So sánh hiệu quả của thuốc tây và thuốc nam trong điều trị bệnh lợn con phân trắng (white scour)

Ở nước ta hiện nay chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Năng suất chăn nuôi lợn con quyết định hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái sinh sản. Năng suất này lệ thuộc nhiều yếu tố: giống, thức ăn, chăm sóc, môi trường. Một yếu tố không kém phần quan trọng đã làm giảm thấp năng suất, giảm số con cai sữa, giảm trọng lượng cai sữa của lợn con, tăng tỷ lệ còi cọc của lợn con. là bệnh Phân trắng của lợn con (White scour). Đây là một vấn đề bức xúc trong chăn nuôi lợn nái sinh sản mà bất cứ nhà chăn nuôi nào ở nước ta cũng từng gặp và trăn trở tìm cách giải quyết. Không giống như lợn trưởng thành, cơ thể lợn con còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa và nội tạng. Do vậy lợn con rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi. Việc dùng kháng sinh (Thuốc Tây: Western medicine) để điều trị bệnh lợn con phân trắng (White scour) thường gây ra còi cọc và kháng thuốc. Mặt khác sự đào thải thuốc kháng sinh ở lợn con cũng kém hơn lợn lớn 2,8 lần (Friss và cộng sự, 1980), vì vậy thuốc tích lũy lâu trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng tổn hại cho lợn con. Thuốc Nam (Medicinal herbs) được dùng để chữa bệnh tiêu chảy (Dispepsia) rất có hiệu quả và không để lại các di chứng bất lợi cho lợn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, để giúp các cơ sở chăn nuôi lợn bảo đảm được lợi nhuận cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "So sánh hiệu quả của thuốc Tây & thuốc Nam trong điều trị bệnh lợn con phân trắng".

doc6 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả của thuốc tây và thuốc nam trong điều trị bệnh lợn con phân trắng (white scour), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 21, 2004 SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TÂY VÀ THUỐC NAM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG (WHITE SCOUR) Lê Hữu Nghị Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta hiện nay chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Năng suất chăn nuôi lợn con quyết định hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái sinh sản. Năng suất này lệ thuộc nhiều yếu tố: giống, thức ăn, chăm sóc, môi trường... Một yếu tố không kém phần quan trọng đã làm giảm thấp năng suất, giảm số con cai sữa, giảm trọng lượng cai sữa của lợn con, tăng tỷ lệ còi cọc của lợn con... là bệnh Phân trắng của lợn con (White scour). Đây là một vấn đề bức xúc trong chăn nuôi lợn nái sinh sản mà bất cứ nhà chăn nuôi nào ở nước ta cũng từng gặp và trăn trở tìm cách giải quyết. Không giống như lợn trưởng thành, cơ thể lợn con còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa và nội tạng. Do vậy lợn con rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi. Việc dùng kháng sinh (Thuốc Tây: Western medicine) để điều trị bệnh lợn con phân trắng (White scour) thường gây ra còi cọc và kháng thuốc. Mặt khác sự đào thải thuốc kháng sinh ở lợn con cũng kém hơn lợn lớn 2,8 lần (Friss và cộng sự, 1980), vì vậy thuốc tích lũy lâu trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng tổn hại cho lợn con. Thuốc Nam (Medicinal herbs) được dùng để chữa bệnh tiêu chảy (Dispepsia) rất có hiệu quả và không để lại các di chứng bất lợi cho lợn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, để giúp các cơ sở chăn nuôi lợn bảo đảm được lợi nhuận cao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu "So sánh hiệu quả của thuốc Tây & thuốc Nam trong điều trị bệnh lợn con phân trắng". II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi bị bệnh Phân trắng nuôi tại trại Tiền Phong - Điện Bàn - Quảng Nam. 2. Nội dung: Lợn con bị bệnh phân trắng được điều trị và đánh giá kết quả qua các chỉ tiêu 2.1. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh của thuốc Nam và thuốc Tây 2.2. Thời gian tái phát sau khi dùng thuốc Nam và thuốc Tây 2.3. Ảnh hưởng của thuốc Nam và thuốc Tây đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của lợn con sau điều trị. 3. Phương pháp Các lợn con bị bệnh Phân trắng được chia ra 2 lô để điều trị: 1 lô sử dụng thuốc Nam, một lô sử dụng thuốc Tây. 3.1.Thuốc Tây Công thức 1: Steptomycine mỗi lần 20.000 I.U /1 kg P; ngày cho uống 2 lần Vitamin B1: mỗi lần cho 1 con uống 3 viên; ngày cho uống 2 lần Công thức 2: Sulfadiazin mỗi lần 20.000 mg/1kg P; ngày cho uống 2 lần Vitamin B1: mỗi lần cho 1 con uống 3 viên; ngày cho uống 2 lần 3.2.Thuốc Nam Công thức 1: Lá đu đủ: 5 gam Gừng: 10 gam Tỏi: 20 gam Ba loại dược liệu trên giã nát, ngâm vào 300 ml nước sôi để nguội 400 C. Sau 24 giờ lọc lấy nước thuốc, bỏ bã, cho thêm vào 10 giọt mật lợn. Mỗi lần cho 1 con uống 5 ml; ngày uống 2 lần Công thức 2: Lá đu đủ: 5 gam Gừng: 10 gam Tỏi: 20 gam Ba loại này giã nát, ngâm vào 200 ml nước sôi để nguội 400 C. Sau 24 giờ lọc lấy nước thuốc, bỏ bã. Mỗi lần cho 1 con uống 5 ml; ngày uống 2 lần Mỗi công thức thuốc được điều trị cho 3 nhóm lợn vào các thời gian: + Nhóm I: Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 11 năm 2003 + Nhóm II: Từ ngày 12-17 tháng 11 năm 2003 + Nhóm III: Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 11 năm 2003. Theo dõi đàn lợn sau điều trị nếu có tái phát thì tiếp tục điều trị theo liều lượng trên. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng bằng thuốc Tây và thuốc Nam ở các lần điều trị được trình bày trên bảng 1. Bảng 1: Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng Tên thuốc điều trị Số con được điều trị (n) CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI Trọng lượng khi mắc bệnh (kg) X ± d Thời gian chữa khỏi bình quân (ngày) Tỷ lệ chữa khỏi (%) Nhóm I Thuốc Nam: Công thức 1 Công thức 2 33 35 3,18 ± 0,17 3,38 ± 0,14 3,16 ± 0,95 4,94 ± 0,95 97,94 94,29 Thuốc Tây: Công thức 1 Công thức 2 32 35 3,32 ± 0,14 3,24 ± 0,11 3,66 ± 0,81 3,64 ± 0,94 84,12 81,67 Nhóm II Thuốc Nam: Công thức 1 Công thức 2 31 30 3,08 ± 0,74 3,24 ± 0,44 3,00 ± 0,65 5,05 ± 0,15 97,94 94,29 Thuốc Tây: Công thức 1 Công thức 2 35 32 3,22 ± 0,42 3,32 ± 0,21 4,67 ± 0,67 4,17 ± 0,87 79,43 80,71 Nhóm III Thuốc Nam: Công thức 1 Công thức 2 32 34 3,21 ± 0,24 3,25 ± 0,31 3,02 ± 0,78 5,17 ± 0,54 98,02 95,58 Thuốc Tây: Công thức 1 Công thức 2 34 36 3,23 ± 0,31 3,18 ± 0,46 4,53 ± 0,75 4,17 ± 0,87 78,12 79,93 Qua bảng 1 chúng ta nhận thấy: 1. Đối với các lô dùng thuốc Nam Với lô điều trị theo công thức 1 có nhiều ưu điểm hơn so với lô điều trị theo công thức 2. - Công thức 1: cả 3 lần thí nghiệm thời gian chữa khỏi trung bình là 3,06 ± 0,79 ngày, tỷ lệ chữa khỏi là 98,15 %. - Công thức 2: cả 3 lần thí nghiệm thời gian chữa khỏi trung bình là 5,53 ± 0,21 ngày, tỷ lệ chữa khỏi là 95,00 %. Có kết quả như vậy là do công thức 1 có mật lợn (đởm trư) chủ yếu gồm các muối Cholat: Hydrodesoxycholat, Glycholat, Glycodesoxycholat... dùng chữa viêm ruột, rối loạn tiêu hóa nên nó đã giúp cho lợn con giảm được tiêu chảy phân trắng. Thuốc Nam dùng ở đây có tỏi chứa Allixine giúp tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy, gừng có Zingeron, Zingrola, Shogaola... trị ăn uống không tiêu, ỉa chảy, nôn mửa. Đu đủ có mem Papain giúp lợn con tiêu hóa protein của sữa. 2. Đối với lô dùng thuốc Tây: Với lô điều trị bằng Sulfadiazin tốt hơn lô dùng Streptomycine. - Lô dùng Sulfadiazin cho cả 3 lần điều trị có thời gian chữa khỏi trung bình là 4,14 ± 0,89 