Mục tiêu: Từ 2 trường hợp sử dụng siêu âm trong lòng mạch để đánh giá hẹp thân chung trái mạch vành, nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng của bệnh. Từ đó rút ra các khái niệm áp dụng trong chẩn đoán và điều trị tại VN Phương pháp: Nghiên cứu 2 trường hợp lâm sàng bệnh nhân nam 57 tuổi và nữ 83 tuổi có hẹp trung bình thân chung trái mạch vành trên hình ảnh chụp mạch vành và tham khảo các tài liệu y văn trên thế giới và trong nước. Kết quả: Tổn thương thân chung trái ược xác định hẹp có ý nghĩa trên hình ảnh siêu âm trong lòng mạch và bệnh nhân được phẫu thuật mổ bắc cầu. Kết luận: Siêu âm trong lòng mạch là phương pháp chính xác o kích thước mạch máu, tính chất mảng xơ vữa và là phương pháp nhạy hơn so với chụp mạch vành trong xác định hẹp có ý nghĩa thân chung trái mạch vành.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Siêu âm trong lòng mạch đánh giá hẹp thân chung mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 196
SIÊU ÂM TRONG LÒNG MẠCH ĐÁNH GIÁ
HẸP THÂN CHUNG MẠCH VÀNH
Phạm Nguyễn Vinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Từ 2 trường hợp sử dụng siêu âm trong lòng mạch để đánh giá hẹp thân chung trái mạch vành,
nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng của bệnh. Từ đó rút ra các khái niệm áp dụng trong chẩn đoán và điều trị tại
VN
Phương pháp: Nghiên cứu 2 trường hợp lâm sàng bệnh nhân nam 57 tuổi và nữ 83 tuổi có hẹp trung bình
thân chung trái mạch vành trên hình ảnh chụp mạch vành và tham khảo các tài liệu y văn trên thế giới và trong
nước.
Kết quả: Tổn thương thân chung trái ược xác định hẹp có ý nghĩa trên hình ảnh siêu âm trong lòng mạch và
bệnh nhân được phẫu thuật mổ bắc cầu.
Kết luận: Siêu âm trong lòng mạch là phương pháp chính xác o kích thước mạch máu, tính chất mảng xơ
vữa và là phương pháp nhạy hơn so với chụp mạch vành trong xác định hẹp có ý nghĩa thân chung trái mạch vành.
Từ khóa: Thân chung mạch vành; siêu âm trong lịng mạch; phân xuất dự trữ dòng máu mạch vành.
ABSTRACT
LEFT MAIN CORONARY ARTERY ATENOSIS EVALUATED
BY INTRAVASCULAR ULTRASOUND.
Pham Nguyen Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 196 - 102
Goals: The purpose of this review is using of Intravascular Ultrsound (IVUS) to assess Left Main Coronary
Artery disease. The implications for diagnosis and treatment withdrawed to Vietnamese patients.
Methods: We report here a 57 year-old gentleman and 83 year-old ady had moderate Left Main Coronary
Artery lesion in coronary angiography, which was underwent IVUS. And review of the medical literature in
VietNam and all over the world.
Results: The lesion of Left Main Coronary Artery was significant on IVUS. The patient underwent
Coronary artery bypass graft (CABG).
Conclusion: IVUS is an accurate method to determine vessel dimension, wall characteristics and is more
sensitive than coronary angiography in determining the significance of Left Main Coronary Artery Lesion..
Key-words: Left main coronary artery; Intravascular ultrasound; Fractional flow reserve.
Hẹp thân chung mạch vành là tổn thương có
tiên lượng xấu với điều trị nội khoa, mổ bắc cầu
mạch vành trong trường này có ý nghĩa cải
thiện tiên lượng và kết quả lâu dài cho bệnh
nhân(8,10,33). Mặc dù, chụp mạch vành được xem
là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tổn thương mạch
vành, nhưng kỹ thuật này có một số giới hạn
trong đánh giá hẹp thân chung mạch
vành(6,7,12,13,31).
Siêu âm trong lòng mạch IVUS
(Intravascular Ultrasound) là phương pháp
chính xác để xác định kích thước mạch máu,
thành mạch và nhạy hơn chụp mạch vành trong
phát hiện sớm mãng xơ vữa(24,25,27,30).
