Đặc điểm của các tế bào là sự xuất hiện các hạt
trong nguyên sinh chất. Khi tế bào càng trưởng
thành thì các hạt cũng biệt hoá dần thành
những hạt đặc hiệu: hạt trung tính, hạt ưa axit,
hạt ưa bazơ. Các hạt này là các tiểu thể
(lyzosom), chúng chứa rất nhiều loại men: các
men thuỷ phân, peroxydaza, esteraza,.
Trong quá trình biệt hoá và trưởng thành thì
nhân của các tế bào thắt eo dần để cuối cùng
chia thành các đoạn, tế bào càng già nhân càng
chia nhiều đoạn.
19 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học - Dòng bạch cầu hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 1
DÒNG BẠCH CẦU HẠT
*********************
I. HÌNH THÁI BÌNH THƯỜNG CỦA DÒNG BẠCH CẦU HẠT
Tế bào gốc vạn năng
Tế bào gốc định hướng dòng tuỷ (CFU-GEMM)
Tế bào tiền thân dòng Tế bào tiền thân dòng Tế bào tiền thân
hạt - mono (CFU - GM) BCH ưa acid (CFU - EO) BCH ưa bazơ (CFU - Ba)
Tế bào tiền thân dòng hạt
(CFU - G)
Nguyên tuỷ bào Nguyên tuỷ bào Nguyên tuỷ bào
Tiền tuỷ bào Tiền tuỷ bào Tiền tuỷ bào
Tuỷ bào trung tính Tuỷ bào ưa acid Tuỷ bào ưa bazơ
Hậu tuỷ bào trung tính Hậu tuỷ bào ưa acid Hậu tuỷ bào ưa bazơ
Stab trung tính Stab ưa acid Stab ưa bazơ
Bạch cầu đoạn trung tính Bạch cầu đoạn ưa acid Bạch cầu đoạn ưa bazơ
Sơ đồ biệt hoá các tế bào dòng bạch cầu hạt.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 2
Đặc điểm của các tế bào là sự xuất hiện các hạt
trong nguyên sinh chất. Khi tế bào càng trưởng
thành thì các hạt cũng biệt hoá dần thành
những hạt đặc hiệu: hạt trung tính, hạt ưa axit,
hạt ưa bazơ. Các hạt này là các tiểu thể
(lyzosom), chúng chứa rất nhiều loại men: các
men thuỷ phân, peroxydaza, esteraza,...
Trong quá trình biệt hoá và trưởng thành thì
nhân của các tế bào thắt eo dần để cuối cùng
chia thành các đoạn, tế bào càng già nhân càng
chia nhiều đoạn.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 3
1. Nguyên tuỷ bào (Myeloblast)
Là tế bào đầu dòng của dòng bạch cầu hạt.
Kích thước: 20-25 m
Hình tròn hoặc hình bầu dục
Nhân to, chiếm gần hết tế bào, chất nhiễm sắc
mịn, có 2-3 hạt nhân
Nguyên sinh chất ít, ưa bazơ. Giữa nhân và
nguyên sinh chất không có viền sáng rõ.
Chiếm tỷ lệ trong tuỷ khoảng 0,5-1,5%
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 4
2. Tiền tuỷ bào (Promyelocytes)
Kích thước 20-22 m;
Hình tròn hoặc bầu dục
Nhân nhỏ, khối nhiễm sắc
chất cô đặc hơn. Không còn hạt nhân.
Nguyên sinh chất còn ưa bazơ nhưng nhạt màu hơn.
Bắt đầu xuất hiện hạt ưa azur. Giai đoạn cuối của tiền
tuỷ bào bắt đầu có sự xuất hiện của các hạt đặc hiệu
nên có sự pha trộn giữa 2 loại hạt, tế bào phân chia rất
mạnh.
Phản ứng peroxydaza (+) mạnh
Chiếm tỷ lệ trong tuỷ 1-3%
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 5
3. Tuỷ bào (Myelocytes)
Kích thước: 12-18 m
Hình tròn hoặc hơi bầu dục.
