Sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng

Sở hữu chéo là quan hệ diễn ra ngày càng phổ biến giữa các doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế, đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Sở hữu chéo đã và đang đe dọa đến tính minh bạch, an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính nói chung. Hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đã hoàn thành bước đầu lộ trình cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt. Mục tiêu đến năm 2020, chỉ giữ lại 15 - 17 NHTM cổ phần thật sự vững mạnh, đủ năng lực cạnh tranh với các NHTM trong khu vực. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau: (1) làm rõ những vấn đề lý luận về sở hữu chéo; (2) phân tích, đánh giá thực trạng sở hữu chéo hiện nay trong các tổ chức tín dụng; (3) kiến nghị một số giải pháp khắc phục tình trạng sở hữu chéo.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 116 - tháng 6/2017 SÔû HÖÕU CHEÙO TRONG CAÙC TOÅ CHÖÙC TÍN dUÏNG LÊ THị THùy NGOaN* *Kiểm toán nhà nước Khu vực IX Sở hữu chéo là quan hệ diễn ra ngày càng phổ biến giữa các doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế, đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Sở hữu chéo đã và đang đe dọa đến tính minh bạch, an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính nói chung. Hiện tại, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đã hoàn thành bước đầu lộ trình cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt. Mục tiêu đến năm 2020, chỉ giữ lại 15 - 17 NHTM cổ phần thật sự vững mạnh, đủ năng lực cạnh tranh với các NHTM trong khu vực. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau: (1) làm rõ những vấn đề lý luận về sở hữu chéo; (2) phân tích, đánh giá thực trạng sở hữu chéo hiện nay trong các tổ chức tín dụng; (3) kiến nghị một số giải pháp khắc phục tình trạng sở hữu chéo. Từ khóa: Sở hữu chéo trong hoạt động tín dụng. Cross ownership of credit institutions Cross ownership is a growing relationship between businesses in the economy, especially in the banking industry. Cross-ownership has been threatening the transparency and safety of the banking system in particular, the financial system in general. Currently, most commercial banks have completed the initial restructuring plan in accordance with the approved plan. With aim to 2020, only 15-17 commercial joint stock banks are retained and have capable of competing with commercial banks in the region. This article focuses on the main contents: (1) clarify theorical issues on cross ownership; (2) analysis and evaluate the current cross ownership status in credit institutions; (3) offer some solutions to handle the cross ownership problem. keywords: Cross ownership in credit activities. 18 Minh baïch hoùa hoaït ñoäng taøi chính tín duïng - nôï xaáu vaø sôû höõu cheùo NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 116 - tháng 6/2017 1. khái niệm sở hữu chéo và các hình thức sở hữu chéo, lợi ích và rủi ro của sở hữu chéo 1.1. Sở hữu chéo Sở hữu chéo (cross ownership) là mối quan hệ phức tạp và có nhiều dạng thức, được hiểu là mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Động lực cho sở hữu chéo thường là để tăng cường mối quan hệ kinh doanh và quan hệ giữa các bên liên quan, và để kiểm soát mức độ cạnh tranh tồn tại trong thị trường. Sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam xuất phát từ việc NHTM Nhà nước nắm giữ một phần vốn tại các NHTM cổ phần nhằm hỗ trợ các NHTM cổ phần. Vì thế, các mối quan hệ sở hữu chéo được hình thành chằng chịt giữa các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM nước ngoài, các quỹ tài chính, doanh nghiệp nhà nước, và doanh nghiệp tư nhân. Sở hữu chéo tại Việt Nam thời gian qua đã bị một số cá nhân tổ chức lạm dụng để các cổ đông chi phối và cấp vốn theo mục đích riêng, làm cho đồng vốn chạy lòng vòng, gây tình trạng đội vốn ảo hàng nghìn tỷ đồng. Đồng thời cũng làm gia tăng xung đột lợi ích, thiếu minh bạch trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, bởi