Việc tổ chức, cá nhân tham gia sở hữu chéo vốn cổ phần tại nhiều ngân hàng cũng có mặt
tích cực là có thêm nhiều kinh nghiệm để điều hành kinh doanh, phân tán rủi ro vốn sở hữu. Mặt
khác, sở hửu chéo vốn cổ phần cũng đang là nguyên nhân của một số rủi ro ngân hàng ảnh hưởng
tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đối với quá trình tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay, sở hửu chéo vốn cổ phần là một trong những
vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu, mà công tác giải quyết nợ xấu, cũng như tăng cường minh
bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sự chồng
chéo, thiếu minh bạch trong việc sở hữu vốn cổ phần trong các ngân hàng không đúng năng lực tài
chính thực sự của tổ chức, cá nhân tham gia làm phát sinh nhiều hệ lụy như việc họ lợi dụng uy tín
ông chủ để trục lợi cho tổ chức, cá nhân mình. Tư duy kinh doanh không phải vì thích sở hữu ngân
hàng mà ẩn đằng sau nó là việc sử dung vốn huy động giá rẻ từ ngân hàng để cung cấp vốn cho các
công ty sân sau nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế lớn hơn; Riêng bản thân các ngân hàng thương mại
cổ phần (NHTMCP) này tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn bắt đầu từ đây điều này đặt ra bài toán cho
các nhà nghiên cứu, nhà quản trị ngân hàng phải tìm lời giải đáp để hóa giải sự tồn tại bất cập này.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu chéo vốn cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
SỞ HỮU CHÉO VỐN CỔ PHẦN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Hoàng Thị Thanh Hằng*
TÓM TẮT
Việc tổ chức, cá nhân tham gia sở hữu chéo vốn cổ phần tại nhiều ngân hàng cũng có mặt
tích cực là có thêm nhiều kinh nghiệm để điều hành kinh doanh, phân tán rủi ro vốn sở hữu. Mặt
khác, sở hửu chéo vốn cổ phần cũng đang là nguyên nhân của một số rủi ro ngân hàng ảnh hưởng
tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đối với quá trình tái cơ cấu các
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay, sở hửu chéo vốn cổ phần là một trong những
vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu, mà công tác giải quyết nợ xấu, cũng như tăng cường minh
bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sự chồng
chéo, thiếu minh bạch trong việc sở hữu vốn cổ phần trong các ngân hàng không đúng năng lực tài
chính thực sự của tổ chức, cá nhân tham gia làm phát sinh nhiều hệ lụy như việc họ lợi dụng uy tín
ông chủ để trục lợi cho tổ chức, cá nhân mình. Tư duy kinh doanh không phải vì thích sở hữu ngân
hàng mà ẩn đằng sau nó là việc sử dung vốn huy động giá rẻ từ ngân hàng để cung cấp vốn cho các
công ty sân sau nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế lớn hơn; Riêng bản thân các ngân hàng thương mại
cổ phần (NHTMCP) này tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn bắt đầu từ đây điều này đặt ra bài toán cho
các nhà nghiên cứu, nhà quản trị ngân hàng phải tìm lời giải đáp để hóa giải sự tồn tại bất cập này.
Từ khóa: sở hữu chéo, vốn cổ phần
CROSS-OWNERSHIP OF EQUITY CAPITAL OF VIETNAMESE
COMMERCIAL BANKS IN RECENT YEARS
ABSTRACT
In Vietnamese banking system, the organizations and individuals involved in cross-ownership
of equity capital, which have positive side effects of more experiences for business executives, as
well as risk dispersion of equity capital. On the other hand, cross-ownership of equity capital is
also the cause of a number of banking risks that can negatively affect the safety and soundness of
banking system. Nowadays, for the restructuring commercial banking system in Vietnam, cross-
ownership of equity capital is one of the issues, which need to pay first attention to treatment in,
associated with settlement for bad debt as well as strengthening, transparency in banking system
is essential. However, negative side effects of cross-ownership of equity capital are the overlap,
lack of transparency, improperly financial capacity of organizations, and individuals involved
that raises many consequences as they take advantage of owner’s reputation for their profits and
for organization. Business thinking is not as interested in owning bank, behind using of cheap
deposits from banks finance capital for “backyard” companies to get greater economic benefits;
specially, these commercial banks have greater implicit risks beginning here ... that poses problems
for researchers, bank administrators must find an answer to the existence of these shortcomings.
