Khảo sát sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế là công việc rất quan trọng trong việc bảo vệ một phần di sản văn hóa dân gian của đất cố đô. Hiện nay các văn bản sắc phong nói chung và sắc phong Thành hoàng nói riêng đã có niên đại khá lâu từ vài chục năm cho đến hàng trăm năm, vẫn còn rải rác trong dân gian. Trên địa bàn thành phố Huế, tùy ý thức của mỗi người dân mà nó được bảo vệ kỹ hoặc là bị hư hỏng, mất mát. Do vậy việc khảo sát sắc phong ở thành phố Huế ngoài việc giúp các làng lưu giữ lại hình ảnh và nội dung các bản sắc phong, đề tài còn đi sâu tìm hiểu nội dung và tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến Thành hoàng ở vùng Huế như: việc thờ tự, tế lễ, cấp bậc và những vị khai canh khai khẩn ở các làng.
Cùng với những di sản văn hóa tinh thần của Huế đã được Unesco công nhận (quần thể kiến trúc cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế), những văn bản sắc phong Thành hoàng tại thành phố Huế cũng là một nét văn hóa về tinh thần cần được mọi người, mọi cấp, mọi ngành quan tâm lưu giữ để nó không bị mai một theo thời gian. Đề tài “khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế ” cũng không nằm ngoài mục đích và ý nghĩa đó.
92 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sắc phong Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Khảo sát sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế là công việc rất quan trọng trong việc bảo vệ một phần di sản văn hóa dân gian của đất cố đô. Hiện nay các văn bản sắc phong nói chung và sắc phong Thành hoàng nói riêng đã có niên đại khá lâu từ vài chục năm cho đến hàng trăm năm, vẫn còn rải rác trong dân gian. Trên địa bàn thành phố Huế, tùy ý thức của mỗi người dân mà nó được bảo vệ kỹ hoặc là bị hư hỏng, mất mát. Do vậy việc khảo sát sắc phong ở thành phố Huế ngoài việc giúp các làng lưu giữ lại hình ảnh và nội dung các bản sắc phong, đề tài còn đi sâu tìm hiểu nội dung và tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến Thành hoàng ở vùng Huế như: việc thờ tự, tế lễ, cấp bậc và những vị khai canh khai khẩn ở các làng.
Cùng với những di sản văn hóa tinh thần của Huế đã được Unesco công nhận (quần thể kiến trúc cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế), những văn bản sắc phong Thành hoàng tại thành phố Huế cũng là một nét văn hóa về tinh thần cần được mọi người, mọi cấp, mọi ngành quan tâm lưu giữ để nó không bị mai một theo thời gian. Đề tài “khảo sát văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế ” cũng không nằm ngoài mục đích và ý nghĩa đó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sắc phong nói chung và Sắc phong Thành hoàng nói riêng là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song những công trình hoặc các bài viết phần nhiều chú ý đến các diện rộng như: “Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam”, (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1990) của tác giả Nguyễn Duy Hinh; hay tranh luận về vấn đề thuật ngữ như: “Thành hoàng hay Thổ thần” đăng trên tạp chí Huế xưa và nay (2008) của tác giả Trần Đình Hằng; hoặc tìm hiểu thần Thành hoàng ở một vùng quê khác như: “Thành hoàng Việt ở Quảng Trị” đăng trên tạp chí Cửa Việt (2005) của tác giả Cái Thị Vượng. Còn ở Huế, các văn bản sắc phong đã được một số nhà nghiên cứu sưu tầm nhưng hãy còn đang ở dạng tư liệu, chưa qua xử lý và công bố. Như vậy các công trình nghiên cứu này mới chỉ trình bày khái quát về tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam nói chung hay một địa phương nào đó, chứ chưa có một công trình, bài viết nào trình bày đầy đủ về các thể loại sắc phong, hay tín ngưỡng Thành hoàng ở vùng Huế. Vì vậy đề tài này có thể được coi là đề tài mới mẻ khi muốn đi sâu khảo sát về các văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo địa danh hành chính hiện nay, thành phố Huế có khoảng 50 làng. Và qua điền dã thực tế, chúng tôi nhận thấy có hơn phần nửa số làng bị mất sắc phong hoặc không có sắc phong Thành hoàng. Vì giới hạn của đề tài nên chúng tôi đã chọn tám làng tiêu biểu gồm các làng: Nguyệt Biều, Thế Lại Thượng, Dương Xuân Thượng, An Vân, Dương Xuân, Đốc Sơ, Phú Xuân và Vạn Xuân để khảo sát. Đây là những làng còn lưu giữ được sắc phong Thành hoàng. Đây chính là những tư liệu làm đối tượng cho chúng tôi nghiên cứu .