Đo phân xuất dự trữ luồng máu mạch vành
FFR (Fractional flow reserve) là phương pháp
xâm lấn đánh giá tổn thương mạch vành khắc
* Bệnh Viện Tim Tâm Đức, Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Viện Tim Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh, ĐT: 0903928982 Email:
phamnguyenvinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 197
phụ được những hạn chế của chụp mạch vành,
đây là phương pháp đánh giá huyết động và
chức năng mạch vành, chỉ số FFR được tính
bằng tỉ số của áp lực sau chỗ hẹp (Pd) chia cho
áp lực động mạch chủ(Pa) (Pd: áp lực sau chỗ
hẹp đo bằng pressure wire đối với tổn thương
thân chung: vị trí pressure wire nằm ở đoạn đầu
của nhánh mũ(Cx) hoặc liên thất trước(LAD)),
Pa: áp lực động mạch chủ đo bằng ống thông
can thiệp (Guiding catheter) vị trí đầu ống thông
trong động mạch chủ), cả hai áp lực đo đồng
thời trong điều kiện tối ưu luồng máu mạch
vành bằng tiêm adenosin trong mạch
vành(18)(hình1-2). Giá trị FFR <0.75 được xem là
hẹp mạch vành có ý nghĩa và là ngưỡng xem xét
tái tưới máu mạch vành(5,9,26).
Hình 1,2. Không có hẹp mạch vành: áp lực máu qua cơ tim là 100 mmHg ở thời điểm dn mạch tối đa. Tuy nhiên,
có hẹp mạch vành, độ chênh áp 40 mmHg và áp lực máu qua cơ tim giảm cịn 60 mmHg
Trong phòng thông tim cả hai phương pháp
IVUS và FFR đều được sử dụng: FFR thường sử
dụng hơn trong trường hợp đánh giá chính xác
hẹp có ý nghĩa hay không về mặc chức năng đối
với các tổn thương hẹp trung bình. IVUS thương
sử dụng để đánh giá giải phẫu tổn thương: kích
thước tổn thương, vị trí mảng xơ vữa, stent đặt
tốt hay chưa.
Chỉ định phẫu thuật bắc cầu ở bệnh nhân
hẹp thân chung qua các hướng dẫn như sau:
+ Hướng dẫn của Hiệp Hội tim mạch và
Trường môn tim mạch Mỹ (ACC/AHA) đối với
bệnh nhân đau ngực ổn định 2002: Class IB(28).
+ Hướng dẫn của Hiệp Hội tim mạch và
Trường môn tim mạch Mỹ (ACC/AHA) về phẫu
thuật bắc cầu 2004: Class IA(17).
+ Hướng dẫn của Hiệp Hội tim mạch và
Trường môn tim mạch Mỹ (ACC/AHA) về điều
trị bệnh nhân đau ngực không ổn định, nhồi
máu cơ tim không ST chênh lên 2007: Class
IA(19).
+ Hướng dẫn của
ACCF/SCAI/STS/AATS/AHA/ASNC 2009 về
tiêu chuẩn thích hợp cho tái tưới máu mạch
vành(1): mổ bắc cầu mạch vành cho bệnh nhân
hẹp thân chung có ý nghĩa là thích hợp: 9 điểm.
Thích hợp có nghĩa là tái tưới máu mạch vành là
phù hợp với chỉ định này và có thể cải thiện về
tình trạng sức khỏe và kéo dài đời sống của
bệnh nhân.
+ Hướng dẫn của Hiệp hội tim mạch Châu
Au (ESC) và hiệp hội phẫu thuật tim, lồng ngực
Châu Au (EACTS) về tái tưới máu mạch vành
2010: Class IA.
CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân 83 tuổi, nữ, nhập Bệnh viện Tâm
Đức vì đau ngực không ổn định, chụp mạch
vành: tổn thương ở đoạn xa thân chung gần chỗ
chia đôi (Hình3) rất khó xác định hẹp có ý nghĩa
hay không. Chúng tôi thực hiện siêu âm trong
lòng mạch: tổn thương đoạn xa thân chung gần
chỗ chia đôi hẹp có ý nghĩa với diện tích cắt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 198
ngang lòng mạch (Lumen CSA): 5.7 mm2 (Hình 4)
A B
Hình 3. (A): AP Caudal View (B):LAO cranial View. Spider view chồng hình
Hình 4. Siu m trong lịng mạch (IVUS): Lumen CSA
(diện tích cắt ngang lịng mạch): 5.7 mm2 (< 6 mm2
hẹp có ý nghĩa), đường kính lòng mạch (MLD):
2.9x2.6mm.
