So sánh khả năng phản ứng của gốc propargyl (C₃H₃) với phân tử amoniac (NH₃) và gốc metyl (CH₃) trong pha khí
(Bản scan) Cơ chế phản ứng giữa propergyl với amoniac và metyl đã được nghiên cứu bằng phiếm hàm mật độ (DFT) với việc sử dụng phiếm hàm B3LYP và bộ cơ sở 6-311++G(3df,2p). Kết quả tính toán chỉ ra rằng hệ phản ứng C3H3 + NH3 có 2 hướng chính: tách nguyên tử H và cộng hợp, trong khi đó hệ phản ứng còn lại chỉ có phản ứng cộng hợp. Nếu hai đường phản ứng cộng của C3H3 + NH3 có giá trị năng lượng khá cao thì hai hướng phản ứng cộng của C3H3 + CH3 lại không có trạng thái chuyển tiếp ở đầu vào. Xét về mặt nhiệt động, tất cả các sản phẩm đều có thể được tạo ra ở điều kiện khảo sát, trong đó sản phẩm P2 (HCCCH3 + NH2) của hệ thứ nhất và P (C2H2 + C2H4) của hệ thứ hai dễ tạo ra nhất. Ngoài ra, kết quả tính năng lượng cũng chỉ ra rằng hệ phản ứng C3H3 + CH3 dễ xảy ra hơn so với hệ C3H3 + NH3.