Như đã nhiều lần đề cập trong các bài tập viết của tôi, có 4 yếu tố đưa các em trở thành học sinh giỏi ở bất kỳ môn học nào là: Kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp
Do đặc điểm của GD Việt Nam là "học đề thi" do đó, kiến thức là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong chương trình giảng dạy
5 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện để trở thành học sinh giỏi Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510
RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH HỌC SINH GIỎI HÓA
Như đã nhiều lần đề cập trong các bài viết của tôi, có 4 yếu tố đưa các em trở thành học
sinh giỏi ở bất kỳ môn học nào là: Kiến thức, Kỹ năng, Kinh nghiệm và Phương pháp (K3P).
Do đặc điểm của GD Việt Nam là “học để thi”, do đó, kiến thức là một yếu tố quan trọng
hàng đầu trong chương trình giảng dạy, cũng là nội dung chính trong các đề thi. Mặc dù vậy, để
đáp ứng các yêu cầu mới của xã hội hiện đại, trong đó sản phẩm, kết quả của quá trình đào tạo
phải là những con người “làm được việc”, do đó, các yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm và phương
pháp tư duy mới là những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của mỗi người trong
cuộc sống.
Khi có tư duy khoa học dẫn đường thì việc tiếp thu kiến thức mới là rất dễ dàng và làm việc gì ta cũng
có thể đạt tới thành công!
Để tìm hiểu vai trò và mối quan hệ của 4 yếu tố trên, chúng ta cùng xem xét một ví dụ sau
đây:
Đốt cháy hoàn toàn 22,4g một hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần 15,68 lít khí O2 ở
54,6*C; 2,4 atm. Sản phẩm thu được chỉ chứa CO2 và H2O có tỷ lệ thể tích là 3:2. Tìm CTPT của
A biết tỷ khối hơi của A so với H2 nhỏ hơn 30.
Bài toán trên có thể có nhiều cách giải, ứng với đặc điểm của từng đối tượng học sinh như
sau:
Đốt cháy A chỉ tạo thành CO2 và H2O → A chứa C, H và có thể có O, CTPT dạng CxHyOz
Cách 1: Phương pháp đại số.
Đây là cách làm thông thường, phổ biến đối với đa số học sinh. Nếu chỉ có kiến thức trong
tay thì đa số các em sẽ làm theo cách này.
PV 2, 4× 15,68
nm== =1, 4 ol
O2 22,4
RT ()273+ 54,6
273
Phương trình phản ứng cháy:
⎛⎞yz y
CHOxyz ++− ⎜⎟ x O22 → xCO + HO2
⎝⎠42 2
⎛⎞yz
Theo phản ứng: M (gam) ⎜⎟x +− (mol)
⎝⎠42
Theo đề bài: 22,4 1,4
Do đó, ta có hệ phương trình:
vukhacngoc@gmail.com
Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510
⎧ ⎛⎞yz
⎜⎟x +−
⎪12xy++ 16 z 42
⎪ = ⎝⎠ () 1
⎨ 22,4 1,4
⎪ y 3
⎪nn:== x : () 2
⎩ CO22 H O 22
x 3
Từ pt (2) suy ra: = , thế vào phương trình (1), ta lại có x = 3z
y 4
Do đó: x : y : z = 3 : 4 : 1 hay A có CTPT dạng (C3H4O)n. Với d A < 30 , dễ dàng có kết
H2
quả CTPT của A là C3H4O.
Cách 2: Phương pháp bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố
Đối với một học sinh đã được rèn luyện tốt về phương pháp thì đây là một bài tập rất quen
thuộc. Nếu chỉ biết áp dụng một cách máy móc phương pháp đã được học thì cách giải sẽ như
sau:
Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy, ta có:
mm+=+=+×= mm22,4 1,4 32 67,2g
CO22 H O A O2
mnCO 44 CO 44 3 11
Với 22==×=
mn18 18 2 3
HO22 HO
11
Do đó, mg=×67,2 = 52,8 , m = 67,2 − 52,8 = 14,4g
CO2214 H O
và nn==1, 2 moln , = 2 n =×= 2 0, 8 1, 6mol
CCO22H HO
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với O, ta có:
nn=+−=×+−×= n n 2 1,2 0,8 1,4 2 0,4mol
OA() OCO (22 ) OHO ( ) OO ( 2 )
Do đó, ta có: x : y: z = 3: 4 : 1 và thu được kết quả như cách 1.
