Trường Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng năm học đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, Trường Đại học An Giang là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang . Trường có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và thấp hơn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời Trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong vùng. Đây cũng là sứ mệnh của nhà trường.
Năm học 2000 - 2001 nhà trường tuyển sinh khóa đầu tiên. Trong năm đầu tiên này chỉ có 5 ngành hệ đại học. Nhưng đến nay, Trường có 28 ngành đại học, ngoài ra mỗi năm Trường còn đào tạo khoảng 7 ngành hệ cao đẳng Sư phạm và 7 ngành hệ trung cấp (tổng số có hơn 40 ngành đào tạo hệ chính quy). Thí sinh dự thi tuyển sinh hàng năm tăng dần, có năm trên 21.000 (năm 2008). Đây là tín hiệu đáng mừng của một trường mới được thành lập, cho thấy sự ra đời của Trường Đại học An Giang là một nhu cầu thật sự ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm học 2005 - 2006, nhà trường chính thức tuyển sinh đào tạo hệ không chính quy với hình thức vừa làm vừa học, đến nay trường đã có sinh viên hệ này tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang ra đời trong giai đoạn thế giới sắp chuyển sang thế kỷ 21. Giáo dục thế kỷ 21 có những chuyển biến to lớn, đó là lấy “Học thường xuyên, học suốt đời” làm nền tảng, dựa trên tiêu chí chung là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người”. Là một trường có tuổi đời còn khá trẻ, đó cũng là thuận lợi để sớm bắt nhịp với yêu cầu của thời đại và lựa chọn ngành nghề mũi nhọn để đào tạo như Công nghệ sinh học, Kinh doanh nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, tiếng Anh.Từ tháng 8 năm 2004, Trường đã có sinh viên hệ đại học tốt nghiệp, đến nay được 6 khóa tốt nghiệp với trên 5.500 sinh viên. Giờ đây, sinh viên do Trường đào tạo đã có mặt khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác, mỗi người một vị trí công tác khác nhau, nhiều người đã hoàn thành chương trình sau đại học và đang tiếp tục phát huy.
Năm học 2009 - 2010 đánh dấu một bước phát triển mới của Trường Đại học An Giang sau 10 năm thành lập. Đây là năm học đầu tiên chuyển đổi toàn bộ hệ đào tạo chính quy từ niên chế sang học chế tín chỉ, bắt đầu triển khai đào tạo chương trình sau đại học (liên kết đào tạo), Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm khai giảng năm học đầu tiên, khu trường mới (40 ha) đã đưa vào sử dụng, hoàn thành cơ bản các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 416 lô nền nhà tại khu làng giáo viên. Đủ điều kiện về pháp lý và cơ sở hạ tầng để tiến hành xây dựng nhà ở vào cuối năm 2009.
Đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên công nhân viên của Trường đã không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những ngày đầu thành lập chỉ có 190 cán bộ, công chức, gần 40 người có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, sau 10 năm đã có 769 cán bộ, công chức, trong đó trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ là 226 người, 145 người đang theo học các lớp sau đại học trong và ngoài nước (bình quân mỗi năm có từ 35 - 40 cán bộ, giáo viên hoàn thành chương trình sau đại học), 54 giảng viên chính. Như vậy, đến cuối năm 2010, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạt trên 50% so với giảng viên trực tiếp giảng dạ
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sổ tay chất lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
trang
I. GIỚI THIỆU:
Lịch sử trường
II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Chủ trương và chính sách
Cam kết của Trường
Phạm vi và ngoại lệ của hệ thống quản lý chất lượng
Mô hình quá trình giảng dạy
Hoạch định
Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
Quản lý hồ sơ
Cơ cấu tổ chức của Trường
Dạy và học
Hỗ trợ sinh viên
Giáo viên và nhân viên
Nguồn lực và cơ sở hạ tầng
Thư viện và thông tin
Cơ sở hạ tầng
Hoạch định tài chính và các hoạt động
Thực hành, xem xét và cải tiến
UBND TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
I. GIỚI THIỆU
Trường Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng năm học đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, Trường Đại học An Giang là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang . Trường có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và thấp hơn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời Trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong vùng. Đây cũng là sứ mệnh của nhà trường.
