Quyền riêng tư và văn hóa ứng xử của nhà báo

Báo chí với tư cách là một loại hình truyền thông đại chúng có khả năng công khai hoá và xã hội hoá thông tin. Nhà báo có khả năng và trách nhiệm nghiệp nghề nghiệp tìm hiểu, điều tra và công bố sự thật vì quyền lợi của công chúng. Sự thật đó đôi khi là hoặc liên quan đến thông tin cá nhân, riêng tư và bí mật của một số cá nhân cụ thể. Việc công khai thông tin và buộc các cá nhân phải minh bạch, chịu trách nhiệm trước xã hội về hành vi của mình là một phần quan trọng trong trách nhiệm của nhà báo. Nói như thế không có nghĩa là nhà báo được quyền khai thác và công khai mọi thông tin cá nhân. Một nhà báo có văn hoá nghề nghiệp sẽ luôn đặt ra câu hỏi: Có nên hay không nên công bố thông tin riêng tư? Việc công bố thông tin riêng tư đó có ảnh hưởng như thế nào đến các nhân vật liên quan? Suy cho đến cùng, việc công bố thông tin đó có vì quyền được biết và quyền lợi của công chúng hay không? Để giúp trả lời những câu hỏi này cũng như góp phần hình thành văn hoá ứng xử nghề nghiệp của nhà báo với quyền riêng tư, chúng tôi mạnh dạn trình bày một cách hiểu về quyền riêng tư đồng thời đưa ra một số gợi ý khi tiếp cận thông tin riêng tư.

pdf6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền riêng tư và văn hóa ứng xử của nhà báo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NHÀ BÁO ThS. Vũ Thanh Vân∗ Báo chí với tư cách là một loại hình truyền thông đại chúng có khả năng công khai hoá và xã hội hoá thông tin. Nhà báo có khả năng và trách nhiệm nghiệp nghề nghiệp tìm hiểu, điều tra và công bố sự thật vì quyền lợi của công chúng. Sự thật đó đôi khi là hoặc liên quan đến thông tin cá nhân, riêng tư và bí mật của một số cá nhân cụ thể. Việc công khai thông tin và buộc các cá nhân phải minh bạch, chịu trách nhiệm trước xã hội về hành vi của mình là một phần quan trọng trong trách nhiệm của nhà báo. Nói như thế không có nghĩa là nhà báo được quyền khai thác và công khai mọi thông tin cá nhân. Một nhà báo có văn hoá nghề nghiệp sẽ luôn đặt ra câu hỏi: Có nên hay không nên công bố thông tin riêng tư? Việc công bố thông tin riêng tư đó có ảnh hưởng như thế nào đến các nhân vật liên quan? Suy cho đến cùng, việc công bố thông tin đó có vì quyền được biết và quyền lợi của công chúng hay không? Để giúp trả lời những câu hỏi này cũng như góp phần hình thành văn hoá ứng xử nghề nghiệp của nhà báo với quyền riêng tư, chúng tôi mạnh dạn trình bày một cách hiểu về quyền riêng tư đồng thời đưa ra một số gợi ý khi tiếp cận thông tin riêng tư. 1. Một cách hiểu về quyền riêng tư “Quyền riêng tư là gì?” là câu hỏi không có một câu trả lời duy nhất. Ở một số quốc gia trên thế giới, quyền riêng tư của công dân được luật hoá, buộc nhà báo phải cân nhắc cẩn trọng trước khi công bố thông tin về một cá nhân nào đó. Thiếu sự cẩn trọng và tỉnh táo này, nhà báo có thể tự đưa mình vào các vụ kiện về tiết lộ thông tin riêng tư và xúc phạm danh dự cá nhân. Ở một số quốc gia khác, quyền riêng tư của công chúng được ngầm thừa nhận, có trên luật bất thành văn. Thế nhưng, dù ở đâu và trong trường hợp nào, nhà báo cũng cần tôn trọng quyền riêng tư của công dân vì đây không chỉ là vấn đề có tính pháp lý mà còn là vấn đề văn hoá nghề nghiệp. ∗ Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 Trên thực tế, sự tôn trọng quyền riêng tư cho biết rất nhiều về văn hoá ứng xử nghề nghiệp của nhà báo. Hiện nay, các nhà nghiên cứu báo chí – truyền thông trên thế giới cho rằng, các cơ quan báo chí – truyền thông toàn cầu dần sẽ phải hoạt động trong khuôn khổ của luật về quyền riêng tư bên cạnh luật doanh nghiệp và luật báo chí. Vụ bê bối của tờ báo News of the World, thuộc tập đoàn News Coporation khiến nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hơn đến việc bảo vệ quyền riêng tư của công dân. Tất nhiên, quy định của pháp luật về quyền riêng tư sẽ mang tính đặc thù theo từng quốc gia. Quyền riêng tư có thể được hiểu trên 3 khía cạnh như sau: Thứ nhất, quyền riêng tư hiểu một cách cơ bản là quyền được giữ kín, giữ riêng và không công bố các thông tin cá nhân và các hoạt động trong đời tư. “Đời tư” của mỗi cá nhân cần được tôn trọng và tách biệt với “đời công.” Cách phân tách đời tư – đời công phổ biến nhất hiện nay là theo thời gian làm việc hành chính. Điều này có nghĩa là, một cá nhân sau khi hết giờ làm việc chính thức sẽ bước vào đời tư của mình và có thể làm những điều mà trong đời công của mình họ không được phép làm. Tuy nhiên, cách phân tách như thế này không phải lúc nào cũng áp dụng được. Thông tin cá nhân có thể liên quan đến nhân thân, thu nhập, các mối quan hệ cá nhân. Thứ hai, quyền riêng tư gắn liền với việc được giữ kín bí mật cá nhân, được bảo vệ bí mật cá nhân và không bị xâm phạm bí mật cá nhân. Mỗi cá nhân đều có những bí mật riêng và việc giữ kín một số bí mật là cần thiết vì lợi ích của chính cá nhân đó và những người liên quan. Ví dụ, nhà báo có thể phát hiện ra một đứa trẻ là con nuôi của một cặp vợ chồng nhưng không thể công bố thông tin vì lợi ích của gia đình này. Thứ ba, quyền riêng tư bảo vệ một cá nhân trước việc bị mạo danh và giả mạo thông tin. Trong hoạt động báo chí, quyền này gắn với việc một cá nhân không thể bị “đặt lời”, “gán cho nói những điều họ chưa từng nói.” Trong thực tiễn báo chí, đã có những trường hợp nhà báo không hề tiến hành phỏng vấn nhân vật nhưng vẫn trích dẫn nhân vật đó trong bài viết của mình. Trên thực tế, quyền riêng tư có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp. Trong lĩnh vực báo chí, việc hiểu đúng và thực 3 hiện quyền riêng tư không chỉ giúp nhà báo hành nghề một cách chuyên nghiệp mà còn có đạo đức. Quyền lợi và quyền được biết của công chúng là lý do duy nhất cho phép nhà báo vi phạm quyền riêng tư của cá nhân. Quyền được biết của công chúng cho phép nhà báo tìm hiểu, điều tra và công bố các thông tin riêng tư để bảo đảm lợi ích lớn hơn của cộng đồng, xã hội. Điều này buộc mỗi cá nhân phải có trách nhiệm về hành vi của mình trong cả đời công và đời tư của mình, sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức và các quy định của pháp luật. Quyền được biết của công chúng có thể được lý giải trong một số trường hợp như (a) Lợi ích chính đáng của cộng đồng bị hành vi của một cá nhân đe doạ, xâm hại, (b) Lợi ích của cá nhân đi ngược lại lợi ích chung và (c) Hành vi của cá nhân có thể gây tác hại cho cộng đồng và làm cho loại hành vi đó có cơ hội lan rộng. 2. Những chủ thể bị hạn chế quyền riêng tư Trong hoạt động báo chí, một số chủ thể nhất định bị hạn chế quyền riêng tư. Những chủ thể này thường là những người có tên tuổi nhất định và có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Khi công khai thông tin riêng tư của những cá nhân này, nhà báo có thể dễ dàng lý giải sự cần thiết phải công bố những thông tin đó. 3 chủ thể chính bị hạn chế quyền riêng tư bao gồm chính trị gia, người của công chúng và bản thân nhà báo. - Chính trị gia, cán bộ công quyền Đây là những người “có trách nhiệm và thẩm quyền”. Hành vi của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Dù trong đời công hay đời tư, họ đều được đòi hỏi phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức cao nhất. Báo chí nói chung và các nhà báo nói riêng có trách nhiệm giám sát các cá nhân này, buộc họ phải hành động phù hợp với đạo đức và pháp lý. Các chính trị gia muốn duy trì sự nghiệp chính trị của mình, vì thế, phải trong sạch và liêm chính. Trên phương diện này, báo chí có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính minh bạch của các chính trị gia. Tuy nhiên, để công bố thông tin hoặc bí mật cá nhân của các chính trị gia, nhà báo phải có bằng chứng và các dữ kiện chắc chắn. Những thông tin hoặc bí mật cá nhân được công bố phải là thông tin có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đối với xã hội, đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức mà chính trị gia đáng lẽ phải 4 tôn trọng. Trên thực tế, có những chính trị gia phải giã từ sự nghiệp chính trị khi bí mật của họ về các vụ bê bối tình dục, đạo văn hay các vụ gian lận bị báo chí phanh phui. Để phanh phui bí mật cá nhân của các chính trị gia, bản thân nhà báo phải dũng cảm và sẵn sàng hành động vì lợi ích chung của xã hội. Sự khôn ngoan trong phương pháp đấu tranh cũng là cần thiết giúp nhà báo vừa hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp và xã hội của mình. - Người của công chúng Đây là những người có tên tuổi, được nhiều người biết đến, thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng và có ảnh hưởng, uy tín nhất định đối với xã hội. Các ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, vận động viên thể thao đều có thể trở thành người của công chúng. Những nhân vật này thu hút được sự chú ý của cả báo chí và công chúng. Việc hạn chế quyền riêng tư của người của công chúng để bảo đảm họ có ảnh hưởng lành mạnh đến xã hội, đặc biệt đến giới trẻ. Vấn đề cần cân nhắc ở đây là, không phải thông tin riêng tư nào của những nhân vật này cũng nên công bố trên báo chí. Báo chí không thể là diễn đàn để các nhân vật này tô vẽ, đánh bóng tên tuổi bản thân. Trên thực tế, không ít nhân vật trong làng giải trí đã “điểm huyệt” được các nhà báo bằng việc tự tạo bê bối và tung ra những thông tin tiêu cực. Gần đây, trên báo chí Việt Nam xuất hiện dầy đặc thông tin cá nhân, riêng tư của các nhân vật trong làng giải trí. Phần nhiều các thông tin này chỉ để thoả trí tò mò hơn là đem lại lợi ích cụ thể nào cho công chúng. Điều đáng lo ngại là một số nhà báo khai thác quá sâu đời tư của các nhân vật trong làng giải trí. Nếu hiện tượng này trở thành phổ biến, báo chí giải trí, báo chí giật gân sẽ trở thành xu hướng. Trên thế giới, báo chí giật gân (hay còn gọi là báo vàng – yellow journalism) đã từng phổ biến và hiện tiếp tục phổ biến. Việc khai thác thông tin riêng tư, cá nhân chỉ cốt tung ra thông tin giật gân, câu khách để thoả mãn thị hiếu thông tin tầm thường. Xu hướng này không khỏi khiến các nhà nghiên cứu báo chí và nhà báo có tâm huyết phải suy nghĩ. - Nhà báo 5 Với trách nhiệm xã hội và khả năng ảnh hưởng đến công chúng của mình, nhà báo cũng bị hạn chế quyền riêng tư. Công chúng có quyền đòi hỏi nhà báo tuân thủ những chuẩn mực đạo đức và yêu cầu nghiệp vụ cao nhất. Nhà báo phải minh bạch trong cả đời công và đời tư. 3. Tiếp cận những đối tượng đặc biệt Khi khai thác thông tin riêng tư, nhà báo cần có sự cân nhắc, nhất là khi tiếp cận các đối tượng dễ bị tổn thương. Các cá nhân cụ thể có thể xuất hiện trong tác phẩm báo chí với các tư cách: nhân chứng, nạn nhân hoặc đối tượng bị đấu tranh. Khi tiếp cận nạn nhân và công bố thông tin riêng tư của các nạn nhân, nhà báo cần có sự nhạy cảm đặc