Những hạn chế của chụp mạch vành trong
đánh giá tổn thương mạch vành
Chụp mạch vành không thực sự hoàn thiện
đánh giá tổn thương mạch vành vì mô tả tổn
thương trên hai bình diện(20,29), Thậm chí bác sĩ
can thiệp có kinh nghiệm đánh giá mức độ hẹp
cũng khó khăn khi tổn thương trung bình(11,14,19).
Những nghiên cứu mô học đã chứng minh
rằng những tổn thương hẹp động mạch thường
không phát hiện trên hình ảnh chụp mạch vành
cho đến khi diện tích mảng xơ vữa chiếm 40-
50% của diện tích động mạch trên thiết diện
ngang. Màng chun dãn ngoài (EEM: External
Elastic Membrane) bao bên ngoài của thành
động mạch có khả năng dãn ra để bù trừ lại sự
hẹp lòng mạch do sự phát triển của mảng xơ
vữa. Nhưng khi mãng xơ vữa vượt quá 40-50%
diện tích cắt ngang của EEM thì bắt đầu làm hẹp
lòng mạch. Lúc này trên hình ảnh chụp mạch
vành mới có thể phát hiện hẹp.
Một số trường hợp, hình ảnh chụp mạch
vành có thể phát hiện sớm tổn thương hẹp vì
lớp EEM không dãn bù trừ gọi là hiện tượng tái
cấu trúc động mạch âm tính (negative
remodeling). Trong khi đó IVUS có thể phát
hiện độ lớn mãng xơ vữa và diện tích EEM, do
đó nhạy hơn so với chụp mạch vành.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 199
A B
Hình 5. Bệnh nhân 57 tuổi, nam, nhập Bệnh viện Tâm Đức vì đau ngực, siêu âm dobutamin(+), chụp mạch
vành: tổn thương ở đoạn đầu và giữa động mạch liên thất trước(mũi tên), rất khó xác định hẹp có ý nghĩa hay
không. A: AP Cranial View, B:LAO cranial View.
C D
Hình 6. Chúng tôi thực hiện IVUS: C: đoạn đầu động mạch liên thất trước: Lumen CSA (diện tích cắt ngang
lòng mạch): 3,8 mm2(<4mm2 hẹp có ý nghĩa), đường kính lòng mạch(MLD): 2,6x1,7mm, đường kính mạch
máu (EEM Diameter): 4,8x4,5mm. D: đoạn giữa động mạch liên thất trước: Lumen CSA (diện tích cắt ngang
lòng mạch): 2,4 mm2 (hẹp rất khít), đường kính lòng mạch: 1,8x1,7mm, đường kính mạch máu: 3,4x2,9mm.
Vì chụp mạch vành chỉ mô tả hẹp lòng mạch
vành trên hai bình diện nên có hạn chế trong
đánh giá tổn thương trong trường hợp mạch
vành: gập góc, chồng hình, tổn thương ngắn
(napkin-ring stenosis), dãn hay phình mạch
vành kèm theo. Hơn nữa, hẹp mạch vành đánh
giá dựa trên so sánh vị trí hẹp với vị trí tham
chiếu (bình thường) trước và sau chỗ hẹp, trên
hình ảnh chụp mạch vành đôi khi rất khó xác
định vị trí tham chiếu có hẹp hay không. Ngoài
ra, đánh giá mức độ hẹp cũng rất khác nhau
giữa những lần đọc và những người đọc khác
nhau(16).(hình 5-6)
Vai trò IVUS trong đánh giá tổn thương
thân chung
Siêu âm trong lòng mạch (IVUS) sử dụng
đầu dò siêu âm từ 20-50 MHz(23), đầu dò được
đưa vào mạch vành qua ống thông can thiệp,
đường kính của đầu dò IVUS 2.6-3.5 French có
thể thực hiện với ống thông can thiệp 5 hoặc 6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 200
French, có hai loại: đầu dò điện tử và đầu dò cơ
học, với đầu dò cơ học cần flush dung dịch
nước kỹ vì bất kỳ một bóng khí nhỏ nào cũng
làm giảm chất lượng hình ảnh. Vị trí đầu dò vào
mạch vành ít nhất 10mm sau tổn thương kéo lui
đầu dò bằng tay hoặc bằng motor (tốc độ 0.25-
1mm/s)(2).
