Khoa học về sinh thái nhân văn xuất hiện nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tiễn và ngày nay đã trở thành tâm điểm của khoa học sinh
thái học. Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa
con người với môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống, bao gồm
hệ xã hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái). Sinh thái nhân văn đã không
chỉ mở rộng khái niệm sinh thái học, mà trở thành giao điểm hội tụ
tư tưởng của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sự hội tụ đó thể
hiện tính hệ thống toàn vẹn bằng nghiên cứu các mối tương tác giữa
các thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên, trang bị cho nó
vũ khí để có thể đương đầu được với các vấn đề môi trường ngày
càng gia tăng và các hệ thống tự nhiên - xã hội luôn luôn thay đổi
(Lê Trọng Cúc, 2015).
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đưa ra trong nghiên
cứu sinh thái nhân văn: nhân chủng - sinh thái học, chủ nghĩa môi
trường, sinh thái văn hóa, sinh thái xã hội học, tiếp cận tâm lý học,
tiếp cận kiến trúc và quy hoạch đô thị, tiếp cận sinh học và tiến hóa
(Bruhn, 1974; Kormondy, 1998). Odum (1975) đã cho rằng, sinh thái
học là cầu nối giữa khoa học và xã hội, là cơ sở của việc liên kết các
nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhiều nhà khoa học
đã khẳng định: cơ sở của sinh thái nhân văn là những kiến thức cơ bản
về sinh thái học (Park, 1936; McKenzie, 1961; Kormondy, 1998). Một
trong những đặc điểm nổi bật của nghiên cứu sinh thái nhân văn là
tính đa ngành, liên ngành, với sự đóng góp của các nghiên cứu khoa
học tự nhiên cũng như khoa học xã hội (Bruhn, 1974; Young, 1974).
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Nghiên cứu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Phan Thị Anh Đào
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
Lê Trọng Cúc
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
Khoa học về sinh thái nhân văn xuất hiện nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tiễn và ngày nay đã trở thành tâm điểm của khoa học sinh
thái học. Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa
con người với môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống, bao gồm
hệ xã hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái). Sinh thái nhân văn đã không
chỉ mở rộng khái niệm sinh thái học, mà trở thành giao điểm hội tụ
tư tưởng của nhiều ngành khoa học khác nhau. Sự hội tụ đó thể
hiện tính hệ thống toàn vẹn bằng nghiên cứu các mối tương tác giữa
các thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên, trang bị cho nó
vũ khí để có thể đương đầu được với các vấn đề môi trường ngày
càng gia tăng và các hệ thống tự nhiên - xã hội luôn luôn thay đổi
(Lê Trọng Cúc, 2015).
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đưa ra trong nghiên
cứu sinh thái nhân văn: nhân chủng - sinh thái học, chủ nghĩa môi
trường, sinh thái văn hóa, sinh thái xã hội học, tiếp cận tâm lý học,
tiếp cận kiến trúc và quy hoạch đô thị, tiếp cận sinh học và tiến hóa
(Bruhn, 1974; Kormondy, 1998). Odum (1975) đã cho rằng, sinh thái
học là cầu nối giữa khoa học và xã hội, là cơ sở của việc liên kết các
nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nhiều nhà khoa học
đã khẳng định: cơ sở của sinh thái nhân văn là những kiến thức cơ bản
về sinh thái học (Park, 1936; McKenzie, 1961; Kormondy, 1998). Một
trong những đặc điểm nổi bật của nghiên cứu sinh thái nhân văn là
tính đa ngành, liên ngành, với sự đóng góp của các nghiên cứu khoa
học tự nhiên cũng như khoa học xã hội (Bruhn, 1974; Young, 1974).
4
Giá trị của sinh thái nhân văn là ở chỗ, nó giúp cho con người thấy
được những mối quan hệ không được thừa nhận trước kia giữa con
người và môi trường. Nó cũng giúp cho con người nhận thức sâu sắc về
vị trí của con người trong thế giới và suy nghĩ của con người về môi
trường của họ (Rambo, 1983). Sinh thái nhân văn đã được áp dụng vào
những nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 1989 trong nhiều lĩnh vực.
Bài báo này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên
cứu sinh thái nhân văn với phát triển bền vững ở Việt Nam.