do không biết được trong số vốn của các cổ đông, bao nhiều phần trăm là vốn ảo. 1.2. Các hình thức sở hữu chéo Theo cách phân nhóm của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, hiện có 06 nhóm sở hữu chéo khác nhau: (1) Sở hữu của ngân hàng trong nước và nước ngoài tại ngân hàng liên doanh; (2) Cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước; (3) Cổ đông tại các ngân hàng là các công ty quản lý quỹ; (4) Sở hữu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước tại các NHTM cổ phần; (5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần; (6) Sở hữu Ngân hàng cổ phần bởi Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và tư nhân. Sở hữu chéo làm tăng vốn ảo trong hệ thống ngân hàng, giảm tính minh bạch, khiến hoạt động quản trị của ngân hàng bị bóp méo. Về lâu dài, tình trạng thiếu sự giám sát, quản lý từ nhiều bên, đặc biệt là các cổ đông ngoài nhóm cổ đông sở hữu chéo và ban kiểm soát nội bộ sẽ làm xói mòn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 116 - tháng 6/2017 ở tầm vĩ mô, sở hữu chéo làm giảm tính minh bạch và sức cạnh tranh của cả nền kinh tế, tạo ra sự e ngại, tác động không tốt tới việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có sở hữu chéo. 1.3. Lợi ích và rủi ro của sở hữu chéo a. Lợi ích của sở hữu chéo Thứ nhất, tạo ra và duy trì nguồn tài trợ tài chính ổn định cho các DN, đồng thời các DN đó đóng vai trò như một khách hàng ổn định và tiềm năng của Ngân hàng; Thứ hai, giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, qua đó tăng cường giám sát của ngân hàng và giảm bớt chi phí giao dịch; Thứ ba, tạo ra nguồn lực dùng chung như nguồn vốn, khách hàng và quản trị, nhờ đó giúp làm tăng tính kinh tế theo quy mô và phạm vi cho đối tác trong liên kết sở hữu. Các đối tác này có thể chia sẻ những lợi ích hoặc lợi thế chung nhằm giảm chi phí trung bình và duy trì sức cạnh tranh của khối; Thứ tư, giúp vô hiệu hóa một số quy định của Chính phủ. Ví dụ, các quy định về giám sát ngân hàng. Bên cạnh những lợi ích mang lại từ việc sở hữu chéo thì trong một số trường hợp sở hữu chéo mang lại những rủi ro và phí tổn cho các thực thể từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của nền kinh tế. b. Rủi ro do sở hữu chéo mang lại Thứ nhất, sở hữu chéo có thể giúp tăng cường khả năng giám sát nhưng bản thân nó cũng có thể được tạo ra để bỏ qua vai trò giám sát này. Các giao dịch nội bộ thường không được đánh giá một cách cẩn trọng và thường những ràng buộc bị bỏ qua và xem nhẹ. Thứ hai, phát sinh các giao dịch bất hợp lý, các giao dịch có tính chất phi thị trường, không dựa trên quan hệ giá cả. Các nguồn lực được chuyển giao nội bộ không theo tính thị trường làm tổn thất cho các chủ thể khác. Thứ ba, tạo lá chắn phòng thủ từ bên ngoài và những lợi ích cục bộ của nhóm sở hữu làm giảm mức độ minh bạch thông tin, làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế, không tạo động lực cho sự đổi mới và sáng tạo trong chiến lược kinh doanh. Thứ tư, làm ảnh hưởng đến môi trường quản trị doanh nghiệp và tạo ra các rủi ro đặc thù trong hệ thống, làm biến dạng giá trị doanh nghiệp dẫn đến các quyết định đầu tư, định giá M&a không đúng. c. Nguyên nhân dẫn đến sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng - Điều kiện nâng vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng nông thôn chuyển sang ngân hàng thành thị. - áp lực tăng trưởng tín dụng cao. - Sự thiếu tin tưởng giữa cổ đông sở hữu và người điều hành doanh nghiệp dẫn đến sự tham gia sở hữu (ngầm) qua sở hữu chéo. - Sự bất cân xứng thông tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh các nguyên nhân này, sự phát triển nhanh của một số thị trường thu hút các nhà đầu cơ như thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản cũng khiến động lực tham gia vào các mối quan hệ sở hữu nhằm vượt các giới hạn về đầu tư tăng lên. 2. Thực trạng sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng 2.1. Sở hữu chéo trong các ngân hàng thương mại nhà nước Ngoại trừ Ngân hàng agribank, các ngân hàng thương mại nhà nước còn lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ Nhà nước nắm giữ từ 60% đến 96% (như: 60,3% Ngân hàng Vietinbank; 77,1% Ngân hàng Vietcombank và 95,8% Ngân hàng BIDV). Trên thực tế, nhóm các ngân hàng lớn như VietinBank, Vietcombank, BIDV, agribank đều đang sở hữu các TCTD khác. Chẳng hạn, là Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên cổ phần hóa, Vietcombank đang có tỉ lệ vốn góp tại Ngân hàng Eximbank là 8,19%; tại Saigonbank 4,3%; tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) là 9,59%; tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là 5,07% và 10,91% vốn tại Công ty Tài chính Cổ phần Ximăng (CFC). VCB vẫn giữ vị trí là một cổ đông lớn và do vậy có quyền chi phối trực tiếp công tác quản trị và hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng này. 2.2. Sở hữu chéo giữa doanh nghiệp nhà nước với ngân hàng thương mại 20 Minh baïch hoùa hoaït ñoäng taøi chính tín duïng - nôï xaáu vaø sôû höõu cheùo NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 116 - tháng 6/2017 Hầu hết các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước lớn đều sở hữu ngân hàng. Chẳng hạn như, Ngân hàng MB được sở hữu bởi các cổ đông nhà nước là Tập đoàn Viễn thông Quân đội với tỷ lệ sở hữu 10%, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn 5,7% và Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam 7,2%; Tập đoàn Dệt May sở hữu 13,2% ngân hàng Nam Việt; Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối 52% ở ngân hàng Bảo Việt; Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam nắm giữ 40% cổ phần của ngân hàng xăng dầu... Qua đây cho thấy, sự liên kết giữa các DNNN với NHTM NN thông qua sở hữu chung của Nhà nước, nhờ vậy mà các DNNN dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng. 2.3. Sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau và với các doanh nghiệp Ngân hàng Techcombank được sở hữu bởi tập đoàn Masan 7,2%, Eurowindow 19,7% và Ngân hàng HSBC 19,6%; 02 ngân hàng Nam Việt và Phương Tây cũng có cùng chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Năng lượng Sài Gòn Bình Định; Tập đoàn Tín Nghĩa (tỷ lệ sở hữu 14,4%) và Công ty Xổ số & kiến thiết Đồng Nai (tỷ lệ 5,8%) cùng sở hữu Ngân hàng Đại á. So với cấu trúc sở hữu của các NHTMCP phức tạp hơn vì vậy khó nhận biết chủ sở hữu cùng nhau. Trong khối NHTMCP, cấu trúc sở hữu của Ngân hàng Eximbank, Sacombank và aCB là có độ phức tạp hàng đầu. Ngân hàng Eximbank thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim sở hữu 5,2% Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB). Tương tự Ngân hàng Phương Nam thông qua các công ty liên quan là Công ty chứng khoán Phương Nam và Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam để sở hữu STB; aCB sở hữu 5% Sacombank thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn á Châu. Ngoài ra, aCB còn sở hữu 20% Eximbank và nhiều ngân hàng TMCP khác như Việt Nam Thương Tín (10%), Đại á (10,8%), Kiên Long (6,1%) thông qua công ty Chứng khoán Ngân hàng á Châu (aCBS). 2.4. Ảnh hưởng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam Với lộ trình tái cơ cấu giai đoạn II kéo dài từ 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống ngân hàng bên cạnh việc tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị ngân hàng thì việc sở hữu chéo kỳ vọng sẽ được xử lý quyết liệt hơn trong năm 2017. Thông tư số 36 quy định, một NHTM chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá hai TCTD khác (trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó), đồng thời lượng cổ phần được nắm giữ tối đa này phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó (trừ trường hợp TCTD là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước - NHNN). Theo lộ trình, các NHTM đang sở hữu cổ phần tại hơn hai tổ chức tín dụng khác hoặc nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của các TCTD đó phải tính đến việc thoái vốn trong vòng một năm. Đánh giá về tình trạng sở hữu chéo, cần phải nhìn nhận sở hữu chéo