Siêu âm trong lòng mạch (IVUS) là phương
pháp hữu ích trong đánh giá hẹp mạch vành
khó xác định mức độ hẹp trên hình ảnh chụp
mạch vành, hẹp ở lỗ xuất phát, kèm tổn thương
phình. Đặc biệt trong trường hợp cần thiết can
thiệp thân chung, IVUS giúp đánh giá giải phẫu
chi tiết thân chung: kích thước động mạch, xác
định có tổn thương lỗ xuất phát của nhánh mũ
và nhánh liên thất trước hay không và mức độ
canxi hoá.(2).
Phần lớn các nghiên cứu chứng minh rằng
hẹp thân chung với diện tích lòng mạch tối
thiểu trên hình ảnh IVUS (MLA: minimum
lumen area) <6.0 mm2 là có ý nghĩa và nên điều
trị tái tưới máu vì có giá trị tiên đoán tốt kết quả
lâm sàng sau tái tưới máu(32).
Nghiên cứu của Jasti và cộng sự(21) giá trị
MLA<5.9 mm2 và đường kính tối thiểu (MLD:
minimum lumen diameter) <2,8mm có tương
quan chặc chẽ với FFR<0,75 (độ nhạy 93%, độ
đặc hiệu 98%; Độ nhạy 93%, độ đặc hiệu 94%
theo thứ tự), hơn nữa, biến cố tim mạch bao
gồm: tử vong, nhồi máu cơ tim, hoặc tái tưới
máu do hẹp thân chung hay mạch vành khác
cao hơn có ý nghĩa ở nhóm FFR<0.75 so với
>0.75. và không có khác biệt giữa nhóm
FFR>0.75 và nhóm FFR< 0.75 có tái tưới máu ở
thời điểm 38 tháng.
Nghiên cứu của Fassa và cộng sự(3) kết luận
rằng giá trị MLA>7.5mm2 của thân chung:
không nên tái tưới máu, và MLA<7.5mm2 nên
tái tưới máu vì biến cố tim mạch bao gồm tử
vong, nhồi máu cơ tim, hoặc tái tưới máu rất cao
theo dõi 7 năm (hình 5).
Nghiên cứu của Andrea.S.Abizaid và cộng
sự(4) kết luận rằng: Tính đường kính lòng mạch
tối thiểu của thân chung qua IVUS là yếu tố tiên
lượng quan trọng nhất cho biến cố tim mạch tử
vong, nhồi máu cơ tim, hoặc tái tưới máu ở thời
điểm 1 năm theo dõi: cao ở nhóm bệnh nhân
đường kính lòng mạch (thân chung) nhỏ: <2mm,
2-2.5mm, 2.5-3mm, >3mm theo thứ tự là: 60%,
24%, 16%, 3%.
Hình 7: Đường Kaplan-Meier biểu thị không biến cố
tim mạch. Đường A:diện tích lòng mạch tổi
thiểu(MLA)<7.5mm2 có tái tưới máu; Đường B:
diện tích lòng mạch tổi thiểu(MLA)<7.5mm2 không
tái tưới máu; Đường C: diện tích lòng mạch tổi
thiểu(MLA)>7.5mm2 có tái tưới máu; Đường D:
diện tích lòng mạch tổi thiểu(MLA)>7.5mm2 không
tái tưới máu. P<0.05 A,B,C,D; P:0.28 A và D; P:0.48
A và C; P:0.86 C và D.
Như vậy, tiêu chuẩn hẹp thân chung có ý
nghĩa trên hình ảnh IVUS khi MLA< 6mm2 nên
điều trị tái tưới máu: mổ bắc cầu hoặc đặt stent.