1. SINH THÁI NHÂN VĂN VÀ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
Nghiên cứu một cách hệ thống sinh thái nhân văn mới chỉ bắt đầu
từ những năm đầu của thế kỷ XX (Young, 1974). Nhiều nhà khoa học
đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về sinh thái nhân văn, nhưng có
nội dung gần với nhau (Hens, 1996): sinh thái nhân văn đều có chung
một điểm là khoa học nghiên cứu về phát triển của xã hội và quần thể
người trong mối tác động qua lại với nhau và với toàn bộ môi trường
của chúng. Rambo (1983) cũng định nghĩa tương tự: sinh thái nhân
văn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi
trường. Theo Vayda (1983), trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, sự
chính xác mang tính định lượng và các mô hình thí nghiệm của các
nghiên cứu cứng nhắc là không tuyệt đối cần thiết. Ông cho rằng, cần
có phương pháp linh động để phù hợp với những vấn đề và quá trình
trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường
trong nghiên cứu sinh thái nhân văn: chọn lựa các tổ hợp của các
phương pháp định tính và định lượng: phương pháp định tính như là
phỏng vấn bán chính thức, kỹ thuật nhân chủng học, việc quan sát,
hay phương pháp định lượng như điều tra các thành phần của các hộ
gia đình, phân phối thời gian, việc sử dụng đất. Trên thực tế, phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - rapid rural appraisal), đánh
giá nông thôn có sự tham gia (PRA - participatory rural appraisal) đã
được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu sinh thái nhân
văn (Lê Trọng Cúc và cs., 1990, 1993). Việc nghiên cứu sinh thái
nhân văn dựa vào tiếp cận đánh giá bằng chỉ số, theo đặc tính và theo
hiệu quả kinh tế chi phí lợi ích mở rộng cũng đã được tiến hành, ứng
dụng cho nghiên cứu đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi
tôm tại vùng nuôi tập trung huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (Nguyễn
Thị Phương Loan, 2012).
Tiếp cận hệ thống cũng được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu
sinh thái nhân văn. Hệ thống là một tổ chức có nhiều bộ phận liên hệ
5
với nhau trong không gian và thời gian, chúng cùng hoạt động theo
những cách thức nhất định để cho ra những kết quả nhất định (Lê
Trọng Cúc, 2015). Mỗi hệ thống được tạo thành không phải do sự lựa
chọn ngẫu nhiên các thành phần, mà chúng được hợp nhất theo chức
năng và có “bản chất tương thích” một cách chắc chắn mới đảm bảo
cho hệ, nếu như hệ này muốn hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉ
theo thời gian. Các thành phần cũng hướng tới sự thống nhất các chức
năng. Hệ sinh thái và hệ xã hội cũng hướng tới tính thống nhất theo
thời gian mà mỗi thành phần trở nên thích nghi hơn với sự tác động,
ảnh hưởng bởi các thành phần khác. Một trong những khía cạnh quan
trọng của hệ là các “đặc tính nổi bật". Các đặc tính này tạo cho hệ tính
chất hệ thống hơn, chứ không đơn thuần chỉ là tổng các thành phần
(Rambo, 1984).
Các nhà khoa học đã đưa ra một số mô hình đơn giản về sinh thái
nhân văn, như mô hình dựa trên cơ sở hệ sinh thái, mô hình dựa trên cơ
sở “hành động cá nhân” (Rambo, 1983). A.T. Rambo cho rằng, các mô
hình trên có những hạn chế nhất định, thế giới của chúng ta là một phức
hệ và thật là sai lầm khi sử dụng các mô hình đơn giản để giải quyết hệ
sinh thái phức tạp. Năm 1984, A.T. Rambo đã đề xuất mô hình mới về
hệ sinh thái nhân văn trong các công trình nghiên cứu hệ sinh thái nông
nghiệp. Trong đó, hệ sinh thái nhân văn bao gồm hệ thống xã hội (hệ xã
hội) và hệ sinh thái nông nghiệp (hệ tự nhiên). Theo mô hình này, các
thành phần của hệ tự nhiên, hệ xã hội liên quan đến nhau bởi các chức
năng thông qua dòng năng lượng, vật chất và thông tin. Dòng năng
lượng trong các hệ sinh thái là một chiều. Ngược lại, vật chất cần thiết
để sản xuất ra các chất hữu cơ được quay vòng trong hệ sinh thái và
được sử dụng lại nhiều lần. Ở quy mô toàn cầu, các dòng vật chất
thường được thể hiện qua các chu trình sinh - địa - hóa. Các chu trình
sinh - địa - hóa chủ yếu bao gồm chu trình C, N, P, S, nước, v.v... Các
chu trình này đang bị các hoạt động của con người can thiệp mạnh mẽ.
Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng rừng ngập mặn đã chỉ ra cấu trúc,
dòng vật chất, năng lượng, thông tin của hệ ở vùng rừng miền Bắc và
miền Nam (Phan Thị Anh Đào, 2001). Áp dụng lý thuyết sinh thái nhân
văn vào nghiên cứu vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa
Hưng đã chỉ ra được nguyên nhân của sự phát triển chưa bền vững
trong bản chất bên trong của hệ thống, bao gồm sự thiếu một thể chế đủ
mạnh để kiểm soát hệ thống, đặc biệt là cơ sở cho quản lý dựa vào cộng
đồng, thiếu tri thức nghề và chưa tính đủ bài toán chi phí lợi ích mở
rộng (Nguyễn Thị Phương Loan, 2012). Phương pháp chi phí lợi ích
cũng được áp dụng trong Nghiên cứu sinh thái nhân văn làng nghề sản
6
xuất chè San Tuyết tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
(Nguyễn Thị Phương Loan, 2016). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà
(2014) đã cung cấp được những số liệu mới về thành phần hệ sinh thái
nhân văn vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để xác định vùng
đệm Vườn Quốc gia như một hệ thống, gồm hệ tự nhiên và hệ xã hội,
tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên
nhiên, nâng cao hiệu quả bảo tồn cho vùng lõi của Vườn Quốc gia.
Sự liên hệ trong hệ thống không phải là con số cộng, mà các bộ
phận phải cùng hoạt động và sản phẩm của nó là sự liên hệ giữa các
bộ phận của hệ thống, chứ không phải là kết quả trực tiếp của một bộ
phận nào đó trong các bộ phận. Mối liên hệ của các bộ phận trong hệ
thống đồng thời cùng hoạt động để duy trì những quan hệ giữa chúng
với nhau. Các bộ phận của hệ thống được “tổ chức” theo một cách đặc
biệt nào đó. Cách tổ chức đó là rất quan trọng, vì chính nó làm cho hệ
thống có hệ thống. Vì vậy, nếu có một hệ thống, để hiểu nó, cần phải
nghiên cứu tổ chức, hay gọi là “cấu trúc” của hệ thống. Cấu trúc của
một hệ thống có liên quan đến cái mà những bộ phận của hệ thống
được tổ chức, cách chúng được sắp xếp, cách chúng được liên hệ với
nhau trong không gian và thời gian.
Thường thì các hệ thống bao giờ cũng được tổ chức có thứ bậc
trên dưới. Chẳng hạn một hệ thống xã hội bao gồm nhiều cá nhân, các
cá nhân này có quan hệ lại được tổ chức thành hộ gia đình, các hộ gia
đình tổ chức thành thôn, xóm, các thôn, xóm thành làng xã, các làng
xã tổ chức thành huyện, các huyện thành tỉnh và các tỉnh thành chính
phủ quốc gia. Cũng như trong hệ thống sinh học từ gen lên tế bào, tế
bào lên mô, mô lên các cơ quan, cơ thể, các cơ thể loài làm thành quần
thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển (Lê Trọng Cúc, 2015).
Tư duy hệ thống được đánh giá là yếu tố không thể thiếu được, để
đảm bảo phát triển một cách bền vững và hữu hiệu trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Jamision, 1996). Lê Trọng
Cúc (2015) cũng đã tiếp tục khẳng định rằng, tư duy hệ thống giúp
cho các nghiên cứu, quản lý tài nguyên thiên nhiên hữu hiệu hơn, đặt
kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai vững chắc hơn.
Đồng thời, bất cứ hệ xã hội và sinh thái nào cũng có thể được
phân tích về mặt động thái. Động thái là quá trình của các “sự kiện”,
thay đổi liên tục trong hệ và trong sự tiến hóa của nó theo thời gian.