Năm học 2000 - 2001 nhà trường tuyển sinh khóa đầu tiên. Trong năm đầu tiên này chỉ có 5 ngành hệ đại học. Nhưng đến nay, Trường có 28 ngành đại học, ngoài ra mỗi năm Trường còn đào tạo khoảng 7 ngành hệ cao đẳng Sư phạm và 7 ngành hệ trung cấp (tổng số có hơn 40 ngành đào tạo hệ chính quy). Thí sinh dự thi tuyển sinh hàng năm tăng dần, có năm trên 21.000 (năm 2008). Đây là tín hiệu đáng mừng của một trường mới được thành lập, cho thấy sự ra đời của Trường Đại học An Giang là một nhu cầu thật sự ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm học 2005 - 2006, nhà trường chính thức tuyển sinh đào tạo hệ không chính quy với hình thức vừa làm vừa học, đến nay trường đã có sinh viên hệ này tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang ra đời trong giai đoạn thế giới sắp chuyển sang thế kỷ 21. Giáo dục thế kỷ 21 có những chuyển biến to lớn, đó là lấy “Học thường xuyên, học suốt đời” làm nền tảng, dựa trên tiêu chí chung là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người”. Là một trường có tuổi đời còn khá trẻ, đó cũng là thuận lợi để sớm bắt nhịp với yêu cầu của thời đại và lựa chọn ngành nghề mũi nhọn để đào tạo như Công nghệ sinh học, Kinh doanh nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, tiếng Anh...Từ tháng 8 năm 2004, Trường đã có sinh viên hệ đại học tốt nghiệp, đến nay được 6 khóa tốt nghiệp với trên 5.500 sinh viên. Giờ đây, sinh viên do Trường đào tạo đã có mặt khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác, mỗi người một vị trí công tác khác nhau, nhiều người đã hoàn thành chương trình sau đại học và đang tiếp tục phát huy.
Năm học 2009 - 2010 đánh dấu một bước phát triển mới của Trường Đại học An Giang sau 10 năm thành lập. Đây là năm học đầu tiên chuyển đổi toàn bộ hệ đào tạo chính quy từ niên chế sang học chế tín chỉ, bắt đầu triển khai đào tạo chương trình sau đại học (liên kết đào tạo), Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm khai giảng năm học đầu tiên, khu trường mới (40 ha) đã đưa vào sử dụng, hoàn thành cơ bản các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 416 lô nền nhà tại khu làng giáo viên. Đủ điều kiện về pháp lý và cơ sở hạ tầng để tiến hành xây dựng nhà ở vào cuối năm 2009.
Đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên công nhân viên của Trường đã không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những ngày đầu thành lập chỉ có 190 cán bộ, công chức, gần 40 người có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, sau 10 năm đã có 769 cán bộ, công chức, trong đó trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ là 226 người, 145 người đang theo học các lớp sau đại học trong và ngoài nước (bình quân mỗi năm có từ 35 - 40 cán bộ, giáo viên hoàn thành chương trình sau đại học), 54 giảng viên chính. Như vậy, đến cuối năm 2010, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạt trên 50% so với giảng viên trực tiếp giảng dạy.
Nhà trường có đầy đủ các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Đảng bộ với 21 chi bộ trực thuộc (371 đảng viên); 13 Công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn cơ sở; tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Cựu Giáo chức. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển nhà trường trong thời gian qua. Phong trào Đoàn trong sinh viên tác động tích cực đến tư tưởng tình cảm và rèn luyện của sinh viên, được dư luận xã hội đánh giá cao và lôi cuốn sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các tầng lớp trong xã hội. Những năm gần đây, mỗi năm Trường nhận gần 1 tỷ đồng học bổng tài trợ cho sinh viên nghèo, vượt khó học tốt. Nhà trường duy trì tốt phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhiều năm liền đạt thứ hạng cao qua hội thi, hội thao cấp khu vực và quốc gia. Thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hóa giáo dục. Đã có 5 huyện xây dựng ký túc xá trong khuôn viên trường, một Công ty tư nhân đầu tư xây dựng khu ký túc xá 2.800 chỗ trong khuôn viên trường mới, đầu tháng 10/2009 đưa vào khai thác block 1 (700 chỗ) tháng 1/2010 khai thác block 2. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức và học sinh-sinh viên phát huy dân chủ, lấy “Lợi ích tập thể” làm mục tiêu để phấn đấu; đảm bảo đối xử bình đẳng, công bằng; nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan và đúng khả năng từng đối tượng trong trường.