Phạm vi nghiên cứu bao gồm tám làng thuộc thành phố Huế mà chúng tôi đã khảo sát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Sử dụng phương pháp điền dã.
- Tập hợp, thống kê, phân loại.
- Xác định văn bản học.
- Dịch thuật để tìm hiểu nội dung.
- Vận dụng các phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại, loại suy và các phương pháp phân tích tổng hợp để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến những vị thần Thành hoàng hiện được thờ tự tại các làng ở thành phố Huế.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tín ngưỡng Thành hoàng: Nhìn từ sắc phong làng xã vùng Huế.
Chương này chủ yếu giới thiệu về vị trí địa lý hành chính ở thành phố Huế, nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. Qua đó cũng làm rõ về tiến trình lịch sử và văn hóa ở vùng Huế. Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến các vấn đề như: Khái niệm Thành hoàng, tín ngưỡng Thành hoàng và việc thờ thần Thành hoàng tại thành phố Huế.
Chương 2: Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế.
Đây là chương trọng tâm của đề tài. Chương này chúng tôi giới thiệu về địa lý, lịch sử của các làng đã được đi điền dã như: Nguyệt Biều, Thế Lại Thượng, Dương Xuân Thượng, An Vân, Dương Xuân, Đốc Sơ, Phú Xuân và Vạn Xuân. Còn phần trọng tâm là giới thiệu, phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong Thành hoàng ở các làng mà chúng tôi sưu tầm được.
Chương 3: Nhận xét về hình thức và nội dung các bản sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế.
Đây là chương kết của đề tài. Chương này chủ yếu đưa ra những lời đánh giá, nhận xét về hình thức và nội dung của văn bản sắc phong Thành hoàng.
NỘI DUNG
Chương 1:
TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG: NHÌN TỪ SẮC PHONG LÀNG XÃ VÙNG HUẾ.
1.1. Vài nét về vị trí địa lý ở thành phố Huế
Trước khi đi sâu tìm hiểu về vị trí hành chính của thành phố Huế, chúng tôi muốn điểm qua một vài nét về tên của địa danh này. Vào năm 1885, thực dân Pháp chiếm kinh đô Phú Xuân, địa danh “Huế” được dần thay thế cho địa danh “Phú Xuân”. Từ Huế viết bằng chữ Latinh xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm “Voyages et Misson” của giám mục Alexandre de Rhodes (1591-1660). Trong tác phẩm này, ông dùng từ “kẻ Huế” để chỉ nơi đặt thủ phủ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. “Song tên gọi này để chỉ một xứ đất, một vùng văn hóa không được minh định địa giới hành chính rõ ràng” [31, tr 172]. Người ta chỉ hiểu rằng: Xứ Huế là đất Thuận Hóa xưa và vùng văn hóa Huế là khu vực giới hạn từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân. “Đến ngày 20 tháng 8 năm 1898, vua Thành Thái chính thức ban hành chỉ dụ thành lập “thị xã Huế” theo phương thức hành chính phương Tây. Từ đây, Huế mới có địa danh hành chính rõ ràng được quy định bởi một văn bản pháp quy. Ngày 12 tháng 12 năm 1929, Toàn quyền Đông Dương bấy giờ đã ra nghị định nâng Huế từ Thị xã lên thành phố. Nhưng đến năm 1956, dưới thời Ngô Đình Diệm, Huế trở lại “Thị xã Huế”. Cho đến năm 1975, Huế mới trở thành thành phố Huế theo hệ thống hành chính cả nước”[19, tr.5]. Thành phố Huế ngày nay gồm 27 phường xã, trong đó có 24 phường và 3 xã 1, nằm tiếp giáp với các huyện Hương Trà, Phú Vang và Hương Thủy. Diện tích của thành phố là: 70.99 km2 với 335.747 người dân - chiếm 1.4% về diện tích nhưng chiếm 29.3% về dân số toàn tỉnh 2. Đại bộ phận làng mạc xứ Huế không phải là quá cổ xưa nhưng cũng không phải hình thành muộn, do đó nó vừa mang những yếu tố ổn định căn bản lại vừa đầy những yếu tố năng động, nhạy bén. Vì vậy, khi nói đến văn hóa Huế nói chung phải xét đến sự đóng góp tích cực, vai trò chủ đạo của văn hóa làng xã.