Keywords: cross-ownership, equity
* TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM
37
Sở hữu chéo . . .
1. Đặt vấn đề
Vốn cổ phần lớn, thể hiện năng lực tài
chính mạnh của một NHTMCP. Năng lực
tài chính của NHTMCP sẽ quyết định quy
mô hoạt động, mạng lưới và chiến lược kinh
doanh cũng như vai trò quản trị hệ thống ngân
hàng. Sở hữu chéo vốn cổ phần trong hoạt
động ngân hàng, được hiểu là một tổ chức,
cá nhân đang có vốn sở hữu tại một số ngân
hàng khác nhau, có thể đang cùng một lúc
điều hành, quản trị hoặc cử người tham gia tại
nhiều ngân hàng.
Trong thực tiễn Việt Nam, trước khi có hệ
thống ngân hàng cổ phần, Chính phủ đã chủ
trương phải có đại diện của mình trong mỗi
ngân hàng và các ngân hàng thương mại quốc
doanh lớn đã được lựa chọn để góp vốn với
tư cách cổ đông nhà nước. Sự hiện diện của
những ngân hàng quốc doanh mà nay gọi là
ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN)
nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vượt
ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng như
những yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng
cổ phần mới được thành lập. Trong bối cảnh
bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài
ra, xét từ góc độ nghiệp vụ, các NHTMNN
lớn đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản
trị thậm chí chia sẻ cả nguồn nhân lực với tất
cả các NHTMCP mà họ tham gia góp vốn.
Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển
của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng
của các hình thức sở hữu chéo cũng có nhiều
biến đổi. Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ
nắm giữ giữa các tổ chức, cá nhân, vai trò của
các cổ đông và công tác giám sát vai trò này
là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan
hệ chồng chéo mang tính lịch sử, đồng thời
cũng mang tính biến động cao, kết hợp với
nguồn thông tin hạn chế. Trước hết, rất nhiều
công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế
Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không
thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu
tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư
chiến lược trong các NHTM. Bên cạnh đó, hệ
thống ngân hàng còn tồn tại những quan hệ
ràng buộc phức tạp về mặt sở hữu khi mà các
ngân hàng có những công ty con, công ty liên
kết và những công ty này cũng nắm giữ cổ
phiếu ngân hàng đang tạo ra những hệ lụy tác
động trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh
của hệ thống.
2. Thực trạng các hình thức sở hữu
chéo hiện nay
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy
ban Kinh tế của Quốc Hội công bố, vấn đề sở
hữu chéo giữa các TCTD ở Việt Nam ngày
càng trở nên nghiêm trọng. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân
vốn dựa trên quan hệ thay vì hiệu quả sử dụng.
Theo báo cáo này, sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam có thể chia thành sáu
nhóm: Thứ nhất, sở hữu của các NHTMNN
và NHTM nước ngoài tại các NH liên doanh;
Thứ hai, cổ đông chiến lược nước ngoài tại
các NHTM - cả nhà nước lẫn cổ phần; Thứ ba,
cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý
quỹ; Thứ tư, sở hữu của các NHTMNN tại các
NHTMCP; Thứ năm, sở hữu lẫn nhau giữa
các NHTMCP; Thứ sáu, sở hữu NHTMCP
bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và
tư nhân. Nhận định và đánh giá trong các mối
quan hệ trên, ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên
có tính tích cực vì các mối quan hệ này chủ
yếu hướng đến việc tăng cường thúc đẩy hoạt
động thương mại giữa Việt Nam và quốc tế,
nâng cao năng lực quản trị và thúc đẩy việc sử
dụng vốn một cách có hiệu quả.
Mối bận tâm của các nhà quản lý, nhà
nghiên cứu là mối quan hệ ở ba nhóm sau.