biệt. Sự nhạy cảm này thể hiện rất rõ văn hoá ứng xử nghề nghiệp của nhà báo. Nạn nhân thường có những đặc điểm như: bị chấn động mạnh về tâm lý, rất dễ bị tổn thương và có thể bị tổn thương hơn nữa khi các thông tin cá nhân của họ bị công bố trên báo chí. Việc trích dẫn hoặc có được hình ảnh của nạn nhân sẽ tăng thêm tính xác thực và trọng lượng của bài báo. Tuy nhiên, mong muốn có được một bài báo xúc động, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng cần tính đến tình trạng tâm lý của nạn nhân. Cụ thể hơn, nhà báo không thể tác nghiệp theo kiểu cốt sao có được trích dẫn hoặc ảnh của nạn nhân mà không cần quan tâm đến tình trạng của họ. Sự cẩn trọng của nhà báo càng cần thiết hơn nếu nạn nhân là một trong những đối tượng sau đây: • Trẻ em: Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, chưa ý thức đầy đủ về tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng và cũng chưa biết cách tự bảo vệ bản thân. Chính vì thế, đôi khi nạn nhân trẻ em có thể đồng ý cho chụp ảnh và đăng ảnh, nhà báo vẫn cần cân nhắc xem việc đó có thể gây tổn hại nào cho trẻ em đó hay không. • Phụ nữ: Có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình, quấy rối tình dục hay các vụ cưỡng hiếp. Việc công bố thông tin cá nhân hoặc các thông tin có thể làm lộ danh tính của những phụ nữ này có thể khiến họ gặp những rắc rối và phiền toái rất lớn. Đã có trường hợp, phóng viên đã đổi tên của nạn nhân là một phụ nữ trẻ bị cưỡng hiếp tại tỉnh Thanh Hoá nhưng lại đăng nguyên quyết định khởi tố của cơ quan công an có cả tên thật của nạn nhân và thủ phạm. 6 • Nạn nhân của các vụ tấn công và thảm hoạ: Những đối tượng này bị chấn động mạnh về tâm lý. Việc thể hiện hình ảnh của những nạn nhân này trong tình trạng khốn khổ của họ, nhất là trên truyền hình có thể không đúng với mong muốn của họ và cho thấy nhà báo chưa có sự nhạy cảm cần thiết. Văn hoá ứng xử nghề nghiệp của nhà báo có nghĩa là, nhà báo không thể tác nghiệp theo kiểu “miễn sao xong việc mình”. Một số câu hỏi nhà báo cần đặt ra là: - Ngay cả khi nạn nhân đồng ý công bố thông tin cá nhân, việc công bố có thể gây ra ảnh hưởng có hại nào mà nạn nhân chưa tính được không? - Việc đặt câu hỏi về những trải nghiệm tiêu cực/đau thương có làm nạn nhân chìm sâu thêm vào tình trạng suy sụp tâm lý không? - Việc công bố thông tin cá nhân có đem lại sự chia sẻ hay làm tăng thêm nỗi đau khổ của nạn nhân? - Khi việc tiếp cận nạn nhân là không thể, việc tiếp cận thân nhân nạn nhân có phù hợp không? Việc thân nhân nạn nhân tiết lộ thông tin có phù hợp với mong muốn của chính nạn nhân không? Việc ứng xử với quyền riêng tư của công chúng rõ ràng là một câu chuyện phức tạp, đòi hỏi nhà báo vừa có sự nhạy cảm vừa có sự cẩn trọng. Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn khi áp lực cung cấp thông tin đầu tiên, thông tin độc quyền trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Áp lực có được câu chuyện xác thực và nhân bản cũng có thể khiến nhà báo bịa đặt thông tin cá nhân. Nhà báo được mong đợi hành động vì quyền lợi chung của xã hội. trong công việc của mình, nhà báo thường đề cập đến số phận những con người và tác phẩm báo chí của nhà báo có khả năng tác động đến nhiều số phận con người khác. Chính khía cạnh này đòi hỏi nhà báo phải có văn hoá ứng xử với quyền riêng tư. Việc thực hiện quyền riêng tư dù có sự quy định của pháp luật hay không cũng bắt đầu từ từ chính nhà báo, từ việc thượng tôn đạo đức nghề nghiệp và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn nghề nghiệp của nhà báo.
Tài liệu liên quan