Rà soát hiện trạng kè bờ sông và kênh nội thành và tình hình lấn chiếm, sạt lở, ô nhiễm các tuyến sông, kênh rạch từ 2010 đến nay

I. Rà soát hiện trạng kè bờ sông và kênh nội thành: thống kê danh mục hệ thống sông, kênh chính trên địa bàn thành phố; đánh giá, phân tích số liệu: 1. Về danh mục hệ thống sông, kênh chính nội thành: Khu vực nội thành có các tuyến sông, kênh chính có chức năng giao thông thủy gồm: sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, rạch Lò Gốm - Ông Buông và sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đay - kênh Tham Lương - rạch Nước Lên (Danh mục tuyến sông, kênh chính theo phụ lục 01 đính kèm).

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rà soát hiện trạng kè bờ sông và kênh nội thành và tình hình lấn chiếm, sạt lở, ô nhiễm các tuyến sông, kênh rạch từ 2010 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 RÀ SOÁT HIỆN TRẠNG KÈ BỜ SÔNG VÀ KÊNH NỘI THÀNH & TÌNH HÌNH LẤN CHIẾM, SẠT LỞ, Ô NHIỄM CÁC TUYẾN SÔNG, KÊNH RẠCH TỪ 2010 ĐẾN NAY Sở Giao thông Vận tải TP.HCM I. Rà soát hiện trạng kè bờ sông và kênh nội thành: thống kê danh mục hệ thống sông, kênh chính trên địa bàn thành phố; đánh giá, phân tích số liệu: 1. Về danh mục hệ thống sông, kênh chính nội thành: Khu vực nội thành có các tuyến sông, kênh chính có chức năng giao thông thủy gồm: sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, rạch Lò Gốm - Ông Buông và sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đay - kênh Tham Lương - rạch Nước Lên (Danh mục tuyến sông, kênh chính theo phụ lục 01 đính kèm). 2. Hiện trạng kè bờ sông và kênh nội thành: 2.1. Đối với tuyến sông Sài Gòn có chiều dài 111,8 km qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ ranh giới tỉnh Tây Ninh đến ngã 3 Đèn Đỏ (sông Sài Gòn - sông Đồng Nai). Trong đó, có 14,8 km là tuyến hàng hải (từ ngã 3 Đèn Đỏ đến ngã 3 rạch Thị Nghè) và 97 km là tuyến đường thủy nội địa Quốc gia (từ ngã 3 rạch Thị Nghè đến ranh giới tỉnh Tây Ninh). Hiện trạng kè bờ sông Sài Gòn như sau: a) Đoạn từ ngã 3 Đèn Đỏ đến cầu Thủ Thiêm có 5,310 km kè/15 km đường thủy (trong đó: bờ phải 2,5 km kè, bờ trái 4,01 km kè). Về kết cấu: Bao gồm 04 đoạn kè đứng loại bê tông dự ứng lực, 01 đoạn kè đứng dạng tường chắn bê tông cốt thép, 02 đoạn kè mái nghiêng viên thảm bê tông và 01 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc. b) Đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến cầu Sài Gòn có 2,753 km kè/1,8 km đường thủy (trong đó: bờ phải 1,4 km kè, bờ trái 1,352 km kè) Về kết cấu: Bao gồm 02 đoạn kè đứng, 02 đoạn kè mái nghiêng loại viên thảm bê tông và 04 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc. c) Đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã 3 Rạch Chiếc có 8,776 km kè/6 km đường thủy (trong đó: bờ phải 3,757 km kè, bờ trái 5,019 km kè). Về kết cấu: Bao gồm 03 đoạn kè đứng loại bê tông dự ứng lực, 06 đoạn kè đứng loại bê tông cốt thép, 08 đoạn kè mái nghiêng loại viên thảm bê tông và 06 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc. d) Đoạn từ ngã 3 Rạch Chiếc đến ngã 3 Gò Dưa có 3,484km kè/3,3km đường thủy (trong đó: bờ phải 2,797km kè, bờ trái 0,687km kè). Về kết cấu: Bao gồm 01 đoạn kè đứng loại bê tông dự ứng lực, 01 đoạn kè mái nghiêng viên thảm bê tông. đ) Đoạn từ ngã 3 rạch Gò Dưa đến cầu Bình Triệu có 5,223 km kè/3,5km đường thủy (trong đó: bờ phải 3,5km kè, bờ trái 1,723km kè). Về kết cấu: Bao gồm 08 đoạn kè mái nghiêng loại viên thảm bê tông, 02 đoạn kè mái nghiêng loại đá hộc. e) Đoạn từ cầu Bình Triệu đến ngã 3 sông Vĩnh Bình có 7,595 km kè/7,7km đường thủy (trong đó: bờ phải 1,574 km kè, bờ trái 6,021km kè). Về kết cấu: Bao gồm 06 kè đứng loại bê tông dự ứng lực, 02 kè đứng loại bê tông cốt thép, 03 kè mái nghiêng viên thảm bê tông, 02 kè mái nghiêng đá hộc. 224 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 f) Đoạn thượng lưu rạch Vĩnh Bình đến huyện Củ Chi (bờ hữu) với chiều dài 74,7km: Đoạn này chủ yếu là đê bao, bờ sông chưa được gia cố kè kiên cố. Hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai đầu tư kè tại một số vị trí. Tổng cộng, trên tuyến sông Sài Gòn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện được đầu tư 33,141km kè/111,8km đường thủy, còn lại khoảng 190,459 km đường bờ (tính chiều dài cả hai bên bờ) chưa được xây dựng kè. Các đoạn kè xây dựng không đồng bộ; do nhiều chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tự lựa chọn loại kè phù hợp với khả năng tài chính và mức độ sạt lở. Ngoài một số đoạn kè được đầu tư từ ngân sách nhà nước có tính mỹ quan, chất lượng cao; các đoạn còn lại chỉ mang tính tạm thời và hiện nay chủ yếu đã xuống cấp không còn mang tính mỹ quan đô thị. 2.2. Đối với các tuyến sông, kênh nội thành như kênh Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, rạch Lò Gốm - Ông Buông và sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đay - kênh Tham Lương - rạch Nước Lên. Hiện nay, một số tuyến sông, kênh này đã được xây dựng kè tương đối hoàn chỉnh, một số tuyến đang nghiên cứu hoặc đã có dự án đầu tư xây dựng kè bờ nhằm chỉnh trang đô thị. Cụ thể: a) Kênh Thanh Đa: Đã được đầu tư toàn bộ hệ thống kè mái nghiêng trên nền cọc bê tông cốt thép dọc 02 bên bờ kênh; chiều dài 2,6 km kè/1,3 km đường thủy. b) Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kè bê tông dự ứng lực kết hợp chỉnh trang hành lang trên bờ với hệ thống đường giao thông 02 bên bờ, hệ thống cây xanh, chiếu sáng; chiều dài 12 km kè/06 km đường thủy. c) Rạch Bến Nghè: Đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kè đá hộc mái nghiêng dọc 02 bên bờ kênh và chỉnh trang hành lang trên bờ; chiều dài 6,2 km kè/3,1 km đường thủy. d) Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm: Đã được đầu tư xây dựng kè đá hộc mái nghiêng dọc 02 bên bờ kênh và chỉnh trang hành lang trên bờ và đang thi công kè đứng cừ ván dự ứng lực toàn tuyến kênh Tàu Hủ - Lò Gốm; chiều dài 18 km kè/9 km đường thủy. đ) Rạch Lò Gốm - Ông Buông: Đã được xây dựng kè bê tông dự ứng lực hoàn chỉnh kết hợp chỉnh trang đô thị dọc 02 bên trên bờ sông; chiều dài 5,6 km kè/2,8 km đường thủy. e) Kênh Tẻ: Đã được xây dựng kè đá hộc, tuy nhiên tuyến kè này đã xuống cấp, Hàng năm, Sở Giao thông vận tải giao Khu Quản lý Đường thủy nội địa tổ chức duy tu đảm bảo tính ổn định của tuyến kè; chiều dài 2,73 km kè/4,5 km đường thủy. f) Kênh Đôi: Về cơ bản chưa được đầu tư kè, 02 bên bờ còn rất nhiều hộ dân sinh sống (dạng nhà sàn trên sông). Hiện nay, Thành phố đang nghiên cứu triển khai dự án xây dựng kè kết hợp chỉnh trang đô thị dọc theo bờ Nam kênh Đôi thuộc địa bàn Quận 8. g) Sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đay - kênh Tham Lương - rạch Nước Lên: Đang tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện dự án “ Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát- rạch Nước Lên (giai đoạn 2)” trong đó, đầu tư xây dựng 60 km kè /30 km đường thủy dọc 02 bờ kênh. h) Rạch Xóm Củi - Gò Nổi: Về cơ bản chưa được đầu tư xây dựng kè dọc 02 bên bờ rạch. Hiện nay, đang triển khai thi công dự án kè chống sạt lở rạch Xóm Củi trên địa bàn huyện Bình Chánh với chiều dài 850m kè với kết cấu tường đứng bê tông cốt thép. Như vậy, trên các tuyến sông, kênh nội thành chính nêu trên, hiện được đầu tư 47,13km kè/59,3 km đường thủy, còn lại khoảng 71,47 km