dưới hai góc độ khác nhau. ở mặt tích cực, sở hữu chéo có thể góp phần cải thiện năng lực về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, thúc đẩy quản trị kinh doanh tốt hơn, mở rộng quy mô thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ để phục vụ lợi ích nhóm hay để xử lý những điểm “mù” trong hoạt động kinh doanh thì điều đó sẽ mang lại những 21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 116 - tháng 6/2017 hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế. Bởi vì Thông tư của NHNN yêu cầu giảm tỉ lệ sở hữu của NHTM xuống 5% là điều hợp lý để quyền lực được trải đều. Vì trong hoạt động ngân hàng, một cổ đông có lượng cổ phiếu khoảng 5% đã là rất lớn và với tỉ lệ này thì chỉ cần khoảng 10 cổ đông hợp tác với nhau là có thể có tỉ lệ khống chế cả ngân hàng. Tình trạng sở hữu chéo làm sai lệch các hệ số an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng và tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tín dụng vì lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm có quan hệ sở hữu chéo. Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ nắm giữ giữa các tổ chức, vai trò của các cổ đông và công tác giám sát vai trò này là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, đồng thời cũng mang tính biến động cao, kết hợp với nguồn thông tin hạn chế. Trước hết, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và các Tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các NHTM. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTMCP. Nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng a có thể vay tiền ngân hàng B thông qua một công ty đầu tư tài chính của mình để góp vốn vào ngân hàng a và ngược lại hoặc là ngân hàng a đầu tư vào ngân hàng B, ngân hàng B đầu tư vào ngân hàng C và ngân hàng C lại quay lại đầu tư vào ngân hàng a. Chính điều này đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp thật vào hệ thống nhưng thực chất lại là vốn vay lẫn nhau giữa các ngân hàng. Trong 4 năm qua, hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, quy mô của dòng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng, các ngân hàng được phép huy động thêm tiền gửi trong dân cư và hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động mới này lại có thể được dùng để tài trợ cho những dự án sân sau của chính các cổ đông lớn của ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có như hệ số an toàn (Car), hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản. Trong khi đó, vốn tự có của các ngân hàng không thực chất là có quy mô như vậy mà bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng liên tục nóng khiến hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên và hệ số an toàn vốn Car giảm, đồng thời tấm đệm để phòng ngừa rủi ro là vốn tự có lại mỏng và bị gây nhiễu bởi sở hữu chéo. Tất cả những điều đó càng làm trầm trọng hơn những khó khăn của hệ thống. Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Sở hữu chéo có thể làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát. Đối với các doanh nghiệp (hay ngân hàng) là cổ đông lớn của ngân hàng, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực (một cách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược) để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp hay ngân hàng của mình. Các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, ngân hàng a giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng a có sở hữu) cho vay để đảo nợ. Đây cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. 