Với toạ độ địa lý: 107o31’45’’-107o38’ kinh Ðông và 16o30’45’’-16o24’ vĩ Bắc, thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Qua đó cho ta thấy, thành phố Huế có một vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của cả nước.
1.2. Huế trong tiến trình lịch sử, văn hóa dân tộc
1.2.1. Huế trong tiến trình lịch sử
Theo những tư liệu khảo cổ học và địa chất học, các nhà nghiên cứu phỏng ước rằng từ đầu kỷ Đệ tứ đã có một thời kì biển tiến kéo dài, toàn bộ vùng đồng bằng Bình Trị Thiên còn chìm ngập dưới đáy đại dương, con người cư trú dọc theo chân núi, sống chủ yếu bằng săn bắt hái lượm. Rồi do vận động của nội lực, vỏ đất nâng cao dần lên, nước biển rút đi cách đây khoảng bảy ngàn năm. Con người rời núi non, tràn xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng. Môi trường sống đã dễ chịu hơn trước và bước đầu có dấu hiệu văn minh tiến bộ, để lại di chỉ khảo cổ học Bàu Tró (đông bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) vào khoảng hậu kỳ thời đại đá mới. Gần đây, những phát hiện khảo cổ học trên đất Thừa Thiên Huế về văn hóa Sa Huỳnh (di chỉ mộ chum Cồn Ràng – Hương Chữ) và trống đồng Ô Lâu (Phong Mỹ – Phong Điền) đã góp thêm tư liệu về cư dân thời kì sơ sử vùng Huế.
Xét trong thư tịch cổ, địa bàn của chúng ta được mang tên Việt Thường qua huyền thoại “chim trĩ trắng”, nhưng đó chỉ là huyền thoại, chưa có chứng cứ sát thực. Mãi đến cuối đời Tây Hán (206 TCN – 25 SCN), sử sách Trung Quốc mới bắt đầu ghi vào danh sách Giao Châu thêm tên quận Nhật Nam, gồm 5 huyện Chu Ngô (bắc Quảng Bình), Tỉ Cảnh (nam Quảng Bình), Tây Quyển (Quảng Trị), Lô Dung (Thừa Thiên Huế), Tượng Lâm (Quảng Nam) với 15400 hộ, 69485 khẩu, chưa bằng nửa quận Cửu Chân (35743 hộ, 166013 khẩu) và chỉ bằng một phần sáu quận Giao Chỉ (92440 hộ, 746237 khẩu).