Về mặt phương pháp, đây là một cách làm rất hay và có ý nghĩa nhưng nếu xét đến hiệu quả thực tế khi thi thì
hoàn toàn không nhanh hơn cách làm thứ nhất bao nhiêu!
Đối với một học sinh có kỹ năng tính toán tốt thì thời gian làm bài có thể được rút ngắn
thêm bằng cách tính nhẩm nhanh các giá trị:
- 52,8g là 1,2 mol CO2 vì 52,8 = 44 + 8,8 (1 mol và 0,2 mol)
- 14,4g là 0,8 mol H2O vì 14,4 = 18 – 3,6 (1mol và 0,2 mol)
- Đặc biệt, số mol O2 đã dùng có thể tính nhẩm nhanh hơn rất nhiều:
vukhacngoc@gmail.com
Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510
15,68 2,4
nm=×=1, 4 ol
O2 22,4 1,2
Cách 3: Đánh giá nhanh công thức thực nghiệm
Đây là cách làm của một học sinh đã hội tụ đủ cả 4 yếu tố đã nêu (K3P).
x nCO 3
Ta đã biết, đối với chất hữu cơ C H O thì = 2 =
x y z yn24
HO2
Do đó, công thức thực nghiệm của A là (C3H4)nOx, với n ≥ 1 và n là số nguyên nên x ≤ 1
để d A < 30 . Vì A chứa C, H, O nên x = 1.
H2
Như vậy, chỉ qua một ví dụ thôi, nhưng ta cũng thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố,
rõ ràng là cần phải có kiến thức Hóa học thì mới có thể giải quyết được bài toán, nhưng giải
quyết bằng cách nào, trong thời gian bao lâu thì lại phụ thuộc mạnh mẽ vào Kỹ năng, Kinh
nghiệm và Phương pháp của mỗi người.
Trong trường phổ thông, các thầy cô và các em mới chỉ tập trung vào học Kiến thức, mà
chưa chú ý đến việc phát triển 3 yếu tố còn lại, đó là lý do căn bản khiến nhiều em gặp lúng
túng khi làm bài thi trắc nghiệm và rất khó khăn trong việc phải hoàn thành bài thi trong một
thời gian ngắn.
Vậy, làm thế nào để phát triển K3P?
Đây là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi ở các em sự rèn luyện tích cực và đúng hướng.
1, Đối với Kiến thức
Hóa học là một môn Khoa học tự nhiên, vì thế không thể có chuyện học thuộc lòng các
kiến thức Hóa học như với các môn học xã hội khác được. Đặc thù của Hóa học là các kiến thức
trải rộng và có mối liên quan ràng buộc lẫn nhau. Học lý thuyết Hóa thì không thể giống với Lý,
cũng không thể chỉ học lớp 12 là đủ.
Cách tốt nhất để học lý thuyết môn Hóa là phải biết cách phân tích để hệ thống hóa và tìm
ra mối liên hệ giữa những phần kiến thức khác nhau.
Một số câu hỏi minh họa:
- Phân tích phản ứng thủy phân Al4C3 và CaC2
- So sánh tính chất hóa học cơ bản của SO2 và CO2.
- Bằng ví dụ, hãy chứng minh rằng: trong phân tử hợp chất hữu cơ, các bộ
phận cấu tạo có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
- NH3, HCl có tính oxh hay tính khử.
- Phản ứng Nitro hóa Anilin sẽ thế vào vị trí nào
2, Đối với Kỹ năng và Kinh nghiệm
vukhacngoc@gmail.com
Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510
Đây là những vấn đề nhạy cảm và trừu tượng, đôi khi rất khó diễn đạt, và cũng khó áp đặt
kinh nghiệm của mình cho người khác. Việc tiếp thu Kỹ năng và Kinh nghiệm là một quá trình
lâu dài, đòi hỏi phải có sự rèn luyện tích cực, đúng hướng và một sự tiếp nhận dần dần thông
qua những trải nghiệm của bản thân.
Các Kỹ năng và Kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ được lồng ghép vào bài giảng trong suốt
khóa học và được tổng kết lại trước khi thi để các em có thể vận dụng một cách hiệu quả nhất.
Trước mắt, các em có thể tham khảo bài giảng “Chiến thuật chọn ngẫu nhiên trong bài thi trắc
nghiệm Hóa học” trên Blog của tôi!