3. Một số khuyến nghị khắc phục tình trạng sở hữu chéo (1) Tách bạch sở hữu với giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống ngân hàng và công khai minh bạch thông tin NHNN cần độc lập trong việc giám sát hoạt động của các NHTM, trước hết cần tách bạch 22 Minh baïch hoùa hoaït ñoäng taøi chính tín duïng - nôï xaáu vaø sôû höõu cheùo NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 116 - tháng 6/2017 giữa vai trò đại diện sở hữu với vai trò quản lý và giám sát của NHNN đối với các NHTMNN. Đối với NHTMNN đã cổ phần hóa, các quyết định của cơ quan đại diện sở hữu cần phải được thực hiện thông qua đại hội cổ đông với quyền bỏ phiếu tương ứng tỷ lệ sở hữu. Các thông tin tài chính và quản trị của các ngân hàng cần phải được công khai và minh bạch. Nâng cao vai trò và trình độ, quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra, giám sát ngân hàng, đảm bảo sự ổn định, an toàn và bền vững của cả hệ thống ngân hàng, đánh giá sát thực hiện trạng tài chính cũng như thực trạng cổ đông NH để làm rõ việc sở hữu chéo NH. Trong đó, phương pháp thanh tra, giám sát cần chuyển từ thanh tra, giám sát tuân thủ là chủ yếu sang thanh tra, giám sát theo mô hình quốc tế (CaMELS) để có thể giám sát từ vốn, thanh khoản, chất lượng tài sản có, quản trị, lợi nhuận, mức độ rủi ro Bên cạnh đó, NHNN nên sớm ban hành các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo để hệ thống NH hoạt động minh bạch, lành mạnh hơn. Thúc đẩy việc công khai, minh bạch thông tin và phát triển công nghệ trong hệ thống ngân hàng. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo hướng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, tiến tới sớm áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro Basel III. Xem xét tăng “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào các NH Việt Nam. Với tiềm lực tài chính tăng thêm, năng lực cạnh tranh của các NH cũng vì thế sẽ tăng lên đáng kể. Và quan trọng hơn cả, sự tham gia của một NH nước ngoài vào một NH Việt Nam với tỷ lệ sở hữu thích hợp có thể làm giảm sở hữu chéo cũng như đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển bao gồm cả việc xử lý nợ xấu của NH trong nước. (2) Đảm bảo tuân thủ triệt để các quy định, mở rộng quyền giám sát của các cổ đông sở hữu ngân hàng và nâng cao hiệu lực chế tài Cần phải có những quy định rõ ràng để ngăn ngừa việc thao túng, sử dụng tài sản của ngân hàng cho một nhóm công ty liên quan, có như vậy hệ thống ngân hàng mới lành mạnh, an toàn và bền vững hơn. (2.1) Khống chế tỷ lệ sở hữu chéo: Cổ đông cá nhân không quá 5% vốn điều lệ của TCTD, cổ đông tổ chức không quá 15%. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa NH và các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều khoảng trống cần được xem xét. Một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tín dụng tại NH thông qua các công ty con của mình. Những quan hệ sở hữu gián tiếp này cần phải được tính đến. (2.2) Tăng vốn điều lệ: Các ngân hàng có thể cải thiện vốn điều lệ thông qua hai con đường: đầu tư góp thêm vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu và thực hiện mua bán, sáp nhập (M&a). Trong khi việc tăng vốn thông qua kêu gọi thêm vốn từ nhà đầu tư khó khăn, M&a như là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm sở hữu chéo hoặc đáp ứng trần sở hữu 5%. Nếu như giữa hai TCTD đang có quan hệ sở hữu lẫn nhau, việc M&a giữa hai tổ chức sẽ xóa bỏ hiện tượng sở hữu chéo và qua M&a, vốn điều lệ tăng lên cũng góp phần đẩy tỷ lệ sở hữu của cá nhân, TCTD khác đối với TCTD sau M&a giảm xuống. (2.3) NHNN cần phải ra thời hạn rõ ràng, quyết liệt trong việc yêu cầu các ngân hàng thoái vốn tại những ngân hàng khác, doanh nghiệp theo quy định. Các ngân hàng thương mại phải khai báo một cách trung thực, chính xác việc họ sở hữu cổ phần của các ngân hàng khác, hay các doanh nghiệp là bao nhiêu, nếu khai gian phải có chế tài xử lý. 23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 116 - tháng 6/2017 Với giải pháp này, NHNN sẽ hạn chế được sở hữu chéo, minh bạch hóa cơ cấu cổ đông, đảm bảo các cổ đông lớn tại tổ chức tín dụng có đủ năng lực tài chính, tránh trường hợp nguồn vốn góp là vốn “ảo” do chủ yếu từ nguồn vốn vay tại tổ chức tín dụng, giúp cho hệ thống hoạt động lành mạnh, an toàn và thực chất. (2.4) Cần luật hóa các hình thức đầu tư lòng vòng, tăng vốn ảo cho các tổ chức tín dụng, lừa dối cơ quan chức năng. Đồng thời, chú trọng việc nâng cao trình độ cho cán bộ làm thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, tr