Thực hiện chủ trương “kết hợp kinh tế
với quốc phòng” và “tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế” của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Quân đội có nhiệm vụ tổ chức ra các doanh
nghiệp kinh tế quốc phòng. Trong những năm
qua, các doanh nghiệp quân đội đã đạt được
nhiều kết quả sản xuất kinh doanh tốt và có
thương hiệu trên trường quốc tế. Hội nhập
kinh tế quốc tế mang lại cho doanh nghiệp
quân đội nhiều thuận lợi và cũng không ít
khó khăn. Do vậy, cần thiết phải đánh giá
thực trạng và chỉ ra những biện pháp để
sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động cho doanh nghiệp quân đội trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sắp xếp, đồi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội - thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÓM TẮT
Thực hiện chủ trương “kết hợp kinh tế
với quốc phòng” và “tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế” của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Quân đội có nhiệm vụ tổ chức ra các doanh
nghiệp kinh tế quốc phòng. Trong những nĕm
qua, các doanh nghiệp quân đội đã đạt được
nhiều kết quả sản xuất kinh doanh tốt và có
thương hiệu trên trường quốc tế. Hội nhập
kinh tế quốc tế mang lại cho doanh nghiệp
quân đội nhiều thuận lợi và cũng không ít
khó khĕn. Do vậy, cần thiết phải đánh giá
thực trạng và chỉ ra những biện pháp để
sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động cho doanh nghiệp quân đội trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Doanh nghiệp quân đội; sắp
xếp; đổi mới; hội nhập; kinh tế quốc tế.
SẮP XẾP, ĐỒI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lê Duy Dũng*
* Khoa Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng; ĐT: 0973331386;
Email: leduydung.hvct@gmail.com
ARRANGING, RENEWING AND ENHANCE EFFICIENT EFFICIENCY
OF MILITARY ENTERPRISES - PATTERNS AND SOLUTIONS
ABSTRACT
Implementing the policy of “combining
economy with defence” and “actively
integrating into the international economy”
of the Communist Party of Vietnam, the
Army is tasked to found defense economics
enterprises. In the last years, the military
business has achieved good business results
and created their fame in the international
arena. International economic integration
brings to the military business a lot of
advantages and disadvantages. Therefore, it
is necessary to evaluate the situation and to
identify measures to rearrange, renovate and
improve the operation eficiency of military
enterprises in the process of international
economic integration.
Keywords: Military business; arrange;
innovate; integration; international
economic
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sau một thời gian dài Quân đội tham gia
thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,
xây dựng kinh tế theo chủ trương của Đảng,
Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc
phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các
113
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao ...
doanh nghiệp quân đội (DNQĐ) cần phải xây
dựng theo hướng “tinh - gọn - mạnh” cho phù
hợp yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế, quân sự, quốc
phòng và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
trong tình hình mới. Để hoàn thành tốt nhiệm
vụ chính trị trung tâm của mình, DNQĐ phải
tiến hành sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DNQĐ THỜI GIAN QUA
2.1. Những thành tựu đạt được
Các DNQĐ quán triệt đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phát triển kinh tế kết hợp với
tĕng cường, củng cố quốc phòng và sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng đã và đang điều
chỉnh sắp xếp, đổi mới DNQĐ, tập trung vào
những ngành, lĩnh vực then chốt phục vụ