Với MLA> 7.5mm2 và MLD>3mm là tiêu chuẩn
hẹp thân chung không có ý nghĩa dựa trên các
nghiên cứu tương quan giữa MLA, MLD và
biến cố tim mạch. Với MLA từ 6.0-7.5 mm2 là
vùng xám (Grey area) chúng ta cần cân nhắc yếu
tố phối hợp: triệu chứng lâm sàng, trắc nghiệm
chức năng không xâm nhập, yếu tố nguy cơ và
những tổn thương ở vị trí khác của hệ mạch
vành trong quyết định tái tưới máu(22)(Hình 5-6).
KẾT LUẬN
Cả hai Đo phân xuất dự trữ luồng máu
mạch vành (FFR) và Siêu âm trong lòng mạch
(IVUS) là phương pháp bổ sung thông tin hình
ảnh và chức năng mạch vành cho chụp mạch
vành trong đánh giá tổn thương thân chung.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 201
Giúp xác định tổn thương trung bình thân
chung cần thiết tái tưới máu và tránh những tái
tưới máu không cần thiết. Tuy nhiên, IVUS là
phương pháp được sử dụng rộng rãi hơn trong
thực hành lâm sàng so với đo FFR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ACCF/SCAI/STS/AATS/AHA/ASNC (2009) Appropriateness
Criteria for Corornary Revascularization: A Report by the
American College of Cardiology Foundation Appropriateness
Criteria Task Force, Society for Cardiovascular Angiography and
Intervention, Society of Thoracic Surgeons, American Association
for Thoracic Surgery, American Heart Association, and the
American Society of Nuclear Cardiology Endorsed by the
American Society of Echocardiography, the Heart Failure Society
of America, and the Society of Cadiovascular Computed
Tomography, J.Am.Coll. Cardiol. 2009; 53;530-553.
2. American College of Cardiology clinical expert consensus
document on standards for acquisition, measurement and
reporting of intravascular ultrasound studies (IVUS) (2001): A
report of the american college of cardiology task force on clinical
expert consensus documents developed in collaboration with the
european society of cardiology endorsed by the society of cardiac
angiography and interventions. Gary S.Mintz, Steven E.Nissen et
al. J.Am. Coll. Cardiol;37;1478-1492.
3. Amir-Ali Fassa et al (2005); Intravascular ultrasound-guided
treatment for angiographycally indeterminate left main coronary
artery disease:A long-term follow-up study. J. Am. Coll.
Cardiol.;45:204-211.
4. Andrea S. Abizaid et al (1999); One-year follow-up after
intravascular ultrasound assessment of moderate left main
coronary artery disease in patients with ambiguous angiograms; J.
Am. Coll. Cardiol;34;707-715.
5. Bech GJ, de Bruyne B, Bonnier HJ, et al. (1998) Long-term follow-
up after deferral of percutaneous transluminal coronary
angioplasty of intermediate stenosis on the basis of coronary
pressure measurement. J Am Coll cardiol;31: 841-7.
6. Bergelson BA, Tommasso CL. (1995) Left main coronary artery
disease: assessment, diagnosis, and therapy. Am Heart J; 129: 350-
9.
7. Cameron A, Kemp HG Jr, Fisher LD, et al. (1983) Left main
coronary artery stenosis: angiographic determination. Circulation;
68:484-9.
8. Caracciolo EA, Davis KB, Sopko G, et al. (1995) Comparison of
surgical and medical group survival in patients with left main
coronary artery disease: long term CASS experience.
Circulation;91:2325-34.
9. Chamuleau SA, Mouwissen M, Koch KT, et al. (2002) Usefulness
of fractional flow reserve for risk stratification of patients with
multivessel coronary artery disease and intermediate stenosis. Am
J Cardiol;89:377-80.
10. Conley MJ, Ely RL, Kisslo J, Lee KL, McNeer JF, Rosati RA. (1978)
The prognostic spectrum of left main stenosis. Circulation;57:947-
52.1
11. Fisher LD, Judkins MP, Lesperance J, Cameron A, Swaye P, Ryan
T, et al. (1982) reproducibility of coronary arteriographic reading in
the coronary artery surgery study(Cass). Cathet Cardiovasc Diagn
(6):565-75.