Cuối thế kỷ thứ II, năm 190, một người anh hùng bộ lạc Dừa (Narikela Vams a) ở huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên nổi dậy, tiêu diệt chính quyền đô hộ, giành lại độc lập, xây dựng thành một quốc gia, Bắc sử ghi tên là Lâm Ấp, không rõ thủ đô đóng ở đâu. Đến giữa thế kỉ thứ IV, nước này đã tổ chức được một bộ máy chính quyền hoàn bị, xây dựng xong một lực lượng quân đội hùng hậu. Năm 349, Phạm Văn (336 - 349), ông vua thứ tư, đem quân ra đánh quận Nhật Nam, đuổi hết quan lại Trung Quốc, lấy Hoành Sơn làm cương giới phía Bắc, xây thành Khu Túc để phòng ngự. Vùng đất này được chia thành năm châu, theo cách gọi của sử ta gồm: Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh, Ô, Rí (hay Lý). Mấy thế kỷ nội thuộc Champa để lại nơi đây nhiều di chỉ, di tích như hệ thống cháp Chàm, tượng thờ, các loại giếng, mộ chum…
“Sau chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền (938), Champa vẫn luôn ra cướp phá vùng Thanh Nghệ, có lúc đánh đến tận thủ đô Hoa Lư. Sau khi bị một đòn phản công nặng của Lê Hoàn (982), người Champa phải bỏ thủ đô Indrapura (Đồng Dương – Quảng Nam) dời vào Vijaya (Bình Định). Tuy vậy các vua tiếp theo vẫn tiếp tục các cuộc xâm chiến nước ta, vua Lý Thánh Tông phải thân chinh (1069), dùng Lý Thường Kiệt làm đại tướng, tiến đánh đến tận kinh đô Vijaya, bắt quốc vương Chế Củ (Rudravarman III, 1061 – 1074?) đưa về Thăng Long. Chế Củ xin dâng đất ba châu Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh để chuộc mạng. Năm 1075, Lý Thường Kiệt vào kinh lý đổi tên thành Bố Chính (bắc Quảng Bình), Lâm Bình (nam Quảng Bình) và Minh Linh (bắc Quảng Trị). Về sau, lúc vãng Trần, Lâm Bình đổi thành Tây Bình, lập thành một phủ của xứ Thuận Hóa” [39; tr.45]. Năm 1306, vua Trần Anh Tông (con Trần Nhân Tông, anh ruột công chúa Huyền Trân) đã gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân vua Champa để đổi lấy hai châu Ô và Rí (hay Lý). Năm sau, vua Trần cho đổi vùng này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Hơn ba thế kỷ sau đó Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện để hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1688 chúa Nguyễn Phúc Thái lại cho dời phủ chính đến làng Thụy Lôi và đổi thành Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay. Từ đó, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát triển của xứ Đằng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 – 1738), phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính về lại Phú Xuân nhưng xây dựng ở bên tả phủ cũ, tức góc Đông Nam kinh thành Huế hiện nay.
Sự nguy nga bề thế của đô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 và trong Đại Nam nhất thống chí với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài trên hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là Kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới thời Tây Sơn (1788-1801), rồi đến Kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).
1.2.2. Sự hình thành các làng xã thuộc vùng Huế
Trước khi đi vào giới thiệu về sự hình thành của làng xã vùng Huế chúng ta cần hiểu “làng” là gì ?. Ở đây “làng” chính là một tập hợp người gồm nhiều gia đình hợp lại trong một vùng đất nhất định. “Cơ sở để hình thành các làng là do một số gia đình đã tập hợp lại với nhau để khai thác chung một vùng đất nhất định, rồi họ tự tổ chức lại để tự vệ, chống sự xâm chiếm của các làng bên cạnh hay có thể hiểu là để chống lại một thế lực nào đó làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ. Trung bình mỗi làng có từ 400 – 500 người, tuy vậy có những làng có tới 5000 dân và cũng có nơi chỉ có trên dưới 100 dân” [24, tr.817].
Sự hình thành các làng ngoài việc tập hợp của các hộ dân, thì cũng có một số làng do một gia đình lập nên. Họ khai hoang một vùng đất trung tâm rồi mở rộng dần ra theo thế “tằm ăn lá dâu”. Về sau con cháu ở gia đình ấy càng lúc càng đông, kết hợp với một số gia đình khác cùng đến đây lập nghiệp cũng tạo nên một làng. Hay cư dân trong làng quá đông đúc, diện tích canh tác không còn đủ để đáp ứng cho cuộc sống của người dân, sẽ có một bộ phận buộc phải đi tìm một vùng đất mới để lập nghiệp, từ đó cũng hình thành nên một làng mới.