ngày, tỷ lệ chữa khỏi là 80,77 %. - Lô dùng Streptomycine cho cả 3 lần điều trị có thời gian chữa khỏi trung bình là 4,28 ± 0,75 ngày, tỷ lệ chữa khỏi là 80,55 %. Có kết quả như trên là vì kháng sinh nói chung và Sulfadiazin, Streptomycine nói riêng đã được các cơ sở sử dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con nhiều lần gây nên hiện tượng kháng thuốc. Theo dõi lợn con phân trắng sau khi điều trị khỏi về các chỉ tiêu: thời gian tái nhiễm, tỷ lệ tái nhiễm, tỷ lệ khỏi bệnh sau khi tái nhiễm cũng như sự phát triển thể trọng lợn, kết quả được trình bày ở bảng 2 Qua bảng 2 chúng tôi có nhận xét sau: 1. Đối với thuốc Nam Các lần điều trị bằng thuốc công thức 1 là tốt hơn công thức 2, thời gian tái nhiễm sau điều trị trung bình cho cả 3 đợt là 19,8 ngày. Đối với công thức 2 là 13,2 ngày. 2. Đối với thuốc Tây Các lần điều trị bằng Sulfadiazin thời gian tái nhiễm sau điều trị trung bình cho cả 3 đợt là 10,17 ngày và Streptomycine là 9,52 ngày. + Thuốc Nam chữa khỏi bệnh Phân trắng lợn con cao hơn là do có Vitamin, khoáng, men, muối Cholat trong mật lợn, lá đu đủ, gừng, tỏi... giúp cho lợn con tăng sức đề kháng chống bệnh kéo dài thời gian an toàn bệnh hơn thuốc Tây. + Tuy các loại thuốc đều chữa khỏi bệnh Phân trắng của lợn con, song tỷ lệ còi cọc có khác nhau, từ đó nói lên mức độ hiệu quả của từng loại thuốc. + Các lô điều trị lợn con phân trắng bằng thuốc Nam khi lợn con xuất chuồng ở 60 ngày tuổi có trọng lượng cao hơn ở các lô điều trị bằng thuốc Tây: 12,4 ± 0,82 kg và 11,33 ± 0,72 kg của thuốc Nam so với 11,22 ± 0,71 kg và 11,27 ± 0,11 kg của thuốc Tây. Bảng 2: Tỷ lệ tái nhiễm, tỷ lệ khỏi bệnh, thể trọng lợn lúc 60 ngày tuổi Thuốc điều trị Số con được điều trị (n) CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI Thời gian tái nhiễm (ngày) Tỷ lệ tái nhiễm (%) Tỷ lệ chữa khỏi sau tái nhiễm (%) P cai sữa 60 ngày tuổi (X ± d) Tỷ lệ còi cọc (%) Nhóm I Thuốc Nam Công thức 1 Công thức 2 33 35 18,8 12,0 27,57 34,47 100 100 12,06 ± 1,08 11,39 ± 0,99 0 0 Thuốc Tây Streptomycine Sulfadiazin 32 35 10,8 11,8 56,75 48,55 100 100 11,02 ± 1,10 11,05 ± 0,75 5,88 5,55 Nhóm II Thuốc Nam Công thức 1 Công thức 2 31 30 20,13 14,07 26,22 35,71 100 100 13,01 ± 0,4 12,03 ± 0,32 0 0 Thuốc Tây Streptomycine Sulfadiazin 35 32 10,8 11,8 53,36 48,32 100 100 11,33 ± 1,03 11,47 ± 0,87 6,64 5,23 Nhóm III Thuốc Nam Công thức 1 Công thức 2 32 34 19,03 15,11 27,57 34,47 100 100 12,06 ± 1,08 11,39 ± 0,99 0 0 Thuốc Tây Streptomycine Sulfadiazin 34 36 9,46 10,83 54,43 47,61 100 100 11,32 ± 1,07 11,31 ± 0,72 7,59 6,80 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Sử dụng thuốc nam theo hai công thức nghiên cứu để điều trị bệnh lợn con phân trắng cho hiệu quả cao hơn sử dụng thuốc tây do thời gian điều trị ngắn, tỷ lệ khỏi bệnh cao, thời gian tái nhiễm chậm, tỷ lệ tái nhiễm thấp, điều trị sau tái phát có tỷ lệ khỏi bệnh cao và không ảnh hưởng đến thể trọng lợn khi cai sữa. Khuyến cáo sử dụng rộng rãi hai bài thuốc này trong chữa bệnh phân trắng lợn con. A COMPARISON OF THE EFFECT OF WESTERN MEDICINES AND THAT OF MEDICINAL HERBS IN THE TREATMENT OF WHITE SCOUR DISEASE (WSD) Le Huu Nghi College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY White scour disease (WSD) is still the biggest problem in swine raising. In the total of 399 piglets, 204 were treated with Western medicine 195 with 195 with medicinal herbs. The resutls of the research showed that: - Of the three therapeutic trials made, the most effective one was the use medicinal herbs. - The rates of piglets cured of White scour of piglets with Western medicines and with medicinal herbs were 80.55 % and 98.15 % respectively.
Tài liệu liên quan