12. Fisher LD, Judkins MP, lesperance J, et al. (1982) Reproducibility of
coronary arteriographic reading in the Corornary Artery Surgery
Study (CASS). Catheter Cardiovasc Diagn; 8:565-75.
13. Ianer JM, Kisshel J, Kent KM, Ronan JA Jr, Ross AM, Roberts WC.
(1981) Accuracy of angiographic determination of left main
coronary arterial narrowing. Angiographic-histologic correlative
analysis in 28 patients. Circulation; 63: 1056-64.
14. Isner JM, Kishel J, Kent KM, Ronan JA Jr, Ross AM, Roberts WC.
(1981) Accuracy of angiographic determination of left main
coronary arterial narrowing. Angiographic –histologic correlative
analysis in 28 patients. Circulation;639(5):1056-64.
15. Jeffrey L. Anderson et al (2007); ACC/AHA 2007 Guideline for the
management of Patient with Unstable Angina/Non ST-Elevation
Myocardial Infarction Executive Summary. J. Am. Coll. Cardiol; 50:
652-726.
16. Jonathan Tobis, Babak Azarbal, and Leo Slavin (2007); Assessment
of Intermediate Severity Coronary Lesions in the catheterization
laboratory; J. Am. Coll. Cardiol;49:839-848.
17. Kim A Eagle; Robert A. Guyton et al (2004); ACC/AHA 2004
Guideline Update for Coronary Artery Bypass Graft Surgery.
Circulation; August 31.
18. Leesar MA, Abdul-Baki T, Akkus NI, Sharma A, Kanna T, Bolli R.
(2003) Use of fractional reserve versus stress perfusion scintigraphy
after unstable angina. Effect on duration of hospitalization, cost,
procedural characteristics, and clinical outcome. J Am Coll
cardiol;41(7): 1115-21.
19. Linddstaedt M, Spiecker M, Perings C, Lawo T, Yazar A, Holland-
Letz T, et al. (2007) How good are experienced interventional
cardiologist at predicting the functional significance of intermediate
or equivocal left main coronary artery stenoses? Int J cardiol;120(2):
254-61.
20. Marcus ML, Skorton DJ, Johnson MR, Collins SM, Harrison DG,
Kerber RE. (1988) Visual estimates of percent diameter coronary
stenosis:”a battered gold standard”. J Am Coll Cardiol;11(4): 882-5.
21. Massoud A.L (2005), Intravascular Ultrasound for the Assessment
of an Ambiguous Left main Coronary Artery Stenosis, J. Am. Coll.
Cardiol;46;2145.
22. Massoud A.L (2005), Letters to the Editor; Intravascular
Ultrasound for the Assessment of an Ambiguous Left main
Coronary Artery Stenosis, J. Am. Coll. Cardiol.;46;2145.
23. Mi Mario C, Gorge G, Peters R, Kearney P, Pinto F, Hausmann D,
et al. (1998) Clinical application and image interpretation in
intracoronary ultrasound. Study Group on Intracoronary Imaging
of the Working Group of Coronary Circulation and of the
Subgroup on Intravascular Ultrasound of the Working Group of
Echocardiography of the European Society of Cardiology. Eur
Heart J; 19:207-29.
24. Nishimura RA, Edward WD, Warnes CA, et al. (1990)
Intravascular ultrasound imaging: in vitro validation and
pathologic correlation. J Am Coll cardiol;16:145-54.
25. Nissen SE, Gurley JC, Grines CL, et al. (1991) Intravascular
ultrasound assessment of lumen size and wall morphology in
normal subjects and patients with coronary artery disease.
Circulation;84:1087-99.
26. Pijls NH, de Bruyne B, Pearls K, et al. (1996) Measurement of
fractonal flow reserve to assess the functional severity of coronary
artery stenoses. N Engl J Med; 334: 1703-8.
27. Porter TR, Sears T, Xie F, et al. (1993) Intravascular ultrasound
study of angiographically mildly diseased coronary arteries. J Am
Coll Cardiol; 22:1858-65.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 202
28. Raymond J. Gibbons et al (2003); ACC/AHA 2002 Guideline
Update for the management of Patient with Chronic Stable
Angina. Circulation; January.
29. Ricciardi MJ, Meyers S, Choi K, Pang JL, Goodreau L, Davidson CJ.
(2003) Angiographically silent left main disease detected by