Xác định được tầm quan trọng của quan hệ quốc tế, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để thực hiện công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, đầu tư phát triển cơ sở vật chất. Trong những năm qua, nhà trường có nhiều cố gắng mở rộng quan hệ quốc tế, đến nay đã thiết lập ban giao và ký kết nhiều bản ghi nhớ với các trường đại học, các tổ chức nước ngoài khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi... Tính đến nay, nhà trường tiếp 589 đoàn khách quốc tế với 1.910 người. Từ quan hệ hợp tác quốc tế nhà trường đã thực hiện được nhiều dự án, chương trình nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện cho nhiều cán bộ, giáo viên tham quan, hội thảo, học tập nâng cao chuyên môn tại nước ngoài. Sự hỗ trợ nhiệt tình và có hiệu quả của các Viện, Trường trong khu vực thời gian qua đã giúp nhà trường vượt qua những khó khăn ban đầu về lực lượng giảng viên, cơ sở thực hành thí nghiệm, kinh nghiệm quản lý...Nhà trường ghi nhận tình cảm quí báu của cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước thời gian qua đã dành cho trường.
Nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngay từ khi thành lập, nhà trường đã áp dụng hàng loạt chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ, giáo viên và sinh viên để khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đến nay, nhà trường thực hiện được 271 đề tài nghiên cứu khoa học (240 đề tài cấp trường), tham gia thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đề nghị của một số huyện trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2004 đến nay mỗi năm có trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ đại học ở loại hình khóa luận tốt nghiệp.
Trong một thời gian ngắn (27 tháng) khởi công xây dựng cơ sở mới, tháng 3/2009, nhà trường đã đưa vào sử dụng phục vụ công tác giảng dạy và học tập, với thiết kế hiện đại, phù hợp với xu thế phát phát triển trong tương lai, nơi học, nơi làm việc, khu thí nghiệm, khu giảng đường... khá đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo cơ bản nhu cầu đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để nhà trường thực hiện sứ mệnh và mục tiêu phát trển trong tương lai.
Hiện tại, Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích 56,4 ha (tại Long Xuyên cơ sở cũ 8,9 ha, cơ sở mới 40 ha và cơ sở 2 Châu Phú 7,5 ha). Đến năm 2012, cơ sở hạ tầng tại các cơ sở sẽ hoàn chỉnh, Thư viện mới được hình thành theo tiêu chí thư viện điện tử với 1.200 máy tính nối mạng, thực hiện xã hội hóa khu liên hợp thể dục, thể thao tại khu trường mới, xây mới 1 ký túc xá tại cơ sở Châu Phú, bổ sung máy móc thiết bị khu thí nghiệm, tiếp tục bổ sung trang thiết bị dạy học tiên tiến, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin... Đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ giảng dạy được chuẩn hóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định Điều lệ trường đại học; thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp dạy - học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, thực hiện kiểm định chất lượng, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, hòa nhập với xu thế phát triển chung của các trường đại học trên phạm vi quốc gia; không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước, ngoài nước, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ... Trường Đại học An Giang sẽ là địa chỉ tin cậy trong công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh và khu vực.
II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Thiết lập chủ trương và chính sách
1.1- Trường cam kết :
Lieân tuïc caûi tieán, phaùt trieån chöông trình hoïc phuø hôïp vôùi nhu caàu cuûa moïi khaùch haøng trong vaø ngoaøi nhaø tröôøng.