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Có thể kể đến
một số kết quả nổi bật như sau:
Một là, đã giảm số lượng DNQĐ từ 305
doanh nghiệp (nĕm 2000) xuống còn 88
doanh nghiệp độc lập thuộc loại hình công ty
TNHH MTV Nhà nước nắm giữ 100% vốn
(tính đến ngày 31/12/2016): Công ty Trường
An/Bộ tổng Tham mưu; Công ty mẹ - TCT
36, Công ty 36.55/TCT 36; Công ty ICD Tân
Cảng - Sóng Thần/TCT Tân Cảng Sài Gòn/
Quân chủng Hải quân; Công ty 711/TCT 15;
Công ty Du lịch Trường Sơn/TCT Hợp tác
kinh tế/Quân khu 4; Công ty 28.1/TCT 28/
Tổng cục Hậu cần; Công ty 185/Tổng công
ty Xây dựng Trường Sơn; Công ty 319.1,
Công ty 319.2, Công ty 319.5, Công ty 319
Miền Trung/TCT 319; Công ty 117/TCT
Thành An; Công ty Đầu tư phát triển nhà
MHDI2/TCT Đầu tư phát triển nhà và Đô
thị BQP; Công ty Vatuco 378/Công ty Vạn
Tường/Quân khu 5; Công ty Dệt may 7/Công
ty Đông Hải...; Hoàn thành xác định giá trị
12 doanh nghiệp: Công ty Quản lý nhà và
Dịch vụ đô thị/TCT Đầu tư phát triển nhà và
Đô thị BQP; Công ty 17, Công ty 145, Công
ty 532, Công ty Khảo sát thiết kế xây dựng/
TCT Xây dựng Trường Sơn; Công ty Đồng
Tân, Công ty Minh Thành/Quân khu 7; Công
ty 29/TCT 319; Công ty Xuân Khánh/Công
ty 622/Quân khu 9; Công ty Hùng Vương/
Quân khu 5; Công ty Trường Thành/Bộ đội
Biên phòng, TCT Xĕng dầu Quân đội; Giải
thể 03 doanh nghiệp: Công ty 7-5/Quân khu
7, Công ty 621/Quân khu 9, Công ty Xi mĕng
Thanh Sơn/Quân khu 4)...
Hai là, mặc dù phải đối mặt với nhiều
khó khĕn khách quan, nhưng nhìn chung, sau
khi được tổ chức, sắp xếp lại, chuyển đổi (cổ
phần hóa), các DNQĐ có sự phát triển tương
đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh
đúng quy định của Pháp luật và của Bộ Quốc
phòng; đã phát huy tốt tính nĕng động, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản
xuất kinh doanh; đang từng bước nâng cao
hiệu quả sử dụng đồng vốn và nâng cao trình
độ quản lý, nhằm giảm thiểu chi phí; sản xuất
ngày càng nhiều sản phẩm chất lượng cao
phục vụ quốc phòng và xã hội; tạo việc làm,
thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động và
đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Các
chỉ tiêu chủ yếu đều tĕng như: tổng số vốn
nhà nước tĕng gần 16,5 lần; doanh thu tĕng
18 lần; lợi nhuận trước thuế tĕng 49,4 lần;
nộp ngân sách tĕng 18,9 lần. Chỉ tính riêng
nĕm 2016, tổng doanh thu của các DNQĐ đạt
gần 350 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế
đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà
nước hơn 40 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình
quân người lao động trong toàn doanh nghiệp
quân đội đạt 11,832 triệu đồng/người/tháng,
114
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tĕng 17,1% so với nĕm 2015 (10,874 triệu
đồng/ngưòi/tháng).
Ba là, các DNQĐ đã và đang khẳng định
vị thế trong nền kinh tế, đóng góp tích cực
vào sự ổn định, phát triển kinh tế vĩ mô, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo
đảm an sinh xã hội. Hàng nĕm, các DNQĐ
vẫn duy trì được nhịp độ phát triển ổn định,
hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh,
đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 2 tỷ
USD. Dù số lượng không quá nhiều nhưng
các DNQĐ đang giữ vị thế lớn ở nhiều lĩnh
vực. Do đặc thù hoạt động, các tập đoàn, tổng
công ty thuộc Bộ Quốc phòng hoạt động trên
rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghiệp
đến nông nghiệp và dịch vụ như: viễn thông,
tài chính, logistics, bay, xây dựng, bất động
sản, cơ khí, xĕng dầu, cho tới nông nghiệp
Đặc biệt, trong đó có nhiều DNQĐ xây dựng
được thương hiệu mạnh; giữ vị trí xứng đáng
trong nền kinh tế quốc dân và lực lượng dự bị
mạnh cho quốc phòng, góp phần khẳng định
vị thế của doanh nghiệp Quân đội đối với sự
phát triển chung của đất nước.
