Sàn giao dịch thương mại điện tử

Hiện nay kinh doanh trên internet đang phát triển rất nhanh và trở nên phổ biến, các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này ngày một nhiều. con người không nhất thiết phải bước chân xuống đường, siêu thị, các của hàng để mua những món đó mình thích. Sàn giao dịch thương mại điện tử, với tư cách là webside thương mại điển tử, là hình thức cho phép con người hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Có người nói rẳng: “ Sàn giao dịch thương mại điện tử là sản phẩm kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ cho phép con người có được cuộc sống số với tất cả những tiện ích và nhanh chóng”.

docx22 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 4730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sàn giao dịch thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 08 STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHẬN XÉT 1 NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG 2023120326 TỐT 2 NGUYỄN TRUNG ĐỨC 2023120338 TỐT 3 CAO ĐĂNG HIỀN 2023120257 TỐT 4 VĂN THU HUYỀN 2023120253 TỐT 5 NGUYỄN THỊ XUÂN HIẾU 2007120090 TỐT 6 NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2023120312 TỐT 7 NGUYỄN THÀNH TRUNG 2023120345 TỐT Mục lục LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay kinh doanh trên internet đang phát triển rất nhanh và trở nên phổ biến, các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này ngày một nhiều. con người không nhất thiết phải bước chân xuống đường, siêu thị, các của hàng để mua những món đó mình thích. Sàn giao dịch thương mại điện tử, với tư cách là webside thương mại điển tử, là hình thức cho phép con người hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Có người nói rẳng: “ Sàn giao dịch thương mại điện tử là sản phẩm kỷ nguyên công nghệ thông tin bùng nổ cho phép con người có được cuộc sống số với tất cả những tiện ích và nhanh chóng”. Để hiểu rõ thêm những tiện ích mà sàn giao dịch thương mại điện tử mang lại mời thấy xem bài tiểu luận của nhóm chúng em. Mặc dù nhóm đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi sai sót, mong Thầy đóng góp ý kiến để bài của nhóm em được hoàn chỉnh hơn, nhóm trân trọng cảm ơn Thầy! PHẦN 1.NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐỀ TÀI: Khái quát về sàn giao dịch thương mại điện tử Khái niệm thương mại điện tử : Thương mại điện tử (Electronic commerce – EC or E) là một khái niệm được dùng để mô tả quá trình mua và bán hoặc giao dịch sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, kể cả internet. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là mua và bán trên mạng hay mua bán thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử Sàn giao dịch thương mại điện tử là một thị trường trực tuyến ,một “địa điểm họp chợ “được thực hiện trên mạng internet. Người tham gia có thể : Tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm Thiết lập các quan hệ cũng như tiến hành đàm phán tiền giao dịch Thực hiện các giao dịch điện tử hàng hóa và dịch vụ Chuyển giao thông tin Chuyển tiền điện tử Đấu giá điện tử Đấu thầu điện tử Hợp tác thiết kế , mua bán hàng hóa công cụ Tiếp thị trực tiếp đến khách hàng Thực hiện các dịch vụ sau mua bán Tạo ra không gian chung kết nối nhiều người mua và nhiều người bán lại với nhau. Như vậy ,sàn giao dịch thương mại điện tử thực chất là các wedsite mua bán hàng hóa và dịch vụ .Nó xây dựng không nhằm giới thiệu ,quảng bá hay bán hàng của các công ty riêng lẻ cũng không để bổ sung cho hệ thông phân phối sẵn có của một số công ty thương mại dịch vụ nào đó mà mà tạo ra một không gian chung nhằm kết nối nhiều người mua và người bán lại với nhau mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian .Đơn vị quản lý wedsite không trực tiếp tham gia vào các giao dịch ,không chịu trách nhiệm về việc phân phối quảng bá sản phẩm trên wedsite .Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kĩ thuật cho người mua và người bán .đồng thời điều phối các hoạt động diễn ra trong các môi trường đó . Chính vì vậy, khi tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử ,các nhà hàng hóa và dịch vụ sẽ nắm quyền chủ động tương đối cao với những thông tin về sản phẩm của mình trên sàn và có thể tự do tương tác với doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia vào sàn giao dịch với chi phí thấp hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống . Vai trò của sàn giao dịch thương mại điện tử Sàn giao dịch thương mại điện tử có vai trò to lớn trong thương mại hàng hóa và dịch vụ nói riêng và trong hoạt đông kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung .Do yêu cầu tiếp cận và xử lí thông tin trực tiếp ,nhanh chóng giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp giữa doanh nghiệp với khách hàng trong quá trình mua bán và kinh doanh hàng hóa ,dịch vụ nên các phương thức khác nhau giao dịch khác nhau đã được ứng dụng .Sàn giao dịch thương mại điện tử trở thành một công cụ rất mạnh để bán và quảng cáo hàng hóa ,đồng thời cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí ; cắt giảm nhu cầu với các cửa hàng , kho hàng vật lý đơn giản hóa quá trình so sánh và lựa chọn sản phẩm , tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn đầu vào tốt hơn quản lý việc cung tiêu hàng hóa tốt hơn , thay đổi mẫu mã sản phẩm và đưa hàng ra thị trường nhanh hơn .Tuy nhiên , kinh doanh qua sàn giao dịch điện tử cũng ẩn chứa trong đó rất nhiều rủi ro và cạm bẫy bởi môi trường kinh doanh và công nghệ thông tin luôn thay đổi trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao .Chính vì thế ,để tận dụng được những lợi thế của sàn giao dịch thương mại điện tử thì trước hết ta cần hiểu rõ thế nào là sàn giao dịch điện tử ,các đặc trưng cũng như là những điều kiện cơ bản cần thiết cho việc xây dựng và vận hành sàn giao dịch điện tử để từ đó lựa chọn phương pháp ,cách xây dựng và vận hành sàn giao dịch sao cho đạt hiệu quản cao nhất . Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch thương mại điện tử Sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn tuân th nguyên lý và phương thức hoạt động của sàn giao dịch truyền thống nhưng do sử dụng những lợi thế của công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử nên ngoài những đặc trưng chung của sàn giao dịch hàng hóa cong một số đặc điểm khác biệt cơ bản . Sàn giao dịch thuong mại điện tử là một tổ chức kinh doanh dịch vụ đóng vai trò là một người môi giới .Tất cả các giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia người bán , ngươi mua , nhân viên môi giới .Do đó , sàn giao dịch được thiế lập ,xây dựng vận hành bởi một máy điều hành gồm mộ số bộ phận .Quy mô của bộ máy điều hành sàn giao dịch lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng thành viên cung như số lượng các giao dịch mua bán hàng hóa ,dịch vụ ,được thực hiên thông qua sàn giao dịch . Các phương thức giao dịch tại các sàn giao dịch thương mại điện tử rất phong phú ,bao gồm cả những phuong thức mua bán thực và giao dịch khống .