đường bờ (tính chiều dài cả hai bên bờ) chưa được xây dựng kè. Một số sông, kênh nội thành được đầu tư xây dựng kè hoàn chỉnh, kết hợp chỉnh trang đô thị ven sông, kênh đã thay đổi diện mạo và cảnh quan cho khu vực, thu hút khách du lịch như kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, rạch Bến Nghé, kênh Thanh Đa... Trong thời gian tới, Thành phố cần ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng kè trên sông Sài Gòn và các tuyến nội thành như kênh Đôi, kênh Tẻ... nhằm giữ bờ sông ổn định và tạo cảnh quan đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy kết hợp du lịch đường thủy. 225 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 II. Thống kê tình hình lấn chiếm, sạt lở, ô nhiễm các tuyến sông, kênh rạch từ 2010 đến nay: 1. Tình hình lấn chiếm: Thực hiện theo Chỉ thị số 09/2010/CT-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ công cộng và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố và Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 về ban hành Quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban nhân dân quận huyện thường xuyên rà soát xử lý các trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố. Sở Giao thông vận tải thống kê trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố tính từ năm 2010 đến nay như sau: - Năm 2010, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 26 trường hợp. - Năm 2011, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 46 trường hợp. - Năm 2012, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 115 trường hợp. - Năm 2013, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 184 trường hợp. - Năm 2014, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 284 trường hợp. - Năm 2015, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 361 trường hợp. - Năm 2016, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 276 trường hợp. - Năm 2017, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 122 trường hợp. - Năm 2018, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch là 75 trường hợp. Tính đến thời điểm này của năm 2019, số trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố là 69 trường hợp. Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận - huyện rà soát từng trường hợp cụ thể để tổng hợp, tìm biện pháp xử lý 2. Tình hình sạt lở bờ sông: Thực hiện Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn thành phố. Từ năm 2012 đến nay, công tác này được Sở Giao thông vận tải chủ trì và thực hiện theo đúng trình tự và quy định, kịp thời công bố các vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố, nhờ đó các vụ sạt lở trong các năm qua được kiểm soát tốt, hầu hết các sự cố sạt lở nằm trong khu vực đã được công bố, cảnh báo trước, do đó không có thiệt hại về người. Cụ thể tại các báo cáo và số vị trí sạt lở qua các năm từ năm 2012 đến nay như sau: - Năm 2012, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 62 vị trí. - Năm 2013, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 59 vị trí. - Năm 2014, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 38 vị trí. - Năm 2015, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 44 vị trí. - Năm 2016, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 42 vị trí. - Năm 2017, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 40 vị trí. - Năm 2018, số vị trí sạt lở bờ sông trên địa bàn Thành phố là 37 vị trí. Năm 2019, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức công tác khảo sát, kiểm tra, rà soát các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Giao thông vận tải sẽ chủ trì, phối hợp cùng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện kiểm tra hiện trường, đánh giá, phân loại mức độ và công bố đối với các vị trí sạt lở và có nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố (dự kiến công bố trong tháng 7 năm 2019). 