Theo GS Phan Đại Doãn: Làng ở Việt Nam là một cộng đồng dân cư nông thôn người Việt trên vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam đã có lịch sử mấy thiên niên kỷ. Quá trình phát triển liên tục vừa cải tạo tự nhiên, vừa chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa vươn lên hạn chế tối đa những rủi ro bão lụt hằng năm, làng Việt Nam đã vững chãi lại như thép mà vẫn linh hoạt mềm dẻo như nước đại hà. Sử học đã chứng minh rằng: Trong lịch sử Việt Nam đã có hơn nghìn năm Bắc thuộc, nước bị mất nhưng làng không mất. Làng vẫn được giữ vững, phục hồi, tái lập trên khắp đồng bằng sông Hồng rồi tái sinh trên dải đất miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, cái gì đã làm cho làng có sức mạnh bền vững và dẻo dai như thế, đó là văn hóa làng. Nền văn hóa này vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đặc biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng – tôn giáo. Văn hóa làng còn có cả một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu, lũy tre, bến nước, cây đa…Những yếu tố vật thể và phi vật thể trên không đứng đơn lập, rời rạc mà hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản sắc văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau như một dòng chảy không bao giờ dứt [12, tr.9].
Về mặc tổ chức, làng Việt Nam thời xưa được coi như một nước thu nhỏ, trong mỗi làng đều có một hội đồng tộc trưởng, là những người đại diện cho làng, giải quyết tất cả mọi việc nội bộ của làng. Chính quyền chỉ can thiệp trong những trường hợp mà Hội đồng của làng không giải quyết được, cần đến sự can thiệp của chính quyền, nhưng sự can thiệp đó phải rất khiên cưỡng. Từ đó mới dân gian mới có câu: “Phép vua thua lệ làng”, còn về phía làng phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho nhà nước.
Ngoài ra, hầu hết mỗi làng đều có một cái đình để thờ cúng các vị thần, những người đã có công che chở, bảo vệ cho dân trong làng, hay là thờ những vị có công đối với làng. Đình làng còn là nơi tập hợp con dân trong làng trong những lúc tế lễ, hay giải quyết những việc liên quan đến làng như xét xử những việc kiện tụng trong làng… “Ở Trung Quốc, những quãng đường gần đô thị, người ta thường trồng liễu hai bên. Cách năm dặm dựng một ngôi đình nhỏ gọi là “đoản đình”, cách mười dặm dựng một ngôi đình lớn gọi là “trường đình”. Ở Việt Nam cũng dựng các đình để vua chúa “vi hành” dừng chân, nên đại tự tại đình thường ghi: “Thánh cung vạn tuế”. Đình còn là nơi dùng để hội họp việc làng, nơi đón tiếp quan trên, nơi tập trung đóng góp sưu thuế, hay hội hè các tiết Xuân Thu. Nhưng sau này người ta còn thờ Thành Hoàng làng, thờ thần, thờ cả Mẫu ở đình, thành ra ngôi đình ngoài ý nghĩa trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội – văn hóa, còn là nơi gắn bó với đời sống tâm linh của cộng đồng làng xã. Nhưng phần lớn đình làng là nơi thờ chung, mang tính hội đồng, cộng đồng. Nghĩa là trong xã có các đền thờ một số vị thần thì các vị thần ở các đền lẻ tẻ đó, được mời về thờ chung tại đình. Do vậy ở đình thường thờ thần bằng duệ hiệu, bát hương đặt trước ngai, hay khám thờ. Sau này một số đình đã tạc tượng thờ cho thêm phần trang trọng” [33, tr.151].