Điều này có nghĩa là tại sàn giao dịch thuong mại điện tử , những ngưởi tham gia cũng có thể tiến hành các nghiệp vụ như : giao dịch giao ngay ,giao ngay kì hạn giao dịch tương lai giao dịch quỳn chọn đấu thầu, đấu giá ,.... Sàn giao dịch điện tử thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với các thành viên vi phạm .Thành viên của sàn giao dịch có thể cá nhân hay tổ chức kinh doanh ở bất kì nước nào trên thế giới , miễn là có thể đáp ứng được các quy định mà sàn giao dịch yêu cầu . Số lượng những người mua ,người bán ,nhà cung cấp tham gia rất lớn. Những người tham gia vừa có thể là người mua ,vừa có thể là người bán hoặc cả hai và có quyền tự do khai thác các cơ hội mua bán hàng hóa, dịch vụ... trên sàn giao dịch . Thể hiện quan hệ hàng hóa của thị trường ,giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho sản phẩm trên thị trường . Tuy nhiên , ngoài những đặc trưng chung trên ,sàn giao dịch thương mại còn có một số đặc trưng riêng ,đó là : Tất cả các quy trình mua bán ,giao dịch , đàm phán thương lượng, thanh toán ... đều được thực hiện trực tuyến trên mạng internet . Do sàn giao dịch được thiết kế ,xây dựng và vận hành thông qua các phương tiện điện tử và mạng internet nên tất cả những người mua và người bán đều có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sàn giao dịch vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào trên thế giới (24h/ngày,7 ngày /1 tuần ) Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú ,bao gồm cả hàng hóa hữu hình lần hàng hóa vô hình . Ngoài các nghiệp vụ giống như sàn giao dịch hàng hóa thông thường như : giao dịch giao ngay ,giao dịch kì hạn giao dịch tương lai ,giao dịch quyền chọn ,đấu thầu, đấu giá ....sàn giao dịch thương mại doanh thu còn thực hiện chức năng cung cấp thông tin và kết nối khách hàng .Thông tin được cung cấp tại sàn giao dịch thương mại điện tử rất phong phú và hữu ích ,nó không chỉ là các thông tin về thị trường ,sản phẩm và doanh nghiệp tham gia mua bán mà sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp các thông tin về hệ thống luật pháp các chính sách tập quán thương mại của nhiều nước trong khu vực và thế giới . Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin về thị trường ,sản phẩm chính sách và pháp luật của các nước khu vực và trên thế giới là sử dụng các công cụ hỗ trợ để xây dựng gian hàng trực tiếp. Phân loại sàn giao dịch thương mại điện tử Theo chủ thể tham gia sàn giao dịch Sàn giao dịch TMDT chung (Public emarketplace) : đây là những sàn giao dịch thương mại điện tử do các tập đoàn ngành nghề lớnhay những nhà đầu tư độc lập sỡ hữu và nó được mở cho tất vả các doanh nghiệp .Hầu như ,mọi doanh nghiệp , cá nhân đều có thể trở thành thành viên và thực hiện những giao dịch thương mại trên những sàn giao dịch này như : www.vietnamchinalink.com ,www.ebay.com , Sàn giao dịch TMDT riêng ( Private emarketplace) :đây là những sàn giao dịch bị hạn chế về số lượng thành viên tham gia .Người sở hữu sàn giao dịch có quyền quyết định các điều kiện , tiêu chuẩn mà theo đó nó được sử dụng để làm căn cứ để lựa chọn thành viên tham gia như :www.vnemart.com.vn ,www.rusbiz.com .... Theo đối tượng ngành hàng kinh doanh trên sàn giao dịch Sàn giao dịch TMDT chuyên môn hóa (Vertical emarketplace) :đây là các doanh nghiệp là nhà sản xuất , nhà phân phối hoặc là người mua , người bán một hoặc một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể của một ngành hàng nhất định náo đó áp dụng .Loại hính sàn giao dịch này tập trung vào kinh doanh các sản phẩm của một ngành cụ thể chẳng hạn như sắt thép ,hóa chất ...và chủ yếu phục vụ một lượng người mua người bán thông qua kết nối ,đưa họ đến với nhau .Ngoài ra sàn giao dịch chuyên môn hóa còn cung cấp các thông tin có liên quan đến