3. Các tuyến sông, kênh ô nhiễm: Qua công tác khảo sát và tuần tuyến của Khu Quản lý Đường thủy nội địa (đơn vị được giao quản lý trực tiếp các tuyến đường thủy nội địa địa phương) nhận thấy hiện nay, nhiều tuyến sông, kênh, rạch đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do nước thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, ngoài ra còn có tình trạng phát triển lục bình, cỏ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thông đường thủy, cụ thể: - Tuyến kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ - Lò Gốm: Tình trạng rác thải, nước thải sinh hoạt của 226 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 người dân sinh sống hai bên bờ xả trực tiếp lên rạch gây nên tình trạng ô nhiễm. Nước rất hôi và có màu đen. - Tuyến sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đai - Tham Lương: Tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả ra sông gây ô nhiễm; nước hôi và có màu đen. - Kênh Xáng Lý Văn Mạnh, kênh xáng An Hạ và một số tuyến trên địa bàn huyện Củ Chi, quận 9: Tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp xả ra sông gây ô nhiễm; nước sông bị hôi và có màu đen. 4. Dự báo tác động trong tương lai - Về tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ sông, kênh, rạch: Với tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển, nhu cầu ở và sinh hoạt người dân ngày càng tăng cao, nguy cơ tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ tiếp tục có thể xảy ra. Tình trạng này sẽ gây tác động xấu đến ổn định bờ sông, gây mất trật tự, cảnh quan đô thị. - Về sạt lở bờ sông: Hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng lấn chiếm, ô nhiễm nguồn nước sẽ là nguy cơ gây nên tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp trong thời gian tới. - Về ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh: Nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao, mật độ dân cư ngày càng gia tăng, hiện tượng xả rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được kiểm soát; cùng với đó là ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa được cải thiện sẽ là nguyên nhân gây nguy cơ ô nhiễm trên các tuyến sông, kênh tiếp tục diễn ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống nhân dân. PHỤ LỤC 01: DANH MỤC CÁC TUYẾN SÔNG, KÊNH NỘI THÀNH CHÍNH (Đính kèm Công văn số /SGTVT-GTT ngày tháng năm 2019 của Sở Giao thông vận tải) TT TÊN KÊNH RẠCH Địa điểm Quy hoạch đến năm 2020 L (km) CẤP KT KHỞI ĐIỂM KẾT THÚC 1 Sông Sài Gòn 111,8 II Ngã ba Đèn Đỏ Ranh giới Tây Ninh 2 S.VàmThuật-BếnCát- TrườngĐay- ThamLương- NướcLên Q12 GV 30,0 V N3 S.Sài Gòn N3 S.Bến Lức 3 Kênh Thanh Đa BT 1,3 V N3 S.Sài Gòn N3 S.Sài Gòn 4 R.Bến Nghé Q1 Q4 3,1 V N3 S.Sài Gòn N4 K.Tàu Hũ 5 K.Tàu Hủ- Lò Gốm Q5 Q6 9,0 V N4 R.Bến Nghé N3 S.Bến Lức 6 R.Xóm Củi - Gò Nổi Q8 7,1 V Kênh Đôi N3 R.Bà Lào-Cây Khô 7 R.Nhiêu Lộc - Thị Nghè BT Q3 6,0 VI N3 S.Sài Gòn Cầu Lê Văn Sĩ 8 R.Lò Gốm - Ông Buông Q6 2,8 VI N3 K.Lò Gốm Cầu Ông Buông 227 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 PHỤ LỤC 02: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KÈ TRÊN SÔNG SÀI GÒN 228 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 229 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 230 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 PHỤ LỤC 03: DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KÈ TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG, KÊNH NỘI THÀNH CHÍNH 231
Tài liệu liên quan