Nhân tròn, nhỏ dần đi, nhân, cấu trúc nhiễm sắc trở
nên đậm thô
Nguyên sinh chất bắt màu hồng, các hạt đặc hiệu đã
biệt hoá rõ thành 3 loại hạt: hạt trung tính, hạt ưa axit,
hạt ưa bazơ
* Hạt trung tính: là những hạt nhỏ, tròn, bắt màu đỏ
tươi rải đều trên nền nguyên sinh chất màu hồng.
* Hạt ưa axit: là những hạt to, đều, bắt màu vàng hoặc
màu da cam.
* Hạt ưa bazơ: là những hạt rất to, không đều, bắt màu
xanh đen, phân bố không đều trên nguyên sinh chất
và nằm đè cả lên nhân
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 6
4. Hậu tuỷ bào (Metamyelocytes)
Kích thước nhỏ hơn tuỷ bào một ít
Hình tròn hoặc hình bầu dục
Nhân đã thắt eo thành hình hạt đậu hoặc hình
móng ngựa, nằm giữa hoặc lệch sang một bên
tế bào.
Nguyên sinh chất rộng, bắt màu hồng nhạt,
chứa đầy hạt đặc hiệu
Từ giai đoạn này tế bào không còn phân bào
nữa.
Có thể xuất hiện ở máu ngoại vi trong tình
trạng bình thường
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 7
5. Stab (bạch cầu chưa chia đoạn)
Kích thước gần giống như bạch cầu
đoạn.
Hình tròn hoặc bầu dục.
Nhân thô, hình gậy, que hoặc hình
móng ngựa. Lưới nhiễm sắc chất đặc
hơn, nhuộm giêm sa bắt màu đỏ tím.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 8
6. Bạch cầu hạt chia đoạn
(Segment neutrophile, basophile, acidophile)
Kích thước 12-14m;
Hình tròn
Nhân thắt lại từng đoạn, lúc đầu chia thành 2
đoạn, sau đó tế bào càng già thì nhân càng chia
nhiều đoạn, thường 2- 5 đoạn.
Nguyên sinh chất rộng, bắt màu hồng nhạt,
chứa nhiều hạt đặc hiệu.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 9
II. ĐỜI SỐNG VÀ
SỰ ĐIỀU HOÀ SINH BẠCH CẦU HẠT
Thời gian toàn bộ để tạo thành bạch cầu hạt
khoảng 12 -14 ngày
Một số tuỷ bào và từ hậu tuỷ bào trở xuống,
không còn khả năng phân chia và tạo thành
khu vực trưởng thành dự trữ trong tuỷ khá
lớn. Ở máu ngoại vi, bạch cầu hạt chia làm
hai khu vực: khu vực lưu thông theo dòng
máu và khu vực ở tổ chức.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 10
Đời sống bạch cầu hạt khó xác định chính
xác vì sau khi rời tuỷ xương bạch cầu hạt chỉ
lưu lại trong máu 6 - 24h, sau đó xuyên mạch
vào tổ chức.
Số lượng bình thường ở máu ngoại vi:
Bạch cầu hạt trung tính: 2-7x 109/l;
Bạch cầu hạt ưa axit: 0,05-0,5 x
109/l;
Bạch cầu hạt ưa bazơ: 0,01-0,05 x
109/l
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 11
Điều hòa quá trình tăng sinh và biệt
hoá của bạch cầu hạt là do các yếu tố
kích thích tạo cụm (colony stimulating
factor) như GM - CSF và G-CSF.