Mối quan hệ giữa hệ xã hội và hệ sinh thái là mối quan hệ biện chứng,
trong đó, sự thay đổi của hệ thống này tiếp tục ảnh hưởng đến cơ cấu
và chức năng của hệ thống kia (Lê Trọng Cúc và cs., 1990). Khái
7
niệm sinh thái nhân văn đã được áp dụng vào một số nghiên cứu ở
Việt Nam từ năm 1989, tập trung vào 3 vấn đề cơ bản như sau (Lê
Trọng Cúc và cs., 1990):
1. Các dòng năng lượng, vật chất và thông tin chuyển từ hệ tự
nhiên đến hệ thống xã hội và từ hệ thống xã hội đến hệ tự nhiên như
thế nào?
2. Hệ thống xã hội thích nghi và phản ứng như thế nào trước
những thay đổi trong hệ tự nhiên?
3. Những hoạt động của con người đã gây nên những tác động gì
đối với hệ tự nhiên?
Có thể thấy, mục đích của nghiên cứu sinh thái nhân văn là tìm
hiểu và nhận biết các đặc điểm và quan hệ qua lại giữa các hệ thống
này với nhau và sự hình thành những hình thái đặc trưng trong hệ
sinh thái nhân văn thông qua các dòng vật chất, năng lượng và
thông tin (Lê Trọng Cúc, 2015; Phan Thị Anh Đào, 2001). Các
nghiên cứu sinh thái nhân văn cũng đã đề xuất các giải pháp, nhằm
góp phần quản lý tài nguyên rừng, đồng thời nâng cao đời sống
người dân, dựa trên kết quả nghiên cứu sinh thái nhân văn (Nguyễn
Thị Thu Hà, 2014).
2. SINH THÁI NHÂN VĂN Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở lý thuyết sinh thái nhân văn đã phân tích ở trên, các
nghiên cứu về sinh thái nhân văn đã được tiến hành ở Việt Nam. Có
thể liệt kê một số nghiên cứu chính ở một số vùng dưới đây:
+ Mở đầu nghiên cứu sinh thái văn ở Việt Nam được tiến hành ở
3 huyện Thanh Hòa, Đoan Hùng, Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phú vào
năm 1990.
+ Kết quả nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng lúa nước Thái
Bình vào năm 1991 đã được trình bày trong cuốn “Too many
people too little land - Đất chật người đông” (Le Trong Cuc và
Rambo, 1993).
+ Năm 1995, tác động của cải cách kinh tế lên phục hồi sinh thái
ở vùng trung du Việt Nam đã được tiến hành trên các điểm đã nghiên
cứu ở tỉnh Vĩnh Phú trước đó 5 năm (The impact of economic reform
on restoration ecology in the midlands of Northern Vietnam).
8
+ Những khó khăn của công cuộc phát triển miền núi ở Việt
Nam (The development cresis in Vietnam's mountains) vào năm 1998.
+ Các nghiên cứu sinh thái nhân văn về các cộng đồng mẫu đã
được tiến hành ở các vùng như dân tộc Đan Lai ở Khe Nóng, Nghệ
An, Mông Trắng ở xã Thái Phìn Tủng, Đồng Văn, Hà Giang, dân tộc
Tày ở Đà Bắc, Hòa Bình, dân tộc Cao Lan ở thôn Ngọc Tân, Đoan
Hùng, Vĩnh Phú, dân tộc Kinh ở Làng Thao, Vĩnh Phú.
+ Một số nghiên cứu khác được tiến hành ở Bình Trị Thiên,
Nghệ An, Kon Tum...
Bền vững là một trong những đặc tính quan trọng của hệ sinh thái
nhân văn và đã được vận dụng linh hoạt trong các nghiên cứu sinh thái
nhân văn ở Việt Nam. Dưới đây tóm tắt một số thành tựu trong nghiên
cứu sinh thái nhân văn, hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam.
2.1. Hệ sinh thái nhân văn nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân văn điển hình (Lê
Trọng Cúc, 2015). Các hệ sinh thái nông nghiệp không tự ổn định, mà
đòi hỏi sự hỗ trợ đầu vào của con người, làm cho chúng khác với các
hệ sinh thái tự nhiên là do con người tự thiết kế. Trong đó, có các loại
hệ sinh thái nông nghiệp như sau:
+ Hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống tương đồng với hệ sinh
thái tự nhiên, xen canh rất nhiều loài cây trên cùng một cánh đồng,
giống như hệ sinh thái tự nhiên.
+ Hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại cần nhiều đầu vào, như máy
móc nông nghiệp, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thủy lợi,
giống cây trồng, vật nuôi cao sản, sản phẩm đầu ra lớn, bao gồm cả
các chất thải. Hiện nay, nông nghiệp hiện đại đang có xu hướng tập
trung vào nông nghiệp hữu cơ.
Việc đánh giá các hệ sinh thái nông nghiệp dựa vào các đặc tính cơ
bản, như khả năng sản xuất của hệ. Khi nghiên cứu sinh thái nhân văn
tại các làng trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, các nhà
khoa học đã chỉ ra tác động của con người đến hệ sinh thái: mật độ dân
số cao ở vùng này gây áp lực lớn lên hệ sinh thái nông nghiệp. Nguồn
tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất nông nghiệp, thực sự là khan
hiếm ở các cộng đồng, vùng miền chịu sức ép gay gắt của áp lực dân
số. Hoạt động của con người dẫn đến tình trạng đa dạng loài, quần xã,
hệ sinh thái thấp ở vùng này (Lê Trọng Cúc và Rambo, 1989, 1995).
9
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu khá kỹ các dòng vật chất,
năng lượng trong các hệ sinh thái nhân văn ở vùng đồng bằng sông
Hồng, cũng như vùng trung du miền Bắc Việt Nam (Lê Trọng Cúc và
cs., 1993). Hệ thống thứ bậc trong hệ tự nhiên và xã hội đã được
nghiên cứu, đánh giá trong các nghiên cứu về sinh thái nhân văn nông
nghiệp ở Việt Nam (Lê Trọng Cúc và Rambo, 1995). Đa dạng hệ sinh
thái nông nghiệp ở vùng núi Việt Nam đang tồn tại nhiều kiểu hệ sinh
thái nông nghiệp, đặc biệt là các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống
vùng núi, hệ sinh thái ruộng nước trong các thung lũng lớn, ruộng bậc
thang, thổ canh hốc đá, nông lâm kết hợp, v.v... Các nhà khoa học
cũng đã phân tích một số đặc tính của hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt
Nam như: tính năng suất, tính bền vững, tính ổn định, tính tự trị, tính
công bằng, tính hợp tác, tính đa dạng và thích nghi (Rambo, 1984; Lê
Trọng Cúc và cs., 1990, 1993). Kết quả nghiên cứu hệ sinh thái nông
nghiệp trung du miền Bắc và vùng núi Việt Nam đã chứng minh giá
trị của việc áp dụng sinh thái nhân văn trong quá trình phân tích, tìm
ra những mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội và sinh thái (Lê Trọng
Cúc và cs., 1990, 2002; Lê Trọng Cúc và Đào Trọng Hưng, 1999,
2000). Nghiên cứu sinh thái nhân văn đã được áp dụng để phân tích
tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống, để thấy rõ hiện trạng và xu
hướng của quá trình phát triển, đề xuất một số giải pháp, nhằm cải
thiện phần nào sự suy thoái ở vùng miền núi.
Những người nông dân quen sinh sống ở vùng đồng bằng thâm
canh lúa nước, khi chuyển lên định cư ở vùng đồi núi, cũng ứng dụng
phần nào phương thức canh tác ở vùng đồng bằng, gây nên xói mòn
trầm trọng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên mạnh mẽ hơn, nhanh chóng
hơn. Trong khi đó, phương thức canh tác trên đất dốc của đồng bào
các dân tộc tỏ ra có hiệu quả trong việc chống xói mòn đất. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, trong hệ thống, sự xấu đi của yếu tố này kéo theo
sự xấu đi của yếu tố khác. Một tập hợp các yếu tố khách quan, như
điều kiện đi lại khó khăn, dân cư đa dạng, dân số tăng, cơ sở hạ tầng,
thông tin, thị trường yếu kém, môi trường suy thoái, trình độ học vấn
thấp, chính sách chưa phù hợp, tác động với nhau và tự khuyếch đại
làm thành cái gọi là “vòng xoáy trôn ốc đi xuống”; tất cả đã quyết
định bản chất của những khó khăn ở vùng miền núi chứ không phải
các yếu tố cục bộ, riêng lẻ (Jamieson và cs., 1999).