38
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Khi các NHTMNN là cổ đông lớn của các
NHTMCP, các NHTMNN có thể ảnh hưởng
đến các ngân hàng thuộc nhóm sau trong việc
cung cấp vốn cho các DNNN. Với trường
hợp các NHTM có cổ đông lớn là các doanh
nghiệp, rất có thể các NHTM này trở thành
sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài
trợ cho các dự án của doanh nghiệp cổ đông.
Mặc dù theo quy định, các ngân hàng không
được cho các cổ đông của mình vay vốn
nhưng các ngân hàng có thể lách quy định
bằng cách cho các công ty con của các doanh
nghiệp vay vốn. Tương tự, việc sở hữu chéo
giữa các ngân hàng cũng tạo điều kiện để
cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này
có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng
có quan hệ sở hữu chéo khác. Như vậy, ba
trường hợp sở hữu này đều có nguy cơ dẫn
đến việc các NHTM sẽ tiến hành thẩm định
vốn vay thiếu cẩn trọng. Nếu điều này xảy
ra, đây có thể coi là một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu trong hệ
thống ngân hàng tăng cao. Bởi vì, chúng ta
cũng thấy rằng:
- Sở hữu của các NHTMNN tại các
NHTMCP: Do ảnh hưởng trong giai đoạn
khủng hoảng 1997-1998, một số NHTMCP
đã bộc lộ một số yếu kém về kinh doanh và
năng lực tài chính, khả năng thanh khoản nên
sự hiện diện của NHTMNN tại các NHTMCP
theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước đã xuất hiện để góp phần ổn định hệ
thống ngân hàng. Hiện có 8 NHTM cổ phần
có quan hệ cổ phần với bốn NHTMNN. Ví dụ
như là Vietcombank hiện đang sở hữu 11%
tại Ngân hàng Quân đội, 8,2% tại Eximbank,
4,7% tại Ngân hàng Phương Đông, 5,3%
tại Ngân hàng Sài Gòn. Trường hợp khác,
Agribank hiện đang sở hữu 15% tại Maritime
Bank (cổ phần gián tiếp thông qua Agriseco),
11% tại Saigonbank. Còn VietinBank cũng sở
hữu 11% cổ phần tại Saigonbank.
- Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP:
Đây là một hình thức sở hữu khá phổ biến
hiện nay ở Việt Nam, đang có 6 NHTMCP có
cổ đông là một NHTMCP khác. Chẳng hạn,
như Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần
tại Sacombank, 8,5% cổ phần tại Ngân hàng
Việt Á; ACB đang sở hữu 20% cổ phần tại
Eximbank, 10,8% ở ngân hàng Đại Á, 10%
ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín; 6,1% ở
ngân hàng Kiên Long (thông qua Công ty
Chứng khoán ACBS).
- Sở hữu NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước và tư nhân: Rất nhiều tập
đoàn và tổng công ty nhà nước tham gia góp
vốn hình thành các TCTD. Hầu hết các tập
đoàn nhà nước đều có các công ty tài chính.
Mối quan hệ giữa NHTMCP với các tập đoàn
tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Vì có
nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất
nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên
gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các doing
nghiệp khác.
Trong đó, đặc biệt nổi bật là việc sở hữu
NHTMCP bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước và tư nhân hiện nay như: Tập đoàn Bảo
Việt sở hữu 52% cổ phần của NHTMCP Bảo
Việt; Viettel sở hữu 10%, Tổng công ty Trực
thăng Việt Nam sở hữu 7,2% , Tổng công ty
Tân cảng Sài Gòn sở hữu 5,7% cổ phần của
ngân hàng Quân Đội; EVN sở hữu 25,4% cổ
phần của ABBank; Tập đoàn Than Khoáng
sản Việt Nam, Tập đoàn cao su Việt Nam
đều sở hữu 9,3% cổ phần của SHB; Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam sở hữu 20% cổ
phần của Oceanbank; Agribank sở hữu 15%
Maritime bank, 10,2% của ngân hàng Phát
triển Mê Kông, 8,9% của ngân hàng Quân đội.
