan trực tiếp liên quan đến lĩnh vực này là Ủy ban quốc tế về Đạo đức y sinh. Cơ quan này cũng đã công bố Tuyên bố toàn cầu về đạo đức sinh học và quyền con người. Trong khuôn khổ Hội đồng châu Âu có Công ước về bảo vệ quyền con người và nhân phẩm con người trong việc ứng dụng các tiến bộ y học và sinh học ngày 4 tháng 4 năm 1997 (gọi tắt là Công ước OVIEDO). Công ước này đã đưa ra nguyên tắc cơ bản như: bắt buộc phải có sự đồng ý của đương sự; quyền được thông tin đối với cả người hiến và người nhận. Ngoài ra trong nguồn luật của Liên minh châu Âu có thể chỉ ra Chỉ thị 2004/23 về thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn áp dụng đối với các hoạt động hiến, lấy, kiểm soát, xử lý, bảo quản, lưu trữ phân phối mô và tế bào người… Qua các Công ước quốc tế và khu vực có thể thấy hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết có vai trò đặc biệt quan trọng và được coi là quyền con người và để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra hiệu quả, quốc tế đã có những quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề này làm tiêu chuẩn và là nguồn quan trọng cho các quốc gia trong quá trình nghiên cứu xây dựng pháp luật nước mình về hiến xác, bộ phận cơ thể người. Ở các nước châu Âu , các quy định pháp luật về hiến xác,bộ phận cơ thể người đã được triển khai sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phẫu thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người phát triển một cách mạnh mẽ vào những thập kỷ gần đây như ở: Vương quốc Anh năm 1961, Đan Mạch, Italia năm 1967, Na-uy năm 1973, Thuỵ Điển năm 1975; Hy Lạp năm 1983. Tại các nước Châu Á, từ năm 1959 đến nay, nhiều nước như Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Philippine, Singapore, Malaysia, Indonesia đã có các quy định của pháp luật về chết não và cho phép tiến hành lấy các mô, bộ phận cơ thể người ở tử thi để ghép .Nhìn chung pháp luật các nước trên thế giới tập trung quy định về: các nguyên tắc ;điều kiện ;các quy định về cơ chế đồng ý trong việc hiến xác, bộ phận cơ thể người; thẩm quyền, trình tự, thủ tục hiến xác, bộ phận cơ thể; trung tâm điều phối cấy ghép quốc gia và ngân hàng mô,… cũng như các quyền, lợi ích người hiến được hưởng khi tham gia hiến cứu chữa người bệnh. Pháp luật các nước bên cạnh quy định những nguyên tắc chung được cả thế giới thừa nhận về vấn đề này thì tùy theo thực tế, truyền thống, văn hóa đất nước cũng có quy định những nguyên tắc riêng. Ở Pháp, trong các đạo luật về đạo đức y sinh quy định việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người phải tôn trọng các nguyên tắc như: tôn trọng cơ thể người; nguyên tắc phải có sự đồng ý của đương sự (Điều L.1211-2 Bộ luật Y tế cộng đồng Cộng hòa Pháp); nguyên tắc an toàn về y tế và cẩn trọng (Điều L.1211-6/7 Bộ luật Y tế cộng đồng Cộng hòa Pháp). Nguyên tắc này nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra với người hiến và người nhận trong quá trình hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; nguyên tắc phân phối sản phẩm ghép và thủ tục đăng ký vào danh sách chờ ghép; nguyên tắc vô danh tức là người hiến không được biết danh tính của người nhận và ngược lại. Pháp luật Cộng hòa Pháp còn quy định rất chặt chẽ về vấn đề độ tuổi, đối với trường hợp hiến khi còn sống thì người chưa thành niên không được hiến mô, bộ phận cơ thể khi còn sống. Ở Pháp để đảm bảo cho hoạt động hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể được tiến hành chuyên nghiệp, hiệu quả, nước này đã thành lập Trung tâm cấy, ghép quốc gia từ rất sớm, năm 2005 Trung tâm này được đổi tên thành Cơ quan y sinh quốc gia. Pháp luật của Pháp cũng cho phép một số các bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định được phép tiến hành mổ tử thi và lấy các bộ phận cơ thể người nhằm mục đích điều trị, đồng thời quy định việc xác định chết não phải được 2 thầy thuốc xác nhận. Tại Tuynidi, Đạo luật số 91-22 về lấy, ghép bộ phận cơ thể người được ban hành ngày 25 tháng 3 năm 1991 quy định về điều kiện hiến khi còn sống và hiến sau khi chết. Đối với trường hợp người hiến khi còn sống phải là người thành niên có đầy đủ khả năng nhận thức và năng lực hành vi. Còn việc lấy xác, bộ phận cơ thể người chết để phục vụ mục đích chữa bệnh có thể được thực hiện với điều kiện người đó khi còn sống không từ chối cho bộ phận cơ thể người, đồng thời không có sự phản đối từ phía gia đình của người đó sau khi người đó chết. Pháp luật Tuynidi cũng quy định một cơ quan độc lập quản lý tập trung hoạt động hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể gần giống với mô hình của Pháp, đó là Trung tâm quốc gia về phát triển ghép bộ phận cơ thể người (gọi tắt là CNPTO). Cơ quan này độc lập với Bộ Y tế và có cơ cấu tổ chức gần giống với Cơ quan y sinh Cộng hòa Pháp. Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động hiến, lấy, ghép mô được hiệu quả , Tuynidi cũng thành lập một ngân hàng mô quốc gia trực thuộc CNPT. Ở Ma rốc Đạo luật về hiến lấy ghép bộ phận cơ thể người và hiến mô số 16-98, năm 1998 quy định nếu người hiến là người còn sống thì phải là người thành niên và phải thể hiện sự tự nguyện của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở quốc gia này, không có cơ quan độc lập ở cấp độ quốc gia có trách nhiệm quản lý hoạt động hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người mà nhiệm vụ này do Bộ Y tế nước này trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, nước này có một Hội đồng tư vấn về ghép bộ phận cơ thể người, mặc dù vậy thực tế Hội đồng này vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó để đảm bảo nguồn mô dự trữ cho việc cấy, ghép mô, pháp luật Ma rốc có quy định về việc thành lập các Ngân hàng mô, nhưng cho đến năm 2006 nước này mới chỉ tập trung vào đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế và các ca ghép giác mạc chủ yếu lấy nguồn từ việc nhập khẩu ở nước ngoài. Pháp, Tynidi, cũng như Ma rốc đều quy định hiến xác, bộ phận cơ thể người chỉ được thực hiện trong một số mục đích nhất định như hiến vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học, do các cơ sở được cấp phép đảm nhiệm. ủng hộ hệ thống này vào năm 2004. Trong các bộ luật các nước đã ban hành đều nằm ở một trong hai hệ thống: hệ thống suy đoán đồng ý (presumed consent system hay opting-out system). V