Ngoài ra, IL - 1 có ảnh hưởng đến quá
trình biệt hoá, trưởng thành của bạch
cầu đoạn ưa bazơ và có thể đến bạch
cầu hạt ưa acid, IL-5 ảnh hưởng đến
bạch cầu hạt ưa aicid.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 12
III. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU HẠT
1. Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil
granulocytes)
Chức năng chủ yếu là chống nhiễm trùng, nó có thể
tiêu diệt, làm độc và làm chết vi khuẩn bằng cơ chế
thực bào:
+ Chuyển động
+ Hướng động hoá học
+ Thực bào
+ Diệt khuẩn và tiêu hoá
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 13
2. Bạch cầu hạt ưa acid
(Eosinophil granulocytes)
Bạch cầu hạt ưa acid cũng có khả năng thực bào
nhưng yếu hơn bạch cầu hạt trung tính, chống lại ký
sinh trùng
3. Bạch cầu hạt ưa bazơ
(Basophil granulocytes)
Bạch cầu hạt ưa bazơ tham gia vào phản ứng quá mẫn
tức thì (như hen, mày đay, phản vệ)
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 14
IV. RỐI LOẠN BẠCH CẦU HẠT
1. Về hình thái
- Bạch cầu hạt khổng lồ, gặp trong
bệnh thiếu máu ác tính, bệnh nhiễm
trùng cấp, mạn tính.
- Bạch cầu hạt có nhiều đoạn ( 5 - 6
đoạn), gặp trong bệnh thiếu máu
hồng cầu to, nhiễm trùng mạn.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 15
- Bạch cầu hạt mất hạt đặc hiệu: trong
nguyên sinh chất không có hạt gặp trong
nhiễm trùng nặng, nhiễm virút,...
- Bạch cầu có hạt độc trong nguyên sinh
chất: gặp trong các bệnh lao tiến triển, u
ác tính, xơ gan, nhiễm trùng, nhiễm
độc,...
- Bạch cầu dạng hạt pelget - huet: nhân
không chia đoạn mà có hình que, hình
quả tạ.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 16
2. Về số lượng
+ Tăng bạch cầu hạt
- Tăng bạch cầu hạt trung tính: Khi số
lượng BC hạt trung tính > 8,0 x
109/l: nhiễm trùng, viêm nhiễm
(Viêm đa khớp dạng thớp, viêm
mạch máu,...), phản ứng “giả lơ xê
mi”, bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 17
- Tăng bạch cầu hạt ưa acid: trên
0.5x109/l, do nhiễm ký sinh trùng,
các tình trạng dị ứng, bệnh Hogkin,
Leucemie dòng hạt mạn.
- Tăng bạch cầu hạt ưa bazơ: trên
0.1x109/l gặp trong: miễn dịch phản
ứng, viêm nhiễm mạn, nhiễm virút,
sau khi điều trị tia xạ, tăng sinh tủy,
leucemie dòng hạt cấp.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 18
+ Giảm bạch cầu hạt
- Giảm bạch cầu hạt trung tính: khi số
lượng BC hạt trung tính < 1,5 x
109/l, gặp trong các bệnh như suy
tuỷ, lơ xê mi cấp, ung thư di căn tuỷ,
hội chứng rối loạn sinh tuỷ, do thuốc,
do nhiễm virus hoặc 1 số vi khuẩn,
thiếu máu do thiếu vitamin B12, axit
folic, cường lách, hội chứng Felty.
ThS. Hà Nữ Thùy Dương Bài giảng Dòng BC 19
- Giảm bạch cầu hạt ưa acid: khi số lượng
bạch cầu hạt ưa acid máu ngoại vi thấp
kéo dài, thường do: nhiễm trùng cấp, sử
dụng hocmon ACTH, prostaglandin,
corticoid, epinephrin.
- Giảm bạch cầu hạt ưa bazơ: khi số lượng
bạch cầu ưa bazơ trong máu ngoại vi <
100/l. Giảm bạch cầu hạt ưa bazơ thường
kèm tăng bạch cầu toàn bộ gặp trong viêm,
nhiễm độn giáp, điều trị corticoid và đôi
khi kèm giảm bạch cầu hạt ưa acid./.