Đứng đầu trong danh sách này là Tập
đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Dù chỉ
là doanh nghiệp duy nhất của Bộ Quốc phòng
hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nhưng
Viettel lại là đơn vị đang giữ vị thế lớn nhất
trên thị trường và tạo sự cách biệt lớn với
hai nhà mạng đứng sau là VinaPhone và
Mobifone (Hình 1).
Hình 1: Doanh thu và lợi nhuận của “3 ông lớn” viễn thông,
6 tháng đầu nĕm 2017 (tỷ đồng)
Nguồn: 2017
Nĕm 2016, Viettel đạt hơn 226.000 tỷ
đồng doanh thu, xấp xỉ 10 tỷ USD và hơn
43.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tổng
doanh thu của Viettel cũng gấp gần 3 lần
doanh thu của VinaPhone và Mobifone cộng
lại, đồng thời là đơn vị đang đóng góp vào
ngân sách lớn nhất trong số các doanh nghiệp
quốc phòng, đạt trên 40.000 tỷ đồng. Không
chỉ ở thị trường trong nước, Viettel cũng là
một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam có
115
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao ...
hoạt động ra nước ngoài. Tính đến nĕm 2016,
Tổng công ty Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel
Global) - công ty con của Viettel, có 35 triệu
thuê bao trên 9 thị trường quốc tế, cung cấp
dịch vụ tới khách hàng trải dài từ châu Á,
châu Phi và châu Mỹ. Kết thúc nĕm, doanh
nghiệp này đạt hơn 15.300 tỷ đồng doanh
thu, nhưng báo lỗ hơn 3.000 tỷ đồng do tỷ
giá, chủ yếu tại thị trường Mozambique.
Một cái tên thường được nhắc đến ngay sau
Viettel là Ngân hàng Quân đội (MB). Nhà
bĕng này cũng thuộc top một trong những
ngân hàng lớn nhất hiện nay và được xét
trong nhóm “Big 4” của thị trường. Được
niêm yết từ nĕm 2011 nhưng phải đến đầu
nĕm 2017 và đặc biệt là cuối tháng 5/2017,
cổ phiếu MBB mới thực sự thĕng hoa và đưa
vốn hóa thị trường của Ngân hàng Quân đội
lên hơn 38.000 tỷ đồng. Tính đến cuối quý
I/2017, MB đạt tổng tài sản hơn 250.000 tỷ
với vốn điều lệ hơn 17.000 tỷ đồng. Nĕm
2016, tĕng trưởng tín dụng của ngân hàng
này cũng đạt tới 24% - cao nhất trong số các
ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. MB không
tạo ấn tượng bởi sự phát triển nóng mà là sự
ổn định, vững chắc (Hình 2).
Hình 2: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng MB, 2010 - quý I/2017 (tỷ đồng)
Nguồn: 2017
Trong lĩnh vực Logistics, Tổng công ty
Tân cảng Sài Gòn giữ thị phần container xuất
nhập khẩu trên 85% khu vực phía Nam và
gần 50% thị phần cả nước. Doanh nghiệp này
ghi nhận hơn 17.200 tỷ đồng doanh thu và
gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong nĕm 2016,
với hệ thống 19 cảng biển tại TP HCM, Vũng
Tàu, Quy Nhơn, Hải Phòng Sản lượng xếp
dỡ ngày càng lớn (Hình 3).