Về lịch sử các làng ở vùng Thuận Hóa được thành lập muộn hơn so với các làng ở miền Bắc. Mãi đến thời nhà Trần, vì có sự kiện Huyền Trân công chúa như đã nói ở trên nên hai châu Ô và châu Rí (Lí) (sau đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa) mới được sát nhập vào nước Đại Việt. Nhưng cho đến năm 1470, vua Lê Thánh Tông cử đại binh đánh chiếm đến Bình Định, vùng đất Thuận Hóa mới được yên. Nhân dân dồn sức lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, đến giữa thế kỷ XVI làng xóm đã no đủ, yên vui.
Đến lúc chúa Nguyễn lập phủ chính ở bên bờ sông Hương, địa bàn nước ta mới bắt đầu mở rộng về phía nam. Các làng xã vùng Thuận Hóa đã dần ổn định và bước sang một giai đoạn phát triển mới.
1.2.3. Văn hóa dân tộc vùng Huế
Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, trải qua một lịch sử lâu dài hơn 7 thế kỷ (1306 - 2009). “Thời tiền sử, đây từng là địa bàn cư trú của dân tộc Việt, sau đó mới bị vương quốc Champa chiếm, đến đầu thế kỷ XIV thì Thuận Hóa nhập vào nước Đại Việt nhờ cuộc hôn nhân của Chế Mân và Huyền Trân công chúa” [43; tr.55]. Có thể nói văn hóa ở vùng Huế hình thành muộn hơn so với các tỉnh ở miền Bắc. Nhưng nét văn hóa ấy không mang đậm dấu ấn của miền Bắc. Lý do là vì khi di cư vào vùng Thuận Hóa, cư dân Việt đã có sự tiếp xúc với văn hóa Chăm. Sự giao lưu giữa hai nền văn hóa ấy đã tạo nên một nét văn hóa riêng. Lại thêm những điều kiện mà thiên nhiên ban phát cho vùng đất này nên đã tạo nên tiếng nói, điệu hò, cách ăn mặc, đi đứng… rất Huế mà ở miền Bắc không thể có được. Những nét ấy được thể hiện rõ khi cư dân người Việt đầu tiên vào lập nghiệp ở vùng Thuận Hóa. Chính họ đã chọn những vùng đất cạnh những con sông với đất đai màu mỡ, phì nhiêu để lập làng lập xóm như: làng Phước Tích bên dòng Ô Lâu; làng Nguyệt Biều, Kim Long, Dương Xuân, Long Hồ, Vĩ Dã (Dạ)… nằm hai bên bờ sông Hương. Còn những làng được thành lập muộn hơn vào thời các chúa Nguyễn như làng Đốc Sơ, Dương Xuân, Lễ Khê, Vạn Xuân… đều nằm bên sông Hộ Thành. Như vậy, từ những đặc điểm đó, ta thấy văn hóa vùng Huế thường gắn liền với nông nghiệp, với những vùng sông nước. Từ những đặc điểm địa hình đó đã hình thành lên lối sống, lối sinh hoạt có tính chất riêng, mặc dù những ảnh hưởng văn hóa từ miền Bắc vẫn còn nhưng nó không sâu đậm. Việc thờ cúng các vị thần ở Huế (thần Thiên Y A Na, Nhị vị Thái Tử…) thì miền Bắc không có. Ở Huế thờ các vị thần này vì những vị thần đó có nguồn gốc từ văn hóa Champa, mà văn hóa Champa chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở vùng Thuận Hóa trở vào miền Nam. Ví như ở Huế cũng có tục “cúng đất” mà tục này lại không có ở miền Bắc. Tiếng nói của người Huế cũng rất khác so với miền Bắc, văn hóa ẩm thực ở Huế cũng có những dấu ấn rất riêng.
Từ những điều khảo sát trên, chúng ta thấy mặc dù cư dân Việt từ miền Bắc di cư vào mang theo những nét văn hóa Việt, nhưng khi tiếp xúc với cư dân Champa, với văn hóa Champa thì đã có sự pha trộn lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa giữa hai nền văn hóa lớn, để nhữ