VNPT sở hữu 12,5% Maritime bank, 6,1% cổ
39
Sở hữu chéo . . .
phần của Oceanbank, 6% cổ phần của ngân
hàng Bưu điện Liên Việt và Vinalines sở hữu
5,3% cổ phần của Maritime bank. Mặc dù các
Tập đoàn, Tổng công ty nắm giữ số lượng cổ
phần tương đối lớn tại các NHTMCP nhưng
lại trực tiếp không tham gia quản trị điều hành
trong khi vai trò quản trị điều hành và thâu
tóm lại thuộc về nhóm lợi ích hoặc một vài cá
nhân đại diện thao túng.
Như chúng ta biết, sự biến tướng sở hữu
chéo vốn cổ phần trong các NHTMCP có liên
quan đã đưa đến nhiều mối quan hệ mà cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân
hàng cần phải quan tâm giải quyết, nhằm làm
minh bạch năng lực tài chính của những tổ
chức, cá nhân có nhiều sở hữu vốn cổ phần tại
một số ngân hàng, tránh bị rơi vào tình trạng
để họ lũng đoạn, gây nên những biến động
ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng hiện
nay. Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa
tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng,
khiến cho việc quản lý trở nên phức tạp. Nếu
không được kiểm soát đúng mức, rủi ro hệ
thống không phải là không có. Một trong
những ưu tiên của tiến trình tái cơ cấu nền
kinh tế đó chính là tái cấu trúc lại hệ thống
ngân hàng thương mại. Trong đó giải quyết
nợ xấu và sâu xa hơn là giải quyết tình trạng
sở hữu chéo là vấn đề được nhiều người quan
tâm thời điểm này.
Theo quy định, một cổ đông cá nhân
không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của
một tổ chức tín dụng, một cổ đông là tổ
chức không được sở hữu quá 15% vốn điều
lệ của một tổ chức tín dụng... nhằm hạn chế
sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Song,
khi sở hữu chéo thì quy định này sẽ bị vô
hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một
doanh nghiệp, hay NHTM, có tỷ lệ cổ phần
lớn trong các NHTM khác có thể gây áp lực
để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những
dự án của doanh nghiệp hay ngân hàng “sân
sau” của mình, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ là
quy định giới hạn tín dụng bị “vượt rào”, bộ
máy đánh giá, sàng lọc tiêu chí theo hiệu quả
đầu tư của NHTM bị vô hiệu. Các quy định
về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho
vay cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, pháp
luật không cho phép TCTD cho vay đối với
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân
của họ và một số đối tượng khác. Tuy nhiên,
những người này lại có thể vay ở TCTD khác
mà tổ chức của mình là cổ đông lớn. Sở hữu
chéo cũng giúp các ngân hàng có thể lách quy
định về việc không được cho các cổ đông của
mình vay vốn bằng cách cho các công ty con
của các doanh nghiệp vay vốn. Và một thực
tế, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thương
mại rất dễ biến thành kênh huy động vốn cho
Tập đoàn, các công ty con là “mạng nhện”
liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh
doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong
việc cho vay, trong thẩm định và cấp phát vốn
vay và làm gia tăng rủi ro tín dụng, phát sinh
tiềm ẩn nợ xấu ngân hàng. Rủi ro thị trường
tài chính ngân hàng mang tính hệ thống, dù
rủi ro ấy ban đầu chỉ xuất phát từ một vài tổ
chức riêng lẻ. Vì đó là quan hệ giữa dòng tiền
với nền sản xuất kinh tế thực. Rủi ro này khi
vỡ, từ quan hệ “lằng nhằng” do sở hữu chéo
giữa các ngân hàng, thì không chỉ lan tỏa đối
với hệ thống sản xuất kinh doanh ngoài ngân
hàng mà ngay cả trong ngân hàng.
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy
ban kinh tế Quốc hội thì hiện nay, gần 40
doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân sở hữu
trên 5% tại các NHTMCP và các doanh nghiệp
này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính.
Vì vậy, mối quan hệ giữa NHTMCP với các
tập đoàn cổ phần tư nhân ngày càng phức tạp.