Bón là, các khu kinh tế - quốc phòng đã
và đang phát huy hiệu quả to lớn về nhiều
mặt, đi vào thực chất, sát với người dân hơn,
phát huy tốt nguồn lực đội ngũ tri thức trẻ
tình nguyện; thực sự là nhân tố quan trọng
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực
hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển
kinh tế - xã hội gắn với tĕng cường quốc
phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược
của đất nước.
116
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nĕm là, những nĕm qua, Binh đoàn 15,
Binh đoàn 16 với tư cách là hai doanh nghiệp
kinh tế quốc phòng, đứng chân trên địa bàn
chiến lược, đã kết hợp tốt giữa kinh tế với
quốc phòng, quốc phòng với kinh tế... góp
phần quan trọng vào ổn định phát triển kinh
tế - xã hội, phân bổ lại cơ cấu kinh tế, dân cư,
xóa đói giảm nghèo; tĕng cường quốc phòng
- an ninh trên địa bàn...
2.2. Những hạn chế, yếu kém còn tồn tại
Bên cạnh những điểm sáng nêu trên, quá
trình hoạt động của các DNQĐ vẫn tồn tại
những hạn chế cơ bản sau:
Một là, tiến độ sắp xếp, đổi mới nhất là
việc cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm,
chưa gắn chặt chẽ với công tác tổ chức lực
lượng; số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước vẫn còn nhiều, có nhiều doanh nghiệp
quy mô nhỏ, cùng ngành nghề, hoạt động
trên cùng địa bàn; cơ cấu doanh nghiệp chưa
hợp lý; công tác sắp xếp chưa gắn với công
tác tổ chức lực lượng; còn 14 doanh nghiệp
trong tổng số 51 doanh nghiệp mà Bộ Quốc
phòng phải hoàn thành cổ phần hóa đến hết
nĕm 2016; còn 07 doanh nghiệp/ 21 Công ty
Cổ phần chưa triển khai thực hiện thoái vốn;
chưa hoàn thành điều chuyển nguyên trạng
2/5 doanh nghiệp; chưa hoàn thành giải thể
02/05 doanh nghiệp.
Hai là, công tác quản lý tài chính, quản trị
doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp còn hạn
chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tiềm
ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về tài chính.
Ba là, công tác quản lý, sử dụng đất quốc
phòng vào mục đích kinh tế của một số cơ
quan, đơn vị, một số doanh nghiệp chưa đúng
và thiếu chặt chẽ, gây lãng phí nguồn lực.
Việc giải quyết chế độ chính sách cho quân
nhân và người lao động khi sắp xếp, cổ phần
hóa còn vướng mắc, bất cập.
Hình 3: Sản lượng xếp dỡ của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, 2006 - 2016 (DWT)
Nguồn: https://saigonnewport.com.vn, 2017
117
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao ...
Bốn là, một số DNQĐ đứng chân trên
địa bàn chiến lược chưa cân đối được nhiệm
vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ quân
sự, quốc phòng, nhiều khi nhiệm vụ quân sự,
quốc phòng bị xem nhẹ; hoạt động chủ yếu
trên lĩnh vực trồng cây công nghiệp dài ngày,
quản lý sử dụng diện tích lớn dễ dẫn đến mâu
thuẫn trong tranh chấp đất đai, mức độ rủi ro
trong kinh doanh cao.