ngành hàng kinh doanh cũng như là các dịch vụ có giá trị khác chẳng hạn như cơ hội việc làm diễn đàn daonh nghiệp ...như www.lignus.com, www.cietsoftonline.com.vn , Sàn giao dịch TMDT tổng hợp (Horizontal emarketplace )là sàn giao dịch TMDT kinh doanh một số lớn các hàng hóa và dịch vụ từ nhiều ngành khác nhau như www.golmart.com.vn ,www.vietoffer.com .... Các phương thức giao dịch tại sàn giao dịch thương mại điện tử Về cơ bản, quá trinh giao dịch tại sàn giao dịch TMDT vẫn dựa trên nền tăng nghiệp vụ thương mại truyền thong. Vì vậy, khi phát triển đến một trình độ nhất định nào đó thì sàn giao dịch thương mại điện tử cũng có thể thực hiện đầy đủ tất cả các nghiệp vụ như giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn hay đấu thầu, đấu giá. Giao dịch giao ngay(sport transaction) Là hình thức giao dịch trong đó hang hóa được giao ngay và trả tiền ngay sau khi ký kết hợp đồng. Khái niệm giao ngay ở đây thường là từ một đến hai ngày làm việc kể từ sau ngày kí kết hợp đồng và giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường. Do đó, nghiệp vụ giao ngay được xem là nghiệp vụ gốc, còn các nghiệp vụ khác là các nghiệp vụ phải sinh, tức là được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay bởi vì giá cả áp dụng cho các hợp đồng giao ngay hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu về hang hóa tại sàn giao dịch, trong khi đó, giá cả áp dụng được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, mà được bắt nguôn bởi tỉ giá hối đoái và sự biến động của lãi suất trên thị trường. Giao dịch tương lai ( Future transaction) Là phương thức giao dịch mua bán hang hóa mà trong đó giá cả được ấn định vào lúc kí kết hợp đồng nhưng việc giao hang hóa và thanh toán sẽ được thực hiện sau 1 kỳ nhất định trong tương lai , nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc bù đắp một phần tổn thất do việc chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hang gây ra. Nghĩa là khi tiến hành giao dịch tương lai, doanh nghiệp sẽ thực hiện mua hàng thực để bán ra trên thị trường tương lai và bán hàng thực nhưng mua vào trên thị trường tương lai. Giao dịch tương lai có thể được thực hiện cho cả các giao dịch thương mại và phi thương mại và phi thương mại. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh hàng hóa của hợp đồng tương lai(Future Contact) có thể là rất lớn. Vì vậy, khi tham gia thị trường tương lai, các doanh rất lớn. Vì vậy, khi tham gia thị trường tương lai, các doanh nghiệp thường rất sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro thong qua các chuyên vụ tự bảo hiểm(Hedging) hay nghiệp vụ quyền chọn ( Options) Giao dịch quyền chọn (Opitons) Giao dịch quyền chọn là các giao dịch giữa hai bên – người mua và người bán, trong đó, người mua mua của người bán không phải là một món hàng mà là cái quyền, tức là quyền mua hay quyền bán một món hàng hoặc một tài sản nào đó theo mức giá đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng quyền chọn. Điểm khác giữa giao dịch quyền chọn và giao dịch có kỳ hạn( giao dịch tương lai) là ở chỗ trong giao dịch quyền chọn, doanh nghiệp có quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng/ Và trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản phí tham gia không đáng kể so với những rủi ro có thể xảy ra. Số tiền này được gọi là phí, tiền cược (premium) hay là giá quyền chọn. Giao dịch quyền chọn bao gồm quyền chọn mua (Call Option) và quyền chọn bán( Put, Option). Quyền chọn mua ( Call Option) Quyền chọn mua ( Call Option) là sự tự chọn để mua một hàng hóa, dịch vụ hay một tài sản theo một giá cố