Có thể thấy, vùng miền núi phía Bắc được đặc trưng bằng mức
độ đa dạng sinh thái và xã hội rất cao. Nó trải qua một quá trình
thay đổi khá nhanh và phân bố không đều (Rambo, 1997; Jamieson
và cs., 1998). Nguồn sống của đồng bào miền núi phụ thuộc nhiều
10
vào tài nguyên rừng, đất rừng. Sự khai thác mạnh mẽ làm cho năng
suất cây trồng và môi trường đất bị suy giảm dưới áp lực của dân số
trong canh tác nương rẫy. Ở những cộng đồng có mật độ dân số
thấp, chất lượng môi trường tốt hơn cả về bảo tồn thiên nhiên và hệ
sinh thái nông nghiệp bền vững. Nguyen Tien Hai (2009) đã phân
tích về sinh thái nhân văn trong sử dụng đất và rừng của người
H’Mông và người Kinh trong các chương trình phục hồi rừng.
Nghiên cứu sử dụng rừng, tác động tới tài nguyên rừng đã được
tiến hành trên cơ sở ứng dụng lý thuyết sinh thái nhân văn (Dang
Tung Hoa, 2000; Do Thi Huong, 2010). Nghiên cứu về quản lý tài
nguyên nước trên cơ sở sinh thái nhân văn cũng đã được tiến hành
(Dang Tung Hoa và Nguyen Thi Lan Huong, 2011). Đánh giá ảnh
hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái - xã hội ở
khu vực biên giới Tây Nguyên, trên cơ sở sử dụng khái niệm hệ
sinh thái nhân văn, hệ sinh thái - xã hội đưa ra các biện pháp quản
lý, sử dụng hợp lý tài nguyên, đề xuất mô hình quản lý tài nguyên
dựa vào cộng đồng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học hướng tới
phát triển bền vững (Phạm Hoài Nam, 2015).
Các nghiên cứu về xu hướng phát triển miền núi phía Bắc, ứng
dụng lý thuyết sinh thái nhân văn đã được tiến hành dựa vào sự hiểu
biết về những tác động qua lại giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông
nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam, định hướng xu thế phát triển của
vùng (Lê Trọng Cúc và cs., 2001). Nghiên cứu này đã xem xét các
cộng đồng, dựa theo 5 yếu tố cơ bản của sự phát triển theo đường
xoắn ở vùng núi này (áp lực dân số, sự suy giảm môi trường, nghèo
đói, sự hội nhập của các cộng đồng địa phương vào hệ thống lớn hơn,
sự phân hóa về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội). Nói chung mức độ
tăng trưởng dân số ở vùng núi phía Bắc là cao hơn đáng kể so với ở
vùng đồng bằng và có sự biến động dân số hoàn toàn khác nhau giữa
các cộng đồng. Tăng trưởng dân số làm tăng mạnh áp lực lên việc sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đã cạn kiệt của địa phương,
cũng như làm tăng nhanh mức độ suy thoái môi trường. Sự gia tăng
dân số, cùng với nạn phá rừng và suy thoái môi trường, đã tạo ra một
cuộc khủng hoảng thực sự trong nông nghiệp miền núi. Hệ thống miền
núi gặp khó khăn trong sự phát triển bền vững (Đào Thế Tuấn, 1998).
Mối quan hệ giữa sự phát triển, đói nghèo và gia tăng dân số đối
với sự suy thoái môi trường hiển nhiên là mối quan hệ phức tạp và là
động lực gây ra sự suy thoái. Cần phải xem xét đến những kinh nghiệm
lịch sử của từng cộng đồng trong việc đánh giá vai trò của những biến
số này đối với sự thay đổi môi trường (Jamieson và cs., 2001; Donovan
11
và cs., 1997). Cơ sở hạ tầng và thông tin đã được cải thiện nhiều trong
thời gian qua. Trình độ học vấn và sự nghèo đói cũng từng bước được
cải thiện ở vùng miền núi, nhưng vẫn còn hạn chế. Diện tích đất canh
tác bị thu hẹp, xói mòn và rửa trôi trên các nương rẫy, ít diện tích lúa
cũng như việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế là những
khó khăn cho phát triển bền vững hệ sinh thái nông nghiệp vùng miền
núi (Lê Trọng Cúc, 1999, 2002). Các yếu tố xã hội, như thể chế, chính
sách, ảnh hưởng rõ nét đến tài nguyên đất thông qua việc quản lý, sử
dụng loại tài nguyên này. Quan hệ phức tạp giữa các tổ chức xã hội và
quản