Nĕm là, một số DNQĐ qua thời gian dài
hoạt động, để lại nhiều tồn đọng về tài chính,
đến nay chưa giải quyết được; đặc biệt các
DNQĐ hoạt động lưỡng dụng, xây dựng,
thương mại, dịch vụ có hệ số nợ phải trả/vốn
chủ sở hữu lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất
an toàn về tài chính; cá biệt, có những doanh
nghiệp phải nợ lương, bảo hiểm xã hội của
người lao động, nợ thuế, dẫn đến thua lỗ, phá
sản như: các công ty Hà Thành, Tây Bắc,
Việt Bắc, Hùng Vương, các công ty cổ phần
Xi-mĕng 77, Xi-mĕng X18
3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
SẮP XẾP, ĐỒI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DNQĐ
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo đúng
mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, kế hoạch đã
xác định
Cấp ủy, chỉ huy các doanh nghiệp và đơn
vị có doanh nghiệp quán triệt sâu sắc, tạo sự
thống nhất, đồng thuận cao và triển khai thực
hiện có hiệu quả chủ trương, giải pháp lãnh
đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp Quân đội. Đẩy
mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, định
hướng tư tưởng để cán bộ, đảng viên và người
lao động, nhất là các doanh nghiệp thuộc diện
cơ cấu lại, sáp nhập, cổ phần hóa, thoái vốn và
giải thể nhận thức đầy đủ, thực hiện đúng quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật Nhà nước và Quân ủy Trung ương; kiên
quyết đấu tranh với những tư tưởng ngại đổi
mới, né tránh cồ phần hóa.
3.2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp phù hợp với Đề
án điều chỉnh tổ chức lực lượng Quân đội,
đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 520-NQ/
QUTW ngày 25/9/2012 của Quân ủy Trung
ương “về lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất xây dựng
kinh tế kết hợp với quốc phòng của Quân đội
đến nĕm 2020”; nghiên cứu sáp nhập, cơ cấu
lại doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quân sự,
quốc phòng có cùng ngành nghề hoạt động
thành doanh nghiệp có quy mô lớn, hợp lý,
thương hiệu mạnh, phát huy thế mạnh của
các doanh nghiệp Quân đội, đáp ứng yêu cầu
kết hợp kinh tế với quốc phòng. Thực hiện cổ
phần hóa đồng bộ các doanh nghiệp (cả công
ty mẹ và công ty con) bảo đảm tập trung vốn
và vai trò quản trị, điều hành cho công ty mẹ.
Kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn triệt để đối
với các doanh nghiệp ít liên quan đến nhiệm
vụ quân sự, quốc phòng; trường hợp không cổ
phần hóa được hoặc sản xuất, kinh doanh thua
lỗ kéo dài, mất cân đối về tài chính nghiêm
trọng thì giải thể hoặc phá sản theo quy định
của pháp luật.
3.3. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau
sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa
Xây dựng cơ chế lãnh đạo, hoạt động giữa
cấp ủy đảng, hội đồng thành viên, hội đồng
quản trị bảo đảm doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả và phát triển. Chú trọng công tác
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
118
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sắp xếp, đổi
mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp; thực hiện chặt chẽ việc đánh
giá, bổ nhiệm và phát huy tốt vai trò người
quản lý, người đại diện theo đúng các quy
định của Pháp luật.
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất,
kinh doanh; đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế
quản lý doanh nghiệp hợp lý, sát với từng
ngành nghề, lĩnh vực, bảo đảm chức nĕng chủ
sở hữu của Bộ Quốc phòng đối với các doanh
nghiệp. Đầu tư hợp lý vốn, công nghệ, nhân
lực cho các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh
có uy tín, thương hiệu mạnh để nâng cao hiệu
quả sản xuất, kinh doanh và nĕng lực cạnh
tranh, hội nhập quốc tế. Bảo đảm nguồn kinh
phí cho việc xử lý tài chính trong quá trình
sắp xếp, cổ phần hóa, giải thể, sáp nhập doanh
nghiệp; tiếp tục đảm bảo các nguồn lực về tài
chính để đầu tư phát triển các doanh nghiệp
quốc phòng, an ninh. Đổi mới, nâng cao quản
trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, sớm
thực hiện tách chức nĕng quản lý nhà nước,
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của các
cơ quan, đơn vị với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo
của Chính phủ. Chủ động liên doanh, liên kết
với các doanh nghiệp trong và ngoài quân
đội để sản xuất, cung ứng sản phẩm phục vụ
quốc phòng, tìm kiếm, mở rộng thị trường,
tiêu thụ sản phẩm. Tĕng cường công tác kiểm
tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, bảo đảm
công khai, minh bạch thông tin doanh nghiệp
theo quy đinh; quản lý chặt chẽ phần vốn nhà
nước, cơ sở vật chất và đất quốc phòng, nhất
là các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa,
không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của
Nhà nước và Quân đội; chống tiêu cực và lợi
ích nhóm, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp
thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả.