định – gọi là giá ước định. Quyền chọn mua có thể phân làm hai loại là mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán. Mua quyền chọn mua xảy ra trong tình huống người mua giả sử là một nhà sản xuất , nhà cung ứng lo sợ rằng giá cả của một mặt hàng nào đó như nguyên vật liệu chẳng hạn sẽ tăng lên trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất cho nên nhà sản xuât sẵn sang bỏ ra một số tiền( tiền cược) để ấn định giá nguyên vật liệu trong tương lai. Khác với việc mua quyền chọn mua, việc mua quyền chọn bán xảy ra trong tình huống ngược lại. Giả sử rằng nhà sản xuât lo sợ sản phẩm của mình khi bán ra thị trường trong tương lai giá giảm xuống và sẽ bị thua lỗ hoặc khó tiêu thụ, nên học sẵn sang mua quyền chọn bán để bảo hiểm cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình sau này. Giả sử một doanh nghiệp mua cà phê ở trong nước với giá 8,000 VNĐ/kg và bán ra thị trường thế giới với giá là 650 USD,tấn. Doanh nghiệp thực hiện chốt giá là 650USD,tấn. Đây là giá mục tiêu. Nếu sợ rớt giá, doanh nghiệp sẽ tiến hành bán trên thị trường kỳ hạn với giá mục tiêu này. Khi ấy doanh nghiệp sẽ phải mua quyền chọn bán ( Put Option). Sau đó, cho dù giá có xuống thấp thì doanh nghiệp vẫn bán được giá mục tiêu đã chốt. Hoặc khi bán cà phê thực rồi, doanh nghiệp sợ trong thời điểm sắp tới cà phê sẽ lên thì sẽ thực hiện việc mua cà phê của thị trường ky hạn ( Call Option). Nhờ có quyên mua ( Call Option), dù sau đó giá thực tế có lên cao thì doanh nghiệp vẫn mua được với già mục tiêu đã chốt, thấp hơn giá thực tế. Và bằng việc cần bằng các nhận định trong ngắn hạn và dài hạn, nhà đầu tư đang tự bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư của mình hoặc nói cách khác là nhà đầu tư đang tiến hành các hoạt động để đảm bảo phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Quyền chọn bán (Put Option) Quyền chọn bán (put option) là sự tự chọn bán một hàng hóa , dịch vụ hay một tài sản nào đó trong tương lai. Tưởng như quyền chọn mua, quyền chọn bán cũng phân ra làm hai loại là bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán. Đây là vị thế ngược lại với quyền chọn mua đã phân tích ở trên. Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging) Là một biện pháp kỹ thuật thường được các nhà buôn bán nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tự bảo vệ trước những rủi ro do biến động giá làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng mọi cách lợi dụng giao dịch khống tại sàn giao dịch điện tử. Tự bảo hiểm còn được xem như là một chiến lược nhằm tận dụng tối đa các khả năng thành công của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư kinh doanh cũng như là đảm bảo rằng các nhà đầu tư có thể tránh được các xu hướng biến động lơn, không thể dự tính trước được của thị trường. Đâu giá điện tử Bán đấu giá từ lâu là hình thức kinh doanh, mua bán quen thuộc đối với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Nó được xem là một phương thức bán hàng đặc biệt , được tổ chức công khai tại một địa điểm nhất định, tại đó sau khi xem trước hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất. Từ định nghĩa trên cho thấy về mặt bản chất, đấu thầu trực tuyến được tổ chức tổ chức trên những nguyên tắc như thầu truyền thong. Điểm khác nhau cơ bản là đấu giá trực tuyến diễn ra trên mạng Internet. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và mạng Internet, bán đấu giá đã phát triển đến một tầm vóc mới: hình thức đâu giá qua mạng hình thành và ngày càng phát triển. Để đưa hàng lên bán tại một website đấu giá, chủ hàng hoặc phải là chủ website hoặc phải là một tài khoản phí nhất định Cho chọn mua của người dự thầu có báo giá rẻ nhất và các điều kiện tín dụng phù hợp với cả những điều kiện mà người mua nêu ra. Hiện nay, đâu thầu trên mạng là một phương thức giao dịch đang được ứng dụng phổ biến tại các nước trên thế giới, mà đặc biệt là ở các nước phát triển. Bởi đây là một phương thức giao dịch có khả năng giúp doanh nghiệp có thể có được những hợp đồng xuyên biên giới với chi phí rất thấp. mặc dù vậy, với không ít doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hình thức đấu thầu trực tuyến vẫn được xem là khá mới mẻ. Nhìn chung, đầu thầu trực tuyến là một sân chơi đầy lý thú và kịch tính, bởi bất kì doanh nghiệp trên thế giới cũng đều có thể tham gia đấu thầu, vì thế mà tính cạnh tranh là rất gay do và quyết liệt. Do đó, để có thể nắm bắt được các cơ hội của đấu thầu qua mạng, các doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng cho công nghệ thong tin, khong chỉ là máy móc thiết bị mà còn phải đào tạo nguồn nhân lực để có đủ điều kiện và bản lĩnh tham gia sân chơi thương mai điện tử đầy khốc liệt này. PHẦN 2.THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH/ RỦI RO CỦA SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Phân tích một số mô hình sàn giao dịch TMĐT trên thế giới: ChemUnity.com - sàn giao dịch theo chiều sâu: - ChemUnity.com là sàn giao dịch theo chiều sâu thuộc lĩnh vực hóa chất. Sàn được thành lập vào tháng l1 năm 1999 tại Arnhem, một thị trấn nhỏ tại miền đông Hà Lan do Herman Rijks V à Mark - Jan Tenvindt đứng đầu. - Y tưởng về sàn giao dịch này xuất hiện khi Herman Rijks đang là giám đốc phân phối của một công ty hóa chất ở Hungary. Ông theo dõi việc thỏa thuận không ngừng của các khách hàng về giá cả của hơn 350 loại hóa chất khác nhau. Họ gọi điện, thư từ, gửi fax cho nhau để hỏi giá sau đó tiến hành những hoạt động để tiến tới giao dịch. Áp lực của các thủ tục đó rất cao làm cho khả năng tiến tới giao dịch thấp. Và cũng từ những nghiên cứu của ông về công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã khiến ông bắt đầu hình thành ý tưảng về vvebsite ChemUnity.com. Phân tích các yếu tố trong mô hình kinh doanh của ChemUnity.com Mục tiêu giá trị: - ChemUnity.com đã nhận ra nhu cầu của khách hàng muốn được tiếp cận với những nhà cung cấp khác nhau cho mỗi lần mua hàng. Do vậy, ChemUnity.com đã đem đến cho người mua khả năng thu thập những thông tin về nhà cung cấp, về giá cả và cập nhật tất cả những sự kiện liên quan đến lĩnh vụ kinh doanh của họ. Yêu cầu của người mua sẽ được chuyển tới tất cả các nhà cung cấp tiềm năng và các đơn chào hàng cũng nhanh chóng được chuyển lại. Tuy nhiên, trước khi chúng được chuyển lại, ChemUnity.com sẽ 40 tiến hành lựa chọn lại để đảm bảo các đơn chào hàng được gửi đến là thích hợp nhất với người mua. ChemUnity.com giúp cả người mua và người bán hài lòng vì có được mức giá mà mình mong muốn. Ngoài việc giúp thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, một trong những lợi ích nữa mà ChemUnity.com mang đen cho các nhà cung cấp đó là giúp họ thu hút những khách hàng tiềm năng ở những thị trường tiềm năng. Cơ hội thị trường: - Thị trường Tây Âu được chọn là thị trường mục tiêu vì vị trí địa lý của khu vực này liên quan tới đồng tiền chung châu Âu, đồng Euro. Đồng tiền này giúp các giao dịch trở nên thuận tiện và giảm được rủi ro về tỷ giá hối đoái. ChemUnity.com cũng nhắm tới các doanh nghiệp có quy mô trung bình và cho rằng đây là phân đoạn thị trường "màu mỡ" nhất, mang lại cho nhà cung cấp khả năng tiếp cận với những khách mua hàng ít được biết tớ