40
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất
nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia
đình vốn đang là lãnh đạo ở các doanh nghiệp
khác. Các ngân hàng có thể nắm cổ phần của
nhau thông qua những công ty chứng khoán
hoặc quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư tài chính.
Có chuyên gia kinh tế cho rằng “Một thực
tế là công ty đầu tư tài chính tại Việt Nam
lại là một doanh nghiệp bình thường, không
bị điều tiết bởi quy định đặc biệt nào, không
phải công bố thông tin trong khi họ hoạt động
không khác gì một quỹ đầu tư hay công ty
chứng khoán. Ví dụ mới đây nhất của hình
thức này là cách tạo tiền cấp số nhân của ông
Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) để sở hữu cổ
phần tại nhiều ngân hàng vừa được cơ quan
điều tra phanh phui. Theo đó, bầu Kiên thành
lập các công ty đầu tư tài chính và sử dụng
những pháp nhân này để vay tiền ngân hàng.
Với phần lớn số tiền này, ông và người thân
trong gia đình gom thêm cổ phần tại một ngân
hàng thứ hai rồi dùng chính số cổ phần trên
thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng đầu
tiên. Cuối cùng, tiền chạy lòng vòng và giá
trị thực ít hơn rất nhiều con số vốn cổ phần ảo
do mối quan hệ sở hữu phức tạp. Hình thức sở
hữu chéo tiếp theo là việc một hoặc nhiều nhà
đầu tư lớn nắm một lúc nhiều ngân hàng, công
ty chứng khoán.
Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng – NHNN, luật Các TCTD năm 2010
không cho phép các TCTD sở hữu cổ phần
lẫn nhau (Khoản 5 Điều 129); không cho
phép các công ty con, công ty liên kết của một
TCTD được góp vốn, mua cổ phần của chính
TCTD đó (Khoản 2 Điều 135). Tuy nhiên do
yếu tố lịch sử, trên thực tế, hiện vẫn còn một
số TCTD góp vốn tại nhiều TCTD khác hoặc
có sở hữu cổ phần lẫn nhau (xảy ra từ trước
khi Luật Các TCTD năm 2010 có hiệu lực)
hoặc có một số trường hợp TCTD thông qua
các công ty con của mình sở hữu cổ phần của
TCTD khác (gọi chung là các TCTD “có liên
quan”).
a. Những lợi ích của sở hữu chéo
- Sở hữu được nhiều ngân hàng, nên dễ
linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng mình, cũng như các công ty con của
mình.
- Quy mô vốn sở hữu, năng lực tài chính
lớn sẽ giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội để
cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Nhìn nhận lại lịch sử của sở hữu chéo,
ông Tomoyuki Kimura – Giám đốc Quốc gia
ADB tại Việt Nam cho rằng: Bản chất sở hữu
chéo không phải là xấu. Sở hữu chéo giữa
ngân hàng lớn với ngân hàng nhỏ là khá phổ
biến ở nhiều quốc gia. Khi có tình huống xấu
xảy ra, ngân hàng lớn có thể giúp ngân hàng
nhỏ bằng việc tăng cường nhân lực, tư vấn
cách quản lý, điều hành Sở hữu chéo trở
thành vấn đề khi nó không được quản lý chặt
chẽ, gây hậu quả xấu.
- Sở hữu chéo, sẽ góp phần mở rộng mạng
lưới ngân hàng đại lý lẫn nhau, tạo nên những
liên minh thanh toán, tài trợ tín dụng trong và
ngoài nước nhanh gọn hiệu quả, hạn chế rủi ro
tập trung tín dụng.
b. Những hệ lụy của sở hữu chéo vốn
cổ phần
- Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động ngân hàng khó kiểm soát được thực chất
chủ sở hữu vốn cổ phần của những ngân hàng
này, khó có thể loại trừ “vốn cổ phần ảo”.
Số liệu hình thức có vốn, nhưng năng lực tài
chính thực chất là bị giới hạn, không đủ mạnh.