Naâng cao naêng löïc tìm vieäc laøm cho sinh vieân sau khi toát nghieäp; taïo cho sinh vieân khaû naêng töï laäp thaân, laäp nghieäp trong moâi tröôøng caïnh tranh.
Laø caàu noái giuùp sinh vieân toát nghieäp coù theå tieáp tuïc hoïc caùc baäc hoïc cao hôn taïi caùc tröôøng trong nöôùc vaø quoác teá baèng hình thöùc lieân thoâng vaø lieân keát ñaøo taïo.
Cải tiến chất lượng tại Trường được thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và thống nhất với các chương trình hoạch định phát triển giáo dục của Tỉnh. Cải tiến thường xuyên là một quá trình liên tục, chủ động và kịp thời thông qua:
Các mục tiêu chất lượng hằng năm
Các kế hoach thực hiện để đạt được mục tiêu
Các cơ chế giám sát quá trình thực hiện mục tiêu
Các kết quả đầu ra của các mục tiêu
Tất cả những vấn đề cải tiến khác để nâng cao chất lượng của giảng dạy và học tập của Trường và sinh viên.
1.2- Phạm vi và ngoại lệ của hệ thống quản lý chất lượng
* Phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là Đào tạo cho sinh viên chính qui bậc Cao đẳng, Đại học.
* Hệ thống quản lý chất lượng của Trường được xây dựng để kiểm soát các quá trình có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập, do vậy các điều khoản 7.6 sẽ không được áp dụng vì các thiết bị đo lường có ảnh hưởng rất nhỏ đến chất lượng dạy và học.
1.3- Mô hình quá trình giảng dạy
1.4- Hoạch định:
Các chủ trương phát triển dài hạn của Trường được xác định thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến Giáo dục – Đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường.
Ban Giám hiệu thiết lập Chính sách chất lượng để định hướng phát triển hoạt động đào tạo của Trường. Việc hoạch định chiến lược thực hiện các chính sách sẽ tuỳ thuộc khả năng của Trường cũng như các điều kiện bên ngoài như chủ trương của Chính phủ, Bộ, Uỷ ban, yêu cầu của đơn vị sử dụng nguồn nhân lực và của cộng đồng…
Trưởng khoa phổ biến chính sách cho các giáo viên, nhân viên trong Khoa để họ thấu hiểu và áp dụng chính sách trong công việc hàng ngày.
Trưởng Phòng/Khoa theo khả năng của mình sẽ xây dựng các mục tiêu theo từng năm học nhất quán với chính sách của Trường để hỗ trợ việc thực hiện chính sách. Trưởng Phòng/Khoa cũng xây dựng các kế họach thực hiện như là giải pháp để giúp đạt được mục tiêu và theo dõi kết quả thực hiện hàng tháng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu
Chất lượng đào tạo nhà trường luôn được xem xét với mức độ phù hợp với nhu cầu sử dụng, thông qua xem xét những phản ánh và đánh giá từ bên ngoài; chương trình đào tạo luôn được xem xét và cải tiến phù hợp hơn sau mỗi khóa đào tạo, cụ thể quan điểm trên nhà trường hoạch định chất lượng theo lưu đồ sau:
Để thực hiện các công việc đảm bảo chất lượng theo lưu đồ trên Ban Giám hiệu xem xét và cung cấp nguồn lực để các Phòng/Khoa hoàn thành được các mục tiêu và kế hoạch thực hiện đã đề ra phù hợp với chính sách chung của nhà trường.
1.5- Hệ thống tài liệu Quản lý chất lượng
Mỗi cấp tài liệu phải tham chiếu đến các cấp tài liệu cao hơn
Sơ đồ tổ chức của Trường
Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường
(vẽ sơ đồ mô tả tổ chức hành chính của nhà trường).
1.6- Quản lý hồ sơ
Các quá trình được thiết lập để quản lý hiệu quả và có hệ thống các hồ sơ thu thập được trong quá trình đào tạo của Trường. Mỗi Phòng/ Khoa phải chuẩn bị danh mục các loại hồ sơ cần lưu giữ trong Phòng/ Khoa và sắp xếp khoa học các loại hồ sơ sao cho dễ thấy, dễ lấy, và dễ trả.