3.4. Tĕng cường hoạt động kinh tế đối
ngoại, xúc tiến thương mại, đầu tư và đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Các cơ quan chức nĕng của Bộ Quốc
phòng và các doanh nghiệp Quân đội tiếp
tục quán triệt, nắm vững Nghị quyết số 22
của Bộ Chính trị khoá XI, Nghị quyết số
806 của Quân uỷ Trung ương “về hội nhập
quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến nĕm
2020 và những nĕm tiếp theo”. Trên cơ sở
đó, nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách phù hợp với tình hình và tổ
chức hoạt động kinh tế đối ngoại của doanh
nghiệp Quân đội, bảo đảm hiệu quả; chủ
động mở rộng quan hệ thương mại quân sự,
xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
kết hợp hoạt động đối ngoại quốc phòng với
hoạt động kinh tế đối ngoại theo định hướng
của Đảng, Nhà nước.
3.5. Tiếp tục thực hiện tốt việc quản
lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích
kinh tế
Các cơ quan, đơn vị toàn quân và các
DNQĐ quán triệt thực hiện nghiêm quy định
của Luật Đất đai, chủ trương của Thường vụ
Quân ủy Trung ương và các quy định của Bộ
Quốc phòng về công tác quản lý, sử dụng đất
quốc phòng vào mục đích kinh tế. Thực hiện
nghiêm Nghị quyết của Thường vụ Quân ủy
Trung ương về lãnh đạo công tác quản lý, sử
dụng đất đến nĕm 2020 và những nĕm tiếp
theo; Kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung
ương về quản lý và sử dụng đất quốc phòng
vào mục đích kinh tế... Trong đó, tập trung rà
soát chặt chẽ từng dự án chưa ký hợp đồng,
dự án không triển khai thực hiện. Trường hợp
để đất trống phải hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi kịp
thời để sử dụng lâu dài cho mục đích quốc
phòng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng
phù hợp.
119
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao ...
3.6. Chủ động củng cố, kiện toàn, nâng
cao nĕng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các
cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ
đảng viên
Thực hiện đúng chức nĕng, quyền hạn, tổ
chức bộ máy của Đảng trong doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước
chi phối theo Quy định của Ban Bí thư và
Quân ủy Trung ương; phát huy tốt vai trò,
hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác
chính trị phù hợp với từng loại hình DNQĐ.
Tập trung chỉ đạo giải quyết tốt công tác
chính sách đối với quân nhân và người lao
động bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy
định trong quá trình sắp xếp, đổi mới, nhất là
cổ phần hóa doanh nghiệp.
4. KẾT LUẬN
Có thể nói, các DNQĐ thực hiện nhiệm
vụ gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc
phòng, an ninh, an sinh xã hội và tiến sâu
vào hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền
vững vừa là vấn đề thuộc về bản chất, chức
nĕng, nhiệm vụ của Quân đội cách mạng của
nhân dân, vừa là một xu thế tất yếu khách
quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
vừa khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm
lãnh đạo kinh tế của Đảng. Từ khi được thành
lập tới nay, các DNQĐ đã thực hiện tốt nhiệm
vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và
nhân dân giao phó; tạo niềm tin trong toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân; tạo được uy tín,
thương hiệu với các đối tác, mang hình ảnh
Quân đội và đất nước ra thế giới. Việc đánh
giá đúng thực trạng và thực hiện đồng bộ các
giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao tính
hiệu quả hoạt động cho các DNQĐ trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Quân ủy Trung ương (2012), Nghị quyết
số 520-NQ/QUTW “về lãnh đạo nh