- Nhiều NHTMCP bị một số nhóm nhà
đầu tư thao túng, dễ trục lợi, làm giá cổ phiếu
ngân hàng trên thị trường.
41
Sở hữu chéo . . .
- Các chủ sở hữu vốn chéo thường sử dụng
vốn đổ vào “công ty sân sau” để tìm kiếm lợi
nhuận khác, hoặc với mục đích kinh doanh
khác cao hơn, nên việc sử dụng tiền vay phần
lớn không đúng mục đích, có phần hợp thức
hóa chứng từ tiền vay làm cho hoạt động kinh
doanh ngân hàng bị méo mó, khó kiểm soát.
4. Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp
xử lý sở hữu chéo
Một là, bắt buộc các Tập đoàn, Tổng
công ty DNNN phải thoái vốn ra khỏi các
ngân hàng TMCP. Để giải tỏa bớt áp lực sở
hữu chéo trong hệ thống ngân hàng hiện nay,
cơ quan quản lý có thể gây sức ép buộc các
doanh nghiệp phi tài chính phải thoái vốn ra
khỏi ngân hàng nhất là các DNNN. Bên cạnh
đó, quá trình sáp nhập, hợp nhất ngân hàng
yếu với ngân hàng mạnh để nâng cao tính
minh bạch trong quản trị ngân hàng, làm rõ
minh bạch của nguồn vốn cổ phần cũng được
xem là một giải pháp ngăn chặn sở hữu chéo.
Hai là, ngân hàng Nhà nước sẽ cho
tiến hành thanh tra, đánh giá thực trạng
tài chính, sở hữu cổ phần của hơn 38 ngân
hàng để làm rõ vấn đề sở hữu. Theo sau đó,
Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành một số
quy định mới để giải quyết, xử lý những vấn
đề bất cập trong hệ thống ngân hàng. Trong
năm 2013, khi các hệ thống văn bản này có
hiệu lực sẽ góp phần làm cho hệ thống ngân
hàng trở nên minh bạch hơn. Sự minh bạch
về chính sách tiền tệ nói chung và hoạt động
của hệ thống ngân hàng thương mại có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế.
Ba là, tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư
nước ngoài tham gia vào các NHTMCP
trong nước để hạn chế sở hữu chéo trong
các NHTMCP trong nước. Từ quan điểm
của một số nhà đầu tư nước ngoài, nếu một
ngân hàng nước ngoài hay nhà đầu tư nước
ngoài muốn đầu tư vào một ngân hàng TMCP
Việt Nam, vấn đề sở hữu chéo là một quan
ngại lớn, họ chưa biết rõ người sở hữu ngân
hàng là ai và sẽ rất khó cho họ đưa ra quyết
định đầu tư vốn lớn vào một ngân hàng cụ
thể. Sự hợp tác giữa ngân hàng nước ngoài
với NHTMCP Việt Nam thông qua hình thức
góp vốn, cử đại diện tham gia vào HĐQT đã
mang đến ít nhiều thành công cho các trong
nước. Bởi ít nhất, sự tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài vào ngân hàng đã góp phần nâng
cao tính minh bạch của tổ chức, của ngân
hàng. Đại diện ANZ cho rằng việc nâng tỷ lệ
sở hữu của người nước ngoài liên quan đến
từng trường hợp cụ thể, những tính toán trong
chiến lược của các ngân hàng cũng như nhà
đầu tư và theo lộ trình cụ thể của từng quốc
gia. Triển vọng về việc tăng room cho nhà đầu
tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam như thế
nào? Theo CEO Citibank Việt Nam, động lực
cho việc tăng room là có. Bởi các ngân hàng
bao gồm các ngân hàng trên thế giới đều có
nhu cầu vốn lớn hơn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn
Basel 3. Sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư
nước ngoài vào ngân hàng trong nước có thể
hỗ trợ cho cơ quan quản lý Nhà nước có thể
quản lý tốt hơn hệ thống ngân hàng Việt Nam
– thị trường sẽ minh bạch hơn, cũng như vấn
đề sở hữu chéo và nợ xấu của các cũng được
rỏ ràng hơn nhằm t