2. Quá trình dạy và học
Quá trình học và dạy và các Quy trình có liên quan được mô tả dưới đây.
Số TT
Nội dung công việc
Quy trình/Hướng dẫn
Phòng/ Khoa áp dụng chính
1
Quy trình kiểm soát tài liệu bên ngoài
- Phòng HCTH
2
Quy trình xây dựng chương trình đào tạo
- Phòng Đào tạo
- Các Khoa
3
Quy trình biên soạn giáo trình/ tài liệu giảng dạy
Quy trình thẩm định tài liệu giảng dạy cấp khoa
-Các Khoa
-Các khoa
4
Quy trình Tổ chức tuyển sinh
- Phòng Đào tạo
- Các khoa
5
Quy trình hợp đồng công việc
Quy trình quản lý cán bộ mời giảng
Quy trình quản lý, bồi dưỡng công chức, viên chức (CCVC)
Quy trình tuyển dụng CCVC
Quy trình bảo trì thiết bị, phòng học, xưởng và cây xanh trong trường
Quy trình sửa chữa nhỏ và sửa chữa cơ sở vật chất trong trường.
Quy trình quản lý nhà khách
Quy trình mua thiết bị, vật tư
Quy trình tiếp nhận sinh viên- sinh viên nhập học
Quy trình tạm ứng, thanh toán
Quy trình quản lý học phí
Quy trình tổ chức hội nghị
Quy trình công tác bảo vệ, an ninh trật tự
Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo
Phòng TCCT
Phòng TCCT
Phòng QT TB
Phòng QTTB
Phòng HCTH
Phòng TB
Phòng ĐT
Phòng TC-KT
- -nt-
- Phòng Đào tạo
Phòng HCTH
5
Quy trình lập kế hoạch đào tạo
Quy trình lập thời khoá biểu
Quy trình giảng dạy lý thuyết
Quy trình giảng dạy thực hành
Quy trình dự giờ
Quy trình thanh tra chuyên môn
Quy trình đánh giá CCVC
Quy trình ra đề thi, chấm thi
Quy trình giải quyết khiếu nại phản hồi của khách hàng
Quy trình quản lý hồ sơ sinh viên
Quy trình quản lý sinh viên nội, ngoại trú
Quy trình đánh giá rèn luyện sinh viên
Quy trình xử lý kỷ luật
Quy trình tổ chức thực tập tốt nghiệp
Hướng dẫn quản lý, cập nhật điểm trên phần mềm EMIS.
Hướng dẫn kiểm soát công tác in ấn phẩm.
Hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học (thuộc khoa quán lý)
Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo
Các khoa
Các khoa
Các khoa
Ban thanh tra
Phòng HCTH
Phòng Đào tạo
Phòng CTHS
Phòng CTHS
Phòng HC TH
Phòng CTHS
Phòng CTHS
Phòng Đào tạo
Phòng Đào tạo và các khoa
Phòng HCTH
Các khoa
Quy trình xét tư cách dự thi, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp
Hướng dẫn coi thi lý thuyết
Hướng dẫn thi lý thuyết
Hướng dẫn coi thi, chấm thi thực hành
Hướng dẫn thi thực hành
Phòng Đào tạo
Phòng Khảo thí
Phòng Khảo thí
6
Quy trình quản lý, cấp phát văn bằng chưng chỉ.