3, Về Phương pháp
Việc giảng dạy phương pháp giải toán Hóa học là một vấn đề tương đối khó khăn, vì một
bài toán Hóa học không những bị chi phối bởi phương pháp giải mà còn phụ thuộc vào phản
ứng Hóa học xảy ra trong bài toán, do đó rất khó có thể chia ra thành các dạng bài khác nhau.
Để học tập các phương pháp giải toán Hóa học một cách có hiệu quả, cần thiết phải có một sự
hệ thống hóa các phương pháp một cách hợp lý và logic. Học phương pháp và phải rút ra được
những “dấu hiệu nhận biết” của phương pháp ấy để hình thành phản xạ tư duy khi làm bài (có
nghĩa là nhìn vào đề bài có thể biết ngay nó có thể giải bằng những phương pháp nào).
Nội dung các phương pháp được học trong khóa học này bao gồm:
o Phương pháp đại số và các biến đổi
- Phương pháp chung: đặt ẩn – giải hệ
- Phương pháp ghép ẩn số
- Phương pháp đưa thêm số liệu
- Phương pháp đánh giá bằng bất phương trình
o Phương pháp trung bình và kỹ thuật đường chéo
- Phương pháp M
- Phương pháp nnkCH,,
- Các dạng kỹ thuật đường chéo và biến đổi
o Phương pháp bảo toàn khối lượng và biến đổi
- Phương pháp bảo toàn khối lượng
- Phương pháp tăng - giảm khối lượng
- Biện luận và đánh giá sự biến đổi khối lượng trong phản ứng.
- Phương pháp bảo toàn nguyên tố
o Phương pháp bảo toàn electron và điện tích
- Phương pháp bảo toàn electron – các dạng bài
- Phương pháp bảo toàn điện tích
o Phân tích hệ số phản ứng và ứng dụng
o Các phương pháp quy đổi
o Một số biến đổi trong các bài toán thường gặp
o Biện luận Hóa học
Bài tập về nhà:
vukhacngoc@gmail.com
Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510
1. Đốt 2,25g hỗn hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O cần dùng 3,08 lít O2 ở đktc,
thể tích CO2 và H2O thu được có tỷ lệ 4 : 5. Biết tỉ khối hơi của A đối với hidro là 45.
Xác định CTPT của A.
2. Cho chất hữu cơ A tác dụng với H2O có xúc tác thì thu được acid B (có tỷ
khối hơi so với N2 là 2,57) và rượu D. Cho D qua ống CuO đốt nóng thì thu được chất
hữu cơ E có thể tham gia phản ứng tráng gương. Để đốt cháy hoàn toàn 2,8g A cần 3,92
lít O2 (đktc), lượng CO2 và H2O thu được có tỷ lệ 3/2 về thể tích. Xác định CTPT của A,
B, D biết D là rượu đơn chức mạch hở.
3. Một hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O. Để đốt cháy hết 1,88g A cần một lượng
vừa đủ 1,904 lít O2 (đktc), lượng CO2 và H2O thu được có tỷ lệ 4 : 3 về thể tích. Xác
định CTPT của A. Biết MA < 200.
Về cơ bản, cả ba bài tập về nhà đều tương tự với bài tập ví dụ trên lớp nhưng cần phải chú
ý phân tích được đặc điểm riêng của từng bài toán để giải toán một cách nhanh nhất, hay nhất
và hiệu quả nhất.
Chúc các em thu được kết quả tốt nhất khi tham gia khóa học này!
**********************
Để hiểu rõ hơn một số phương pháp đã sử dụng trong bài viết cũng như nâng cao tốc độ
và hiệu quả làm bài, mời các bạn và các em tìm đọc các bài giảng về phương pháp của Sao băng
lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc tại Blog:
hoặc
Các bài giảng của Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc có thể được sử dụng, sao chép,
in ấn, phục vụ cho mục đích học tập và giảng dạy, nhưng cần phải được chú thích rõ ràng về
tác giả.
Tôn trọng sự sáng tạo của người khác cũng là một cách để phát triển, nâng cao khả
năng sáng tạo của bản thân mình ^^
Liên hệ tác giả:
Vũ Khắc Ngọc – Phòng Hóa sinh Protein – Viện Công nghệ Sinh học
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 098.50.52.510
Địa chỉ lớp học: p107, K4, Tập thể Bách Khoa, Hà Nội
(phụ trách lớp học: 0942.792.710 – chị Hạnh)
vukhacngoc@gmail.com