- Phòng đào tạo
7
Quy trình giới thiệu việc làm
- Phòng CTHS
8
Quy trình đánh giá nội bộ
Quy trình hành động phòng ngừa
Quy trình hành động khắc phục
Quy trình đánh giá thỏa mãn của khách hàng
Quy trình xem xét của lãnh đạo
Ban giám hiệu
Ban giám hiệu
Ban giám hiệu
Ban giám hiệu
Ban giám hiệu
3. Hỗ trợ sinh viên – sinh viên
Trường cam kết cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên để giúp họ đạt được các mục tiêu học tập. Các dịch vụ bao gồm hỗ trợ học tập, tư vấn chọn ngành nghề và tư vấn tâm lý trong quá trình học tập, luôn thăm dò ý kiến, xem xét, điều chỉnh phù hợp nhu cầu chung của sinh viên trong suốt quá trình đào tạo. Nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học, hỗ trợ cán bộ lớp lập kế hoạch học tập cho lớp, tổ chức và quản lý được quá trình tự học; mở rộng và khuyến khích sinh viên-sinh viên nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt nhất về điều kiện nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
4. Giáo viên và nhân viên
Năng lực của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các chương trình, tài liệu giảng dạy cũng như đánh giá chất lượng giảng dạy. Trường mong muốn đảm bảo các giáo viên đủ trình độ và năng lực để thực hiện hiệu quả tất cả quá trình đào tạo và đánh giá nhằm mang lại uy tín chất lượng cho Trường. Trường xây dựng các chính sách và quy trình có liên quan rộng rãi đến quá trình phát triển nguồn nhân lực bao gồm: tuyển dụng, lựa chọn, giới thiệu, thử việc, xem xét kết quả và phát triển.
Trường cam kết phát triển môi trường học tập và làm việc, tạo sự đa dạng và tạo cơ hội đồng đều cho tất cả giáo viên, nhân viên và sinh viên.
Trường cũng cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn cho tất cả giáo viên, nhân viên và sinh viên. Các hướng dẫn an toàn trong khi thực hành trong xưởng trường hoặc tại Công ty, Nhà máy đều được phổ biến cho giáo viên và sinh viên để áp dụng.
5. Nguồn lực và cơ sở hạ tầng
5.1- Thư viện và thông tin
Nhà trường luôn xem xét bổ sung sách khoa học, tài liệu tham khảo tại thư viện; tạo điều kiện và môi trường học tập tốt tại thư viện; cung cấp nhiều dịch vụ và phương tiện để hỗ trợ quá trình giảng dạy và tạo thuận lợi cho quá trình học tập của sinh viên. Thư viện nhà trường xây dựng và tổ chức theo tiêu chí Thư viện điện tử.
5.2- Cơ sở hạ tầng
Trường cung cấp và bảo trì cơ sở hạ tầng cần thiết để phục vụ đào tạo. Các Hệ thống và quá trình được thiết lập để hỗ trợ sử dụng một cách hiệu lực và hiệu quả tài sản. Trường xây dựng kế hoạch tổng thể về cơ sở hạ tầng đến năm 2010 để phục vụ đào tạo.
Các chương trình bảo trì cơ sở hạ tầng cần được áp dụng thường xuyên đồng thời với việc áp dụng chương trình 5S.
Trường cố gắng cung cấp các tiện nghi ký túc xá cho sinh viên sinh viên để họ yên tâm học tập.
5.3- Hoạch định tài chính và các hoạt động
Trường xây dựng quá trình và hệ thống để hỗ trợ hoạch định tài chính có hiệu quả, xây dựng và giám sát ngân sách. Chi tiết các chính sách, quá trình xây dựng, mua hàng, chi tiêu nội bộ được mô tả trong lưu đồ quá trình đào tạo.
6. Kết quả thực hiện và xem xét cải tiến
Trường sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để giám sát, đo lường và cải tiến cung cấp dịch vụ và các kết quả thực hành đào tạo. Việc giám sát, đo lường và cải tiến bao gồm các quá trình hoạch định và thực hiện, khảo sát sự thoả mãn của khách hàng, thực hiện các cơ chế phản hồi khác của khách hàng và các kết quả đánh giá nội bộ và bên ngoài. Trường sử dụng chu trình đánh giá và cải tiến liên quan đến đào tạo và đánh giá đào tạo
Ban Giám hiệu xem xét định kỳ hệ thống quản lý chất lượng của Trường để đảm bảo tính thích hợp thoả đáng và hiệu quả. Kết quả thực hiện các quá trình liên quan đến sinh viên, khách hàng nói chung được sử dụng để cải tiến thường xuyên các chương trình và dịch vụ đào tạo của Trường. Các tài liệu liên quan được thể hiện trong lưu trình Quá trình đào tạo.
Mô hình quá trình